Phòng ngừa xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên pptx (Trang 62 - 66)

Điều 12 Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: "Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân

và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, vi phạm Hiến pháp và pháp luật". Từ đó cho thấy nhiệm vụ phòng ngừa và chống tội phạm nói chung không chỉ có riêng lực lượng CAND mà trong đó các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.v.v… đều phải có trách nhiệm phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật; đối với địa bàn tỉnh Điện Biên trong đó lực lượng Công an từ tỉnh đến Công an huyện, thị xã, thành phố đã chủ động làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp và phối hợp tốt với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội nắm vững tình hình hoạt động của bọn tội phạm nói chung và hoạt động phạm tội của người chưa thành niên gây ra nói riêng, đề xuất ý kiến để phần đảm bảo cho hoạt động phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội có hiệu quả tốt.

- Với phương châm "lấy dân làm gốc", nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho nhân dân. Từ năm 2000 đến nay Đảng ủy - Ban giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã có nhiều chủ trương lớn, sát thực với nhiệm vụ đảm bảo TTATXH trên địa bàn toàn tỉnh như: tăng cường cán bộ xuống cơ sở "Ba cùng với nhân dân"(năm 2001 đến tháng 6 năm 2006 hơn năm 6000 lượt CBCS) địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa nơi chưa có điều kiện phát triển về kinh tế - văn hóa - xã hội, trình độ nhận thức của đại đa số nhân dân còn thấp, để giúp dân xây dựng cuộc sống và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, vận động nhân dân xóa bỏ các tập quán lạc hậu, hủ tục, không nghe, không tin theo luận điệu sai trái của kẻ địch, không trồng và sản xuất cây thuốc phiện, không du canh, du cư, ổn định cuộc sống để phát kinh tế nâng cao đời sống xã hội.

Thông qua các cuộc vận động cán bộ chiến sĩ đã tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước như: xây dựng gia đình văn hóa, cụm dân cư an toàn, bản, làng văn hóa, phong trào thực hiện nếp sống văn minh. Ngoài ra phối hợp với ngành giáo dục tổ chức tuyên truyền tình hình hoạt động tội phạm và đưa ra các vụ điển hình, tuyên truyền Luật giao thông đường bộ, Luật phòng chống ma túy, ký các giao ước thi đua trong các khối nhà trường về không có ma túy học đường.

- Lực lượng Cảnh sát nhân dân từ tỉnh đến các Công an các huyện, thị xã, thành phố đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đưa nội dung phòng ngừa đấu tranh các loại tội phạm trong đó có tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên những nội

dung tiêu chuẩn để xây dựng "gia đình thuận hòa, thôn xóm bình yên", "gia đình đạt 6 tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới" hoặc "khu dân cư tiên tiến, không có tệ nạn xã hội và không có tội phạm"...

- Phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Điện Biên, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh tiến hành lập danh sách, hồ sơ quản lý, giáo dục tất cả các em là thiếu niên chậm tiến, thiếu niên có hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời đã tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm như: Thi tìm hiểu luật phòng chống ma túy, tuổi trẻ Điện Biên với công tác phòng chống tội phạm; xây dựng mô hình điểm là "câu lạc bộ phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội" do cán bộ chủ chốt của các chi đoàn trong Ban chủ nhiệm của mô hình. Cũng từ mô hình đó ngành giáo dục tỉnh đã nhân rộng khắp đến 2/4 cơ sở trường học toàn tỉnh, đến nay đã đem lại kết quả đáng khích lệ như những em ở lớp đã từng vi phạm pháp luật và có biểu hiện vi phạm pháp luật không có em nào tái phạm hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để triển khai ở một số trường trung học phổ thông và trung học cơ sở trong việc tuyên truyền phổ biến luật giao thông đường bộ, tác hại của tệ nạn ma tuý và các loại tệ nạn xã hội giaokhác... Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo các trường trong toàn tỉnh thực hiện tốt việc tổ chức các lớp học bổ túc văn hóa cho các em đang theo học dở dang ở các lớp phổ thông nhằm tránh tình trạng trẻ em thất học lang thang, dễ có điều kiện vi phạm pháp luật. Các lớp học này hàng năm có hàng nghìn em trong toàn tỉnh theo học. Nhằm phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật, cũng như đưa công tác thi đua giữa các cơ sở trường học không có tội phạm và tệ nạn xã hội; Ngành giáo dục đã xây dựng nhiều mô hình điểm ở các nhà trường; mô hình "Nhà trường không có tội phạm và tệ nạn xã hội" như trường phổ thông cơ sở Mường Thanh, Him Lam và một số trường khác thuộc thành phố Điện Biên Phủ, đến nay đã được đánh giá cao và đem lại kết quả tốt được nhân rộng để thực hiện trong toàn tỉnh.

Lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an tỉnh Điện Biên đã chủ động có kế hoạch cùng nhà trường phối hợp với gia đình và toàn thể xã hội trong việc quản lý, giáo dục những học sinh có biểu hiện hư, trốn học có những hành vi vi phạm pháp luật và đặc

biệt quan tâm giáo dục các em học sinh cá biệt. Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết 09/CP của Chính phủ lực lượng Cảnh sát nhân dân đã trực tiếp đến một số trường tiểu học và trung học của tỉnh để phổ biến nội dung của Nghị quyết; tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phòng chống ma tuý dungxâm nhập vào trường học... để các em nhận biết và có biện pháp đấu tranh, phòng ngừa.

- Phối hợp các ngành chức năng như Sở Tư pháp Sở Văn hóa, Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Điện biên phủ tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức như: tuyên truyền pháp luật trên sóng phát thanh, truyền hình với chuyên mục "An ninh Điện Biên", xây dựng pa nô, áp phích, tờ rơi, khẩu hiệu tuyên truyền cổ động nhân các tháng hành động phòng, chống ma túy, tháng thanh niên tình nguyện.v.v… Phối hợp chặt chẽ với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Biên phòng tỉnh, Hải quan tỉnh xây dựng Nghị quyết liên tịch trong việc phối hợp phòng ngừa, đấu tranh tội phạm buôn lậu, buôn bán ma túy qua biên giới, trong đó chú trọng công tác vận động các gia đình, dòng họ không để con, cháu họ tham gia buôn lậu, mua bán hoặc vận chuyển ma túy qua biên giới.

- Phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin và Sở Tư pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Tổ chức xuống đường để tuyên truyền về Luật an toàn giao thông; Các hội thi tìm hiểu pháp luật; Các tiết mục văn nghệ quần chúng..v.v... bước đầu đã hình thành ý thức tôn trọng pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt đối với người chưa thành niên đã có những chương trình phổ biến giáo dục riêng phù hợp với lứa tuổi và phải trực tiếp đến được các em để các em có nhận thức đúng đắn về pháp luật và có ý thức tôn trọng pháp luật. Quá trình tuyên truyền cũng đã nêu cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và mỗi công dân trong công tác phòng chống tội phạm ở lứa tuổi chưa thành niên.

Lực lượng Cảnh sát nhân dân đã phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với ngành văn hóa thông tin của Tỉnh, địa phương và một số ngành chức năng có liên quan để tiến hành kiểm tra, nhắc nhở các dịch vụ văn hóa, các quán cafe giải khát đèn mờ, các nhà hàng Karaoke... có biểu hiện hoạt động không lành mạnh, vi phạm pháp luật; những

trường hợp vi phạm bị phát hiện đã tiến hành kiểm tra xử lý nghiêm minh, đồng thời thu giữ các loại băng đĩa hình có nội dung không lành mạnh không được phép lưu hành, bởi vì đây là những loại văn hóa phẩm có tác động rất lớn đến sự tò mò của lứa tuổi của người chưa thành niên và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên hiện nay.

- Chủ động tham mưu chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ ủy ban mặt trận tổ quốc, hội cựu chiến binh, hội nông dân... để tuyên truyền Nghị quyết 09/CP, trong đó chú ý và nhấn mạnh đến việc thực hiện các đề án; đề án 4 về phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên cũng đã được các tổ chức quan tâm và triển khai thực hiện sâu rộng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên pptx (Trang 62 - 66)