vụ
- Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH đã được cụ thể hóa trong hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước và những quy định của Ngành Công an. Trong đó đã xác định rõ Cảnh sát QLHC về TTXH có chức năng quản lý Nhà nước về ANTT và chức năng phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.
Cảnh sát QLHC về TTXH có lực lượng Cảnh sát khu vực (CSKV) được bố trí phân công công tác tại địa bàn các phường, thị trấn; lực lượng Công an phụ trách xã về
an ninh trật tự (CAPTX về ANTT) được bố trí phân công công tác tại các xã. Đây là lực lượng trực tiếp quản lý địa bàn, quản lý con người, quản lý đối tượng và nắm tình hình ANTT tại địa bàn phụ trách. Thông qua biện pháp quản lý hành chính nhà nước về đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý nghề nghiệp đặc biệt….để thực hiện phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi người chưa thành niên.
Điều 5 Điều lệnh CSKV năm 1994 cũng đã quy định rõ nhiệm vụ của CSKV đó là: trực tiếp quản lý giáo dục trẻ em hư, phạm pháp. Trong trình quản lý, giáo dục, CSKV, CAPTX về ANTT áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như: điều tra nắm tình hình về trẻ em hư, phạm pháp trên địa bàn; tiến hành phân loại để đưa vào diện quản lý; áp dụng các biện pháp kiểm danh, kiểm diện việc chấp hành chính sách pháp luật; trực tiếp gặp gỡ, động viên các em rèn luyện; phối hợp với gia đình, nhà trường, các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội để quản lý, giáo dục các em.... Ngoài ra CSKV, CAPTX về ANTT còn phối hợp với các lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra.
- Theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thì lực lượng Cảnh sát hình sự được đổi tên thành Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và có thêm chức năng là điều tra tội phạm. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Thông tư số 12/2004/TT-BCA ngày 23 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an, hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân, Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội là một trong những lực lượng chủ công làm công tác phòng ngừa tội phạm về trật tự xã hội trong đó kể cả tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Thông qua các hoạt động nghiệp vụ trinh sát như tiến hành công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình hoạt động của tội phạm hình sự, quản lý đối tượng; tiến hành công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi, lập chuyên án đấu tranh; xây dựng, sử dụng đặc tình, cơ sở bí mật trong phòng ngừa và đấu tranh tội phạm về trật tự xã hội do người chưa thành niên gây ra; bắt các đối tượng có lệnh truy nã theo loại đối tượng về tội phạm trật tự xã hội.
Theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình 2004 thì hệ thống tổ chức lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội phối hợp với các lực lượng khác tiến hành hoạt động điều tra tất cả các loại tội về trật tự xã hội từ khi khởi tố đến khi kết thúc điều tra và chuyển Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để truy tố.
- Lực lượng Cảnh sát ma túy cũng đã đổi tên thành lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy có thêm chức năng là điều tra tội phạm. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Thông tư số 12/2004/TT-BCA ngày 23 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an, hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy là lực lượng chủ công làm công tác phòng ngừa tội phạm về ma túy, trong đó kể cả tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Thông qua các hoạt động nghiệp vụ trinh sát như tiến hành công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình hoạt động của tội phạm ma túy, quản lý đối tượng; tiến hành công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi, lập chuyên án đấu tranh; xây dựng, sử dụng đặc tình, cơ sở bí mật trong đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy do người chưa thành niên gây ra; bắt các đối tượng có lệnh truy nã theo loại đối tượng về ma túy.
Theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình 2004 thì hệ thống tổ chức lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phối hợp với các lực lượng khác tiến hành hoạt động điều tra tất cả các loại tội về ma túy từ khi khởi tố đến khi kết thúc điều tra và chuyển Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để truy tố.
Ngoài ra các lực lượng khác như: Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cảnh sát quản lý trại giam, Cảnh sát quản lý hồ sơ... có nhiệm vụ và chức năng về phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra.
Trong công tác phòng ngừa tội phạm kể cả tội phạm trong lứa tuổi là người chưa thành niên. Thì các lực lượng Cảnh sát nhân dân sử dụng các biện pháp nghiệp vụ riêng của ngành, của lực lượng Cảnh sát để trực tiếp tiến hành phát hiện, ngăn chặn làm rõ hành vi phạm tội của người chưa thành niên phạm tội. Đồng thời có sự phối kết hợp với các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội để làm tốt công tác phòng ngừa.
Trong các mối quan hệ phối hợp thì lực lượng Cảnh sát nhân luôn làm nòng cốt, xung kích và giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện phòng ngừa tội phạm.
Kết luận chương 1
Luận văn đã phân tích, đánh giá và làm rõ những vấn đề sau đây:
- Trên cơ sở tiếp cận những quy định của pháp luật về tội phạm và những quan điểm của các nhà khoa học luật về vấn đề độ tuổi của người chưa thành niên, để đưa ra khái niệm về tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra.
- Làm rõ những đặc điểm của tội phạm do người chưa thành niên gây ra, tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng như những nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội của pháp luật hình sự Việt Nam làm cơ sở cho việc tìm hiểu thực tiễn hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa loại tội phạm này.
- Làm rõ những cơ sở lý luận về nội dung phương pháp, biện pháp phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên và lực lượng tiến hành công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm do người chưa thành niên gây ra.
- Luận văn cũng đã phân tích làm nổi bật vai trò nòng cốt của lực lượng CSND, cơ sở lý luận về hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra. Những cơ sở lý luận đó giúp cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình cũng như hoạt động phòng ngừa, điều tra loại tội phạm này, quá trình phân tích, đánh giá làm rõ lực lượng phòng ngừa và lý luận về hoạt động của lực lượng CSND trong phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên.
Chương 2
Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên của lực lượng Cảnh sát nhân dân