biệt gắn với chức năng nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân
Năm 1998 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 09 về phòng ngừa và đấu tranh tội phạm trong tình hình mới cũng đã chỉ rõ đó là: "Sử dụng đồng bộ các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn, trấn áp kịp thời và kiên quyết đối với các loại tội phạm…."Ban chỉ đạo chương trình quốc gia phòng chống tội phạm đã ban hành Đề án đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên cũng đã chỉ rõ là sử dụng đồng bộ các biện pháp như: điều tra cơ bản và các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an; do đó đòi hỏi Công an từ trung ương đến các địa phương phải xây dựng các kế hoạch cụ thể chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Vì vậy trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm lực lượng CSND phải sử dụng và tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cơ bản của ngành Công an nói chung. Đối với lực lượng CSND Công an tỉnh Điện Biên trong những năm qua đã sử dụng các công tác nghiệp vụ của ngành một cách đồng bộ, đúng quy trình công tác và tổ chức thực hiện một cách sáng tạo, linh hoạt đem lại nhiều kết quả trong công tác phòng chống tội phạm hình sự nói chung và tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra
nói riêng; tuy nhiên để đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới, lực lượng CSND Công an tỉnh Điện Biên cần chú trọng phát huy một số mặt công tác theo những nội dung sau:
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản năm tình hình địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ được phân công đối với mỗi lực lượng nghiệp vụ; đây được xác định là một nhiệm vụ hết sức cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm. Chúng ta làm tốt công tác này thì việc nắm bắt địa bàn, tình hình hoạt động của các loại tội phạm cũng luôn nắm bắt một cách kịp thời sẽ xóa bỏ các yếu tố nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an tại Quyết định 360/2003/QĐ-BCA ngày 06/6/2003 và Hướng dẫn số 2400 ngày 30/9/2003 của Tổng cục Cảnh sát nhân dân về việc ban hành quy định công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân:
+ Tăng cường công tác tổ chức vận động quần chúng phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên. Lực lượng Cảnh sát nhân dân nhất là lực lượng cảnh sát ở cơ sở phải quán triệt sâu sắc quan điểm "lấy dân làm gốc"của Đảng ta theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong tổ chức vận động quần chúng phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên. Để nhân dân thực sự là nòng cốt trong phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên. lực lượng Cảnh sát ở cơ sở phải làm tốt những nhiệm vụ sau đây:
+ Tuyên truyền đến nhân dân những quy định, chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước, ngành Công an và quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tập thể trong việc phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên tại cơ sở.
+ Tổ chức vận động toàn dân tham gia quản lý giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại gia đình và cộng đồng dân cư. Tổ chức giáo dục và hướng nghiệp cho các em, cải tạo các em trở thành người lương thiện tái hòa nhập cộng đồng xã hội. Phát động các tổ chức đoàn thể xã hội và gia đình bảo lãnh, cam kết, quản lý, giáo dục trẻ em có nguy cơ làm trái pháp luật, trẻ em làm trái pháp luật, chủ động ngăn chặn không để các em vi phạm pháp luật.
+ Phát động nhân dân tham gia phong trào phát hiện, tố giác, đấu tranh với tội phạm và vận động tội phạm trong lứa tuổi người chưa thanh niên ra tự thú. Lập các
đường dây nóng và hòm thư ANND để nhân dân có điều kiện thuận lợi tố giác, phát hiện tội phạm…
- Thực hiện tốt biện pháp quản lý hành chính về trật tự xã hội, khai thác triệt để kết quả biện pháp này, phục vụ đấu tranh tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Quản lý hành chính về trật tự xã hội là một trong những biện pháp nghiệp vụ của lực lượng CSND, tiến hành công tác này lực lượng Cảnh sát QLHC - TTXH dựa vào các quy định, thể lệ hành chính của Nhà nước và các quy định khác của ngành Công an để tiến hành quản lý xã hội nhằm đảm bảo TTATXH. Tiến hành biện pháp này còn có tác dụng rất lớn trong công tác phòng ngừa các loại tội phạm. Vì vậy, đối với công tác này cần tập trung thực hiện một số nội dung cụ thể sau đây:
+ Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH phải tăng cường phối hợp với lực lượng An ninh văn hóa tư tưởng, với ngành Văn hóa- Thông tin và các ngành chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra, thu giữ và làm thủ tục tiêu hủy các loại sách, báo, đồ chơi, tranh ảnh, băng đĩa hình có nội dung hình ảnh bạo lực, khiêu dâm; Tiến hành quản lý và kiểm soát chặt chẽ thường xuyên các cơ sở kinh doanh Internet trên địa bàn, bởi những những cái tiêu cực của nó đem lại có ảnh hưởng lớn đến tình hình tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên.
+ Lực lượng Cảnh sát khu vực (CSKV), CAPTX về ANTT và Công an xã cần tăng cường công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ... Đặc biệt phải coi trọng công tác quản lý, giáo dục các loại đối tượng tại địa bàn cơ sở như đối tượng sưu tra, đối tượng là người chưa thành niên áp dụng biện pháp giáo dục tại xã- phường- thị trấn, đối tượng đang chờ lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng hoặc những đối tượng đi tù, trường giáo dưỡng tha về hiện đang có biểu hiện hoạt động phạm tội.
- Tăng cường các hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lượng CSND như: công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi, của lực lượng Cảnh sát nhân dân đối với người chưa thành niên có dấu hiệu và điều kiện khả năng phạm tội theo Quyết định 361/2003/QĐ- BCA quy định về công tác sưu tra và xác minh hiềm nghi của lực lượng CSND. Trên cơ sở đó lực lượng Cảnh sát khu vực, Cảnh sát trật tự, Công an phụ trách xã về ANTT và
lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy Công an tỉnh cần phải chú trọng làm tốt hơn một số nhiệm vụ sau:
+ Trên cơ sở địa bàn quản lý, CSKV, CAPTX nắm và lập danh sách tất cả các đối tượng là người chưa thành niên cư trú trên địa bàn có tiền án, tiền sự; biểu hiện hư; trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật và những em đang có những điều kiện, khả năng hoạt động phạm tội; nghi vấn hoạt động phạm tội để tiến hành áp dụng các biện pháp quản lý, giáo dục thậm chí áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác phục vụ cho việc phòng ngừa, đấu tranh.
+ Tất cả các đối tượng đã đưa vào diện sưu tra hoặc chưa đưa vào diện sưu tra mà hiện tại có điều kiện khả năng hoạt động phạm tội hoặc có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội thì phải được lực lượng trinh sát hình sự theo dõi thường xuyên các hoạt động của họ, đồng thời thường xuyên có sự trao đổi thông tin giữa CSKV, CAPTX về ANTT với lực lượng trinh sát, với gia đình, nhà trường, tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương để kịp thời quản lý, giáo dục.
+ Đối với người chưa thành niên đã có những biểu hiện hư mà chưa đủ điều kiện đưa vào diện sưu tra để quản lý thì CSKV, CAPTX về ANTT lập danh sách quản lý riêng để có biện pháp phòng ngừa, giáo dục thích hợp.
+ Đối với các đối tượng thông qua công tác nắm tình hình, sưu tra hoặc qua các nguồn thông tin mà xác định có những dấu hiệu thực hiện tội phạm thì lực lượng trinh sát hình sự hoặc ma túy cần phải xác lập hiềm nghi hoặc đủ điều kiện thì tiến hành xin ý kiến lập chuyên án đấu tranh kịp thời để làm rõ tội phạm trong thời gian nhanh nhất, đồng thời phục vụ cho công tác phòng ngừa, không để đối tượng tiếp tục có hành vi phạm tội.
+ Thu thập tất cả những tin tức, tài liệu về quá trình hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật của những người chưa thành niên hiện nay đang trong diện quản lý, theo dõi của lực lượng CSND.
+ Nắm về tình hình các đối tượng ở những khu vực khác đến câu kết với các đối tượng là người chưa thành niên đang trong diện quản lý, theo dõi trên địa bàn để có biện pháp đấu tranh, phòng ngừa và c"lập sự móc nối hoạt động của các đối tượng này.
+ Hệ thống hóa các thông tin, tài liệu đã thu thập được về các đối tượng để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp và phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ khác của CSND để áp dụng các biện pháp phòng ngừa như đưa vào sưu tra, XMHN, xây dựng cơ sở bí mật để theo dõi để quản lý.
- Tăng cường xây dựng mạng lưới bí mật nhằm phục vụ đắc lực cho công tác lập án đấu tranh với người chưa thành niên có hành vi phạm tội, có tiền án, tiền sự, có điều kiện khả năng hoạt động phạm tội hoặc có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội trên địa bàn được phân công quản lý theo quy định của Quyết định 362/2003/QĐ - CBA quy định về công tác đấu tranh chuyên án và Quyết định 363/2003/QĐ - CBA quy định về công tác xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật. Lực lượng cảnh sát hình sự, lực lượng cảnh sát phòng chống ma túy cần phải tập trung vào những đối tượng cụ thể sau đây:
+ Làm tốt công tác xây dựng mạng lưới bí mật là: xây dựng đặc tình, cơ sở bí mật phải phù hợp với địa bàn, đảm bảo đủ điều kiện để tuyển chọn, có khả năng tiếp cận đối tượng, phù hợp với độ tuổi của đối tượng và quan trong hơn là phải trung thực, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nhiều trường hợp phải lựa chọn cơ sở có cùng sở thích, đặc điểm lứa tuổi... hoặc dễ có điều kiện tiếp cận đối tượng để nắm tình hình và cung cấp những thông tin có chất lượng. Những trường hợp cơ sở mà không phù hợp hoặc xây dựng mà không có khả năng tiếp cận đối tượng, không có khả năng thu thập và cung cấp tin thì nhanh chóng thanh loại để bổ sung các cơ sở khác có tác dụng, có điều kiện khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Thường xuyên làm tốt công tác áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Đây là biện pháp phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên rất hiệu quả; do vậy lực lượng Cảnh sát Công an cấp huyện phải chú trọng đến biện pháp này, đó là biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng là người chưa thành niên vi phạm phạm pháp luật chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.