Nghiên cứu hoàn thiện quy trình quản lý người chưa thành niên phạm tội gắn với chức năng nhiệm vụ của lực lượng Công an phường, xã, thị trấn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên pptx (Trang 96 - 111)

tội gắn với chức năng nhiệm vụ của lực lượng Công an phường, xã, thị trấn

- Lực lượng Công an phường, xã, thị trấn được xác định là lực lượng Công an cơ sở có nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cơ sở nhằm đảm bảo về ANTT ngay tại địa bàn dân cư, có nhiệm vụ nòng cốt chủ đạo trong việc phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Thực hiện cho thấy, các lực lượng Cảnh sát nhân dân, đặc biệt là Công an cấp cơ sở vừa là người tham mưu cho cấp ủy Đảng, Chính quyền, vừa là người hướng dẫn, tổ chức cho quần chúng

phát huy quyền làm chủ trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Đồng thời lực lượng Công an cơ sở còn là người chịu trách nhiệm chính và trực tiếp tiến hành quản lý giáo dục người người chưa thành niên có biểu hiện vi phạm pháp luật, đấu tranh với những hành vi vi phạm của người chưa thành niên trên địa bàn và cũng là người trực tiếp quản lý, giáo dục, cải tạo đối với người chưa thành niên phạm tội, vì vậy ở nơi nào, lúc nào, các cấp chính quyền thiếu quan tâm đến xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ sở vững mạnh thì ở đó phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc yếu, tội phạm hoạt động nhiều gây khó khăn cho việc giữ gìn ANTT. Để hoàn thiện quy trình về chức năng nhiệm vụ, đồng thời đẩy mạnh hiệu quả công tác của lực lượng Công an cơ sở trong việc quản lý người chưa thành niên phạm tội cần phải thực hiện một số biện pháp sau đây:

+ Phải nhận thức đúng ví trí và tầm quan trọng hoạt động phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát cơ sở và mối quan hệ với đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên nói riêng, từ đó tập trung lực lượng, phương tiện, sử dụng các biện pháp phòng ngừa một cách có hiệu quả. Việc thực hiện công tác phòng ngừa phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài làm hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh nguyên nhân và điều kiện tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên.

+ Phải xã hội hóa hoạt động phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra ở cơ sở, do vậy trong quá trình hoạt động phải được đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở. Hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm rằng phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên là trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát nhân dân, do vậy nhiều cơ quan, cá nhân thờ ơ với công tác này hoặc bỏ mặc. Với tính cấp thiết như vậy lực lượng Cảnh sát cơ sở phải chủ động tham mưu để cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp nắm và thực hiện đạt hiệu quả Nghị quyết 09 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới, nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên.

+ Lực lượng Công an cơ sở phải chủ động quản lý chặt chẽ, nắm chắc tình hình di biến động đối với những nhân khẩu, hộ gia đình có các đối tượng có biểu hiện nguy cơ phạm tội, để chủ động phòng ngừa và tước bỏ các điều kiện, khả năng thực hiện

hành vi tội phạm của đối tượng. Đồng thời chủ động nắm chắc về tình hình các đối tượng ở những khu vực khác đến câu kết với các đối tượng là người chưa thành niên đang trong diện quản lý, theo dõi trên địa bàn để có biện pháp đấu tranh, phòng ngừa và cô lập sự móc nối hoạt động của các đối tượng này.

+ Thu thập tất cả những tin tức, tài liệu về quá trình hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật của những người chưa thành niên hiện nay nhằm phục vụ cho công tác đấu tranh, điều tra khám phá khi đối tượng thực hiện phạm tội.

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản nắm tình hình địa bàn, bởi tình hình địa bàn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động phòng ngừa tội phạm vì vậy phải cần tập trung nắm và thực hiện một số vấn đề sau:

+ Nắm tình hình hoạt động của các loại đối tượng hình sự, kinh tế, ma túy, các vụ việc phạm tội, tệ nạn xã hội và vi phạm hành chính xảy ra trên địa bàn.

+ Nắm rõ về tình hình đời sống sinh hoạt, nghề nghiệp học tập của các em trên địa bàn, kịp thời phát hiện các trường hợp vướng mắc, đói nghèo, bệnh tật, hoàn cảnh cô đơn và những trường hợp khác.

- Thực hiện tốt biện pháp quản lý hành chính về TTXH và biện pháp nghiệp cụ trinh sát để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên

+ Biện pháp quản lý hành chính, cần phải nâng cao chất lượng công tác nắm hộ, nắm người, đăng ký quản lý tạm trú tạm vắng nhất là địa bàn đang nhạy cảm về TTXH.

Điều tra nghiên cứu tình hình nhân khẩu, từ đó phát hiện những người đang có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội hoặc có khả năng phạm tội để có biện pháp phòng ngừa.

Tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh các ngành nghề có điều kiện về ANTT... tuần tra kiểm soát các tuyến giao thông và địa bàn dân cư đặc biệt các khu vực trọng điểm và phức tạp về ANTT.

+ Chủ động phối hợp với lực lượng trinh sát Công an cấp trên nắm và quản lý chặt chẽ các đối tượng sưu tra trên địa bàn phụ trách. Kịp thời thu thập đầy đủ tài liệu phản ánh về tình hình hoạt động của từng loại đối tượng để phục vụ cho việc xem xét phân loại đối tượng được chính xác và áp dụng các đối sách cho phù hợp.

+ Trong quá trình quản lý đối tượng sưu tra phải chú trọng xây dựng, sử dụng cơ sở bí mật, đặc tình để giám sát các biểu hiện hoạt động của đối tượng như: diễn biến tư tưởng, thái độ chấp hành đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, di biến động cũng như quan hệ của đối tượng.

- Hàng năm phải tiến hành tổng kết các chuyên đề phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên nói riêng, nhằm rút ra những kinh nghiệm và bài học hay để nhân rộng, đồng thời cũng phải chỉ ra được những tồn tại và hạn chế đến kết quả chung trong quá trình phòng tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên để có biện pháp khắc phục trong thời gian tiếp theo.

kết luận

Trong những năm qua Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chỉ đạo mà trực tiếp là Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân về công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an tỉnh Điện Biên đã thu được nhiều kết quả to lớn, đã góp phần quan trọng làm cho an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được ổn định tạo thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội phạm trong lứa tuổi người chưa thành niên tại địa bàn tỉnh Điện Biên hiện chưa có một công trình nào; đây là vấn đề đáng được quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội trong tình hình hiện nay.

Đề tài "Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên

địa bàn tỉnh Điện Biên" là vấn đề có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, hệ thống các văn bản luật và dưới luật có liên quan, chúng tôi đã phân tích, đánh giá và đưa ra khái niệm về người chưa thành niên và tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Trên cơ sở đó rút ra đặc điểm của loại tội phạm này và hệ thống hóa các quy định về phòng ngừa và đấu tranh với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Đề tài cũng đã làm rõ được về mặt lý luận đối với công tác phòng ngừa tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra và xác định được trách nhiệm, vai trò nòng cốt của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động này.

- Về thực trạng công tác phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên. Chúng tôi đã trình bày kết quả khảo sát tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ năm 2001 đến tháng 6 năm 2006 theo các nội dung: Thực trạng tình hình và diễn biến của tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra; những loại tội phạm hình sự phổ biến. Khảo sát, phân tích những đặc điểm về nhân thân, đặc điểm về phương thức thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này. Kết quả

nghiên cứu trên đã cho phép rút ra những nguyên nhân điều kiện của tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra để hình thành cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa đối với loại tội phạm này trong thời gian tới.

- Hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an tỉnh Điện Biên trong phòng ngừa và điều tra tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra từ năm 2001 tháng 6 năm 2006. Những biện pháp mà lực lượng Cảnh sát nhân dân tiến hành hoạt động phòng ngừa được phân thành hai mức độ là phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ. Trên cơ sở đó luận văn đã đánh giá những ưu điểm và những vấn đề tồn tại khi tiến hành các hoạt động phòng ngừa và để rút ra những nguyên nhân của những tồn tại, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong thời gian tới.

- Từ thực trạng và cơ sở lý luận tác giả đã đưa ra dự báo xu hướng phát triển của tội phạm người chưa thành niên trong thời gian tới, nghiên cứu các quy luật về khách quan và chủ quan tác giả cũng đã dự báo tình hình tội phạm do người chưa thành niên gây ra sẽ có những diễn biến hết sức phức tạp, nhất là tội phạm về ma túy. Tác giả đã đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa người chưa chưa thành niên phạm tội góp phần hoàn thiện về mặt lý luận phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm nói chung. Tác giả các kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp tích cực cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an tỉnh Điện Biên trong công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra đồng thời góp phần hoàn thiện về mặt lý luận đối với công tác này trong thời gian tới.

danh mục tài liệu tham khảo

1. Báo cáo tổng kết công tác của Công an tỉnh Lai Châu năm 2001, 2002, 2003 và Công an tỉnh Điện Biên năm 2004, 2005, 6 tháng đầu năm 2006.

2. Báo cáo kết quả việc thực hiện Đề án 4 về tình hình tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra của Công an tỉnh Điện Biên từ 2001 đến 6/2006.

3. Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam (1996), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 - Phần các tội phạm cụ thể, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

5. Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

6. Bộ Công an (2003), Chỉ thị 05/CT-BCA(C11) ngày 06/6 của Bộ trưởng Bộ Công an

về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình mới, Hà Nội.

7. Bộ Công an (2003), Quyết định 360/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

quy định về công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.

8. Bộ Công an (2003), Quyết định 361/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

quy định về công tác ST và Quy định về công tác XMHN của LLCSND, Hà Nội.

9. Bộ Công an (2003), Quyết định 362/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

quy định về công tác đấu tranh chuyên án của lực lượng CSND, Hà Nội.

10. Bộ Công an (2003), Quyết định 363/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

quy định về công tác xây dựng, sử dụng MLBM của lực lượng CSND, Hà Nội. 11. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nxb Công

an nhân dân, Hà Nội.

12. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

13. Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Cẩm nang pháp luật về người chưa thành niên (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Chính phủ (1996), Nghị định 163/CP về giáo dục tại phường - xã - thị trấn đối với

người có hành vi vi phạm pháp luật, Hà Nội.

17. Chính phủ (1997), Nghị định 142/CP của Chính phủ về biện pháp đưa vào trường

giáo dưỡng, Hà Nội.

18. Chính phủ (1998), Nghị quyết 09/CP về chương trình quốc gia phòng chống tội

phạm trong tình hình mới, Hà Nội.

19. TS. Đỗ Bá Cở (2002), Người chưa thành niên phạm tội và các giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

20. Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Học viện Cảnh sát nhân dân (2003), Một số lý luận cơ bản về hoạt động nghiệp vụ

của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính, Giáo trình, Hà Nội.

23. Nguyễn Công Hồng (1996), Chính sách hình sự Việt Nam đối với người chưa thành

niên phạm tội, Bộ Tư pháp, Hà Nội.

24. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Luật hôn nhân và gia đình (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Chu thế Long (2000), Quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở, Giáo trình, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.

27. Hồ Chí Minh (1996), "Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng", Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Tài liệu báo cáo tổng kết công tác năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, và 6 tháng đầu năm 2006 của Công an tỉnh Điện Biên và PC14 Công an tỉnh Điện Biên.

29. Nguyễn Huy Thuật (1998), Lý luận và phương pháp luận của khoa học điều tra hình

sự, Giáo trình, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.

30. Lê Thế Tiệm (1992), Tình hình trẻ em lang thang phạm pháp, phạm tội và kiến nghị, Hà Nội.

31. Lê Thế Tiệm (2002), Thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trong

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

32. Lê Thế Tiệm - Nguyễn Tự Phả (1994), Tội phạm ở Việt Nam - Thực trạng, nguyên

nhân và giải pháp, Đề tài khoa học KX 04, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 33. Tội phạm học (1999), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

34. Vũ Xuân Trường (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động phòng ngừa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên pptx (Trang 96 - 111)