Thiết lập cơ chế quản lý xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và gia đình trong phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên pptx (Trang 85 - 89)

cộng đồng dân cư và gia đình trong phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra

Phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên nói riêng là trách nhiệm của cả cộng đồng không riêng về ai cũng không thuộc về một ai. Do đó, việc dìu dắt, giáo dục, đào tạo các em trở thành những công dân có ích cho xã

hội là nhiệm vụ của Đảng, nhà nước, các tổ chức xã hội, các cấp các ngành, đoàn thể và thân nhân gia đình các em.

Vì vậy, phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội không được chú trọng tiến hành thuần túy bằng các biện pháp chuyên môn của các cơ quan bảo vệ pháp luật, mà phải kết với các biện pháp khác như: Biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế, tổ chức, giáo dục, văn hóa, xã hội v.v…

Vậy phát triển kinh tế xã hội là tiền đề và nền tảng vững chắc cho công tác phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội. Như học thuyết Mác - LêNin về vai trò quyết định của các quan hệ cơ sở hạ tầng (các quan hệ kinh tế) trong đời sống xã hội là hòn đá tảng để hiểu vấn đề tội phạm nói chung cũng như phòng ngừa tội phạm nói riêng. Phát triển kinh tế là biện pháp rất quan trọng có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, những chính sách của Đảng và Nhà nước đang được thực hiện nhằm phát triển và hoàn thiện nền kinh tế đất nước trên cơ sở mở rộng sự hợp tác quốc tế, sử dụng tối ưu các thành tựu của tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên thực tế hiện nay đã cho thấy nền kinh tế của tỉnh hiện nay còn rất thấp, chưa đủ để duy trì, điều hành và phát triển kinh tế; do đó tỉnh Điện Biên hàng năm vẫn phải trông chờ hơn 80% kinh phí của Trung ương hỗ trợ. Để nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh trước hết tỉnh Điện Biên phải chủ động có chủ trương đúng đắn trong việc phát triển kinh như thay đổi chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời kêu gọi, tranh thủ phát huy tiềm lực đầu tư các dự án của Trung ương, các dự án phi Chính phủ….để tạo đà phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân tỉnh Điện Biên, góp phần đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội.

Song song với việc phát triển kinh tế của tỉnh, đồng thời phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung và trẻ vị thành niên nhằm nâng cao nhận thức pháp luật. Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phải linh hoạt, sáng tạo, sát hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện, xã; thông qua panô, áp phích... đồng thời việc tuyên

truyền phải được thực hiện nhiều lần. Tuyên truyền kiến thức về phòng chống tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên cho mọi người biết để giúp đỡ lực lượng Công an khi tiến hành công tác này. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức, đoàn thể quần chúng ở cơ sở, tạo sân chơi lành mạnh hữu ích, nhằm thu hút các em vào các hoạt động có ích cho xã hội, thông qua đó giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tham gia xây dựng xã hội lành mạnh.

- Lực lượng Cảnh sát nhân dân phối hợp với ngành Giáo dục- Đào tạo để phổ biến, tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh trong các trường học. Nâng cao nhận thức phòng chống tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, phòng chống ma túy xâm nhập học đường; các loại tệ nạn xã hội; phổ biến luật giao thông đường bộ, các thể lệ hành chính... ngoài ra lực lượng Cảnh sát phải phối hợp với các trường tiến hành kiểm điểm công khai những em học sinh cá biệt có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức phải xử lý bằng hình sự mà đã bị xử lý hành chính.

Hướng dẫn cho nhà trường chủ động trong việc quản lý học sinh như chủ động đưa ra nội dung phối hợp chặt giữa gia đình - nhà trường - xã hội nhằm quản lý chặt chẽ các em hơn, hạn chế tình trạng bỏ học. Giữa Đoàn trường có thể ký các giao ước thi đua liên tịch với Đoàn thanh niên Công an địa phương để giao lưu và thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm trong học sinh, vì hiện nay tình trạng xuống cấp, suy thoái về đạo đức ngày càng nhiều, tội phạm do các em học sinh gây ra cũng đang có chiều hướng gia tăng.

- Lực lượng Cảnh sát nhân dân phối hợp với ngành Lao động - Thương binh xã hội để giải quyết các vấn đề có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên đã xảy ra trong thực tiễn bao gồm: Lập danh sách, hồ sơ quản lý các đối tượng nghiện ma túy, đối tượng hoạt động bán dâm đã được đưa vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc hay cơ sở chữa bệnh đã được tha về để có biện pháp quản lý, giáo dục thường xuyên. Hoặc những người nghiện ma túy, bán dâm là người chưa thành niên hiện đang ở tại cộng đồng để áp dụng các biện pháp giáo dục, giúp đỡ họ góp phần làm

trong sạch môi trường xã hội, tạo cho các em sống trong môi trường không còn các điều kiện xấu tác động đến.

- Đẩy mạnh việc phối hợp và thực hiện Nghị quyết liên tịch số 02/1998/NQLT ngày 01/08/1998 giữa Bộ Công an và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh, Công an tỉnh và Tỉnh Đoàn đã tiến hành ký Quy chế liên tịch về"chương trình phối hợp hành động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội trong lứa tuổi chưa thành niên". Thông qua việc ký kết cần phải đề ra nội dung, chương trình công tác phối hợp và hành động để đi vào hoạt động sao cho có hiệu quả. Quá trình phối hợp hành động phải được tiến hành một cách thường xuyên, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, luôn có sự trao đổi thông tin, tài liệu. Đồng thời cũng cần thông qua các hoạt động Đoàn để tiến hành các hoạt động giao lưu, tuyên truyền các tác hại của tội phạm, tệ nạn xã hội để tất cả các Đoàn viên biết để thực hiện và có ý thức tuyên truyền cho các bạn khác cùng biết để có biện pháp phòng tránh. Sau mỗi đợt ra quân hay tuyên truyền cần có sự đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm và đề ra các chương trình hành động tiếp theo để không bị gián đoạn trong quá trình tiến hành. Đặc biệt trong quá trình thực hiện cần phải có sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên thì kết quả đạt được mới cao.

- Phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát nhân dân với ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em để lực lượng CSND trực tiếp tiến hành công tác quản lý số trẻ em làm trái pháp luật được chuyển về theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương. Đối với những em có hành vi làm trái pháp luật cần có sự phối hợp để tiến hành thăm hỏi, gặp gỡ và trực tiếp giáo dục các em để các em từ bỏ những việc làm sai phạm của bản thân, giúp đỡ các em có điều kiện đi học hoặc vừa học, vừa lao động thích hợp để nuôi sống mình.

Cần phải xác định trách nhiệm của UBBV và CSTE các cấp để phối hợp với Hội phụ nữ phổ biến nội dung, phương pháp chăm sóc, bảo vệ, giáo dục các em, động viên các em đi học, không để hiện tượng học sinh bỏ học và đi vào con đường phạm tội; cần giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để các em có nơi nương tựa, được học chữ, học nghề. Phải phổ biến đến tận các bà mẹ, các gia đình thường xuyên quan tâm, theo dõi, quản lý, giáo dục con em mình, không thể trong chờ vào sự quản lý, giáo dục của xã hội.

- Phối hợp giữa Công an và Hội phụ nữ. Trực tiếp đến các gia đình có con em bỏ học hoặc có biểu hiện bỏ học, có biểu hiện và hành vi vi phạm pháp luật để thông báo cho bố mẹ các em biết để có trách nhiệm giáo dục. Trong quá trình hoạt động cần phát động nhiều phong trào khác nhau để các gia đình quan tâm đế việc chăm sóc con em mình hơn.

- Tùy theo từng đối tượng, từng nơi, từng lúc Cơ quan Công an cần có sự phối kết hợp với hội Cựu chiến binh, hội nông dân, hội chữ thập đỏ... để tiến hành đứng ra nhận trách nhiệm trong việc quản lý, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ những người chưa thành niên hư hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời cũng phối hợp với các tổ chức này để có các hình thức tuyên truyền pháp luật, tuyên truyền chương trình quốc gia phòng chống tội phạm... và tham gia góp ý kiến vào công tác phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên tại địa bàn dân cư.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên pptx (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)