Nguyên nhân của những tồn tại trong phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên pptx (Trang 76 - 79)

điều kiện tiếp cận, hợp với lứa tuổi là vấn đề cần phải quan tâm, chú ý.

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra chưa thành niên gây ra

- Trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ khi đất nước hoàn toàn giải phóng đến thời điểm hiện tại thì Việt Nam có rất nhiều luật, pháp lệnh, nghị định, các thông tư hướng dẫn thực hiện... song hệ thống văn bản pháp luật hướng trực tiếp và phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra lại chưa đầy đủ; một số văn bản pháp luật có đề cập nhưng mới chỉ dừng lại ở một số góc độ nhất định như: Quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nguyên tắc, đường lối xử lý, việc áp dụng hình phạt... trong Chương X Bộ luật hình sự hoặc Bộ luật TTHS cũng quy định nhưng chỉ quy định thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

Ngoài ra Chính phủ cũng đã ban hành nhiều Nghị định, Nghị quyết, pháp lệnh, thông tư hướng dẫn... có liên quan đến công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra như Nghị định 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 về trường giáo dưỡng, Nghị định 163/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 về giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 2/7/2002. Đặc biệt năm 1998 Chính phủ có ban hành Nghị quyết 09/CP về chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, trong đó có đề án 4 về đấu tranh chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên. Đây là một văn bản pháp có quy định cụ thể đầu tiên về công tác đấu tranh phòng chống một loại tội phạm.

Tuy nhiên khi nghiên cứu tất cả những văn bản nêu trên thì việc quy định còn chung chung, thiếu cụ thể, chưa được thể chế hóa cho nên gây khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện.

- Trong các văn bản pháp lý chưa quy định cụ thể trách nhiệm, sự phân công, phân cấp, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, gia đình đối tượng, cũng như các thủ tục tiến hành trong phòng ngừa đối với tội phạm do người chưa thành niên gây ra, mà chỉ đề cập ở một vài góc độ nhất định như việc nhận diện đối tượng, trách

nhiệm chung của các bộ, ngành, các cấp, thời gian thực hiện,... chứ chưa quy định cụ thể chủ thể nòng cốt là lực lượng nào, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi thực hiện nên ít nhiều đã gây khó khăn vướng mắc cho lực lượng trực tiếp tiến hành công tác này hoặc trong nhiều trường hợp đã có sự đùn đẩy trách nhiệm trong hoạt động phòng ngừa dẫn đến kết quả đạt được chưa cao. Đối với một số lực lượng nghiệp vụ trong lực lượng Công an nhân dân chưa cụ thể, chưa hình thành một hệ thống chỉ đạo, theo dõi, thống kê hình sự về công tác này từ Trung ương đến cơ sở, chưa có văn bản cụ thể nào giao và quy định lực lượng chuyên sâu làm công tác phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, nên các cấp Công an cơ sở chưa có lực lượng chuyên trách theo dõi, các lực lượng Cảnh sát khu vực, Cảnh sát hình sự đều làm, song có hiện tượng chồng chéo, trùng dẫm mà không sâu sát, chủ yếu làm theo chức năng của từng lực lượng. Việc phòng ngừa theo chuyên đề chưa chuyên sâu, việc tham mưu cho cấp ủy đảng, Chính quyền về các biện pháp cụ thể để phòng ngừa tội phạm vị thành niên còn nhiều hạn chế.

- Lực lượng Cảnh sát nhân dân mà trực tiếp là lực lượng CSKV, CAPTX, Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH và ma túy của Công an cấp huyện, thị xã, thành phố nhiều nơi, nhiều lúc chưa thể hiện vai trò nòng cốt của mình trong việc duy trì thường xuyên, đều đặn các hoạt động của các tổ chức quần chúng trong phòng ngừa tội phạm nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng. Việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ đối với tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên chưa đồng bộ, nhất là việc sử dụng biện pháp phòng ngừa cá biệt chưa mang lại hiệu quả, nặng về hình thức hành chính.

- Sự phối hợp giữa các đơn vị nghiệp vụ trong cùng lực lượng và các ngành, các cấp trong việc thực hiện biện pháp phòng ngừa còn chưa đồng bộ, nhất là trong quản lý, giáo dục và trong xử lý người chưa thành niên phạm tội như phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát nhân dân với ủy ban bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, ngành giáo dục, giữa Công an với Viện Kiểm sát, Tòa án, giữa Công an với gia đình và nhà trường.

- Quản lý, giáo dục người chưa thành niên phạm tội còn nhiều thiếu sót, kể cả trong quản lý con người và quản lý địa bàn trọng điểm nơi các em thường xuyên đến đó

tụ tập, chơi bời và có hoạt động phạm tội. Việc phân công, giao nhiệm vụ theo dõi, quản lý các em hư, đi trường, trại về, nghiện hút, cờ bạc cho các tổ dân phố, cụm dân cư, gia đình, đoàn thể còn lỏng lẻo, không thường xuyên nên nhiều em vẫn tái phạm. Chưa chú ý nhiều đến việc quản lý, tổ chức việc làm.

- Công tác lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và cơ quan chuyên môn về quản lý người chưa thành niên phạm tội chưa được chú ý đứng mức.

Kết luận chương 2

Tác giả đã đi sâu nghiên cứu phân tích đánh giá:

- Khát quát về tình hình, đặc điểm của tỉnh về địa hình, địa lý, dân cư và điều kiện đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội có liên quan đến tình hình tội phạm do người chưa thành niên gây ra.

- Đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra tại địa bàn tỉnh Điện Biên từ năm 2001 đến 6/2006 về đặc điểm nhân thân, hoạt động, phương thức thủ đoạn và những loại tội phạm hình sự phổ biến và nguyên nhân làm phát sinh, tồn tại cũng như diễn biến của loại tội phạm này hiện nay trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó nghiên cứu, đánh giá các biện pháp phòng ngừa đối với tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra.

- Đánh giá thực trạng hoạt động của lực lượng CSND Công an tỉnh trong công tác phòng ngừa tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra, chỉ rõ những kết quả đã làm được, tìm ra những mặt hạn chế và rút ra những nguyên nhân của hạn chế đó.

- Những kết quả nghiên cứu trên là số liệu chính thống của quá trình đấu tranh tội phạm do người chưa thành niên gây ra từ 2001 đến tháng 6/2006 của toàn tỉnh Điện Biên; sẽ là cơ sở thực tiễn và khoa học cho việc đưa ra những dự báo và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Chương 3

Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm do người

chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh điện biên của lực lượng Cảnh sát nhân dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên pptx (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)