6 Bảng 1.2: Số vụ có người chưa thành niên tham gia và số người phạm tội là người chưa thành niên so với số vụ và số người phạm tội của các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS TS NGUYỄN NGỌC HÒA
HÀ NỘI - 2015
Trang 2các thầy cô và sự đóng góp của đồng nghiệp, bạn bè tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ Luật học Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu cùng các thầy cô Trường đại học Luật Hà Nội, các giáo
sư, phó giáo sư, tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường
Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến GS TS Nguyễn Ngọc Hòa, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
Tác giả luận văn
Trang 3học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ trong Luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác
Tác giả
Lê Thị Bích Hải
Trang 4CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG
GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 5
1.1 Thực trạng tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2010 - 2014 5
1.1.1 Thực trạng về mức độ của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014 5
1.1.2 Thực trạng về tính chất của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2014 12 1.2 Diễn biến của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014 30
1.2.1 Diễn biến về mức độ của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014 30
1.2.2 Diễn biến về tính chất của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 40
2.1 Nhóm nguyên nhân thuộc về môi trường gia đình 40
2.2 Nhóm nguyên nhân thuộc về môi trường nhà trường 44
2.3 Nhóm nguyên nhân thuộc về môi trường xã hội 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 53
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 54
3.1 Dự báo tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới 54
Trang 53.2.1 Nhóm biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của gia đình trong phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện 55 3.2.2 Nhóm biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà trường trong phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện 57 3.2.3 Nhóm biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của xã hội trong phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 66 PHẦN KẾT LUẬN 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6người chưa thành niên bị xét xử sơ thẩm tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
2010 - 2014 6
Bảng 1.2: Số vụ có người chưa thành niên tham gia và số người phạm tội là người chưa thành niên so với số vụ và số người phạm tội của các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014 6
Bảng 1.3: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội phạm là người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014 7
Bảng 1.4: Chỉ số tội phạm có người chưa thành niên tham gia và chỉ số người phạm tội là người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Kon Tum và tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2010 - 2014 8
Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm có người chưa thành niên tham gia và chỉ số người phạm tội là người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Tuyên Quang và trên Toàn quốc trong giai đoạn 2010 - 2014 10
Bảng 1.6: Số vụ phạm tội và số người bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014 11
Bảng 1.7: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo nhóm tội phạm 13
Bảng 1.8: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên 14
thực hiện theo tội danh 14
Bảng 1.9: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên 16
thực hiện theo loại tội phạm 16
Bảng 1.10: Cơ cấu tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo tiêu chí được hay không được miễn TNHS 17
Bảng 1.11: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện 17
theo loại hình phạt đã được áp dụng 17
Trang 7Bảng 1.13: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện 19
theo địa bàn phạm tội 19
Bảng 1.14: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo công cụ phạm tội 20
Bảng 1.15: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo hình thức thực hiện tội phạm 21
Bảng 1.16: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện 22
theo động cơ phạm tội 22
Bảng 1.17: Cơ cấu theo đặc điểm về lý lịch tư pháp 23
Bảng 1.18: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội 24
Bảng 1.19: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội 25
Bảng 1.20: Cơ cấu theo trình độ văn hóa của người phạm tội 26
Bảng 1.21: Cơ cấu theo dân tộc của người phạm tội 27
Bảng 1.22: Cơ cấu theo đặc điểm về hoàn cảnh gia đình 28
Bảng 1.23: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014 30
Bảng 1.24: So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm giữa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện và các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2014 32
Bảng 1.25: Diễn biến theo nhóm tội phạm 34
Bảng 1.26: Diễn biến theo loại tội phạm 35
Bảng 1.27: Diễn biến theo hình thức phạm tội 36
Bảng 1.28: Diễn biến theo độ tuổi của người phạm tội 37
Trang 8số vụ, số người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai
đoạn 2010 – 2014 7
Biểu đồ 1.2: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trung bình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Kon Tum, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2010 - 2014 9
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội phạm là người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Tuyên Quang và trên Toàn quốc trong giai đoạn 2010 – 2014 10
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo nhóm tội phạm 13
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên 16
thực hiện theo loại tội phạm 16
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo tiêu chí được hay không được miễn TNHS 17
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo loại hình phạt đã được áp dụng 18
Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo mức hình phạt tù đã được áp dụng 19
Biểu đồ 1.9: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo theo tiêu chí có (hoặc không) sử dụng công cụ phạm tội 21
Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo hình thức thực hiện tội phạm 22
Biểu đồ 1.11: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện 23
theo động cơ phạm tội 23
Biểu đồ 1.12: Cơ cấu theo đặc điểm về lý lịch tư pháp 24
Biểu đồ 1.13: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội 24
Trang 9Biểu đồ 1.16: Cơ cấu theo dân tộc của người phạm tội 27
Biểu đồ 1.17: Cơ cấu theo đặc điểm về hoàn cảnh gia đình 28
Biểu đồ 1.18: Diễn biến của số vụ phạm tội có người chưa thành niên tham gia và số người phạm tội là người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014 31
Biểu đồ 1.19: So sánh diễn biến của số vụ phạm tội có người chưa thành niên tham gia và số vụ các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014 32
Biểu đồ 1.20: So sánh diễn biến của số người phạm tội là người chưa thành niên với số người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014 33
Biểu đồ 1.21: Diễn biến theo nhóm tội phạm 35
Biểu đồ 1.22: Diễn biến theo loại tội phạm 36
Biểu đồ 1.23: Diễn biến theo hình thức phạm tội 37
Biểu đồ 1.24: Diễn biến theo độ tuổi của người phạm tội 38
Trang 10BLHS: Bộ luật hình sự
TAND: Tòa án nhân dân
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc; phía Bắc Thái Nguyên tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội Thái Nguyên có diện tích tự nhiên khoảng 3.562,82 km2 với dân số khoảng 1.250.200 người trong đó có tám dân tộc sinh sống là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao; mật độ dân
số trung bình của tỉnh Thái Nguyên là 350,09 người/km2
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung Với vị trí rất thuận lợi
về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc
200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cách cảng Hải Phòng 200 km, Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu giữa các tỉnh thành, là cửa ngõ giao lưu kinh tế
xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ
Cùng với những tiềm năng phát triển kinh tế khác, trong những năm gần đây, Thái Nguyên thu hút được rất nhiều các dự án đầu tư quy mô lớn, làm cho nền kinh tế có những bước phát triển nhảy vọt, trở thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế không làm cho tình hình
an ninh trật tự và an toàn xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua ổn định hơn Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong những năm gần đây, tội phạm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn xảy ra nhiều trong đó tội phạm do người chưa thành niên thực hiện chiếm số lượng không nhỏ Các vụ phạm tội do người chưa thành niên thực hiện có chiều hướng gia tăng về số lượng và nghiêm trọng hơn về tính chất Không chỉ vậy, trên địa bàn tỉnh xuất hiện không ít những
vụ án giết người, mua bán người, mua bán trẻ em, hiếp dâm trẻ em, do người
Trang 12chưa thành niên thực hiện Đặc biệt, có những tội phạm do một nhóm những người chưa thành niên tổ chức thực hiện với thủ đoạn rất táo tợn và liều lĩnh
Trước tình hình trên, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian gần đây qua đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm này rất là một yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phòng ngừa
tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, dưới góc độ tội phạm học đã có một số công trình khoa học nghiên cứu vấn đề phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện Có thể kể đến một số công trình như:
- Luận văn thạc sỹ luật học: “Đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn Thành phố Hải Phòng” của tác giả
Nguyễn Đồng Luyện, Đại học Luật Hà Nội, năm 2008;
- Luận văn thạc sỹ luật học: “Phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Trung Hoan,
Đại học Luật Hà Nội, năm 2010;
- “Vai trò của nhà trường trong phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên”, Nguyễn Lai Bình, Tạp chí Kiểm
sát, số 9/2012
- “Phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên thông qua hoạt động xét
xử các vụ án hình sự kết quả, những bất cập hạn chế và nguyên nhân”, TS Phạm
Minh Tuyên, Phùng Anh Tuấn, Tạp chí Nghề luật, số 2/2013
Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích và đánh giá được tình hình tội phạm, tìm ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm do người
Trang 13chưa thành niên thực hiện ở một số khía cạnh hoặc ở một số địa phương nhất định Tuy nhiên, ở tỉnh Thái Nguyên – một tỉnh trung du miền núi phía Bắc với những đặc thù riêng về vị trí địa lý, dân số, kinh tế - xã hội, lại chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm,
nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
- Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học
về tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến năm 2014
4 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu
a) Mục đích của việc nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu nhằm đề xuất các
biện pháp phù hợp với đặc thù riêng của tỉnh Thái Nguyên trong phòng ngừa các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trong thời gian tới
b) Nhiệm vụ của việc nghiên cứu: Từ mục đích nói trên, tác giả cần thực
hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Đánh giá thực trạng, diễn biến của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Làm sáng tỏ nguyên nhân của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Dự báo tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Trang 145 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
b) Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm: Phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp cận tổng thể, tiếp cận bộ phận; phương pháp chọn mẫu xác xuất ngẫu nhiên đơn giản; phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu; phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh
6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn đánh giá được tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, trên cơ sở đó giải thích được một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tội phạm này và đề xuất được các biện pháp phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014
Chương 2: Nguyên nhân của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp phòng ngừa tội
phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Trang 15PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2014
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và thời gian nhất định” [3; tr.203] Như vậy, để làm rõ tình hình hình tội
phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014 tác giả cần nghiên cứu thực trạng và diễn biến của tội phạm do nhóm chủ thể này thực hiện trong khoảng thời gian nghiên cứu
Trong phần này, tác giả sử dụng số liệu thống kê chính thức của Tòa
án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên và số liệu do tác giả thu thập từ 150 bản án hình sự sơ thẩm (HSST) trong đó có 195 người chưa thành niên tham gia trong khoảng thời gian nghiên cứu
1.1 Thực trạng tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất”
[14; tr.112] Theo đó, nghiên cứu của tác giả về thực trạng tội phạm do người chưa thành niên thực hiện bao gồm hai nội dung là thực trạng về mức độ và thực
và tổng số người chưa thành niên bị xét xử sơ thẩm trong giai đoạn 2010 -
2014 tại tỉnh Thái Nguyên
Trang 16Bảng 1.1: Số vụ có người chưa thành niên tham gia và số người phạm tội là người chưa thành niên bị xét xử sơ thẩm tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên thì từ năm
2010 đến năm 2014, Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh đã xét xử sơ thẩm
267 vụ án và trong đó có 321 người phạm tội là người chưa thành niên Bình quân mỗi năm có khoảng 53,4 vụ với khoảng 64,2 người phạm tội là người chưa thành niên bị xét xử sơ thẩm
Để làm rõ hơn mức độ của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến năm 2014 tác giả so sánh tội phạm này trong mối tương quan với tổng số tội phạm và người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong cùng khoảng thời gian
Bảng 1.2: Số vụ có người chưa thành niên tham gia và số người phạm tội là người chưa thành niên so với số vụ và số người phạm tội của các tội phạm nói
chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014
Tội phạm do
người chưa thành
niên thực hiện
Tội phạm nói chung
Số vụ
(1)
Số người (2)
Số vụ (3)
Số người (4)
Tỉ lệ phần trăm giữa (1) và (3)
Tỉ lệ phần trăm giữa (2) và (4) Tổng
(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Trang 17Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ, số người phạm tội là người chưa thành niên với số
vụ, số người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai
đoạn 2010 – 2014
267
6014
321 10072
Tội phạm nói chung
Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2014, tỉnh Thái Nguyên có tổng số 6.014 vụ phạm tội với 10.072 người phạm tội Trong đó, số vụ phạm tội có người chưa thành niên tham gia chiếm tỷ lệ là 4,4% (267/6014 vụ) và số người phạm tội là người chưa thành niên chiếm 3,2% (321/10072 người) Về hình thức, có thể thấy các tỷ lệ này là nhỏ nhưng với sự giới hạn về độ tuổi
và về loại tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên thì tỷ lệ này cũng không phải là nhỏ
Một thông số quan trọng không thể bỏ qua khi đánh giá thực trạng về mức
độ của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là chỉ số tội phạm, thông số được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến
của tội phạm trong dân cư
Bảng 1.3: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội phạm là người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014
Số vụ Số người Số dân Chỉ số tội
phạm
Chỉ số người phạm tội TB/năm
(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên
Website: http://www.gso.gov.vn)
Trang 18Từ năm 2010 đến năm 2014, chỉ số tội phạm có người chưa thành niên tham gia và chỉ số người phạm tội là người chưa thành niên ở Thái Nguyên là tương đối cao; trong cả giai đoạn chỉ số tội phạm là 4,65 và chỉ số người phạm tội là 5,59 tức là cứ 100.000 dân thì xảy ra 4,65 vụ án có người chưa thành niên tham gia với 5,59 người chưa thành niên bị xét xử
Tuy nhiên, để mô tả và đánh giá được thực trạng của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên rõ ràng hơn thì ngoài việc xác định các chỉ số trên trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên tác giả còn so sánh các chỉ số này với những chỉ số có liên quan trong cùng giai đoạn
Thứ nhất, so sánh giữa chỉ số tội phạm có người chưa thành niên tham gia
và chỉ số người phạm tội là người chưa thành niên ở Thái Nguyên với chỉ số tội phạm có người chưa thành niên tham gia và chỉ số người phạm tội là người chưa thành niên ở tỉnh Kon Tum và tỉnh Thái Bình là 2 tỉnh có các chỉ số này cao nhất
và thấp nhất trong toàn quốc
Bảng 1.4: Chỉ số tội phạm có người chưa thành niên tham gia và chỉ số người phạm tội là người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Kon
Tum và tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2010 - 2014
Chỉ số tội phạm
Chỉ số người phạm tội
Chỉ số tội phạm
Chỉ số người phạm tội
Chỉ số tội phạm
Chỉ số người phạm tội
TB/năm
(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên;Tòa án nhân dân Tối cao; Website: http://www.gso.gov.vn - xem thêm phần phụ lục)
Trang 19Biểu đồ 1.2: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trung bình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh
Kon Tum, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2010 - 2014
1.5 4.65 11.45
1.98 5.59 16.64
Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ ta thấy: Trong khoảng thời gian từ năm
2010 đến năm 2014, so với tỉnh Kon Tum - tỉnh có chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội là người chưa thành niên cao nhất trong cả nước thì tỉnh Thái Nguyên có mức độ phổ biến của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện thấp hơn (chỉ số tội phạm là 4,65/11,45; chỉ số người phạm tội là 5,59/16,64), nhưng nếu so với Thái Bình - tỉnh có chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội là người chưa thành niên thấp nhất trong cả nước thì tỉnh Thái Nguyên lại cao hơn khá nhiều (chỉ số tội phạm
là 4,65/1,5; chỉ số người phạm tội là 5,59/1,98) Điều này cho chúng ta thấy mức độ phổ biến trong dân cư của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm gần đây là tương đối cao
Thứ hai, so sánh mức độ phổ biến của tội phạm và người phạm tội là
người chưa thành niên giữa Thái Nguyên với Phú Thọ - tỉnh có các điều kiện kinh tế xã hội tương tự (đều là tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, tiềm năng phát triển kinh tế tương đồng); giữa Thái Nguyên với Tuyên Quang – tỉnh giáp ranh với Thái Nguyên và cũng thuộc khu Việt Bắc, vùng trung du và miền núi phía Bắc và so sánh với mức độ phổ biến của loại tội này trên phạm vi toàn quốc
Trang 20Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm có người chưa thành niên tham gia và chỉ số người phạm tội là người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Phú Thọ,
tỉnh Tuyên Quang và trên Toàn quốc trong giai đoạn 2010 - 2014
Thái Nguyên Phú Thọ Tuyên Quang Toàn quốc
Chỉ số
tội phạm
Chỉ số người phạm tội
Chỉ số tội phạm
Chỉ số người phạm tội
Chỉ số tội phạm
Chỉ số người phạm tội
Chỉ
số tội phạm
Chỉ số người phạm tội
4.65 3.82
3.35 5.33 5.59 5.12
Thông qua bảng thống kê và biểu đồ trên có thể nhận thấy mức độ phổ biến của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên phạm vi tỉnh Thái Nguyên cao hơn so với toàn quốc Khi so sánh với tỉnh Phú Thọ - một tỉnh có điều kiện kinh
tế - xã hội gần giống với Thái Nguyên thì các chỉ số này cũng cao hơn nhưng chỉ ở mức độ vừa phải Tuy nhiên, so với tỉnh Tuyên Quang - một tỉnh giáp ranh với Thái Nguyên và cũng thuộc khu Việt Bắc thì các chỉ số này lại cao hơn khá nhiều Các
so sánh này phản ánh tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây là tương đối nghiêm trọng về mức độ
Trang 21Những thông số trên đây mới chỉ là một phần của “bức tranh” tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
2010 - 2014 Phần còn lại của “bức tranh” chưa được làm rõ vì các thông số đó
mới chỉ phản ánh tội phạm rõ mà chưa bao gồm tội phạm ẩn “Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm” [14, tr 103]
Để đánh giá tội phạm ẩn của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, tác giả đã thu thập và so sánh các số liệu bị khởi tố, truy tố và xét xử theo thống kê chính thức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên về số vụ có người chưa thành niên tham gia cũng như số người phạm tội là người chưa thành niên
Số liệu về khởi tố, truy tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên
và số liệu về xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên mà tác giả thu thập được như sau:
Bảng 1.6: Số vụ phạm tội và số người bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên;
Phòng Thống kê Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Trang 22Trong 05 năm (2010 - 2014), tổng số có 408 vụ có người chưa thành niên tham gia và 466 đối tượng là người chưa thành niên bị khởi tố nhưng chỉ có 78,4% số vụ (320 vụ) với 82,4% số bị can (384 bị can) bị truy tố và số vụ, số bị cáo là người chưa thành niên bị xét xử giảm chỉ còn khoảng 66,2% số vụ bị khởi
tố (267 vụ) với khoảng 68,8% số bị can bị khởi tố (321 bị cáo) Qua so sánh có thể thấy sự chênh lệch giữa số khởi tố và số đưa ra xét xử là khá cao Một trong những lý do dẫn đến sự chênh lệch này là bị can bỏ trốn, không biết bị can ở đâu nên phải tạm đình chỉ vụ án Ngoài ra, còn phải tính đến một tỉ lệ tương đối lớn nạn nhân của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện không làm đơn yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố Nhiều trường hợp, cơ quan điều tra đã khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng trong quá trình điều tra hoặc truy tố, người bị hại lại rút đơn yêu cầu Trong đó có những trường hợp người bị hại rút đơn vì bị đe dọa và sợ bị trả thù
Điều này cho chúng ta hình dung ở mức độ tương đối về phần ẩn của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
1.1.2 Thực trạng về tính chất của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2014
Để làm rõ thực trạng của tội phạm xét về tính chất, tác giả nghiên cứu cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2014 vì “Qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức nhất định có thể rút ra nhận xét về tính chất của tội phạm“ [14, tr 117] Trên cơ
sở 150 bản án hình sự sơ thẩm trong đó có người chưa thành niên tham gia (được lựa chọn ngẫu nhiên) với 195 người phạm tội là người chưa thành niên bị xét xử trong giai đoạn nghiên cứu, tác giả xem xét cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo những tiêu chí sau:
* Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo nhóm tội phạm
Trang 23Bảng 1.7: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
nhóm tội phạm
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
Các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật
Nhóm tội xâm phạm sở hữu
Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác Nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng
Nhóm tội phạm về ma túy
Các tội phạm khác
Trang 24Qua bảng số liệu trên có thể thấy nhóm tội xâm phạm sở hữu chiếm tỷ lệ cao nhất (41,5%), tiếp đến là nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác (34,4%) và nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng (16,9%) Nhóm tội phạm về ma túy chiếm 4,6% và các tội phạm còn lại thuộc một số nhóm như các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể là 2,6%
Như vậy, xét về phạm vi, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện chủ yếu tập trung vào 4 nhóm tội: Nhóm tội xâm phạm sở hữu, nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và nhóm tội phạm về ma túy Một số nhóm tội, do đặc điểm riêng mà người chưa thành niên không thể hoặc ít có khả năng thực hiện được như các tội phạm về chức vụ, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân hoặc xâm phạm hoạt động tư pháp
* Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo tội danh
Bảng 1.8: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo tội danh
2 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
3 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương
Trang 258 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm
10 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 8 4,1%
12 Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người
bộ thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng chiếm 9,2% Những tội danh không được liệt kê trong bảng số liệu trên chỉ có 1 đến 3
vụ Bảng số liệu trên cho thấy rất rõ mức độ phổ biến của các tội danh tội phạm
do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
* Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo loại tội phạm
Trang 26Bảng 1.9: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo loại tội phạm
Tội phạm rất nghiêm trọng
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện theo loại tội phạm
Bảng và biểu đồ trên cho thấy, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Thái Nguyên tập trung vào loại tội phạm nghiêm trọng, chiếm 40% và tội phạm ít nghiêm trọng, chiếm 34,9% Tuy nhiên, tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (25,1%), trong đó, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có tỷ lệ gần ngang nhau Điều này cho thấy phần nào tính chất nghiêm trọng của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
* Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo tiêu chí
được hay không được miễn TNHS
Trang 27Bảng 1.10: Cơ cấu tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo tiêu chí
được hay không được miễn TNHS
(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo tiêu
chí được hay không được miễn TNHS
1.9%
98.1%
Được miễn TNHS Không được miễn TNHS
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, người chưa thành niên phạm tội ở Thái Nguyên không được miễn TNHS chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối (98,1%); số được miễn TNHS coi như không đáng kể Điều này thể hiện một phần tính phức tạp của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
* Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo loại và
mức hình phạt đã được áp dụng
Bảng 1.11: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
theo loại hình phạt đã được áp dụng
Tổng số Cải tạo không giam giữ Tù có thời hạn
(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Trang 28Biểu đồ 1.7: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, số người chưa thành niên phạm tội
bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn chiếm tuyệt đại đa số (91,7%); số bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (8,3%)
Để làm rõ hơn về hình phạt tù được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, tác giả xem xét cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo các mức hình phạt tù được áp dụng:
Bảng 1.12: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
mức hình phạt tù đã được áp dụng
Tổng số bị cáo bị
phạt tù
Từ 03 năm trở xuống
Trang 29Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, số bị xử phạt tù từ 3 năm trở xuống, chiếm tuyệt đại đa số (81%); số bị phạt tù trên 15 năm chiếm tỷ lệ không đáng kể (1,7%)
Trong số 234 bị cáo bị xử phạt tù dưới 3 năm có đến 138 bị cáo được cho hưởng án treo Như vậy số bị cáo được cho hưởng án treo là tương đối lớn, chiếm tỷ lệ 59% so với tổng số bị cáo bị xử phạt tù dưới 3 năm
* Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo địa bàn phạm tội
Bảng 1.13: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
theo địa bàn phạm tội
Trang 30Bảng số liệu trên cho thấy, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố Thái Nguyên do đây là nơi dân cư đông đúc, phát triển nhất toàn tỉnh Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên còn là nơi tập trung nhiều các địa điểm công cộng như quán internet, quán bar, các hàng quán ăn uống dành cho học sinh, sinh viên; các trường học ở khu vực thành phố Thái Nguyên cũng chiếm số lượng lớn, thu hút nhiều học sinh, sinh viên ở khu vực khác đến học tập Tiếp đến là các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Đại Từ và thị xã Sông Công đều là những khu vực có kinh tế khá phát triển Ở các huyện kém phát triển hơn còn lại, số lượng tội phạm do người chưa thành niên thực hiện có số lượng không đáng kể Như vậy, xét về địa bàn phạm tội của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở tỉnh Thái Nguyên
có thể thấy sự khá tương đồng giữa mức độ tội phạm với mức độ phát triển kinh
tế của từng địa bàn trong tỉnh
* Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo tiêu chí
có (hoặc không) sử dụng công cụ phạm tội
Trong 150 bản án HSST trong đó có người chưa thành niên tham gia, tác giả chỉ khảo sát 53 bản án HSST thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác theo tiêu chí có (hoặc không) sử dụng công
cụ phạm tội, do các nhóm tội khác không cần thiết phải sử dụng công cụ phạm tội
Bảng 1.14: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 53 bản án HSST thuộc nhóm tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác )
Trang 31Biểu đồ 1.9: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
theo tiêu chí có (hoặc không) sử dụng công cụ phạm tội
39.6%
60.4%
Không sử dụng công cụ phạm tội
Có sử dụng công cụ phạm tội
Bảng thống kê và biểu đồ trên cho thấy, phần lớn các vụ phạm tội do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là có sử dụng công cụ phạm tội (60,4%)
Trong đó, đáng lưu ý là các công cụ phạm tội do người chưa thành niên sử dụng có nhiều vũ khí thô sơ có tính nguy hiểm, sát thương cao như dao, kiếm, lưỡi lê, tuýp sắt (chiếm khoảng trên 70% số công cụ phạm tội được sử dụng) Số công cụ còn lại thường là những vật có sẵn như gạch, đá, gậy gỗ Như vậy, đa phần người chưa thành niên phạm tội có sự chuẩn bị công cụ phạm tội trước khi thực hiện tội phạm Điều này phản ánh phần nào mức độ nghiêm trọng của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
* Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo hình thức thực hiện tội phạm
Bảng 1.15: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
hình thức thực hiện tội phạm
Đồng phạm Tổng số Đều là người chưa
thành niên
Với người đã thành niên
Phạm tội riêng lẻ
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 150 bản án HSST trong đó có người chưa thành niên tham gia)
Trang 32Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo
Đồng phạm với người đã thành niên
Bảng số liệu và thống kê trên cho thấy, hình thức phạm tội đồng phạm nhiều hơn so với phạm tội riêng lẻ (54% so với 46%) Điều đáng chú ý là: Số vụ đồng phạm mà tất cả người tham gia đều là người chưa thành niên chiếm tỷ lệ đáng kể (24% so với số vụ phạm tội nói chung và gần 50% so với số vụ đồng phạm)
Ngoài ra, số thống kê cũng cho thấy, không phải tất cả các vụ phạm tội đều
do sự lôi kéo của người thành niên Trong số các vụ đồng phạm có 3 vụ mà trong
đó người chưa thành niên chứ không phải là người thành niên giữ vai trò chủ chốt
Thực trạng trên đây cho thấy phần nào mức độ nghiêm trọng của các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Thái Nguyên
* Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo động
cơ phạm tội
Nghiên cứu 132 bản án HSST với lỗi cố ý tác giả nhận thấy có một số động cơ phạm tội sau:
Bảng 1.16: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
theo động cơ phạm tội
Tổng số Vì tiền Sỹ diện, ra
oai
Ghen tuông, trả thù
Mâu thuẫn
Không có động cơ
195 bị cáo 102 bị cáo 32 bị cáo 23 bị cáo 18 bị cáo 20 bị cáo
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 150 bản án HSST trong đó có người chưa thành niên tham gia)
Trang 33Biểu đồ 1.11: Cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
theo động cơ phạm tội
Không có động cơ
Như vậy, người chưa thành niên phạm tội có động cơ phạm tội vì tiền chiếm tỉ lệ chủ yếu (52,3%) Đáng lưu ý là trong số này có rất nhiều trường hợp người chưa thành niên ăn chơi, đua đòi cần tiền nên phạm tội, một số lượng khác
do người phạm tội vướng vào một số tệ nạn xã hội như ham chơi game online, nghiện ma túy nên cần tiền, một số lượng khác do lang thang, kiếm sống và bị bạn bè rủ rê lôi kéo nên phạm tội, cá biệt còn có một vài trường hợp người chưa thành niên chuyên đi đòi nợ thuê để lấy tiền tiêu xài Điều này cũng góp phần giải thích nguyên nhân tại sao nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu lại có tỷ lệ cao nhất Do tâm lý của độ tuổi chưa thành niên thích thể hiện mình nên tỷ lệ động
cơ do sỹ diện, ra oai cũng tương đối lớn (16,4%) Tiếp đến là động cơ ghen tuông, trả thù chiếm 11,8% và động cơ do mâu thuẫn có tỷ lệ không lớn là 9,2% Ngoài ra còn có một số bị cáo phạm tội vô ý hoặc bột phát, không có động cơ
* Cơ cấu theo một số đặc điểm về nhân thân của người phạm tội
- Cơ cấu theo đặc điểm về lý lịch tư pháp
Bảng 1.17: Cơ cấu theo đặc điểm về lý lịch tư pháp
Tổng số Phạm tội lần đầu Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 150 bản án HSST trong đó có người chưa thành niên tham gia)
Trang 34Biểu đồ 1.12: Cơ cấu theo đặc điểm về lý lịch tư pháp
5.6%
94.4%
Phạm tội lần đầu
Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, số người chưa thành niên phạm tội hầu hết không phải là tái phạm, tái phạm nguy hiểm (94,4%) Nhưng điều đó không có nghĩa 94,4% là lần đầu tiên phạm tội vì việc xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với người chưa thành niên phải tuân thủ qui định: “Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính
để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm” - Khoản 6 Điều 69 Bộ luật hình
sự (BLHS)
- Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội
Bảng 1.18: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội
Trang 35Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, số người chưa thành niên phạm tội là nam giới chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối (91,3%) Điều này xuất phát do đặc điểm tâm, sinh lý của nam giới có tính tình dễ nổi nóng, muốn thể hiện sức mạnh hoặc
có tính liều lĩnh, hung bạo, đồng thời, nam giới cũng thường dễ bị ảnh hưởng bơi môi trường xấu, các tệ nạn xã hội hơn nữ giới
Tuy nhiên, tỷ lệ 8,7% nữ giới thuộc độ tuổi chưa thành niên phạm tội là tỷ
lệ cũng không nhỏ Ngoài ra, đáng chú ý là những tội phạm do nữ giới chưa thành niên thực hiện ở Thái Nguyên chủ yếu thuộc loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (10/17 người, chiếm 58,8% tổng số nữ giới chưa thành niên phạm tội)
- Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội
Bảng 1.19: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội
Tổng số Đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi Đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Biểu đồ 1.14: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội
6.5%
93.5%
Đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
Đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, số người chưa thành niên phạm tội chủ yếu thuộc độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (93,5%) Tuy nhiên, khi xem xét cũng cần chú ý quy định: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng còn người từ
đủ 16 tuổi trở lên thì chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
Trang 36- Cơ cấu theo trình độ văn hóa, nghề nghiệp của người phạm tội
Do người chưa thành niên phạm tội có phạm vi từ 14 đến dưới 18 tuổi đều trong độ tuổi đi học nhưng có thể đang học cấp 2 hoặc đang học cấp 3, vì vậy trong cơ cấu này tác giả chỉ xem xét trên các tiêu chí không đi học, đang đi học
và đã bỏ học
Bảng 1.20: Cơ cấu theo trình độ văn hóa của người phạm tội
Đã bỏ học
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, số người chưa thành niên phạm tội
đã bỏ học chiếm tỷ lệ cao nhất và cũng rất lớn (61,5%); số người chưa thành niên phạm tội đang là học sinh chiếm tỷ lệ cao thứ hai và cũng tương đối lớn (35,4%) còn số người chưa thành niên chưa từng đi học chiếm tỷ lệ không đáng
kể (3,1%) Trong số 126 người chưa thành niên phạm tội không đi học hoặc đã
bỏ học thì tác giả khảo sát tình trạng việc làm và nhận thấy số người không có việc làm chiếm đa số (65,9%), số người có lao động không có thu nhập ổn định cũng khá đáng kể (23%) còn số người có việc làm ổn định chiếm tỷ lệ thấp (11,1%), trong đó chủ yếu là làm nghề nông nghiệp Từ đó, cho thấy điều đáng
Trang 37lưu ý là việc không đi học cộng với không có việc làm rất dễ dẫn đến các tệ nạn
xã hội và tiếp theo là phạm tội
- Cơ cấu theo dân tộc của người phạm tội
Bảng 1.21: Cơ cấu theo dân tộc của người phạm tội
(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Biểu đồ 1.16: Cơ cấu theo dân tộc của người phạm tội
14%
86%
Dân tộc thiểu số Dân tộc Kinh
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, người chưa thành niên phạm tội chủ yếu là người dân tộc Kinh (86%) Tuy nhiên, số người chưa thành niên phạm tội
là người dân tộc thiểu số cũng chiếm tỷ lệ khá đáng kể (14%)
* Cơ cấu theo đặc điểm về hoàn cảnh gia đình
Độ tuổi chưa thành niên là độ tuổi mà môi trường gia đình có ảnh hưởng lớn đến hành vi của người chưa thành niên, đặc biệt những gia đình không hoàn chỉnh như bố, mẹ chết, bố mẹ ly hôn, bố mẹ có tiền án, tiền sự có thể có tác động tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách của người chưa thành niên Chính vì vậy, cần xem xét cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện theo tiêu chí gia đình hoàn chỉnh và gia đình không hoàn chỉnh:
Trang 38Bảng 1.22: Cơ cấu theo đặc điểm về hoàn cảnh gia đình
Tổng số Gia đình hoàn chỉnh Gia đình không hoàn chỉnh
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, số người chưa thành niên phạm tội
có gia đình không hoàn chỉnh chiếm tỷ lệ đáng kể (41,5%)
Ngoài ra, trong số 195 bị cáo thì có 18 người có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chiếm tỷ lệ 9,2%; số bị cáo sinh ra trong gia đình có từ 3 con trở lên là 41 người, chiếm tỷ lệ 21%
Đây là những con số đáng lưu ý trong công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Trên cơ sở nghiên cứu về các cơ cấu của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở trên, tác giả rút ra một số tính chất của tội phạm này trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014 như sau:
- Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là tội phạm nghiêm trọng và tội phạm ít nghiêm trọng Tuy nhiên, số người chưa thành niên phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự chiếm
tỷ lệ rất thấp, không đáng kể
Trang 39- Hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội là người chưa thành niên chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn dưới ba năm, trong đó tỷ lệ cho hưởng
án treo khá cao
- Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện chủ yếu là dưới hình thức đồng phạm, trong đó, tỷ lệ đồng phạm đều là người chưa thành niên chiếm tỷ lệ tương đối cao Hình thức phạm tội riêng lẻ cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn (46%) trong số các vụ án được khảo sát
- Có ba nhóm tội do người chưa thành niên thực hiện chiếm tỷ lệ cao nhất
là các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng Trong đó tội trộm cắp tài sản, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là những tội danh có tỷ lệ thực hiện cao nhất
- Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện xảy ra trên các huyện thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên khá tương đồng với tỷ lệ phát triển kinh tế của huyện
- Động cơ của người chưa thành niên phạm tội chủ yếu là vì muốn kiếm tiền ăn chơi hoặc kiếm tiền để tiêu xài thường ngày
- Người chưa thành niên phạm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người có tỷ lệ sử dụng công cụ phạm tội lớn, trong
đó đa phần là các công cụ có tính sát thương cao, được chuẩn bị từ trước
- Người phạm tội là người chưa thành niên bị xét xử có một số đặc điểm
về nhân thân đáng chú ý như: Người phạm tội có gia đình không hoàn chỉnh chiếm tỷ lệ tương đối lớn (41,5%); người phạm tội đa số là nam giới tuy nhiên tỷ
lệ nữ giới chưa thành niên phạm tội cũng không nhỏ; độ tuổi của người chưa thành niên phạm tội phổ biến là từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; đa phần số người chưa thành niên phạm tội thuộc trường hợp đã bỏ học; trong số người phạm tội không đi học và đã bỏ học thì phổ biến là ở trong tình trạng không có việc làm; người phạm tội là người dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên cũng chiếm tỷ lệ đáng
kể (14%)
Trang 401.2 Diễn biến của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014
1.2.1 Diễn biến về mức độ của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014
“Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm xét về mức
độ và về tính chất theo thời gian trong đơn vị không gian xác định ” [14, tr.120]
Để làm rõ sự thay đổi thực trạng của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện xét về mức độ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 -
2014 tác giả sử dụng các số liệu về số vụ phạm tội có người chưa thành niên tham gia và số người phạm tội là người chưa thành niên của từng năm trong giai đoạn để nghiên cứu Theo đó, tác giả chọn năm 2010 là năm gốc và so sánh với các năm tiếp theo về số vụ phạm tội có người chưa thành niên tham gia và số người phạm tội là người chưa thành niên
Dựa vào số liệu đã thu thập được ta có bảng thống kê dưới đây:
Bảng 1.23: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014