Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của Võ Quảng qua Quê nội và Tảng sáng với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công việc
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ TÂM
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA VÕ QUẢNG
(QUA QUÊ NỘI VÀ TẢNG SÁNG)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ TÂM
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA VÕ QUẢNG
(QUA QUÊ NỘI VÀ TẢNG SÁNG)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
Người hướng dẫn khoa học: TS Diêu Thị Lan Phương
Hà Nội - 2015
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử vấn đề 4
3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7 4 Phương pháp nghiên cứu 8 5 Cấu trúc luận văn 8
NỘI DUNG 9
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ SÁNG TÁC CỦA VÕ QUẢNG TRONG BỨC TRANH VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM 9
1.1 Nghệ thuật tự sự 9
1.1.1 Khái niệm 9
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của tự sự học 10
1.1.3 Những đóng góp của tự sự học trong nghiên cứu văn học 12
1.2 Khái quát về văn học thiếu nhi Việt Nam 13
1.2.1 Khái niệm văn học thiếu nhi 13
1.2.2 Các giai đoạn phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam 14
1.2.3 Đặc điểm của văn học thiếu nhi Việt Nam 18
1.3 Hành trình sáng tác của Võ Quảng 21
1.3.1 Sơ lược tiểu sử 21
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác của Võ Quảng 23
1.3.3 Vị trí của Quê nội và Tảng sáng trong đời văn Võ Quảng 26
Chương 2 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG QUÊ NỘI VÀ TẢNG SÁNG 29
2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong Quê nội và Tảng sáng 29
2.1.1 Cốt truyện trong "Quê nội" và "Tảng sáng" 33
Trang 42.1.2 Diễn biến cốt truyện trong Quê
nội và Tảng sáng 37
2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 41
2.2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngoại hình, hành động 43
2.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại 54
2.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tính cách 58
Chương 3 NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG QUÊ NỘI VÀ TẢNG SÁNG 62
3.1 Người kể chuyện trong Quê nội và Tảng sáng 62
3.1.1 Ngôi kể 64
3.1.2 Điểm nhìn trần thuật 66
3.1.3 Giọng điệu trần thuật 68
3.1.3.1 Giọng hài hước hóm hỉnh 70
3.1.3.2 Giọng trữ tình ấm áp 74
3.1.3.3 Giọng trong sáng tươi vui 80
3.2 Ngôn ngữ trần thuật 83
3.2.1 Ngôn ngữ giàu tính tạo hình 84
3.2.2 Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, phương ngữ 87
3.2.3 Ngôn ngữ giàu chất thơ 90
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tình hình nghiên cứu văn học thời gian qua có những đổi mới tích cực
Tự sự học trở thành một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của lý luận văn học đượcđông đảo các nhà khoa học trên thế giới quan tâm Nghiên cứu tự sự học không chỉ là nghiên cứu về cách thức kể chuyện sao cho hấp dẫn mà còn là nghiên cứu về cách thức xây dựng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc trong mỗi tác phẩm văn học
Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng trong nền văn học của mỗi dântộc và nhân loại Nó có vai trò to lớn trong việc làm phong phú thêm đời sống tinh thần trẻ thơ, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của các em Bên cạnh
đó, văn học thiếu nhi còn đánh thức vẻ đẹp của ước mơ, khát vọng và cả những hoài niệm trong sáng nhất của mỗi con người
Ở nước ta, do những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, cùng với nền văn học hiện đại, bộ phận văn học dành cho thiếu nhi ra đời khá muộn Tuy vậy, đội ngũ tác giả chuyên sáng tác cho thiếu nhi ngày một tăng theo thời gian Trước cóNguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Ma Văn Kháng, Tô Hoài, Phạm Hổ, Phùng Quán, Võ Quảng, Vũ Tú Nam Nay có Nguyễn Nhật Ánh, Lý Lan, Lưu Thị Lương, Nguyễn Ngọc Thuần Các tác phẩm văn học cũng dần đạt tới độ kết tinh
nghệ thuật được nhiều bạn đọc nhỏ tuổi vô cùng yêu thích như Dế Mèn phiêu
lưu kí của Tô Hoài, Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Góc sân
và khoảng trời của Trần Đăng Khoa, Kính vạn hoa của
Nguyễn Nhật Ánh
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi lựa chọn Võ Quảng cùng hai tác
phẩm Quê nội và Tảng sáng của ông để tìm hiểu là bởi:
Trang 6- Thứ nhất: Võ Quảng là nhà văn thiếu nhi có nhiều tác phẩm hay, phong phú về đề tài và thể loại Dù là thơ hay truyện, ông đều có những thành công riêng
- Thứ hai: Sáng tác của Võ Quảng luôn hướng các em thiếu nhi đến những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống Mỗi tác phẩm của ông là một món ăn tinh thần bổ ích, bồi dưỡng tâm hồn thiếu nhi vươn tới cái đẹp của lí tưởng, của tình yêu con người và tình yêu thiên nhiên
- Thứ ba: Truyện của Võ Quảng có cách tự sự hấp dẫn, độc đáo, mang
phong cách và dấu ấn riêng của nhà văn Quê nội và Tảng sáng là hai tác
phẩm ưu tú trong hành trình sáng tác văn học của Võ Quảng Nhà văn đã tạo ra được một giọng nói chân thật, hồn nhiên, có hơi thở và có sự sống làm cho cả thiếu nhi và người lớn thích thú khi đọc
Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Nghệ thuật tự
sự trong truyện thiếu nhi của Võ Quảng (qua Quê nội và Tảng sáng) với
mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công việc nghiên cứu văn học thiếu nhi nóichung, truyện Võ Quảng nói riêng
viết đề cập đến sáng tác của Võ Quảng nói chung và hai tác phẩm Quê nội và
Tảng sáng nói riêng Vì thế, ở luận văn của mình, chúng tôi chỉ điểm qua
những công trình tiêu biểu, có liên quan mật thiết đến đề tài để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu
Trang 72.1 Những nhận xét về sự nghiệp, tài năng của Võ Quảng
Trong cuốn Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới, Vân Thanh đã
dành hẳn một phần trong chương 3 của cuốn sách để biểu dương Võ Quảng như một đại diện tiêu biểu nhất lúc bấy giờ, chuyên sáng tác cho thiếu nhi cùng với Nguyễn Huy Tưởng và Tô Hoài Ở đó, tác giả đã có cái nhìn tổng lược về toàn bộ chặng đường sáng tác của Võ Quảng, từ những tác phẩm thơ đến những sáng tác văn xuôi của ông Vân Thanh nhận định về thành công trong sáng tác của Võ Quảng là do nhà văn "nắm chắc được phương hướng giáo dục của Đảng, am hiểu cuộc sống và tâm lý thiếu nhi, biết dày công lao động nghệ thuật, không bao giờ chịu bằng lòng với mình, luôn cố gắng đi tìm một cách viết độc đáo" [47, tr 160]
Ở bài viết Tác phẩm và con người Võ Quảng, Đoàn Giỏi nhấn mạnh về
tính nhân đạo, tinh thần nhân văn cao đẹp trong sáng tác của Võ Quảng Đó chính là tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên và ý thức trách nhiệm của việc giáo dục trẻ thơ bằng văn học Đoàn Giỏi đã nhận định: "Võ Quảng rất
có ý thức về tính giáo dục và tinh thần sư phạm trên từng trang văn Cách chọn từ ngữ ở mỗi câu, mỗi mẩu đối thoại đều có sự cân nhắc, nghiên cứu, chọn lọc Tác giả tỏ ra rất có trách nhiệm đối với việc giáo dục các em" [45, tr 447]
Trong bài Nhà văn Võ Quảng và vấn đề giáo dục thiếu nhi, Nguyễn Thị
Nhất khẳng định: "Dưới ngòi bút của Võ Quảng, thế giới chung quanh như bừng sáng lên, rực rỡ hơn Cỏ cây, mây trời, muông thú, cho đến những đồ vật như cái mai, cái chổi, chiếc bồ tre, cũng trở nên sống động, cũng có tâm hồn có tình cảm, có ước mơ, có suy tư, đôi khi có cả một triết lí rõ rệt về lý do tồn tại của bản thân mình" [54, tr.466]
Cuốn Võ Quảng - con người, tác phẩm do chính vợ củaVõ Quảng,
đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học là bà Phương Thảo
Trang 8biên soạn, đã tập hợp khá đầy đủ các bài viết giúp người đọc hình dung về
cuộc đời và sự nghiệp của ông
Nhà văn Inadimonia của Nga trong khi giới thiệu Quê nội năm 1978 đã
nhận định "Võ Quảng là một trong những nhà thơ, nhà văn được thiếu nhi Việt Nam yêu thích nhất" [54, tr 513]
Có thể thấy rằng, khi nhận xét về sự nghiệp văn học của Võ Quảng, các nhànghiên cứu, phê bình văn học luôn dành cho ông những lời khen ngợi Đồng thời, họ cũng đánh giá rất cao tài năng của ông qua những sáng tác dành cho nhiếu nhi trong nền văn học Việt Nam đương đại
2.2 Những nhận xét về hai tác phẩm Quê nội và Tảng sáng
Trong cuốn Tuyển tập Võ Quảng (NXB Hội nhà văn, 2008) nhà văn Võ
Gia Trị đã dành hẳn phần cuối của cuốn sách để tập hợp một số phát biểu của các nhà văn, nhà phê bình nghiên cứu xung quanh hai sáng tác này của Võ Quảng Đó là:
- Trần Thanh Địch trong bài viết Võ Quảng đánh giá: "Quê nội cũng như Tảng sáng âm thầm như một mùi hương gây mê, có sức hấp dẫn và
quyến rũ lạ lùng bạn đọc người lớn cũng như trẻ em Có là cục đá thì mới không xúc động xao xuyến với những trang tả cảnh đồng bào ta gọi nhau đi học buổitối, những trang bà Hiến học đánh vần, những trang chấm phá hình dáng về cây sung qua buổi chiều vàng và bao nhiêu chi tiết ngắn dài qua từng chương sách" [54, tr 489-493]
- Vũ Tú Nam trong bài Tài năng miêu tả của Võ Quảng nhận định: "Võ Quảng nặng tình nghĩa với "Quê nội" đã giúp nhà văn mô tả thiên nhiên và
con người không phải chỉ bằng chữ nghĩa mà bằng cả trái tim, bằng kỉ niệm bồi hồi và nỗi nhớ Nhịp điệu và âm sắc trong thơ văn Võ Quảng là tiếng vang trong trẻo của tâm hồn vừa đầm ấm vừa đôn hậu, vừa ngộ nghĩnh vui tươi, rất
Trang 9gần với bạn đọc thiếu nhi" [54, tr 459] Đi sâu hơn vào thế giới nghệ thuật, nhà văn còn nhận xét văn miêu tả của Võ Quảng gọn, động, rất gần với thơ
- Vương Trí Nhàn trong bài Chất hài hước trong sáng tác văn xuôi của
Võ Quảng nhận xét: "Chất hài trong Quê nội và Tảng sáng gắn liền với hai
nhân vật chính trong tập sách là Cục và Cù Lao và tập thể các bạn nhỏ tuổi ở
Hòa Phước" và "chúng ta cần rất nhiều tác phẩm văn học biết cười như Quê
nội và Tảng sáng" [54, tr 480-482]
Trong lời nói đầu bản dịch Quê nội sang tiếp Pháp, nhà văn Alice Kahn
khẳng định: "Đây là một loại Tom Sawyer của Việt Nam", "Cục và Cù Lao đãđưa lại cho người Pháp sự hiểu biết nhiều hơn về một nước Việt Nam hầu như còn hoàn toàn xa lạ" [54, tr 511]
Tính đến nay đã có khá nhiều bài viết về Võ Quảng cũng như những
nhận xét về hai tác phẩm Quê nội và Tảng sáng Tuy nhiên, theo tìm hiểu của
chúng tôi, chưa có một công trình nào nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của ông Trên cơ sở tiếp nhận các ý kiến đánh giá của những học giả đi trước, chúng tôi coi đây là những gợi ý bổ ích trong quá trình nghiên cứu luận văn này
3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trang 103.2 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của
Võ Quảng ở các khía cạnh cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ
và giọng điệu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Sáng tác của Võ Quảng khá phong phú với nhiều thể loại (truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, truyện đồng thoại) Với mục đích và khuôn khổ của đề tài, luận
văn tập trung chủ yếu vào khảo sát hai tác phẩm Quê nội và Tảng sáng in trong
"Tuyển tập Võ Quảng" (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2008)
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
- Phương pháp tự sự học
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội
Kết hợp với đó là các thao tác so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp
để đạt được kết quả nghiên cứu tốt nhất
5 Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn chia thành 3 chương:
- Chương 1: Khái quát về nghệ thuật tự sự và sáng tác của Võ Quảng trong bức tranh văn học thiếu nhi Việt Nam
- Chương 2: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong
"Quê nội" và "Tảng sáng"
- Chương 3: Người kể chuyện và ngôn ngữ trần thuật trong "Quê nội"
và "Tảng sáng"
Trang 11NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ SÁNG TÁC CỦA VÕ QUẢNG TRONG BỨC TRANH VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM 1.1 Nghệ thuật tự sự
1.1.1 Khái niệm
Tên gọi Tự sự học - Narratology/ Narratologie do nhà nghiên cứu Pháp
gốc Bungari T.Todorov đề xuất năm 1969 trong sách Ngữ pháp "Câu chuyện
mười ngày" Kể từ đó, lí luận tự sự đã trở thành một vấn đề chủ yếu của
nghiên cứu văn học
J.H.Miller, nhà giải cấu trúc Mĩ (1993) cho rằng: "Tự sự là cách để ta đưa các sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng có một ý nghĩa Tự sự
là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố" [44, tr.12] Còn Jonathan Culler (1998)lại nhận định: "Tự sự là phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật" [44, tr.12] Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những cách hiểu khác nhau về tự sự Đặng Anh Đào cho rằng: "Tự sự là một khái niệm rất rộng và
có thể xét ở hai bình diện Bình diện thứ nhất: Tự sự như sự đồng nghĩa với
"câu chuyện kể" đối lập với miêu tả Bình diện thứ hai: Tự sự được xem xét theo hành động kể chuyện" [44, tr.170] Trần Đình Sử thì khẳng định: "Tự sự
là hệ thống những sự kiện, cách thức tổ chức sự kiện, các mô típ truyện, sự phân loại các mô típ, diễn ngôn, lời kể với những người kể, điểm nhìn, thời, thức"
[44, tr.8] Theo Từ điển thuật ngữ văn học: "Tự sự là một phương thức tái
hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó Tác phẩm tự sự phản ánhhiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, quacác sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện, gắn với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ, nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình,
Trang 12kịch" [15, tr 317] Tựu chung lại, nộidung của nghệ thuật tự sự là nghiên cứu
cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của tự sự học
Tự sự học đã có từ thời Platon, Aristote Giai đoạn đó người ta chia tự
sự làm hai loại là: tự sự lịch sử và tự sự nghệ thuật Đến thế kỉ V người ta phân biệt: tự sự mô phỏng (không có sự can dự của người kể, như kịch), tự sự giải thích (có kèm phân tích, bình luận) và tự sự hỗn hợp (như sử thi)
Tự sự học hiện đại manh nha từ cuối thế kỉ trước Cho đến nay tự sự học có thể chia thành ba thời kì:
+ Tự sự học trước cấu trúc chủ nghĩa: nghiên cứu các thành phần, chức
năng của tự sự Các học giả tập trung vào nghiên cứu các yếu tố và đơn vị của tự
sự như cốt truyện, nhân vật, ngôn từ trần thuật, điểm nhìn chia truyện thành hai lớp là chất liệu và hình thức, mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, ngôn ngữ trần thuật và tính đối thoại của nó Có thể kể đến các công trình của Percy Lubbock và K.Friedemann nghiên cứu các vấn đề điểm nhìn, dòng ý thức (1921) B.Tomasepxki nghiên cứu các yếu tố và đơn vị của tự sự (1925),
V.Propp nghiên cứu cấu trúc và chức năng tự sự của truyện cổ tích (1928)
+ Tự sự học cấu trúc chủ nghĩa: đi tìm mô hình cho hình thức tự sự, mở đầu với công trình Dẫn luận phân tích tác phẩm tự sự của R.Barthes năm
1968 Todorov có Ngữ pháp "Câu chuyện mười ngày", tiếp theo là nghiên
cứu cấu trúc thần thoại của Claude Levi-Strauss và mô hình hành vi ngôn ngữ của Roman Jakobson Đặc điểm của lí thuyết tự sự cấu trúc chủ nghĩa là nghiên cứu bản chất ngôn ngữ, bản chất ngữ pháp của tự sự, lấy ngôn ngữ học làm hình mẫu, xem tự sự học là sự mở rộng của cú pháp học, còn trữ tình là
sự mở rộng của ẩn dụ Các học giả đã góp phần làm sáng tỏ bản chất biểu đạt vàgiao tiếp của tự sự Todorov xem nhân vật như danh từ, tình tiết là động từ A.J.Greimas vận dụng sự đối lập trục liên kết và trục lựa chọn để nghiên cứu
Trang 13cấu trúc tự sự G.Genette tuyên bố
"mỗi câu chuyện là sự mở rộng của một
câu - chủ yếu là vị ngữ động từ" [44, tr.14] và được R.Barthes tán thành quan điểm đó
+ Tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa: gắn liền với kí hiệu học, nghiên
cứu các phương thức biểu đạt ý nghĩa khác nhau, lấy văn bản làm cơ sở Ở đây, hình thức tự sự là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm Tư tưởng này gắn với việc phân tích ý thức hệ của M Bakhtin Các tác giả như
Iu.Lotman, B.Uspenski cũng theo hướng này Pierre Macherey, nhà mácxít Pháp cho rằng "bất cứ sự đồng nhất nào giữa phê bình văn học với ngôn ngữ học đều thất bại bởi nó bỏ qua vai trò tác động của hình thái ý thức" [44, tr.15]; còn Iu.Lotman cho rằng "thông tin ngôn ngữ là thông tin phi văn bản" [44, tr.15], mà điểm xuất phát của văn bản lại chính là chỗ khiến nó trở thành văn bản Nếu văn bản trở về với ý nghĩa của ngôn ngữ học thì có nghĩa là sự sụp
đổ của văn hóa Như thế lí thuyết tự sự phải gắn với chức năng nhận thức và giaotiếp
Tổng quan quá trình phát triển của lí thuyết tự sự, nhà lí luận tự sự Mĩ Gerald Prince chia làm ba nhóm theo ba loại hình
+ Nhóm một là những nhà tự sự học chịu ảnh hưởng của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga như V.Propp Trong số này, Greimas làm nổi bật lôgic tự
sự, Todorov, Barthes, Remak, Norman Friedman, Northrop Frye, Etienne Souriau thì lại chú ý tới cấu trúc của câu chuyện được kể, chức năng của biến cố
và quy luật tổ hợp, lôgic phát triển và loại hình cốt truyện
+ Nhóm thứ hai thu hút nhiều nhà nghiên cứu nhất như Dolezel, Micke Bal, G.Genette đã xem nguồn gốc của tự sự là dùng ngôn ngữ nói hay viết mà biểu đạt, cho nên vai trò của người trần thuật được coi là quan trọng nhất Họ chú ý tới lớp ngôn từ của người trần thuật với các yếu tố cơ bản như điểm nhìn, giọng điệu
Trang 14+ Nhóm thứ ba đại diện là Gerald Prince và Seymour Chatman Họ coi trọng phương pháp nghiên cứu tổng thể hay dung hợp J.Culler cũng thuộc phái này Ông coi trọng cả cấu trúc sự kiện lẫn cấu trúc lời văn
Tóm lại, mỗi giai đoạn ta nhận thấy sự thay đổi về hệ hình lí thuyết cũng như các phương pháp nghiên cứu tự sự Giai đoạn đầu tập trung nghiên cứu cấu trúc của truyện, mối quan hệ của các sự kiện tạo nên truyện Giai đoạn thứ hai chủ yếu nghiên cứu diễn ngôn tự sự Và giai đoạn thứ ba, mô hình tự sự học lại hướng đến nghiên cứu liên ngành với các lĩnh vực khác có liên quan
1.1.3 Những đóng góp của tự sự học trong nghiên cứu văn học
+ Lí thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên cho người ta thấy sự phức tạp của cấu trúc tự sự Tác giả là người ghi lại lời kể chứ không phải một người kể Người trần thuật là kẻ được sáng tạo ra để mang lời kể Hành vi trần thuật tạo ra sản phẩm là văn bản tự sự Ngôi kể là yếu tố tạo thành tiếng nói, giọng điệu
+ Lí thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên làm cho người trần thuật vô hình được chú ý phân tích
+ Lí thuyết tự sự học cũng chỉ ra kết cấu của các tầng bậc trần thuật Người trần thuật càng cao thì càng xuất hiện sau và nhiệm vụ của nó là giới thiệu người trần thuật bậc thấp Phân biệt trần thuật chính, trần thuật phụ, siêu tự
sự để gia tăng khả năng hư cấu cho tiểu thuyết Tự sự càng phát triển thì siêu tự
sự cũng càng phát triển theo, xuất hiện các kiểu người trần thuật khác nhau
+ Lí thuyết tự sự cho thấy rõ sự biến dạng thời gian bằng các biện pháp rút gọn, tỉnh lược, cảnh, kéo dài, dừng lại, lặp lại và các hình thức đổi thay tính liên tục của sự kiện giúp chỉ ra cơ chế nghệ thuật của tự sự
12
Trang 15+ Lí thuyết tự sự đã nêu ra vấn đề góc nhìn với điểm nhìn, tiêu cự trần thuật với mô hình trần thuật
+ Lí thuyết tự sự học hiện đại đã nghiên cứu sâu về hành vi ngôn ngữ tự
sự và các hình thức của nó làm cho tự học gắn chặt với phong cách học tiểu thuyết
+ Tự sự học hiện đại cũng tiếp tục nghiên cứu cấu trúc của tình tiết, đơn vị cơ bản của tự sự, các kiểu tổ hợp tình tiết, loại hình hóa cốt truyện
Nghiên cứ tự sự học có một ý nghĩa văn hóa rất rộng lớn.Tự sự học giúp hiểu rõ mọi hình thức tự sự, nghệ thuật và phi nghệ thuật Nó mở ra khả năng nghiên cứu truyền thống văn hóa trong mỗi nền văn học từ đó cho ta nhìn lại các vấn đề văn học sử dân tộc một cách sâu sắc Văn học Việt Nam ngày càng nhiều những bài viết nghiên cứu dưới góc độ tự sự học đã chứng tỏ vai trò,
ý nghĩa lớn lao của tự sự học trong nghiên cứu văn học
1.2 Khái quát về văn học thiếu nhi Việt Nam
1.2.1 Khái niệm văn học thiếu nhi
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, văn học thiếu nhi theo
nghĩa hẹp gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã
đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi
Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam quan niệm về văn học thiếu nhi
tường tận hơn, chi tiết hơn Khái niệm văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều góc độ: chủ thể sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối
tượng tiếp nhận Cụ thể:
- Mọi tác phẩm được nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và đôi khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, một đồ
Trang 16vật, một cái cây Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em
mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi
- Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc Bởi vì các em đã tìm thấy trong đó cách nghĩ, cách cảm cùng những hành động gần gũi với cách nghĩ cách cảm và cách hành động của chính các em, hơn thế, các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích trong quá trình hoàn thiện tính cách của mình [50; tr 23]
Như vậy, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâm hoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là con người, hoặc là thế giới tự nhiên nhưng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc với vốn trải nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác dụng hoàn thiện đạo đức, tâm hồn cho trẻ
1.2.2 Các giai đoạn phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam
1.2.2.1 Trước cách mạng tháng Tám
"Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam đã có sách viết cho thiếu nhi nhưng hiện tượng đó chưa đủ để khẳng định có một nền văn học cho thiếu nhi" (Vân Thanh) Dưới chế độ phong kiến, những sáng tác văn học cho trẻ em chưa xuất hiện Sang những năm đầu của thế kỉ XX, văn học cho thiếu nhi chủ yếu có được từ 3 nguồn: truyện dịch của các nhà văn Pháp như
La Fontaine, Perault; các sáng tác lãng mạn của nhóm Tự lực văn đoàn và sáng táccủa các nhà văn hiện thực phê phán Trong đó, các loại sách như Hoa hồng, Hoamai, Hoa xuân của nhóm Tự lực văn đoàn chỉ quan tâm phản ánh sinh hoạt của
trẻ em thành thị Các tác phẩm như Từ ngày mẹ chết, Bài học quét nhà, Một
đám cưới, Bảy bông lúa lép của Nam Cao, Bữa no đòn của Nguyễn Công Hoan, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng lại hướng đến nỗi bất hạnh của trẻ em
nghèo Chú ý khai thác số phận trẻ thơ với những bi
Trang 17kịch nhân sinh sâu sắc, các nhà văn hiện thực đã để lại trên trang viết những
cuộc đời thiếu thốn vật chất, trống vắng tinh thần và rất nặng gánh về tâm hồn Trong thời kì này đã xuất hiện một số truyện đồng thoại của Tô Hoài
Trong các tác phẩm như: Đám cưới chuột, Võ sĩ Bọ Ngựa, Dế Mèn phiêu lưu
kí, tác giả đã mượn hình thức đồng thoại, mượn hình tượng con vật để chuyển
tải những vấn đề mang tính xã hội Nhìn chung, trước cách mạng tháng Tám chưa thực sự có phong trào sáng tác cho trẻ em nhưng những tác phẩm của giai đoạn này đã đặt những nền móng đầu tiên cho văn học thiếu nhi nước nhà
1.2.2.2 Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước đã quan tâm để phát triển văn học thiếu nhi Dưới chế độ mới, những thành tựu đầu
tiên của văn học thiếu nhi đã được tạo lập Thiếu sinh - tiền thân của báo
Thiếu niên tiền phong, ra số đầu tiên vào 1946 Từ đây, các em đã có tờ báo
dành riêng cho mình Tiếp đó là sự ra đời của tờ Thiếu niên, Tuổi trẻ, Xung
phong, Măng non và đặc biệt là sách Kim Đồng, một loại sách mà nhà xuất bản
Văn nghệ đã in riêng cho thiếu nhi Đó là những vốn quý ban đầu của nền văn học thiếu nhi non trẻ Nhìn chung, số lượng tác phẩm văn học thời này còn ít ỏi,nội dung đơn giản, chủ yếu là nêu những tấm gương thiếu nhi dũng cảm trong kháng chiến và tố cáo tội ác kẻ thù còn hình thức thì thô sơ Có thể kể tên một
số tác phẩm tiêu biểu như: Chiến sĩ canô của Nguyễn Huy Tưởng,
Hoa Sơn của Tô Hoài, Dưới chân cầu Mây của Nguyên Hồng
1.2.2.3 Giai đoạn miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1955 - 1964)
Những năm tháng hòa bình trên miền Bắc đã tạo điều kiện cho văn học thiếu nhi phát triển Ngày 17 tháng 6 năm 1957, nhà xuất bản Kim Đồng được thành lập Đây là bước ngoặt lớn của văn học thiếu nhi nước nhà Sự ra đời của nhà xuất bản Kim Đồng là chỗ dựa tinh thần cho đội ngũ sáng tác Từ
Trang 18đây, đã xuất hiện những tác phẩm
văn học có giá trị như: Đất rừng phương
Nam của Đoàn Giỏi, Hai làng Tà Pình và Động Hía của Bắc Thôn, Em bé bên
bờ sông Lai Vu của Vũ Cao, Cái Thăng của Võ Quảng, Vừ A Dính của Tô
Hoài Đội ngũ sáng tác lẫn số lượng tác phẩm viết cho các em cũng đông đảo hơn,
phong phú hơn Bên cạnh đề tài kháng chiến, đề tài lịch sử (Lá cờ thêu sáu
chữ vàng - Nguyễn Huy Tưởng, Sóng gió Bạch Đằng - An Cương, Quận He khởi nghĩa - Hà Ân,) các tác giả còn khai thác đề tài sinh hoạt, lao động, học tập
(Ngày công đầu tiên của cu Tí - Bùi Hiển, Những mẩu chuyện về bé Ly - Bùi Minh Quốc, Đàn chim gáy - Tô Hoài) Trong thời kì này, đội ngũ nhà thơ viết
cho các em rất hùng hậu, đặc biệt là Võ Quảng và Phạm Hổ Nhìn chung, thời
kì này, văn học thiếu nhi Việt Nam đã phát triển khá toàn diện và phong phú Vào năm 1961, tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi lần đầu xuất bản Đó là tín hiệu mừng, báo hiệu sự khởi sắc của văn học thiếu nhi nước nhà
1.2.2.4 Giai đoạn thời kì kháng chiến chống Mỹ (1965 - 1975)
Văn học thiếu nhi Việt Nam giai đoạn này phát triển mạnh với nhiều cây bút tài năng và nhiều tác phẩm giá trị Đề tài kháng chiến chống Pháp tiếp tục
được khai thác với Đội du kích thiếu niên Đình Bảng của Xuân Sách, Quê nội của Võ Quảng, Kim Đồng của Tô Hoài Đề tài kháng chiến chống Mỹ được quan tâm phản ánh trong nhiều tác phẩm như: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chú bé Cả Xên (Minh Khoa), Em bé sông Yên (Vũ Cận)
Những nhà văn như Hà Ân, Lê Vân, Nguyễn Hiền tiếp tục theo đuổi đề tài lịch sử
Một số nhân vật và sự kiện lịch sử đã xuất hiện trong Bên bờ Thiên Mạc,
Trăng nước Chương Dương, Sát thát Trở thành cảm hứng cho rất nhiều sáng
tác chính là cuộc sống sinh hoạt của trẻ em trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa
Chú bé sợ toán của Hải Hồ, Mái trường thân yêu của Lê Khắc Hoan, Những tia nắng đầu tiên của Lê Phương Liên, Tập đoàn san hô của
Trang 19Phan Thị Thanh Tú là những tác phẩm đáng chú ý về mảng đề tài này
Ngoài ra, còn có những tác phẩm tiêu biểu về mảng đề tài về nông thôn như:
Cơn bão số bốn (Nguyễn Quỳnh), Những cô tiên áo nâu (Hoàng Anh
Đường), Kể chuyện nông thôn (Nguyễn Kiên) Nhận định về thành tựu của
mảng đề tài nông thôn trong 10 năm kháng chiến chống Mỹ, Lã Thị Bắc Lý viết: "Có lẽ đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của mảng đề tài này vì ở giai đoạn sau, khi nông thôn chuyển sang thời kì phát triển mới thì mảng đề tài này cũng không phát triển" Một đặc điểm đáng chú ý của văn học thiếu nhi thời này đó là sự phát triển mạnh mẽ của loại truyện về người thật việc thật
của con người mới, thời đại mới Đó là hồi ký Lớn lên nhờ cách mạng của Phùng Thế Tài, tự truyện Những năm tháng không quên của Nguyễn Ngọc
Ký, truyện Hoa Xuân Tứ của Quang Huy Ngoài ra, thể đồng thoại và thơ cho
thiếu nhi cũng tiếp tục phát triển Đây là thời kì phát triển rực rỡ nhất của mảngsách khoa học và đặc biệt là "những tiếng chim hoạ mi vút bay từ trong lửa đạn" qua hiện tượng trẻ em làm thơ như Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu
Nhân, Trần Đăng Khoa
1.2.2.5 Giai đoạn sau 1975
Sau 1975 có tình trạng văn học thiếu nhi chưa được đánh giá đúng mức Dư luận còn hờ hững với bộ phận văn học này Nhiều người cho rằng viết cho thiếu nhi là viết tay trái, lấy ngắn nuôi dài, lấy ngoài nuôi trong, lấy nhi đồng nuôi người lớn "Tình hình trên khiến cho những người viết cho thiếu nhi cảm thấy cô đơn như đi trong ngõ vắng" Mười năm đầu sau chiến tranh, văn học thiếu nhi đang trong giai đoạn "trăn trở, tìm tòi" Nhưng kể từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, văn học thiếu nhi đã có nhiều khởi sắc Đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo Bên cạnh những cây bút cũ như Tô Hoài, Phạm Hổ đã xuất hiện nhiều cây bút trẻ, thậm chí rất trẻ về tuổi đời và tuổi nghề
Đó là Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc,
Trang 20Dương Thuấn, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Thị Châu
Giang, Hoàng Dạ Thi với những tác phẩm tiêu biểu như: Cho tôi xin một vé đi
tuổi thơ, Tôi là Bêtô, Đảo mộng mơ (Nguyễn Nhật Ánh), Bây giờ bạn ở đâu
(Trần Thiên Hương), Hương sữa đầu mùa (Lê Cảnh Nhạc), Dắt mùa thu vào
phố (Nguyễn Hoàng Sơn), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng, Giăng giăng tơ nhện (Nguyễn Ngọc Thuần), Con chuồn chuồn đẹp nhất
(Cao Xuân Sơn) Thời kì này, thể loại tự truyện rất phát triển với những tác phẩm
giá trị như: Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán),
Dòng sông thơ ấu (Nguyễn Quang Sáng), Miền xanh thẳm (Trần Hoài
Dương) Chính sách "cởi trói" của đại hội Đảng tạo điều kiện cho các tác giả mở rộng hệ thống đề tài Các sáng tác thời này không chỉ quan tâm đến những đề tài
truyền thống mà còn hướng đến đề tài miền núi (Chú bé thổi kèn - Quách Liêu,
Đường về với Mẹ Chữ - Vi Hồng, Đồi sói hú - Nguyễn Quỳnh), đề tài về
sinh hoạt, tâm lí thường nhật của trẻ (Kính vạn hoa - Nguyễn Nhật Ánh) Văn học
thiếu nhi sau 75 cũng có nhiều đổi mới về cách khám phá hiện thực cũng như quan niệm nghệ thuật về con người Các tác giả tiếp cận cuộc sống với cái nhìn
đa chiều và nhìn nhận con người với tư cách là một chỉnh thể phức tạp về tâm lí
và tính cách Đây là một đặc điểm mới của văn học thiếu nhi sau đổi mới
1.2.3 Đặc điểm của văn học thiếu nhi Việt Nam
Văn học thiếu nhi Việt Nam có sự đóng góp tâm lực của rất nhiều thế
hệ nhà văn, trong đó có cả những cây bút nhí Từ sự đa dạng của chủ thể sáng tác, văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển với sự phong phú về đề tài, thể loại và phong cách nghệ thuật Sự đa dạng và phong phú đó đồng hành cùng văn học thiếu nhi từ văn học dân gian đến văn học viết Nói đến văn học dân gian là nói đến sự phong phú của hệ thống thể loại tự sự và hệ thống thể loại trữ tình với những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn, truyền thuyết, thần thoại, truyện
Trang 21cười; với những bài đồng dao, những câu hát ru, những bài vè, câu đố Văn
học viết chứng kiến sự góp mặt của thơ trữ tình, truyện thơ, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, tự truyện Trong số đó, truyện thơ với tư cách là những tác phẩm tự sự bằng thơ trở thành thể loại mang tính trung gian, lưỡng hợp Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình là một lợi thế của truyện thơ trong vệc phản ánh hiện thực và biểu đạt xúc cảm "Bằng hình thức kể có cốt truyện, nhà thơ có điều kiện đi sâu vào những tình tiết, những sự kiện, những khía cạnh khác nhau của một xung đột xã hội, do đó truyện thơ có khả năng phản
ánh những mặt phong phú của đời sống xã hội" (Hà Minh Đức) Phù Đổng
Thiên Vương của Huy Cận, Chuyện em bé cười ra đồng tiền của Tế Hanh, Ông Trạng thả diều của Nguyễn Bùi Vợi, Chuyện chú Rùa biết bay của
Nguyễn Hoàng Sơn là những tác phẩm đã phát huy tốt khả năng "cố kết" thể loại
Cùng với thời gian, phạm vi hiện thực phản ánh trong văn học thiếu nhi càng được mở rộng Bên cạnh những đề tài truyền thống như đề tài lịch sử, kháng chiến, đề tài về những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc văn học thiếu nhi tìm đến với những đề tài mới gắn liền với cuộc sống mới, con người mới Các nhà văn chú ý khai thác trẻ em trong nhiều mối quan hệ: gia đình,nhà trường, đất nước Những xúc cảm đầu đời của trẻ, những mặt trái của cuộc sống mới cũng đi vào văn học thiếu nhi Điều đó thể hiện rất rõ trong những
sáng tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như: Kính vạn hoa, Chuyện xứ
Langbiang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ Ngay cả thơ - một
thể loại trữ tình vốn dĩ chỉ chuyên chở những xúc cảm thi vị, bay bổng cũng trở thành nơi chất chứa những nỗi buồn của trẻ thơ trước bi kịch
gia đình Tuổi thơ - cánh diều của Trần Hồng là một ví dụ:
"Cho em bay với diều ơi!
Bố em bỏ mẹ em rồi còn đâu!
Trang 22Lớp chín, càng chín nỗi đau Bữa cơm nhai đắng ngọn rau mẹ trồng Nỗi thương, nỗi nhớ bềnh bồng Diều như con mắt mẹ trông, mẹ chờ
Gió đừng làm đứt dây tơ Cho em sống trọn tuổi thơ - cánh diều"
Đứng trước hệ thống đề tài trên, các tác giả bằng tài năng của mình đã tạo
ra sự mới mẻ cho tác phẩm Phong cách nghệ thuật của người sáng tác góp phần làm nên sự phong phú về sắc thái biểu đạt Chúng ta dễ dàng nhận diện ra đâu làthơ của Võ Quảng, Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn, Cao Xuân Sơn; đâu là truyện của Tô Hoài, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần, Quế Hương Vì vậy, dù văn học thiếu nhi có khai thác những vùng thẩm mĩ quen thuộc thì mỗi một tác phẩm vẫn có sức hút, có khả năng "mời gọi" riêng của mình
Dù vận động với tính chất phong phú, đa sắc màu như vậy nhưng văn học thiếu nhi Việt Nam cũng rất thống nhất về tư tưởng, phương pháp sáng tác Chức năng giáo dục của văn học thiếu nhi luôn được các tác giả đặt lên hàng đầu Tô Hoài khẳng định: "Nội dung một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người Nói thì thừa, cần nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy" Tuy nhiên, các nhà văn không muốn mình là người thuyết giáo, đưa ra những bài học giáo huấn khô khan, cứng nhắc cho các em Nghệ thuật giáo dục
là điều được các tác giả quan tâm thực hiện thường xuyên Các tác giả, dù là trẻ
em hay nhà văn lớn tuổi, họ đều "nhìn con người, nhìn cuộc đời bụi bặm của chúng ta bằng con mắt trong veo và ngơ ngác của con trẻ " Vì thế, các tác phẩm của họ đã trở thành những thế giới nghệ thuật non trẻ, tinh khôi, ngộ
20
Trang 23nghĩnh, đáng yêu Điều đó đúng với tinh thần mà tác giả Quang Huy đã phát
biểu: "Thơ cho thiếu nhi bao giờ cũng phải vui tươi, ngộ nghĩnh Đằng sau những câu phải giấu những nụ cười Các em không phải là những ông cụ non, không chấp nhận những bài thơ khô khan, nghiêm nghị quá mức Mỗi bài thơ không thể là lời giáo huấn sống sượng và lột bỏ hết mọi say đắm, hồn nhiên dí dỏm của đời sống tuổi nhỏ" Với tâm huyết dành cho thiếu nhi, các tác giả đã tạo ra những sáng tác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, sự giản dị trong sáng và giàu tính nhạc của ngôn từ, sự có mặt của yếu tố hài hước đó là biểu hiện của sự thấu hiểu đối tượng tiếp nhận của
Trang 24đồng bằng Giao thông trên bến dưới thuyền rất tấp nập Ở đây còn có hát hò
khoan, hò giã gạ, hò đạp nước, hát bài chòi Những vẻ đẹp cả về tự nhiên và tài sản văn hóa của vùng quê ấy đã sớm thấm đượm trong tâm hồn Võ Quảng từ thuở ấu thơ Một điều rất thú vị là cảnh vật và con người quê hương hiện lên trong trang viết của Võ Quảng với những hình ảnh mang nét đặc trưng riêng không lẫn với bất cứ vùng quê nào khác Nó như được viết lên bằng tất cả niềmxúc động của nhà văn
Những trang viết về cảnh vật và con người Quảng Nam của Võ Quảng giúp bạn đọc khám phá, phát hiện ra vẻ đẹp chung quanh mình, cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của cuộc sống phong phú Quê hương dưới ngòi bút của ông như bừng sáng rực rỡ hơn, từ cỏ cây hoa lá đến chim muông Tất cả đều trở nên sống động, có tâm hồn, tình cảm, có ước mơ, có suy tư và đôi khi có cả một triết lý về cuộc sống Qua những trang văn, ta cảm nhận được hình bóng của một miền quê và tình yêu quê hương rất sâu sắc trong con người Võ Quảng
Võ Quảng gia nhập tổ chức Thanh niên Dân Chủ Đến năm 17 tuổi Võ Quảng tham gia cách mạng và bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ Từ nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm một thời học sinh sôi nổi, khao khát đổi thay của ông Sau khi trải qua các nhà lao ở Huế, Hội An, Vĩnh Điện với điều kiện giam cầm tàn khốc, VõQuảng bị đưa về quản thúc vô thời hạn tại Hội An, sau đó ở quê nhà, cấm mọi liên hệ với người ngoài Thời gian này Võ Quảng đọc rất nhiều sách từ
Trang 25văn học, triết học đến lịch sử Tất cả vốn đọc và sự từng trải ở tuổi 20 của ông
kết tinh vào văn thơ như một phản quang cuộc đời với bản lề là Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Sau Cách mạng, Võ Quảng được cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng, rồi được cử vào chức Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ Từ năm 1947-1954, ông giữ chức Hội thẩm chính trị tòa án quân sự miền Nam Việt Nam Thời gian này ông đã có những sáng tác dành cho thiếu nhi Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, Võ Quảng tập kết ra bắc Cũng từ đó ông từ chối con đường hoạt động chính trị đầy thuận lợi và triển vọng đối với mình để đi theo nghề viết văn,sáng tác những tác phẩm hồn nhiên, trong sáng cho thiếu nhi Năm 1965 ông trởthành Hội viên hội nhà văn Việt Nam rồi được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi - Hội nhà văn Việt Nam
Mấy chục năm cầm bút, sáng tác của Võ Quảng chủ yếu tập trung viết cho thiếu nhi Với những gì đã cống hiến, Võ Quảng xứng đáng được nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập, Huân chương kháng chiến chống Pháp và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (2007) cùng nhiều huy chương, giải thưởng của các tổ chức, đoàn thể khác trong và ngoài nước
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác của Võ Quảng
Võ Quảng vừa làm thơ, sáng tác truyện và vừa viết tiểu luận, phê bình xung quanh sáng tác về thiếu nhi nên mỗi tác phẩm của ông đều có một sự hài hòa nhất định Ông quan niệm: "Thơ văn cho thiếu nhi không nhằm mục đích nào khác là giáo dục, uốn nắn các em trở thành những công dân tốt Một sáng tác cho thiếu nhi luôn phải mang tính chất nghệ thuật" Từ quan niệm ấy, ngòi bút của Võ Quảng đã tạo được một bản lĩnh, một cá tính riêng, có lúc gọn ghẽ súc tích, có lúc hồn nhiên tươi vui, đi vào lòng người
1.3.2.1 Thơ
Trang 26Tập thơ đầu tiên của Võ Quảng xuất bản là tập Gà mái hoa (1957) Mỗi
trang thơ như một chân dung sinh động về những con vật bé nhỏ Một cô Gà Mái lần đầu tiên tìm ổ Cô ta tự nhiên rối rít hẳn lên:
Cái đầu nó nghếch nghếch Cái cổ nó thon thót Nó kêu: tót, tót, tót!
Chủ đề Gà Mái Hoa còn nói lên cái vui của tất cả bạn bè, của vịt, của ngỗng, của gà trống thành thật cùng chia sẻ niềm vui với Mái Hoa khi thấy cô ta
đẻ ra một quả trứng
Sau đó, ông tiếp tục có những tập thơ khác như: Thấy cái hoa nở
(1962), Nắng sớm (1965), Anh đom đóm (1970), Măng tre (1971), Én hát và đu quay (1972), Qủa đỏ (1980), Anh nắng sớm (1993)
Thơ Võ Quảng đem đến cho các em những rung động nhẹ nhàng và tinh tế trước cảnh vật quen thuộc xung quanh Đọc thơ ông, các em sẽ có cảm giác như được dạo chơi trong một công viên kì thú Ở đó có biết bao loài chim, loài cỏ thơm, có cả mầm non, những giọt sương sớm, những ánh nắng ban mai, những chú gió tinh nghịch Thiên nhiên rộn ràng âm thanh, sặc sỡ sắc màu, vui mắt, vui tai những cũng thật thơ mộng và óng ả Qua thế giới sinh động, tươi tắn của cỏ cây, hoa lá và những con vật bé nhỏ, ông dạy các em lòng thương yêu thiên nhiên, sự bừng tỉnh của những mần non chồi biếc để từ
đó hướng tới một mục tiêu rộng hơn, lòng yêu điều thiện, yêu cái đẹp Thơ Võ Quảng rất giàu nhạc điệu Chính nhạc điệu đó làm cho người đọc dễ cảm xúc, nhờ đó phát huy được chủ đề tư tưởng Cũng nhờ nhạc điệu đó mà các em có thể vừa hát, vừa vui chơi, vừa nhảy múa với thơ của ông
Những bức tranh thơ của Võ Quảng luôn toát lên vẻ đẹp của cuộc sống
đa dạng, phong phú với nhiều mảng màu, hình khối và đường nét Người đọc được tận hưởng hương thơm, được lắng nghe tiếng chim ca, được nhìn ngắm
Trang 27những con người lao động rắn rỏi qua những cách mà Võ Quảng vẽ nên bức
tranh ấy để ta lại càng thêm yêu đời, yêu cuộc sống
1.3.2.2 Truyện
Khác với thơ, truyện Võ Quảng viết cho nhiều lứa tuổi Với lứa tuổi
nhỏ ông viết đồng thoại như: Cái Mai (1967), Những chiếc áo ấm (1970), Bài
học tốt (1975) trong đó có những truyện tiêu biểu như: Chuyến đi thứ hai,
Hòn đá, Mèo tắm, Trăng thức, Mắt giếc đỏ hoe, Trai và ốc gai, Đò ngang
Những mẩu đồng thoại nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng lại đủ sức tạo nên một thế giới nghệ thuật sinh động làm cho các em yêu mến hơn các loài động vật và cả những đồ vật gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, làm thức dậy trong các em một thế giới tưởng tượng phong phú cùng với ý thức tò mò muốn tìm hiểu sự vật góp phần hình thành nhân cách sống, thái độ sống cho các em trong cuộc đời Đó thật sự là những công trình sư phạm, góp phần giáo dục các em cả về trí tuệ, thẩm mĩ và phép đối nhân xử thế trong cuộc sống
Tuy vậy, truyện và tiểu thuyết mới là những thể loại thành công nhất của Võ Quảng Võ Quảng viết truyện thiếu nhi cho nhiều lứa tuổi, nhưng phần giàu có nhất và tâm huyết nhất là những truyện ông viết cho lứa tuổi thiếu niên - lứa tuổi sắp làm người lớn, với nhiều ước mơ và khát khao được hành động thể hiện mình Với lứa tuổi này, Võ Quảng đã có những tác phẩm
sau: Cái Thăng (1960), Chỗ cây đa làng (1964), Cái mai (1967), và tiêu biểu nhất là bộ tiểu thuyết gồm hai tập Quê nội (1973) và Tảng sáng (1978) Có thể nói từ Cái Thăng đến Quê nội là cả một bước tiến vượt bậc trong hành
trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Võ Quảng
1.3.2.3 Tiểu luận, phê bình xung quanh sáng tác về thiếu nhi
Với trên 50 bài viết, phát biểu, tranh luận, Võ Quảng đã nêu ra những suy nghĩ khá toàn diện và cả những vấn đề thời sự xoay quanh những sáng tác viết cho thiếu nhi Chỉ nhìn lại đề mục một số bài viết của Võ Quảng cũng
Trang 28thấy rõ được điều ấy, chẳng hạn
như: Cần những sáng tác tốt hơn nữa cho
thiếu nhi; Phát huy tác dụng của văn học đối với việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức cho thiếu nhi; Nghĩ và viết cho các em; Về sách viết cho thiếu nhi; Về người đọc sách viết cho thiếu nhi; Nói về ngôn ngữ văn học vào nhà
trường Chính từ những bài tiểu luận này, chúng ta không chỉ hiểu thêm suy nghĩ và nỗi lòng thường trực của một nhà văn đối với tuổi thơ, không chỉ thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về sáng tác cho thiếu nhi mà còn có tác động trực tiếp và gián tiếp vào việc xây dựng một nền văn học dành riêng cho các em trongnền văn học hiện đại nước ta nói chung
1.3.3 Vị trí của Quê nội và Tảng sáng trong đời văn Võ Quảng
Được đánh giá là hai tác phẩm hay nhất trong vườn văn thiếu nhi Việt
Nam thế kỉ XX, Quê nội và Tảng sáng đã củng cố vững chắc tên tuổi của Võ
Quảng trên văn đàn lúc ấy Với hai tác phẩm này, Võ Quảng đã sáng tạo được một hình thức tiểu thuyết mới trong làng tiểu thuyết hiện đại Việt Nam Đó là một loại tiểu thuyết xinh xắn, rất vừa với tâm lý thiếu nhi và cũng hợp với tâm
lý chung của con người hiện đại hôm nay, khi nhân loại đã bước sang thế kỉ 21,
họ luôn bận rộn và vô cùng tiết kiệm thời gian
Nhà văn đã chuẩn bị trên 10 năm để viết hai tác phẩm này vì thế chúng chiếm một vị trí quan trọng trong đời văn của ông Điểm chung của hai tác phẩm đó là một câu chuyện nối liền nhau Thành công của Võ Quảng là đã tạođược một bộ đôi nhân vật Cục và Cù Lao, đôi bạn thiếu nhi có thể nói là điển hình của thời đất nước chống thực dân Pháp Nếu trong văn học người lớn có các nhân vật được bạn đọc nhớ đến như Xuân Tóc Đỏ của Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo của Nam Cao, kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoa thì trong văn học thiếu nhi có những nhân vật được bạn đọc nhớ đến như chú Dế Mèn của TôHoài, Cục và Cù Lao của Võ Quảng, Văn Ngan tướng công của Vũ Tú Nam, Chú Đất Nung của Nguyễn Kiên Nhưng điều đặc biệt hơn là các
Trang 29nhân vật được các em nhớ đó thì bộ đôi nhân vật Cục và Cù Lao của Võ
Quảng là các nhân vật điển hình của cuộc sống hiện thực sinh động, không
phải là các nhân vật đồng thoại Phong Lê đã nhận định vị trí của Quê nội và
Tảng sáng như sau: "Trong vườn văn học thiếu nhi Việt Nam từ sau 1945 quả
hiếm có ai, với cuốn sách nào, viết được hay, linh động, và tha thiết đến thế Hay, linh động và tha thiết chính vì sự độc đáo của đối tượng, của giọng điệu, của bút pháp thông qua một cách cảm nhận rất trẻ thơ - nó là đặc trưng làm nên dấu
chủ yếu bàn về Quê nội và Tảng sáng Điều đó lại càng chứng tỏ vị trí của hai
tác phẩm này trong đời văn của ông Chính do được nhiều thiếu nhi yêu thích màmột số chương trong hai tác phẩm này đã được đưa vào chương trình giáo khoa của nhà trường và luôn được tái bản, trong đó có lần tái bản riêng của Nhà xuất bản Giáo dục dành cho thư viện của nhà trường Tác phẩm cũng được chọn để dịch và giới thiệu ở nước ngoài qua các ngữ Nga, Pháp,
Anh
Trang 30Quê nội và Tảng sáng là một dấu son đáng nhớ, chiếm một vị trí quan
trọng trong đời văn Võ Quảng Hai tác phẩm đã làm cho ngôi nhà văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại thêm phần đặc sắc Qua những gì đã làm được cho nền văn học thiếu nhi còn non trẻ, nhà văn xứng đáng nhận được sự quý trọng của tất cả chúng ta và nhận được sự yêu thích, ngưỡng mộ của các thế
hệ trẻ đã đọc ông ngày hôm nay và còn đọc ông nhiều hơn nữa sau này
Trang 31Chương 2 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ
XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG QUÊ NỘI VÀ TẢNG SÁNG
2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong Quê nội và Tảng sáng
Đối với tác phẩm tự sự, cốt truyện là toàn bộ những sự kiện được nhà văn kể trong tác phẩm ấy Cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếutrong bất kì một hình thức tự sự nào Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện là cái khung để đỡ cho toàn bộ tòa nhà nghệ thuật ngôn từ đứng vững Cốt
truyện luôn là thành tố cốt lõi, đồng hành với bất kì hình thức tự sự nào
Chất liệu cơ bản để tạo nên cốt truyện là các sự kiện, biến cố, tình tiết Trong đó sự kiện là những việc có tác động và ảnh hưởng đáng kể đến số phận và tính cách của nhân vật Biến cố là những sự kiện lớn, có thể tạo thành
những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân vật Còn những yếu tố cụ
thể tạo thành sự kiện được gọi là tình tiết
Có nhiều cách hiểu khác nhau về cốt truyện
Theo Từ điển văn học, cốt truyện được hiểu là một "thuật ngữ chỉ sự
phát triển của hành động, của tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình" [4, tr.324]
Theo giáo trình Lí luận văn học của Phương Lựu thì cốt truyện là "hệ
thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch" [28, tr 88]
Còn theo giáo trình Lí luận văn học của Hà Minh Đức thì "cốt truyện là
một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề
và tư tưởng tác phẩm" [14, tr 137]
Trang 32Nghiên cứu những quan điểm về cốt truyện ở trên chúng tôi rút ra cách hiểu về cốt truyện trong tác phẩm tự sự như sau: Cốt truyện là một hệ thống cụthể những sự kiện, biến cố, hành động làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học tự sự Cốt truyện tạo ra sự vận động của nội dung được miêu tả trong tác phẩm
Nếu truyện là chuỗi những sự kiện về một hoặc nhiều vấn đề nào đó
diễn ra theo trật tự thời gian tuyến tính, nương theo sự chảy trôi của cuộc sống mà
không có sự đảo lộn sắp đặt của người kể thì cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mĩ,
không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể về những sự kiện của một câu chuyện nào đó, nhằm mục đích nêubật được tư tưởng chủ đề của tác phẩm và tạo sức hấp dẫn tối đa với người đọc
Có nhiều cách phân chia khác nhau về cốt truyện Theo Lê Huy Bắc
"có thể dựa vào mối quan hệ loại hình (tự sự, trữ tình, sân khấu) để phân chia
cốt truyện" [3, tr 36] Theo đó, từ thế kỉ XIX trở về trước, cốt truyện tự sự
chủ yếu là cốt truyện kịch tính tập trung vào xung đột để triển khai cốt truyện Từ thế kỉ XX trở đi, cơ bản là cốt truyện thơ (hoặc trữ tình) Có kiểu cốt truyện chia theo hình thức thể hiện, lại có kiểu cốt truyện dựa trên tiêu chí nội dung (cốt truyện triết học, cốt truyện luận đề,), kết cấu (cốt truyện mở, cốt truyện đóng, cốt truyện kết thúc bất ngờ,), trường phái (cốt truyện lãng mạn, cốt
truyện hiện thực, cốt truyện hiện thực huyền ảo, cốt truyện cực hạn,) Thậm
chí còn có thể chia nhỏ hơn dựa vào các thể loại và tiểu loại như cốt truyện cổ tích, cốt truyện ngụ ngôn, cốt truyện trinh thám, cốt truyện kinh dị Lựa chọn cách
phân chia nào là tùy thuộc vào quan điểm cá nhân Tuy vậy, đối với tác phẩm
tự sự, cách phân chia cốt truyện theo tiêu chí hình thức thể hiện được sử dụng phổ biến hơn cả Theo đó có ba tiêu chí cơ bản là
30
Trang 33dựa vào sự kiện, thời gian, nhân vật Trên ba tiêu chí cơ bản đó có nhiều các loại hình cốt truyện khác nhau
Cốt truyện có ba đặc điểm chính: tính lịch sử - cụ thể, tính kịch và tính hoàn chỉnh Khi nói đến tính lịch sử - cụ thể của cốt truyện là người ta muốn nóiđến mức độ chân thật của đời sống được phản ánh trong đó Tính lịch sử - cụ thểcủa cốt truyện được biểu hiện thông qua tính chân thực của các sự kiện lịch sử -
xã hội làm điểm tựa cho sự phát triển của cốt truyện, đó thường là những sự kiện có ý nghĩa tiêu biểu cho sự vận động lịch sử ở một thời điểm cụ thể nhất định Đặc tính này còn được xác định qua đặc điểm của các tính cách, bởi vì bất cứ tính cách nào cũng là đại diện trong mức độ này hay mức độ khác cho một hoàn cảnh lịch sử nhất định
Cùng với tính lịch sử cụ thể, cốt truyện còn có tính kịch Đặc điểm này tạo thành từ những xung đột của hiện thực, đó là xung đột xã hội, giữa cá nhân này với cá nhân khác về quan điểm tư tưởng, về quyền lợi kinh tế, về tâm lý tính cách, có thể xung đột trong từng con người giữa trí tuệ và tình cảm, giữa tình cảm và nghĩa vụ Nhưng xung đột trong tác phẩm không phải là những xung đột bất kỳ nào đó mà nhà văn lựa chọn một cách tùy tiện trong hiện thực, mà theo quy luật sáng tạo văn học, nhà văn thường chọn những xung đột đã phát triển, không thể điều hòa được và tự nó sẽ làm bùng nổ một cuộc đấu tranh gay gắt và quyết liệt Những xung đột như thế chính là xung đột có kịch tính, xung đột này là nhân tố quan trọng tạo nên "độ căng" của cốt truyện Nhiệm vụ của cốttruyện không chỉ là phản ánh hiện thực mà còn là phát hiện ý nghĩa bản chất hiện thực được che dấu ở phía sau các xung đột có kịch tính Và chỉ có thông qua cuộc đấu tranh để giải quyết xung đột bằng hành động, các tính cách mới bộc lộ bản chất của chúng một cách rõ rệt, đồng thời chủ đề tư tưởng tác phẩm được khẳng định một cách sâu sắc
Trang 34Một đặc điểm nữa của cốt truyện là tính hoàn chỉnh Đặc điểm này được tạo nên do yêu cầu văn học phải phản ánh sự vận động của cuộc sống mộtcách hợp logic, nói cách khác, cốt truyện, với tư cách là một hệ thống sự kiện, phải được tổ chức một cách chặt chẽ, tránh tình trạng phân tán, rời rạc thừa hoặc thiếu, sao cho sự kiện trước là nguyên nhân của sự kiện sau, sự việc này thông qua sự việc khác Các bước diễn biến của cốt truyện cũng giống như quá trình vận động của một xung đột, nghĩa là có mở đầu, thắt nút, phát triển
và vươn tới cao điểm rồi đi vào giải quyết cụ thể và kết thúc Tuy nhiên, do quy luật sáng tạo văn học và nhất là do yêu cầu thể hiện chủ đề - tư tưởng tác phẩm,không nhất thiết bất cứ cốt truyện nào cũng có đầy đủ các bước diễn biến, cũng không nhất thiết phải được sắp xếp theo đúng trình tự tự nhiên trong đời sống của chúng
Phần trình bày của cốt truyện có nhiệm vụ giới thiệu một cách khái quáthoàn cảnh nảy sinh xung đột chính của tác phẩm, đồng thời giới thiệu sơ lược lailịch của nhân vật về lứa tuổi, nghề nghiệp, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội Các nhân vật chưa có sự vận động trong tính cách, hoàn cảnh mới là hoàn cảnh tĩnh, xung đột chưa có sự vận động Phần này, thông thường có một sự kiện mở đầu có tác dụng như là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ xung đột cơ bản của tác phẩm
Tiếp đó, phần thắt nút là giai đoạn mở đầu cho sự vận động xung đột, nóthường bắt đầu bằng một sự kiện đặc biệt nào đó được gọi là "sự kiện thắt nút"
Sự kiện này có tác dụng làm thay đổi tình thế ban đầu, lôi cuốn các nhân vật cùng tham gia vào xung đột và qua đó nhân vật sẽ bước đầu bộc lộ những nét bản chất của chúng
Trong toàn bộ cốt truyện, phần dài nhất và quan trọng nhất là phần phát triển Khác với phần thắt nút chỉ dùng một sự kiện, phần này bao gồm một chuỗi sự kiện hoặc biến cố nối tiếp nhau nhằm làm cho xung đột phát triển cả
Trang 35về chiều sâu và chiều rộng, đẩy cuộc đấu tranh trong tác phẩm tiến lên đồng
thời qua đó khẳng định bản chất của các tính cách trong những tình huống khác nhau Yêu cầu đặt ra với các sự kiện phát triển là phải được thể hiện sao cho cường độ của xung đột ngày càng gia tăng, khiến xung đột ngày càng gay go,căng thẳng hơn đi đến chỗ nhất thiết phải giải quyết
Nối tiếp phần phát triển, giai đoạn căng thẳng nhất của cốt truyện được gọi
là đỉnh điểm, ngay sau đó là phần mở nút Ở đó, nhà văn cho thấy cách giải quyết của mình đối với xung đột đã được miêu tả hoặc là cho thấy khả năng của việc giải quyết xung đột đó
Cuối cùng, phần kết thúc cho thấy kết quả của xung đột đã được miêu tả.Thường tác phẩm chỉ có một cách kết thúc, nhưng cá biệt cũng có những tác phẩm kết thúc bằng nhiều cách khác nhau, và có tác phẩm lại không kết thúc Điều đó phụ thuộc vào ý đồ tư tưởng cũng như phong cách của nhà văn
Đối với cốt truyện, nhiệm vụ chủ yếu của kết cấu là tổ chức bố cục của cốt truyện thành các phần, chương, đoạn một cách hợp lý; đồng thời nó bố trí, sắp xếp các chi tiết, các sự kiện thành những bộ phận hữu cơ của một quá trình phát triển biện chứng, và cái đích cuối cùng của quá trình đó vẫn là bộc lộ đặc điểm của tính cách và khẳng định chủ đề tư tưởng của tác phẩm Ngoài ra, cần
bố trí, sắp xếp sự xuất hiện một cách hợp lý của các yếu tố ngoài cốt truyện như: lời nói đầu và lời nói của tác giả, những đoạn bình luận trữ tình
ngoại đề, những đoạn phụ đề, những bức tranh phong cảnh
Từ phân tích trên đây có thể chỉ ra rằng nghệ thuật tổ chức cốt truyện chính là sự cụ thể và sinh động hóa chủ đề tư tưởng của tác phẩm từ đó thể hiệntài năng, phong cách cũng như quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn
2.1.1 Cốt truyện trong "Quê nội" và "Tảng sáng"
Quê nội và Tảng sáng là một câu chuyện có nội dung liền mạch, diễn ra
theo trật tự thời gian và có mối liên hệ nhân quả nhất định Căn cứ vào khái
Trang 36niệm và phân loại về cốt truyện ở trên cho thấy cốt truyện của hai tác phẩm
này là kiểu cốt truyện sự kiện (Cốt truyện sự kiện có đặc điểm là các sự kiện, biến cố của cuộc đời, số phận nhân vật được kể theo trật tự thời gian giống như thực tế đã xảy ra và chủ yếu kể hành động hơn là đi sâu khám phá thế giới nội tâm nhân vật Các sự kiện quan hệ theo mạch nhân quả, được triển khai liên tục, cho đến hết truyện)
Với lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tuần tự, cốt truyện phát triển theo trật tự thời gian, các sự kiện tương đối nhiều nhưng lại ít biến cố lớn làm thay đổi mạch truyện Dường như cốt truyện là một chu trình đã được lên giây cót, chạy đều, ít mâu thuẫn, ít xung đột căng thẳng, ít kịch tính Tuy nhiên Võ Quảng đã biết cách tổ chức các sự kiện, các chi tiết, tình tiết truyện đầy công phu, sáng tạo, thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình và gây hấp dẫn cho người đọc Thời gian bắt đầu của bộ tiểu thuyết liền mạch này là "Sau ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945" đến khi kết thúc là "mùa đông năm 1947" Không gian của câu chuyện diễn ra trên chính quê hương tác giả đó là làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam Một vùng quê theo đường bộ hoặc sông nước ghe thuyền mà gắn với nhiều vùng quê khác - xuôi theo biển ra Cửa Đại mà đến Cù Lao Chàm, ngược lên thượng nguồn mà đến với vài vùng bán sơn địa Có một đường viền xa, thấp thoáng nơi chân trời - một vầng ánh sáng
đỏ - đó là Đà Nẵng, có ô tô, nhà lầu, có ngựa xe nhộn nhịp Hòa Phước - một làng quê có thôn xóm và có vạn chài, có đường lên rừng và xuống biển, có ngôkhoai và có tằm tơ, có canh cửi và mía đường Cảnh sắc thiên nhiên gắn với niềm vui nghề nghiệp: dâu xanh ngăn ngắt bãi sông, tằm ăn lên vàng rộm, mùi đường mật ngọt ngào Con người Hòa Phước gắn bó với thiên nhiên, cần cù và lam lũ trong lao động - một thứ lao động vất vả, cực nhọc nhưng không thiếu chất thơ - như một sự bù đắp để cho con người có
được lòng yêu sống và ham sống trong một cuộc sống vốn vui ít buồn nhiều
Trang 37Cốt truyện sự kiện xoay quanh hai nhân vật chính của tác phẩm là Cục
- đứng nhân vật "tôi" trong truyện và Cù Lao - một cậu bé trạc tuổi Cục ở xa mới theo cha trở về làng Vì sao lại là một cậu bé từ xa trở về làng? Chi tiết này đã được Võ Quảng kết nối đến sự kiện ngày trước, khi bố của Cù Lao là chú Hai Quân bị cường hào trong làng ức hiếp nên chú phải bỏ làng, bỏ vợ con ra đi Sau mấy năm xa xứ thì nghe được tin vợ ở quê đã mất, trong một lần
ra Cù Lao Chàm bán thuốc, chú được giới thiệu cho một cô gái ở đây Chú lấy vợmới và ở lại quê vợ lập kế sinh nhai Khi Cù Lao lên ba tuổi thì mẹ mất Đến năm cậu mười hai tuổi thì Tổng khởi nghĩa nổ ra Lúc này, chú Hai Quân đưa CùLao trở về Hai cha con được mọi người hân hoan chào đón Cả nhà làm cỗ ăn mừng Chú Hai Quân dắt Cù Lao đi nhận họ hàng và thăm nhà các ông các bà trong làng như nhà ông Bảy Hóa, nhà bà Hiến Sau đó Cù Lao tham gia các hoạt động sản xuất như chăn trâu, nuôi tằm và kết thân với Cục Hai cậu bé được đi học ở lớp thầy Lê Hảo, được dự khán các hoạt động của đội tự vệ làng.Khi có tin Pháp chiếm Nam Bộ, các hoạt động chuẩn bị kháng chiến được đẩymạnh như cử cán bộ làng đi học các lớp huấn luyện, đội tự vệ tăng cường diễntập Chú Hai Quân ra công tác ở ngoài Đà Nẵng đem cả Cù Lao đi theo Đôi bạn nhỏ chia tay nhau, Cù Lao tạm biệt Hòa Phước Ta thấy mạch truyện chảy trôi với hàng loạt sự kiện nối kết theo thời gian đẩy câu chuyện càng ngày càng trở nên hấp dẫn Trong các sự kiện đó, sự kiện trung tâm của cả hai tác phẩm chính là sự kiện sau ngày Tổng khởi nghĩa chưa được bao lâu thì Pháp kéo quân trở lại tấn công Hòa Phước Từ sự kiện trung tâm này mà các sự
kiện con phát triển và liên hệ chặt chẽ với nhau Phần "Tảng sáng" bắt đầu khi
Cù Lao từ Đà Nẵng trở về làng vì quân Pháp trở lại chiếm đóng Hàng loạt những đoàn người từ Đà Nẵng chạy nạn về Hòa Phước Nhân dân ở Hòa Phướccũng lo tính chuyện lánh nạn sang nhà người thân ở xa Cục và Cù Lao lúc này được phân nhiệm vụ đưa tin kháng chiến
Trang 38cho cách mạng Hòa Phước bị tàn phá
dữ dội, có nhiều nhân vật từ bộ chỉ huy
về chung tay với bà con kháng chiến chống Pháp Truyện kết thúc khi cuộc chiến ác liệt ở Hòa Phước diễn ra Kể từ đây, Hòa Phước cùng đồng bào cả nước chung lưng đấu cật chiến đấu suốt hai mươi năm ròng để đi đến thắng lợi cuối cùng vào đại thắng mùa xuân năm 1975 Cốt truyện tuy không mang độ căng của những mâu thuẫn, xung đột gay gắt nhưng vẫn có sức hấp dẫn, vẫn kịch tính nhờ các sự kiện, biến cố đầy tính sáng tạo của nhà văn Những sự kiện
trong Quê nội và Tảng sáng được thiết lập thành một chu trình đầu cuối khá
hoàn hảo, các sự kiện đều có quan hệ với nhau, thúc đẩy mạch truyện phát triển, góp phần tạo nên bố cục chặt chẽ cho câu chuyện Cách xây dựng cốt truyện tuy đơn giản, không sử dụng đến các thủ pháp giải mã tình tiết hay những pha hành động kịch tính nhưng lại hợp lí, tạo được hiệu quả nghệ thuậtqua đó đã khẳng định sự thống nhất cũng như sự liền mạch của phong cách nhà văn Mục đích sáng tác của Võ Quảng là hướng độc giả đến những vấn đề hàng ngày của cuộc sống, những câu chuyện thường nhật, những suy nghĩ, tình cảm đầy nhân văn của con người Cả hai tác phẩm đã gợi lại được không khí hào hùng và sục sôi cách mạng một thời của toàn dân tộc đứng lên chống giặc ngoại xâm và lột tả chân thực hình ảnh của con người trong kháng chiến
Nghiên cứu cách thức tổ chức, sắp xếp cốt truyện trong Quê nội và
Tảng sáng chúng tôi nhận thấy rằng, việc xây dựng cốt truyện sự kiện theo
trật tự thời gian như vậy tương đối phù hợp với tâm lý tiếp nhận của trẻ nhỏ Trẻ em vốn tư duy rất đơn giản Mọi diễn biến của cuộc sống đầy màu sắc khi được nhìn qua lăng kính quan sát của trẻ em đều rất đẹp và nhẹ nhàng Nếu như nhà văn viết cho thiếu nhi mà cầu kỳ quá, khó quá, các em sẽ không hiểu được nội dung của câu chuyện cũng như dễ nảy sinh tâm lý nhanh chán Mạch
truyện của Quê nội và Tảng sáng cứ tuần tự diễn ra như cuộc sống ngoài đời
Trang 39đầy chân thực Không cần những đoạn nhảy cóc, những phần gấp khúc phức
tạp phải tư duy lôgic khi đọc mà vẫn thể hiện hết được những gì cần viết là một sự cố gắng và cũng là tài năng của nhà văn Văn phong được cân nhắc đến từng câu, từng chữ, sao cho lột tả được thần sắc và thanh âm đích thực của cuộc sống Qủa thực, cuộc đời làm văn, làm thơ của Võ Quảng đã luôn mải miết và kỳ khu trên từng trang thơ, trang văn để dâng cho đời những tác phẩm đắt giá
2.1.2 Diễn biến cốt truyện trong Quê nội và Tảng sáng
Có cốt truyện chỉ là những diễn biến bình thường, thầm lặng của đời sống, lại có cốt truyện đi sâu vào khai thác những xung đột xã hội để tạo sự
hấp dẫn cho câu chuyện Trong Quê nội và Tảng sáng, Võ Quảng sử dụng
loại cốt truyện sự kiện theo trật tự thời gian tuyến tính nên diễn biến của cốt truyện được nhà văn tổ chức theo mô hình vận động của một câu chuyện hoàn chỉnh Tác giả dựa trên những sự kiện để khai thác, miêu tả diễn biến tâm lí, tình cảm của nhân vật Với kiểu kết cấu này, cốt truyện trở thành cái khung để qua đó nhân vật được bộc lộ tính cách rõ nét hơn
Diễn biến cốt truyện bắt đầu bằng dòng hồi tưởng của cậu bé Cục về những ngày tháng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám trên
quê hương ở Quê nội: "Khi thức giấc, tôi cứ tưởng mình như vừa chợp mắt, tai
tôi còn nghe tiếng hô tập tự vệ của chú Năm Mùi Tôi nằm nhớ lại từng động tác luyện tập của đội tự vệ" [54, tr 39] Từ những hồi tưởng đó, nhân vật "tôi" dẫn dắt người đọc vào câu chuyện một cách đầy tự nhiên và nhẹ nhàng Đó là khung cảnh sớm mai trên quê hương gắn liền với tiếng gà gáy rộn ràng thôn xóm Đó là bức tranh sinh hoạt gia đình với hình ảnh chị Ba lúi húi dưới bếp nhóm lửa đun ấm nước pha chè Bóng tối cứ loãng dần ra, sao Mai trên trời dần bạc thếch nhường chỗ cho ánh sáng của ngày mới bắt đầu Tiếng hô tập thể dục và tập võ của đội tự vệ do anh Bốn Linh làm đội trưởng
Trang 40văng vẳng vọng về từ sân đình "Tôirướn người nhỏm dậy bước ra chuồng
trâu, mở dây mũi đưa con Bĩnh đi gặm cỏ ngoài bờ sông" [54, tr 42] Các sự kiện tuần tự chảy trôi bằng một lối viết đơn giản Sự kiện trước làm tiền đề cho
sự kiện sau phát triển Võ Quảng đã cân nhắc cẩn thận từng câu, từng chữ trong khi sáng tác với lối hành văn trong sáng Cách dẫn truyện như thế vừa gần gũi
lại vừa dễ hiểu đối với các bạn đọc nhỏ tuổi Ở Tảng sáng, phần mở đầu lại là
phần giới thiệu rất tự nhiên của cậu bé về người bạn cùng "chiến đấu" với mình mà "trước đây, có lần tôi kể cho các bạn nghe chuyện thằng Cù Lao" [54,
tr 223] Đây chính là một cách dẫn truyện khéo léo của nhà văn khi bắt đầu tập hai của câu chuyện Bằng lối dẫn dắt này, ông đã tóm lược rất nhanh sự kiện
cơ bản cũng như tuyến nhân vật chính đã xây dựng trong phần truyện trước của mình Đó là chi tiết kể về Cù Lao sinh ra và lớn lên ngoài hải đảo, sau Cách mạng tháng Tám thì được cha đưa về làng cũ là thôn Hòa Phước Sự lạ ở chỗ,
nó không sống từ bé nơi đây nhưng biết tường tận nhiều chuyện làm mọi người phải ngạc nhiên, đặc biệt là bọn trẻ chăn trâu trong làng Nó biết
chuyện Hòa Phước đánh nhau với thôn nào để giành đất? Trên nóc miếu Bà Tằm có chạm con gì? Giữa mông của ông Bảy Hóa có bị một vết sẹo, nguyên
do vì sao? Trước lúc về làng, nó biết ông Bảy Hóa là thầy chùa, không râu, bà Hiến ở trong xóm chưa già, anh Bốn Linh, chú Năm Mùi là bọn con nít Nay nó thấy ông Bảy Hóa có râu, bà Hiến da đã nhăn, anh Bốn Linh, chú Năm Mùi đã
là cán bộ chỉ huy đội tự vệ Kế đó tác giả để cho chính nhân vật "tôi" giới thiệu
về mối quan hệ họ hàng với Cù Lao lấy đó là lý do "làm hai đứa đã thân lại càng thân nhau hơn" và tóm tắt chuyện Cù Lao theo anh Sáu ra ngoài Đà
Nẵng để học tập như ngầm "nhắc" bạn đọc nhớ lại phần kết thúc của Quê nội
để bắt nhịp với Tảng sáng được tốt hơn
Diễn biến cốt truyện giữa hai tác phẩm này được ghép mạch với nhau bằng sự kiện quân Pháp trở lại tấn công Đà Nẵng, Cù Lao được trở về Hòa