Các sự kiện, hành động của nhân vật là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự vận động của mạch truyện, tạo ra những điểm thắt nút, tạo nên cao trào cho sự phát triển của cốt truyện Không x
Trang 1Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài
Mai Thị Nga
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn: PGS.TS Đoàn Đức Phương
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Luận văn tìm hiểu cách nhà văn trần thuật để từ đó lý giải những vấn đề
nhà văn đặt ra trong cuộc sống, đồng thời rút ra được phong cách nghệ thuật độc đáo của Tô Hoài Luận văn lựa chọn các phương diện của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Tô Hoài để nghiên cứu Đó là Nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ thuật
xây dựng nhân vật, người kể chuyện và ngôn ngữ trần thuật
Keywords Văn học Việt Nam; Nghệ thuật tự sự; Ngôn ngữ trần thuật; Tiểu thuyết
Content
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tô Hoài là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam Tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và đề tài Mỗi lần tìm hiểu về tác phẩm của Tô Hoài là một lần người ta tìm ra những tầng vỉa ngầm ẩn sau lớp chữ nghĩa giản dị, đời thường
Tiểu thuyết là thể loại mà ở đó Tô Hoài nếm đủ vị đời của văn chương Cũng chính ở thể loại này người ta nhận ra sự tích tụ từ những thể loại khác mà nhà văn đã có cả một quá trình vun góp Tìm hiểu về tiểu thuyết của Tô Hoài theo hướng tự sự học sẽ góp phần làm sáng tỏ sự tích tụ, sự thống nhất, sự phát triển của phong cách nhà văn theo dòng thời gian
2 Lịch sử vấn đề
Trước năm 1945, các truyện ngắn về đề tài nông thôn, dân quê và thiếu nhi được bạn đọc đón nhận và bước đầu ghi nhận một dấu ấn riêng của nhà văn Tô Hoài
Sau năm 1945, Tô Hoài viết nhiều hơn, dày hơn, ở nhiều thể loại, ở nhiều mảng đề tài khác nhau nhưng tiêu biểu hơn cả là đề tài miền núi và Hà Nội Tô Hoài đã nhận được nhiều lời khen về khả năng bao quát đời sống hiện thực, sự khắc họa công phu đời sống và thiên nhiên miền núi Tuy vậy cũng có những đánh giá không đồng tình về tư tưởng và quan điểm nghệ thuật của Tô Hoài ở một số tiểu thuyết Sau năm 1975, cùng với các bài phê bình, giới thiệu tác phẩm, các công trình nghiên cứu về Tô Hoài trở nên sôi nổi và có nhiều kết quả
Các bài viết, các nghiên cứu được tập hợp trong cuốn Tô Hoài về tác gia và tác phẩm
Các nghiên cứu trên một là mới dừng lại tìm hiểu ở từng tiểu thuyết của Tô Hoài, hai là
mới nghiên cứu riêng lẻ một số yếu tố thuộc nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài Chúng tôi lĩnh hội những kết quả của người nghiên cứu trước và thông qua luận văn của mình muốn được nghiên cứu một cách đầy đủ, thấu đáo, đặt các yếu tố thuộc nghệ thuật tự sự liên kết với nhau trong một cấu trúc tự sự chỉnh thể để làm nổi bật “vai trò của chủ thể trần thuật” theo quan niệm của tự sự học
3 Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Trang 2Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các phương diện của nghệ thuật tự sự gồm: nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kể chuyện và ngôn ngữ trần thuật
Phạm vi khảo sát của luận văn gồm bốn tiểu thuyết Miền Tây (Nhà xuất bản văn học, 1973), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (Nhà xuất bản Thanh Niên, 1971), Đảo hoang (Nhà xuất bản văn học, 1969), Ba người khác (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007)
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận thi pháp học, Phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái lược về nghệ thuật tự sự và hành trình sáng tác của Tô Hoài
Chương 2: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật
Chương 3: Người kể chuyện và ngôn ngữ trần thuật
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI LƯỢC VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TÔ
HOÀI 1.1 Khái lược về nghệ thuật tự sự
1.1.1 Tự sự
Tự sự được hiểu là một sự truyền đạt thông tin, là quá trình phát ra trong quá trình giao tiếp, văn bản tự sự là cụm thông tin được phát ra, và tự sự có thể thực hiện bằng nhiều phương thức, con đường và nó là một khái niệm được sử dụng rộng rãi và có tính chất liên ngành Chỉ có tự sự văn học là phức tạp nhất, và nó làm thành đối tượng chủ yếu của tự sự học
1.1.2 Tự sự học
Từ thời cổ đại, đã có tự sự học, nhưng tự sự học lúc đó được hiểu trong giới hạn của tu
từ học Cuối thế kỉ XIX tự sự học hiện đại mới manh nha hình thành Những thập niên đầu B.Tomasepxki, V.Shklovski, V.Propp, Bakhtin là những người mở đường cho tự sự học hiện đại Và sự phát triển của tự sự học theo thời gian, thành tựu có thể chia làm ba thời kì: thời kì trước chủ nghĩa cấu trúc, thời kì cấu trúc chủ nghĩa, thời kì hậu cấu trúc chủ nghĩa
Nghiên cứu tự sự học đang là một xu thế có nhiều triển vọng trong lí luận văn học và
nó ngày càng có ý nghĩa văn hóa rộng lớn Tìm hiểu về tự sự học sẽ cho ta thấy kĩ thuật trần thuật của các thể loại, các nhà văn, truyền thống văn hóa và từ đó nhìn nhận các vấn đề văn học sử một cách sâu sắc hơn
1.2 Hành trình sáng tác của Tô Hoài
1.2.1 Sơ lược tiểu sử
1.2.2 Hành trình sáng tác
1.2.2.1 Trước Cách mạng tháng Tám
Trước năm 1945, ngòi bút Tô Hoài cùng lúc viết về hai đối tượng Một là cuộc sống xung quanh mình, hai là sự theo đuổi thế giới riêng của trẻ thơ, của loài vật Tuy viết về hai
mảng đề tài khác nhau nhưng có một sự thống nhất trong phong cách nhà văn khám phá thế giới hiện thực
1.2.2.2 Sau Cách mạng tháng Tám
Tô Hoài sớm bắt nhịp với sự đổi thay để bám vào các vấn đề mới của đời sống và viết Quãng thời gian này nhà văn đã viết dồi dào, sung sức và đạt được nhiều thành công hơn bao giờ hết
1.2.2.3 Thời kì đổi mới
Trang 3Tô Hoài ghi lại những đổi thay, quan sát xung quanh và khám phá ra mạch ngầm của dòng chảy cuộc sống Tác giả không đi tới những miền xa xôi của Tổ quốc mà trở về với những gì thân thuộc đã từng gắn bó với mình từ nhỏ, trở về với lòng mình để trải nghiệm, để suy ngẫm
1.2.3 Tiểu thuyết của Tô Hoài
Tô Hoài là một nhà văn lớn của dân tộc, trong thế giới nghệ thuật hết sức đa dạng về mặt thể loại, không thể không nói đến tiểu thuyết
Nếu tính về số lượng thì trong hơn 150 đầu sách của Tô Hoài, tiểu thuyết chỉ chiếm khoảng chục cuốn, nhưng lại là thể loại trải đều qua các thời kì sáng tác từ khi ông mới khăn gói vào nghề cho đến khi lên “lão làng” trong nền văn chương nước nhà
Nhìn đề tài, tiểu thuyết Tô Hoài có ba mảng lớn: về Hà Nội, về miền núi, về thời huyền
sử xa xưa của đất nước
Tiểu thuyết Tô Hoài là hình ảnh của dòng đời tự nhiên, chảy trôi miên viễn Cuộc sống hiện ra dưới cái nhìn của Tô Hoài thật dung dị tự nhiên như nó vốn thế
CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ XÂY DỰNG NHÂN VẬT
2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện
2.1.1 Cốt truyện sự kiện trong tiểu thuyết của Tô Hoài
Khảo sát bốn tiểu thuyết của Tô Hoài chúng tôi nhận thấy tác giả thiên về việc sử dụng kiểu cốt truyện truyền thống là cốt truyện sự kiện và tác giả đã sử dụng một cách linh hoạt loại hình cốt truyện này để tạo nên sự hấp dẫn riêng cho mỗi tác phẩm
Ở các tiểu thuyết Đảo hoang, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Miền Tây, cốt truyện phát triển
theo trật tự thời gian trước sau và có mối liên hệ nhân quả nhất định Các sự kiện, hành động của nhân vật là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự vận động của mạch truyện, tạo ra những điểm thắt nút, tạo nên cao trào cho sự phát triển của cốt truyện
Không xây dựng những xung đột xã hội gay gắt, không tạo ra những mâu thuẫn đòi hỏi nhất định phải giải quyết nhưng tác phẩm của Tô Hoài vẫn hấp dẫn người đọc, vẫn có những
sự kiện thu hút, kích thích khả năng tưởng tượng của độc giả Vấn đề mà Tô Hoài hướng đến
là những chuyện thường nhật, hàng ngày của mỗi người
Cả ba tiểu thuyết trên theo dòng thời gian là sự trải nghiệm của Tô Hoài ở mỗi chặng khác nhau của cuộc đời nhà văn Cốt truyện mang tính chất truyền tạo được hiệu quả nghệ thuật, phù hợp với ý đồ của nhà văn
Vẫn là cốt truyện ít cầu kì, phức tạp; ít biến cố, xung đột, nhưng ở Ba người khác đã có
sự linh hoạt trong cách tổ chức các sự kiện, chi tiết Hành động, sự việc trong truyện không còn tuân thủ nguyên tắc trước sau về mặt thời gian mà nó đã bị đảo lộn, nhảy cóc Cốt truyện không phát triển theo một chuỗi sự kiện có trình tự mà nó là sự lắp ghép các sự việc của một thời kì đã qua và hiện lên qua hồi ức của một nhân vật anh đội xưng “tôi”
2.1.2 Tổ chức diễn biến cốt truyện trong tiểu thuyết của Tô Hoài
Trong tiểu thuyết, Tô Hoài chủ yếu sử dụng loại cốt truyện sự kiện nên diễn biến của cốt truyện cũng được nhà văn tổ chức theo mô hình vận động của một câu chuyện hoàn chỉnh với ba phần: phần trình bày, phần vận động, phần kết thúc
Một số tiểu thuyết của Tô Hoài có phần trình bày được bắt đầu bằng cách giới thiệu tóm tắt về nhân vật và bối cảnh của câu chuyện Ta có thể nhận thấy điều đó qua tiểu thuyết
Miền Tây và Ba người khác Trong tiểu thuyết Miền Tây, sau khi giới thiệu về đoàn lái buôn
mang hàng lên vùng cao, là những lời giới thiệu về gia đình bà Giàng Súa, một cách bài bản
về gia cảnh, về cuộc sống và số phận hiện tại của bà Phần trình bày trong tiểu thuyết Ba người khác cũng là những lời giới thiệu sơ lược về bối cảnh nảy sinh câu chuyện và lai lịch
của anh đội Bối – nhân vật “tôi” Tác giả đã để cho anh đội Bối tự giới thiệu về phần đời trước của mình từ lúc còn bé, đến khi bắt đầu đi làm, và hai mươi năm sau đó khi kết thúc
Trang 4câu chuyện Cách giới thiệu ở phần đầu mang tính truyền thống này dự báo phần diễn biến sau đó là các lớp sự kiện, chi tiết tập trung làm nổi bật tính cách nhân vật và môi trường hoạt động của nhân vật đó
, Tô Hoài cũng sử dụng cách thức tổ chức phần trình bày linh hoạt với phần mở đầu bằng những dòng miêu tả về thiên nhiên – mùi hương hồi của đất Lạng Sơn trong tiểu thuyết
Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ Tác giả đã lựa chọn hương hồi hương vị của thiên nhiên vùng biên
giới Tổ quốc để mở đầu, để giới thiệu nhằm ẩn ý hướng tới hành trình cách mạng của nhân vật Dạng thức trình bày này khiến cho tiểu thuyết lịch sử mang đậm phong vị trữ tình, khiến cho câu chuyện có nhiều ý nghĩa khi soi chiếu nó vào một nhân vật có thực
Ở Tiểu thuyết Đảo hoang ta bắt gặp một kiểu trình bày nữa đó là khởi đầu ở “khúc
giữa” của câu chuyện, một lát cắt thường ngày trong cuộc sống của nhân vật Sau khi kể về các sự việc diễn ra với gia đình An Tiêm, người kể chuyện tường thuật lai lịch về An Tiêm Cách mở đầu như thế tạo sự tự nhiên, “giống như thực” của cốt truyện Đó cũng là cách mà tác phẩm tự sự hiện đại hay sử dụng
Cốt truyện trong sáng tác của Tô Hoài thường được đánh giá ít những tình huống bất ngờ, gay cấn, khá đơn giản với những chuyện của đời sống hàng ngày, những việc nhỏ nhặt, vụn vặt, nhưng với cách thức tổ chức phần trình bày như trên ta thấy nhà văn luôn cố gắng để làm đa dạng, phong phú các cách thức tổ chức diễn biến cốt truyện trong tác phẩm của mình Với cốt truyện thì phần vận động là phần quan trọng nhất, ở đó các nhân vật được bộc
lộ tính cách, các xung đột xã hội được phát triển Phần vận động có thể chia làm ba giai đoạn
là sự kiện thắt nút, sự kiện phát triển và sự kiện mở nút
Tiểu thuyết của Tô Hoài có các sự kiện vận động y như sự việc diễn ra trong đời sống
hàng ngày Sự vận động trong tiểu thuyết Đảo hoang diễn ra theo diễn biến của đời sống
hàng ngày phản ánh quá trình gia đình An Tiêm tìm cách tồn tại, thích nghi với cuộc sống
ngoài đảo Tiểu thuyết Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ và Miền Tây dựa trên nền của xung đột lịch
sử có trước là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, là mâu thuẫn giai cấp giữa người lao động và địa chủ phong kiến Nhưng diễn trình vận động của các sự kiện cũng
là những sự kiện của cuộc sống, của nhịp sống hàng ngày với hành trình gian khổ đi tìm cách mệnh, sinh hoạt đời thường của người dân vùng cao trước và sau Cách mạng
Bên cạnh sự vận động theo nhịp sống hàng ngày thì tác phẩm của Tô Hoài còn có cốt
truyện vận động theo mạch hồi tưởng của nhân vật Ta bắt gặp điều đó trong tiểu thuyết Ba người khác Viết về cải cách ruộng nhưng Tô Hoài không khai thác những xung đột gay gắt
giữa đội cải cách với người dân, mà tác giả tập trung miêu tả những mặt trái của cuộc cải cách thông qua hồi tưởng của nhân vật
Sự phát triển cốt truyện trong tiểu thuyết củaTô Hoài là sự phát triển của những sự việc nhỏ nhặt, những sinh hoạt hàng ngày, trong đời sống Qua cốt truyện, bức tranh cuộc sống, sinh hoạt và cả những suy nghĩ, tình cảm của con người được thể hiện một cách sinh động
Đó là lối đi riêng của nhà văn
Với tiểu thuyết Đảo hoang và Ba người khác tác giả đã dựng nên một cái kết trọn vẹn (câu chuyện được kết thúc với vấn đề được giải quyết triệt để.) Kết thúc Đảo hoang là sự trở
về của gia đình An Tiêm giữa niềm vui hân hoan, sự đón chào của nhân dân, và sau đó là
hành trình ngược ra đảo của Mon Ở Ba người khác, ta thấy có hai mảng sự kiện lớn song
song nhau nên khi kết thúc ta cũng nhận thấy có hai kết thúc Đối với sự kiện đội cải cách xuống làm cải cách ở vùng“hai trăm ngày” thì được kết thúc là đợt cải cách không thành công, cấp trên phải cử một đội cải cách khác xuống Còn đối với mảng sự kiện về ba anh đội thì cuối cùng ba anh có ba kết cục khác nhau: Đình bị bắt, vì bị nghi là thủ lĩnh của Quốc dân Đảng nhưng sau đó được thả và tìm đến vùng đất mới; Bối làm thuê cho Tư Nhỡ, bị hắn lừa đánh cho thê thảm; Cự trở thành tên phản bội và bị tiêu diệt Cách kết thúc phản ánh đúng quy luật của đời sống con người – gieo nhân nào gặp quả ấy
Trang 5Tiểu thuyết Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ và Miền Tây có kết thúc theo mô hình dang dở Kết thúc của tiểu thuyết Miền Tây là những suy nghĩ của Nghĩa, những sinh hoạt thường
ngày của người dân vùng cao và cuộc trò chuyện của Nghĩa và Mỵ Ta nhận thấy đó dường như vẫn là những chi tiết của cuộc sống, mọi thứ vẫn đang diễn ra như trong các bước diễn
biến của chuyện Kết thúc của tiểu thuyết Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ là hình ảnh nhân vật tiếp
tục đi, nhưng đi trong sự thành công, đi trong sự trưởng thành và cái kết đó khiến người đọc
có ấn tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ cách mạng Cách kết thúc tưởng như là hết nhưng lại đang mở ra những diễn biến khác của đời sống và kết thúc như vậy giống với “thì hiện tại chưa hoàn thành”, nó để lại dư âm, khơi gợi sự tiếp nối trong trí tưởng tượng của người đọc Không hấp dẫn ở các sự kiện, biến cố lắt léo, giàu kịch tính như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, cũng không thâm trầm, tinh tế, giàu chất thơ như Thạch Lam, cốt truyện trong những tiểu thuyết của Tô Hoài mang đến những khám phá sâu sắc, tỉ mỉ, sinh động, giàu hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt của con người Nghệ thuật tổ chức cốt truyện của Tô Hoài có sự linh hoạt, có sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại, có sự tiếp nối giá trị cũ và lĩnh hội thêm nét mới tạo nên tạng riêng của nhà văn Đó là một trong những lí do khiến tác phẩm của
Tô Hoài không “cũ” trong đời sống hôm nay
2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Người ta thường nói Tô Hoài là nhà văn của chuyện đời thường, do đó nhân vật trong tác phẩm của ông thường được xây dựng ở mặt đời thường nhất, đặt nhân vật trong môi trường sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày với những phẩm chất tốt đẹp lẫn những thói xấu; không tô hồng lí tưởng hóa nhân vật
2.2.1 Khắc họa nhân vật qua các chi tiết
Tiểu thuyết của Tô Hoài có rất nhiều chi tiết nhỏ nhặt, bình thường của cuộc sống hàng ngày, các chi tiết hết sức tự nhiên, như bản thân cuộc sống, có khi “tầm thường” nhưng chính những chi tiết hiện thực ấy lại làm nên cái “không khí sống” hết sức tự nhiên, chân thực cho
các nhân vật Ở tiểu thuyết Miền Tây, để thể hiện cuộc sống tối tăm, cô quạnh trong rừng sâu
của mẹ con bà Giàng Súa khi bị dân làng xua đuổi tác giả đã dùng các chi tiết rất đời thường
Đó là chi tiết về cuộc sống khốn khó và sự ngạc nhiên đến thẫn thờ của các con bà khi thấy
từng đoàn ngựa lên núi Trong Đảo hoang, để làm nổi bật sự dũng cảm, khả năng chịu đựng
và số phận lúc còn bé của Mai An Tiêm, tác giả đã sử dụng các chi tiết về cuộc sống trôi nổi
ở bờ biển, qua tay người này, người khác Đọc đến Ba người khác, tác giả không kể một
cách vắn tắt mà mỗi sự kiện đều tả rất tỉ mỉ, cụ thể Ví như sự kiện đấu tố địa chủ Thìn, tác giả dựng cảnh bắn y như thật từ cảnh buổi sớm Bối cho người vào bắt địa chủ Thìn khiêng ra ngoài bãi, đến cảnh bãi mít tinh đông nghịt, khi tên địa chủ được đặt xuống ngồi tựa vào cái
cọc Ngay cả khi xây dựng một nhân vật lịch sử như Hoàng Văn Thụ trong Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Tô Hoài cũng không gò ngòi bút của mình trên những trang tư liệu có sẵn, ông
miêu tả nhân vật với những chi tiết tưởng chừng chỉ có thể để nói với nhau mà không thể đưa lên trang sách Đó là chi tiết Thụ gọt trọc đầu vào Quốc dân đảng để tránh nguy cơ cạn tiền cạn gạo; hay khi từ Vũ Hán về có lúc đi mót dây khoai, lúc thì rình bắt thỏ rừng, thậm chí cả việc đi ăn mày để qua cơn đói
Bên cạnh những chi tiết như nhập thẳng từ cuộc sống tự nhiên Tô Hoài cũng chú ý đến
việc lựa chọn những chi tiết tiêu biểu Trong tiểu thuyết Ba người khác, ngay mở đầu ta bắt
gặp chi tiết một cố nông kể khổ anh ta phải mút bòi địa chủ mắc bệnh tim la và đã lây cái máu dê từ tên địa chủ ấy – chi tiết hết sức ám ảnh, ghê rợn Trong rất nhiều chi tiết của cuộc sống, Tô Hoài đã lọc lấy chi tiết ăn trộm bánh đúc qua đó phơi bày hiện thực u ám thời cải
cách và bản chất tham lam, giả dối của các anh đội Ở Miền Tây, để diễn tả cuộc sống đói
nghèo, tủi cực, xô bồ, hỗn loạn của người dân vùng cao trước cách mạng, Tô Hoài đã chọn ra
các chi tiết rất hay về cảnh phiên chợ Phiềng Sa Trong tiểu thuyết Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ,
tác giả sử dụng chi tiết Thụ tự làm lấy băng đỏ đeo lên cánh tay áo, xách mã tấu vào huyện để đòi làm cách mạng…
Trang 6Sự kết hợp một cách linh hoạt các chi tiết hàng ngày với các chi tiết tiêu biểu giúp Tô Hoài dựng nên những nhân vật, những tính cách mà mỗi lần nhắc đến ta đều biết nó là sản phẩm của Tô Hoài
2.2.2 Khắc họa nhân vật qua ngoại hình và hành động
Tô Hoài lại có biệt tài miêu tả ngoại hình nhân vật Khi miêu tả ngoại hình của các nhân vật, Tô Hoài đã quan sát rất kĩ, tìm ra đặc điểm riêng và vận dụng vốn ngôn ngữ đời sống phong phú của mình để lột tả nhân vật
Nhà văn có khi miêu tả ngoại hình nhân vật chỉ bằng vài chi tiết thoáng qua khi nhân vật đó “ngẫu nhiên xuất hiện” như trường hợp của vị thường trực đoàn ủy; nhưng cũng có khi tác giả để tâm, “chăm chút” cho vẻ bề ngoài của nhân vật ngay từ khi giới thiệu về họ, như
trường hợp của nhân vật Cự (Ba người khác)
Ngoại hình là vẻ bên ngoài của nhân vật, nhưng nó cũng thể hiện thần thái, tính cách của nhân vật, do đó Tô Hoài đã chọn lọc các chi tiết rất nhỏ, rất cụ thể để chỉ bằng mấy dòng
có thể làm cho nhân vật đó hiện lên sắc nét, sinh động như thực Cùng là miêu tả anh đội nhưng mỗi anh đội dưới con mắt của Bối lại hiện lên với đặc điểm nhận dạng khác nhau Trong khi miêu tả ngoại hình của nhân vật, Tô Hoài thường ít khi miêu tả hình dáng chung chung, mà thường chú ý đến khuôn mặt nhiều hơn Trong khuôn mặt, Tô Hoài hay miêu tả đôi mắt Ở mỗi nhân vật, mỗi hoàn cảnh, mỗi tình huống ta lại bắt gặp một đôi mắt khác nhau Tác giả miêu tả những đôi mắt như “biết nói”, chúng thể hiện được hết thần thái, tính tình của nhân vật
Tô Hoài cũng thường quan sát và miêu tả ngoại hình các nhân vật ở những bộ trang phục khác nhau, để qua đó người đọc vừa nhận dạng nhân vật, vừa thấy được những nét bản sắc của từng vùng miền, từng thời kì
Cùng với việc tập trung khắc họa nhân vật ở ngoại hình, Tô Hoài cũng thường miêu tả hành động của các nhân vật Tần số nhân vật hành động trong truyện là tương đối nhiều, đủ
để nhân vật bộc lộ được nét tính cách của mình Trong các tiểu thuyết của mình, Tô Hoài miêu tả hành động của nhân vật như là các bước để phát triển cốt truyện Do đó, các hoạt động của nhân vật thường diễn ra nhiều hơn là tâm lí Từ hành động nhỏ nhặt, thường ngày, tới những hành động chi phối tạo nên sự kiện trong cốt truyện
Không mô tả đơn thuần mà xoáy vào hành động để kể chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ với hàng loạt các động từ hỗ trợ cho hành động Nhân vật trở nên vô cùng sống động, người đọc không chỉ biết anh ta là người thế nào mà còn cảm nhận được bản chất con người thực sự của anh ta Song song với việc để cho nhân vật hành động, Tô Hoài còn khéo léo trong việc sắp xếp các hành động đó, và tất nhiên nó theo một quy luật logic của cuộc sống, mỗi hành động trước, sau đều có sự thống nhất là làm nổi bật tính cách nhân vật
Cùng với ngoại hình, hành động là yếu tố đầu tiên để nhà văn khắc họa cá tính nhân vật Trong tiểu thuyết của mình, Tô Hoài đã vận dụng kết hợp, khéo léo các phương pháp miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật Bên cạnh những chi tiết tưởng như “dư thừa”,
“râu ria”, thì Tô Hoài cũng lựa chọn được những chi tiết tiêu biểu, đáng giá Sự kết hợp ấy giúp Tô Hoài vừa xây dựng được nhân vật một cách đời thường, gắn với sinh hoạt hàng ngày, vừa khắc họa được những nét tính cách riêng biệt mà chỉ nhân vật đó mới có
2.2.3 Khắc họa nhân vật qua biểu hiện nội tâm và ngôn ngữ
Nhân vật không chỉ hiện lên với ngoại hình, hành động mà còn phải biểu hiện được đời sống bên trong, đó chính là nội tâm của nhân vật
Tiểu thuyết của Tô Hoài có cốt truyện sự kiện, do đó hành động của nhân vật làm nên
sự phát triển của câu chuyện, còn tâm lý đóng vai trò xen kẽ bên cạnh, đi cùng hành động để
biểu hiện sâu thêm cá tính nhân vật Qua Ba người khác, ta nhận thấy Tô Hoài không dành
trọn trang giấy nào để miêu tả nội tâm nhân vật mà có chăng chỉ là những suy tính ngắn gọn
đi kèm theo sau một hành động đã được thực hiện hoặc trước một hành động sắp diễn ra Ở
Đảo hoang, suốt chiều dài câu chuyện chủ yếu là chuỗi hành động tìm kiếm thức ăn, nước
Trang 7uống, chỗ ở, các tình huống tránh bão, gió…Đời sống nội tâm của các nhân vật rất ít khi được tập trung mô tả trong một đoạn dài, cũng không có những dằn vặt bên trong, những đau
đớn hay giằng xé nào cả Nhân vật Hoàng Văn Thụ trong Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ cũng
được khắc họa như vậy Ở anh, ta thấy chủ yếu là hành động, hành động cương quyết chứ tâm trạng ít khi được miêu tả
Tuy thường khắc họa nhân vật ở hành động, nhưng cũng có một số nhân vật được Tô
Hoài chú ý miêu tả đời sống nội tâm như nhân vật Giàng Súa, Thào Nhìa, trong Miền Tây
Đời sống nội tâm của các nhân vật trong tiểu thuyết của ông không được biểu hiện toàn bộ với sự phức tạp của nó, cũng ít có những “ca” tâm lý dữ dội, những dằn vặt, mâu thuẫn sâu sắc mà thường chỉ là những biểu hiện tâm lý đơn giản Đời sống bên trong của nhân vật thường gắn bó hữu cơ với hành động, với suy nghĩ, và thường được miêu thuật chủ yếu qua lời của người kể chuyện Cũng có khi nó xuất phát từ tâm lý bên trong, trong lời độc thoại của nhân vật nhưng trường hợp đó ít
Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng để biểu hiện tính cách của nhân vật, có tác dụng thúc đẩy diễn biến của cốt truyện và đóng vai trò quan trọng trong quá trình cá biệt hóa nhân vật
Tô Hoài đã chú ý khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ để mỗi nhân vật có một ngôn ngữ riêng thể hiện tính cách riêng Mai An Tiêm được khắc họa là một nhân vật lịch sử, có chí khí, có nghị lực và nhân cách của một anh hùng Vì thế trong lời nói của An Tiêm với mọi
người rất ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát” Đọc Ba người khác, các nhân vật thể hiện rõ nhân cách của mình qua đối thoại và qua lời kể của anh đội Bối Ở Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Thụ
đã giải thích cho Mã Hợp một cách đơn giản về cách mệnh Đó là ngôn ngữ của anh khi anh còn rất trẻ, đang trên những bước đầu tiên đến với cách mạng
CHƯƠNG 3 NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT 3.1 Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Tô Hoài
3.1.1 Người kể chuyện
Bất cứ tác giả tiểu thuyết nào cũng đều phải chọn lựa ngôi kể cho tác phẩm của mình,
một trong hai cách chủ yếu là : kể ở ngôi thứ nhất và ở ngôi thứ ba
Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Tô Hoài biến đổi đa dạng, linh hoạt để phù hợp với ý đồ nghệ thuật của tác giả Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Tô Hoài lúc ở ngôi thứ nhất lúc ở ngôi thứ ba
Ở ngôi kể thứ ba người kể chuyện giấu mình, không nhân danh một nhân vật trong
truyện để kể Ngôi kể thứ ba trong các tiểu thuyết Miền Tây, Đảo hoang, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Tô Hoài đã tạo ra một khoảng cách thích hợp để quan sát và tỉnh táo bình luận, để
kể lại một cách khách quan câu chuyện Với ngôi kể thứ ba, Người kể chuyện thỏa sức tự do trong việc xâu chuỗi các sự việc Người kể chuyện có thể đang kể hiện tại nhưng lại dễ dàng quay ngược về quá khứ để kể cho rõ sự việc
Ở ngôi kể thứ ba này, người kể chuyện không chỉ tái hiện lại đời sống mà còn mô tả ngoại hình, hành động và thâm nhập vào ý thức, tâm lí nhân vật
Ngôi kể thứ ba còn cho phép người kể chuyện đan xen những bức tranh thiên nhiên vào giữa các sự kiện Thiên nhiên được người kể chuyện miêu tả phù hợp với cảnh ngộ con người Nó hòa quyện với nếp suy nghĩ, và tâm trạng con người
Ở ngôi kể thứ nhất (Ba người khác), Tô Hoài là một người kể chuyện nhìn lại quá khứ của mình, quá khứ của một thời – cuộc cải cách ruộng đất Tiểu thuyết Ba người khác với
người kể chuyện xưng “tôi” đã thể hiện một điểm nhìn tối hảo để kể một câu chuyện về thời
đã qua Đó là một cái “tôi” tự thú trung thực, một người kể chuyện đáng tin cậy Ngôi kể thứ nhất đã giúp nhà văn “trần tình” dễ dàng hơn và tạo được sự tin cậy cho người đọc hơn là việc sử dụng ngôi kể thứ ba Với ngôi kể này quyền của người viết cũng bị hạn chế nhưng
Trang 8nhà văn lại xác lập được cái chủ thể mang tính lí tưởng Cái “tôi” trùng khít với nhân vật Bối nhưng không đồng nhất với tác giả Tô Hoài đã linh hoạt sử dụng các ngôi kể trong tiểu thuyết của mình, mỗi ngôi kể đã được nhà văn lựa chọn một cách phù hợp với mục đích, ý đồ
và đạt được hiệu quả nghệ thuật tốt nhất
3.1.2 Điểm nhìn trần thuật
Trong tiểu thuyết của mình, Tô Hoài đã lựa chọn điểm nhìn từ nhiều vị trí Có khi là điểm nhìn bên trong từ một nhân vật trong truyện, cũng có khi là điểm nhìn bên ngoài từ người kể chuyện ngôi thứ ba, và trong đó, ta nhận thấy có sự di chuyển điểm nhìn, cũng như
sự kết hợp linh hoạt điểm nhìn bên trong và bên ngoài
Điểm nhìn trong Đảo hoang cơ bản là điểm nhìn của người kể chuyện Từ điểm nhìn
bên ngoài đó, người kể chuyện kể lại toàn bộ sự việc diễn ra từ lúc Mai An Tiêm còn bé, sống nhờ mọi người bên bờ biến, đến lúc lớn lên gặp vua rồi theo vua về kinh đô, và sau đó là chuỗi những năm tháng dài gia đình An Tiêm sống ngoài đảo Nhưng không chỉ đơn thuần sử dụng một điểm nhìn, trong tiểu thuyết mặc dù không nhiều nhưng tác giả cũng đã có sự kết
hợp điểm nhìn bên ngoài và bên trong ngay trong một đoạn văn Đọc Miền Tây, ta nhận thấy
câu chuyện cũng được kể ở ngôi thứ ba điểm nhìn bên ngoài Với điểm nhìn đó, toàn bộ cảnh
đời ở Phiềng Sa trước và sau cách mạng đều được mô tả một cách chi tiết, đầy đủ với cái nhìn bao quát, khách quan Tô Hoài cũng đã kết hợp điểm nhìn bên ngoài và bên trong trong đoạn văn kể lại, cảnh bà Giàng Súa mua muối Không chỉ kết hợp điểm nhìn mà tác giả còn di chuyển điểm nhìn Đọc đoạn Thào Khay đi học trở về bản ta nhận thấy vẫn là ngôi kể thứ ba nhưng đã có sự sự di chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện sang người đi làm nương
Bên cạnh điểm nhìn bên ngoài Tô Hoài còn sử dụng điểm nhìn bên trong từ một nhân
vật trong truyện xưng “tôi” Điểm nhìn trong Ba người khác đặt trong điểm nhìn của anh đội
Bối khi Bối kể và nhận xét về các nhân vật khác Điểm nhìn bên trong đó đã khiến cho sự thật về một thời cải cách được phơi bày trần trụi và sống động Điểm nhìn của Bối có khi ẩn dưới điểm nhìn của người khác, của ngôi thứ ba Cái nhìn của “tôi” vừa mang tính cá nhân lại vừa mang tính đại chúng khiến cho điểm nhìn di chuyển linh hoạt đa dạng (qua đoạn kể của Bối về cảnh làm đồng của người dân, việc Đình bị bắt giam và xử) Không chỉ di chuyển điểm nhìn mà Tô Hoài còn kết hợp linh hoạt điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài Bối với điểm nhìn bên trong đi sâu vào tâm lí, nội tâm của mình và của mọi người Điểm
nhìn bên ngoài được thể hiện với cách nhìn nhận của Bối về cuộc cải cách ruộng đất Việc sử
dụng kết hợp đó góp phần giúp người đọc cảm nhận bức tranh cải cách chân thực mà không phải sự dối tránh né Điều này còn giúp tạo ra giọng điệu đa thanh cho tác phẩm
3.1.3 Giọng điệu trần thuật
3.1.3.1 Giọng dửng dưng, bình thản pha chút mỉa mai, châm biếm
Trong Ba người khác giọng của người kể chuyện rất bình tĩnh, thản nhiên và hết sức
ám ảnh Trước cảnh Đình bị tra tấn, mặc dù là một người cùng đội nhưng Bối kể lại rất tỉ mỉ những đau đớn Đình trải qua không một chút đau xót, không một chút thương tiếc Chính cách miêu tả chi tiết với giọng điệu bình thản, không chút biểu cảm gì đã tăng thêm hiệu quả nghệ thuật khiến người đọc cảm nhận rõ hơn về mặt trái của cuộc cải cách, thấy ghê sợ chính những con người tham gia cải cách đó
Giọng điệu của người kể chuyện còn mang sắc thái mỉa mai châm biếm những việc các anh đội làm Hủ hóa là việc làm vi phạm kỉ luật nặng nhất mà Bối coi như không
3.1.3.2 Giọng điệu trữ tình, ấm áp, vui tươi
Cùng với những trang văn khiến người đọc thấy người kể chuyện như đứng ngoài cuộc trước những cái xấu của nhân vật thì trong tác phẩm của Tô Hoài ta còn nhận ra nhịp kể chậm, mang chất trữ tình, ấm áp mà vui tươi
Giọng trữ tình của tác phẩm thường được biểu hiện ở những trang viết về thiên nhiên Cảnh làng xóm thanh bình, yên ả; cánh đồng thôn xã trong nắng; làng bản vùng cao trong những ngày giáp tết mang vẻ đặc trưng của vùng cao Phía Bắc Đó còn là cảnh nhân dân Bãi
Trang 9Lở an cư lạc nghiệp bên bờ sông cái; cảnh đẹp tuyệt khi có nắng sớm trên những vùng núi cao; là “Những con sóng dịu dàng đưa phù sa đắp vào chân đá, Mặt trời ủ trong mây; Những ngọn gió đông từ những vùng trời xa xôi nào
Bên cạnh cảnh đẹp yên ả, là cảnh vui tươi, ấm áp được tạo ra bởi sự đan xen kết hợp của những âm thanh khác nhau Không khí rộn ràng, những âm thanh tươi vui nơi làng quê
“Có con chim chích chòe Con chim cu gáy Con tu hú hàng đàn sáo (Ba người khác)
“Tiếng nõ điếu sòng sọc rít, (Miền Tây) Thiên nhiên có hình, có âm, có sắc và có cả hương, mùi dứa đương mùa thơm đến ngọt cả nắng” (Miền Tây) Thứ hương thơm của cây hồi (Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ)
Cùng với thiên nhiên, bức tranh sinh hoạt của con người cũng được tác giả chú ý miêu
tả để tăng thêm chất trữ tình, đầm ấm trong những trang văn của mình
Tô Hoài là nhà văn của con người và cuộc sống đời thường, ở đó ông bộc lộ thái độ trước muôn màu muôn vẻ của cuộc sống do đó giọng điệu trong sáng tác của ông cũng đậm chất thơ, hơi thở ấm áp, bình dị vốn có của đời sống thường nhật
3.1.3.3 Giọng điệu dí dỏm, hài hước
Cùng với giọng điệu lạnh lùng, bình thản và giọng trữ tình, vui tươi, đọc tác phẩm của
Tô Hoài ta còn nhận thấy giọng điệu dí dỏm, hài hước
Chi tiết mang quạt ra quạt cho “lúa thần kì” vì “lúa đổ mồ hôi” là chi tiết người kể chuyện – anh đội Bối tự giễu cợt mình, tự mỉa mai mình ngu dốt, ngu ngơ trước kiến thức nông nghiệp và chính sự giễu cợt ấy làm người đọc thấy trong đó một sự nực cười, hài hước
ta còn bắt gặp nụ cười vui vẻ, hìa hước của đời thường rất đỗi dễ thương: cuộc vật nhau đọ
sức giữa người và gấu (Đảo hoang) Chuyện tranh cãi, thậm chí đánh nhau vì chia cơm không đều (Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ) Những câu chuyện nhỏ nhặt, thể hiện gian khó, hiểm
nguy ấy của người cách mạng được Tô Hoài viết với giọng hài hước nhẹ nhàng khiến người đọc vừa ngạc nhiên, vừa hứng thú
Trên sáu mươi lăm năm sáng tác, dù viết về đề tài gì, đối tượng thẩm mỹ và thể loại nào, Tô Hoài cũng chủ yếu dựa trên cảm hứng nhân văn đời thường Chính cảm hứng ấy nó khiến cho giọng điệu của nhà văn trở nên phức hợp Ở đó có sự kết hợp giữa giọng dửng dưng, lạnh lùng với giọng trữ tình, vui tươi và giọng dí dỏm, hài hước
3.2 Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết của Tô Hoài
Ngôn ngữ trần thuật thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm của người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả
Người kể chuyện trong tác phẩm ít nhiều đều mang bóng hình của tác giả, do đó ngôn ngữ của người kể chuyện là sự sáng tạo của tác giả
3.2.1 Ngôn ngữ giàu tính tạo hình
Bức tranh thiên nhiên, đời sống và thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Tô Hoài được tái hiện qua lời người kể chuyện chân thưc, sinh động là bởi thứ ngôn ngữ giàu chất tạo hình bắt nguồn từ tiếng nói dân dã của nhân dân
Nhờ việc sử dụng đa dạng, phong phú các từ láy mà chân dung các nhân vật qua lời của người kể chuyện trở nên sống động và có hồn Tô Hoài đặc biệt sử dụng nhiều từ láy để miêu
tả ngoại hình và hành động của nhân vật Không chỉ con người mà thiên nhiên và con vật cũng được miêu tả rất sinh động nhờ hàng loạt các từ láy gợi hình, gợi cảm
Trong tác phẩm của mình Tô Hoài rất chú ý đưa vào các hình ảnh so sánh ví von Hầu như trang nào ta cũng có thể bắt gặp những hình ảnh so sánh từ đơn giản đến tinh tế, từ giản
dị, dễ hiểu đến độc đáo, thú vị Các so sánh của Tô Hoài hết sức sinh động và có hồn, chính xác như lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Đó là một nét riêng biệt tạo nên phong cách của Tô Hoài – nhà văn của đời thường
3.2.2 Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ
Ở các thể loại truyện ngắn, kí, và ở cả tiểu thuyết, ngôn ngữ của Tô Hoài đều là thứ ngôn ngữ của đời sống nhân dân, đặc biệt là những người nông dân, người lao động chân chất
Trang 10Tô Hoài đã chú ý miêu tả suy nghĩ, thái độ, hành động và ngôn ngữ của nhân vật mang
bản sắc của người dân vùng cao (Miền Tây ,Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ) Chất dân tộc, địa
phương trong ngôn ngữ còn được thể hiện qua những đoạn miêu tả thiên nhiên, đời sống sinh hoạt của các dân tộc vùng cao Mỗi trang sách, mỗi cảnh thiên nhiên, con vật đều mang hơi hướng của người dân tộc
Bên cạnh việc miêu tả thiên nhiên, đời sống, con người vùng cao bằng chính ngôn ngữ của họ, tác giả còn đưa vào trang viết của mình những tên làng, tên bản, những địa danh mang dấu ấn của vùng núi Tây Bắc Từ các tên gọi, địa danh đến cách nói, cách giao tiếp, của các nhân vật đều được người kể chuyện phả chất dân tộc vào đó
Không chỉ được coi là nhà văn phong tục mà ở một khía cạnh nào đó, có lẽ Tô Hoài cũng được coi là nhà văn “thích” sử dụng những từ ngữ thông tục Đó là lớp từ cửa miệng trong giao tiếp hàng ngày của người dân được Tô Hoài đưa vào tác phẩm trở thành ngôn ngữ viết vô cùng chân thật về con người và cuộc sống của nhân dân
Tô Hoài đã biết cách chọn lựa, nâng cao và nghệ thuật hóa tngôn ngữ của nhân dân rong các sáng tác của mình để tăng thêm giá trị của nó
3.2.3 Lớp ngôn từ khơi gợi không khí một thời
Tô Hoài đặc biệt giỏi trong nghệ thuật tạo không khí Đặc sắc của nhà văn, một phần phụ thuộc vào cách tạo các lớp không khí cho tác phẩm Viết về người hay vật, viết về cổ hay kim, Tô Hoài đều biết cách đặt chúng trong không khí nào Màu sắc đời sống, không khí lịch
sử trong truyện của Tô Hoài ám rất sâu vào tâm trí người đọc vì đó là thứ không khí toát lên
từ tình thế, từ các chi tiết rất gần gũi đời thường
Biệt tài dựng không khí truyện của Tô Hoài trước hết và rõ rệt nhất được thể hiện trong
việc làm sống lại không khí lịch sử của thời kì đã qua Ở Ba người khác Tô Hoài đã sử dụng
một hệ thống ngôn ngữ để làm sống lại không khí của thời kì cải cách ruộng đất đã lùi xa gần
nửa thế kỉ Ở Miền Tây, bộ mặt của xã hội cũ được miêu tả bằng thứ ngôn ngữ chân thực,
giản dị nhưng gợi cho đọc những xúc cảm, những cảm thông chia sẻ với số phận buồn tủi,
nhếch nhác của người dân tộc Trong Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ tác giả đã tạo dựng được
không khí đau thương, mất mát của dân tộc trong thời kì tiền khởi nghĩa nhưng trong đó vẫn
ẩn khuất niềm hy vọng, tin tưởng vào ngày mai tốt đẹp Với Đảo hoang, tác giả đã dựng lại
cả một thời huyền sử xa xưa mang lại cho người đọc âm hưởng vừa hào hùng, vừa lãng mạn như bản ca đi mở đất của vua Hùng Ta như được sống trong thời kì của huyền thoại, của những anh hùng Đặc biệt Tô Hoài đã sử dụng một hệ thống các từ ngữ, câu chỉ thời gian mà tính bằng ngày, tháng, mùa Qua lớp ngôn ngữ biểu hiện thời gian bằng những con số ước lượng ấy, tác giả muốn thể hiện tinh thần sức mạnh lớn lao của dân tộc, truyền thống chiến đấu chống thiên nhiên, chống ngoại xâm, giành quyền sống và phát triển qua tất cả các đời
Đó là bản hùng ca sôi nổi từ nghìn năm dựng nước tới nay trên bờ biển
Nhờ ý thức bám lấy ngôn từ của đời sống và dám tạo nên những cách nói mới mà văn
Tô Hoài có khả năng gây ám ảnh
KẾT LUẬN
Qua khảo sát, phân tích bốn phương diện của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Tô Hoài (nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kể chuyện và ngôn ngữ trần thuật), chúng tôi nhận ra sự phát triển có tính chất tiếp nối, kế thừa, thống nhất về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Tô Hoài
Điểm thống nhất trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện của Tô Hoài là dạng cốt truyện không có sự phức tạp, ít những sự kiện, biến cố quan trọng và do đó ít những tình huống kịch tính, gấp gáp, căng thẳng Cốt truyện mà Tô Hoài hướng đến chính là cốt truyện của “đời sống hàng ngày” Trong mạch thống nhất, tiếp nối ấy, nhà văn đã thể hiện sự lĩnh hội cái
mới, phát triển nó trên nền cái cũ Từ cốt truyện nghiêng hẳn về hành động, sự kiện (Đảo hoang, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ), đến cốt truyện có sự kết hợp đan xen sự kiện, hành động