Thể loại tự truyện, hồi kí có một giá trị khá đặc biệt trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam mà Tô Hoài là một trong những tác giả có những tác phẩm thành công về thể loại văn
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TỰ
Thành ph ố Hồ Chí Minh – 2011
Trang 2B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TỰ
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Trang 3L ỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quí Thầy Cô, những người đã tận tình giảng dạy, động viên, giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi, người đã
tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ, để tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn phòng Khoa học Công nghệ – Sau đại học trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban giám hiệu, Tổ Văn Trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong, các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ, khuyến khích, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi kính mong nhận được sự đóng góp, giúp
đỡ của các Thầy Cô, các đồng nghiệp và các bạn
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 9 năm 2011
Nguyễn Thị Ái Vân
Trang 4Chương 2: NGHỆ THUẬT TÁI HIỆN, TÁI TẠO HỒI ỨC VÀ TIẾNG NÓI CỦA CÁI
Trang 6M Ở ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhà văn Tô Hoài là một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam Trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật bền bỉ của mình, ông đã có những đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam hiện
đại về mặt nội dung và nghệ thuật, cả chất lượng và số lượng Trong bài báo “Với Tô Hoài” trích ở
người viết nhiều nhất ở nước ta Cũng trong bài báo này, vào những năm 1991, Tô Hoài nhớ ông có khoảng 140 đầu sách Đến nay theo nhiều nhà nghiên cứu thống kê, số lượng tác phẩm của Tô Hoài
đã là gần 200 đầu sách…Như vậy chúng ta thấy khả năng lao động nghệ thuật rất đáng khâm phục
của tác giả Đặc biệt ở đề tài nào ông cũng có những tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng người đọc, ở
thể loại nào ông cũng có sự tiên phong, đóng góp riêng, thúc đẩy sự phát triển chung của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại
Trong đời sống văn học Việt Nam từ xưa đến nay, tự truyện và hồi kí – vốn rất gần gũi nhau
– vẫn là những thể loại văn xuôi nghệ thuật mà trong những bối cảnh cụ thể của đất nước và đời
sống cá nhân, nhiều nhà văn ngại dùng đến do tính chân thật cao và dấu ấn cá nhân đậm nét của nó Đây là các thể loại có nhiều thách thức đối với nhà văn Đến thế kỉ XX, việc tìm hiểu về đặc trưng
thể loại văn chương được đặt ra như một vấn đề chính trong nghiên cứu văn học, thể loại tự truyện, hồi kí dần có sự phát triển và khẳng định ví trí của nó trên văn đàn Tô Hoài là một trong những tác
giả có đóng góp lớn về thể loại này Ông xứng đáng là một tác giả văn chương như nhà văn Nguyên
Ngọc trên báo tuổi Trẻ chủ nhật ngày 7 tháng 6 năm 2009 đã nhận xét: “Tô Hoài là vậy, nhà văn
1 Thể loại tự truyện, hồi kí có một giá trị khá đặc biệt trong quá trình phát triển của văn học
Việt Nam mà Tô Hoài là một trong những tác giả có những tác phẩm thành công về thể loại văn học này
2 Khi nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài thì mảng tự truyện, hồi kí chiếm một vị
trí đáng kể Nên việc nghiên cứu sẽ giúp hiểu về sự nghiệp văn học của Tô Hoài, sẽ có cái nhìn đầy
đủ và toàn diện hơn về con người và phong cách văn chương nhà văn từ đó có cơ sở để nghiên cứu
thể loại tự truyện, hồi kí của các nhà văn khác
3 Tô Hoài là một tác giả được chọn giảng dạy trong chương trình dạy và học Văn ở nhà trường phổ thông Bởi thế, việc nghiên cứu về con người và sự nghiệp văn chương của ông sẽ giúp cho giáo viên có kiến thức vững chắc, có tầm khái quát từ đó có khả năng xác định trọng tâm bài
giảng một cách chuẩn xác
Đó là những lí do khiến cho người viết chọn đề tài: “Đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi
Trang 72 L ịch sử vấn đề
Tô Hoài là một gương mặt tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại Ông là một nhà văn
lớn, có đóng góp về nhiều thể loại văn học khác nhau Trên trang viết của mình ông luôn để lại
những dấu ấn riêng, có dấu “vân tay” in trên chữ, có “một giọng điệu riêng, một cách nói
một phong cách nghệ thuật đặc sắc Hơn nữa, ông sáng tác trong thời gian dài, đồ sộ về số lượng, phong phú về thể loại, lại có những đóng góp lớn cho quá trình phát triển nền văn học dân tộc ta
Chắc chắn có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và quan tâm tới Chúng tôi bắt gặp một số lượng không
nhỏ những bài chuyên luận, phê bình ở những mức độ khác nhau về phong cách nghệ thuật, tác
phẩm, con người tác giả Để có được cái nhìn khái quát, người viết tạm chia:
2.1 Ý ki ến đánh giá tổng quát về sự nghiệp sáng tác chung của Tô Hoài
Bàn về giá trị văn chương Tô Hoài, xưa nay có rất nhiều ý kiến của các nhà văn, các nhà lý
luận và phê bình văn học Họ đã dành nhiều sức lực, tâm huyết cho những sáng tác có giá trị của Tô Hoài Từ khi xuất hiện các tác phẩm của Tô Hoài đã được giới nghiên cứu văn học chú ý
Trước 1945, Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại viết: “Truyện ngắn của
có sức viết khỏe và hay Tô Hoài sáng tác nhanh, thể loại phong phú nên tác giả còn đánh giá cao
Tô Hoài ở: "Cũng như ở những truyện ngắn của ông đăng trong Hà Nội Tân văn trong khoảng 1940 – 1941, ở tập Quê người ông tỏ ra là một nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc" [87] Tô Hoài được xếp vào nhóm các tác giả tả chân Là người đỡ đầu cho Tô Hoài vào nghề văn, Vũ Ngọc
Phan nhận rõ những đặc sắc, những mạnh – yếu trong văn Tô Hoài Ông cho thấy cùng với năng lực miêu tả tinh tế thế giới loài vật, Tô Hoài còn là “nhà văn có biệt tài viết về những cảnh nghèo nàn
Sau năm 1945, Tô Hoài đã cho ra đời nhiều tác phẩm Số lượng công trình nghiên cứu văn chương Tô Hoài cũng không ngừng gia tăng Những nhà phê bình có tên tuổi yêu thích văn chương
Tô Hoài như: Trần Hữu Tá, Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vân Thanh, Nguyễn Văn Long,Vương Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Điệp…đã có những đánh giá thật tinh tế khách quan về các tác phẩm văn chương của ông
Trần Hữu Tá, trong cuốn sách Tô Hoài một đời văn phong phú và độc đáo đánh giá tổng
quát về sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của Tô Hoài Trần Hữu Tá nhấn mạnh ngay ở
tựa đề bài viết: “Tô Hoài – một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại”
[84] Một sự nghiệp văn học phong phú về đề tài, đồ sộ về số lượng, có phong cách độc đáo
Hà Minh Đức nhận xét, đánh giá Tô Hoài thành công ở nhiều đề tài khác nhau: "Tô Hoài
để làm nổi lên những giá trị vật chất, tinh thần bền vững Tô Hoài với vùng đất ven thành qua bao đời, Tô Hoài với con người và thiên nhiên xứ nhiệt đới nhiều kì thú, những phong tục tập quán lâu
Trang 8đời, các loài vật trong nhà và hoang dã" [50,12] Đặc biệt khi viết về thiên nhiên, phong tục quê
Phan Cự Đệ thấy được sự gắn bó sát sao của Tô Hoài với hiện thực cuộc sống Với Tô Hoài
cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học Vì thế tác phẩm của Tô Hoài thành công ở nhiều đề tài khác nhau: "Có những người từ sách vở lí luận, từ vốn văn hóa kiến thức đi vào văn
văn hóa, ngôn ngữ dân tộc, là tấm lòng yêu thương khâm phục, ơn nghĩa thủy chung đối với người lao động nghèo khổ nhưng rất thông minh, anh dũng miền xuôi và miền ngược của Tổ quốc"
[50,104]
Bùi Hiển đánh giá cao về nghệ thuật kể chuyện bằng rất nhiều giác quan tinh nhạy: "Nghệ
tượng, cảm xúc, nói rộng ra hơn nữa là thiên về cảm giác, về cảm nhận trực quan cụ thể, về biểu
[50,107]
Hoàng Trung Thông nhận xét về những mảng thành công nổi bật của Tô Hoài và khẳng định
số lượng tác phẩm đồ sộ của ông: "Trong văn chương, Tô Hoài có ba mảng lớn: viết về mình và về quê mình, vi ết về miền núi và viết cho thiếu nhi, đó là tôi chưa nói anh viết về nhiều nơi, về các cuộc đời rất khác nhau trong nước và ngoài nước Cho tới nay anh đã viết và in khoảng 110 quyển truy ện ngắn, truyện dài về ba mảng đề tài trên" [50,109]
Nhìn chung những đánh giá về sự nghiệp và tài năng của các nhà nghiên cứu về Tô Hoài rất xác đáng Chúng ta đều thấy rõ sự thành công rất nhiều mặt về nội dung, nghệ thuật Tô Hoài là một
tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo, về công phu rèn luyện tay nghề của một nhà văn chuyên viết về văn xuôi Cùng với nhiều nhà văn tài năng đương thời, ông đã có những đóng góp cho sự phát triển của nền văn xuôi hiện đại Với một sức lao động dẻo dai, bền bỉ, Tô Hoài đã có số lượng lớn tác phẩm ở nhiều thể loại và điều đáng qúi là có nét đặc sắc riêng trong phong cách nghệ thuật của mình
2.2 Ý kiến về mảng tự truyện, hồi kí trong sáng tác của Tô Hoài
Theo Trần Hữu Tá, trong cuốn sách Tô Hoài một đời văn phong phú và độc đáo, đánh giá nét đặc biệt ở tài năng của Tô Hoài là ông viết hồi kí khi còn rất trẻ và khẳng định được sự thành công ở lĩnh vực này: “Về mặt thể loại, Cỏ dại có hai điều đáng để suy nghĩ Một là trong văn chương, vô số
Trang 9nhà viết hồi kí, nhưng ở tuổi hai mươi ít ai đã thành công như Tô Hoài Hai là chùm tác phẩm Cỏ dại, Cát bụi chân ai, Chiều chiều đã khẳng định ông là cây bút hồi kí có hạng” [84,19]
Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài đã chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ
thuật viết tự truyện, hồi kí chính là nghệ thuật thể hiện cái tôi – tác giả: "Hồi kí và tự truyện của ông
c ủa tác giả" [50,132]
Phong Lê trong Tô Hoài, sáu mươi năm viết, đã cho rằng đặc sắc của thể loại hồi kí, tự
đã trải qua tạo nên sức mạnh hiện tại hóa quá khứ như vậy Vì “Văn là người”, khi đọc tác phẩm văn chương ta bắt gặp tâm hồn con người Phong Lê còn khẳng định sức lôi cuốn, hấp dẫn của tự truy ện Tô Hoài đối với độc giả: "Đọc tự truyện tôi bỗng ngạc nhiên không hiểu sao người ta có thể
chung cho bao th ế hệ" [50,43]
Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Chân dung và phong cách, có những ý kiến đánh giá rất sắc sảo, sát hợp về văn chương Tô Hoài, đặc biệt mảng tự truyện, hồi kí Mỗi nhà văn đều có một quan niệm nghệ thuật riêng về con người Ông khẳng định với: “Tô Hoài quan niệm con người là con người, chỉ là con người, thế thôi” [27,287] Nguyễn Đăng Mạnh so sánh với một số tác giả khác như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan…để thấy được rằng: “Có thể nói, Tô Hoài là nhà văn của người thường, của chuyện thường, của đời thường” [27, 288] Sau một số luận giải, phân tích tác giả bài viết đã nhận định: “Tôi cho rằng Tô Hoài sinh ra để viết hồi kí, tự truyện Dường như ông có một thứ cảm hứng riêng, có thể gọi là cảm hứng hồi tưởng…” [27,299] “Hồi kí, tự truyện của Tô Hoài
Trong lời nhận định của mình, Nguyễn Đăng Mạnh chỉ ra cho độc giả thấy sức hấp dẫn của tự truy ện Tô Hoài chính là: "nhân vật trung tâm" – "cái tôi" của tác giả – cái tôi ấy được soi rọi, được
thể hiện một cách trung thực: "một cái tôi khôn ngoan, tinh quái, thóc mách, lọc lõi, rất mực hiểu mình, hi ểu người và có đôi chút khinh bạc" [27]
Vương Trí Nhàn, Tô Hoài và thể hồi kí, lời tựa cho tập Hồi kí đã đánh giá cao sức mạnh nội
lực khi viết về thể loại hồi kí của Tô Hoài: “Dường như cả cuộc đời từng trải đã chuẩn bị cho
tư làm nên thành công của thể loại này
Vân Thanh đánh giá cao mảng hồi kí, tự truyện của Tô Hoài, tác giả cho rằng với thành công này đã tạo thêm sự phong phú về đề tài nổi bật trong sự nghiệp văn học của Tô Hoài: "Theo tôi, nói
Trang 10th ực sự đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã vật lộn của một thế hệ tuổi thơ – hoặc được nhìn qua cách nhìn tr ẻ thơ đề nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ" [50,399 – 403] Tác giả Vân
Thanh khẳng định Tô Hoài đã có sự đổi mới về tư tưởng, thủ pháp nghệ thuật tự truyện, hồi kí:
“Điều kỳ lạ là các mảng sống và chi tiết trước đây cũng như bây giờ, vẫn cứ gần như tươi rói trong
ở kí ức của Tô Hoài” [50,382 - 383]
Phạm Việt Chương ấn tượng khi đọc tác phẩm của Tô Hoài chính là giọng điệu của tác
phẩm, nó giúp cho tác phẩm có một sức hấp dẫn riêng tạo nên phong cách nhà văn Tác giả nhận xét:"Chúng ta g ặp lại Tô Hoài khi anh viết một loạt tác giả Việt Nam mà bạn đọc hằng yêu mến
điểm những câu kết gây cho người đọc nụ cười cố quên đi nỗi buồn nào do anh vừa kể qua" [50,404]
Xuân Sách nhận xét về Cát bụi chân ai, nhà văn thấy tác phẩm có giá trị văn học vừa là cuốn
tư liệu có giá trị lịch sử bởi đã dựng lại đời sống tinh thần của một số cây bút lớn cũng như môi
trường mà nhà văn phản ánh trong đó: "Tác phẩm mang dấu ấn đậm nhất phong cách Tô Hoài – từ văn phong đến con người Thâm hậu mà dung dị, thì thầm và không đơn điệu nhàm chán, lan man tí chút nhưng không kề cà vô vị Một chút "u mặc" với cái giọng khơi khơi mà nói ai muốn nghe thì
thuật, giọng điệu và tính chân thật
Trần Đức Tiến chú ý tới điểm nhìn khi xây dựng nhân vật trong hồi kí của Tô Hoài: "Bằng
cu ốn sách của mình, lần đầu tiên ông đã cho thế hệ cầm bút chúng tôi nhìn một số "nhân vật lớn"
kho ảng cách khá "tàn nhẫn" nhưng vì thế mà chân thực và sâu sắc" [50,413]
Nhà văn Nguyễn Văn Bổng nhận xét và rút ra quan niệm về con người trong hồi kí của nhà văn Tô Hoài – Cát bụi chân ai "kể chuyện những nhà văn, những người bạn mà tài năng văn học
t ật xấu như mọi người" [50]
Đây là những ý kiến đánh giá mang tính chất khái quát nhất và tiêu biểu nhất về tự truyện và
tôi trong quá trình thực hiện luận văn này Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng định vai trò và
những đặc điểm riêng trong thể loại hồi kí và tự truyện của Tô Hoài Các công trình này có giá trị
đánh dấu vị trí quan trọng trong toàn bộ sáng tác của tác giả, giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn
diện hơn về cuộc sống và con người trong những giai đoạn lịch sử khác nhau Đánh giá về Tô Hoài
và văn nghiệp của ông không phải là công việc làm một lần bởi một người là có thể hoàn tất Vì văn
Tô Hoài nói chung và thể hồi kí, tự truyện nói riêng thực sự là những tác phẩm có giá trị, như một
mạch ngầm trong lòng đất, càng khơi càng trong, càng ngọt ngào bất ngờ và thú vị, nói như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn: “Dường như cả cuộc đời từng trải đã chuẩn bị cho những trang viết
Trang 11hôm nay c ủa ông Hồi kí là nơi cả con người tác giả cùng cái triết lí ông mơ hồ cảm thấy và đã theo
đuổi suốt đời cả hai đã có dịp bộc lộ” [76,942] Với đề tài: Đặc điểm nghệ thuật hồi kí và tự
nghệ thuật hồi kí và tự truyện của Tô Hoài, đồng thời có dịp hiểu rõ hơn phong cách nghệ thuật độc
đáo của nhà văn Tô Hoài
- Đối tượng đề tài: đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi kí của Tô Hoài
- Phạm vi đề tài: gồm các tự truyện sau: Cỏ dại, tập Tự Truyện, Mười năm
Các hồi kí sau: Những gương mặt, Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Chuyện cũ Hà Nội
Cách chia này chỉ có tính chất tương đối, bởi vì trong sáng tác của Tô Hoài về hai thể loại này có sự giao thoa Chính vì vậy, luận văn không tách riêng theo từng thể loại bởi những đặc điểm nghệ thuật ấy vừa đúng với tự truyện vừa đúng với hồi kí Nếu có đặc điểm nghệ thuật nào rõ, mang
đặc trưng của từng thể loại thì sẽ tách biệt ra để nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi phải sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau Dưới đây là một số phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp hệ thống: đặt đối tượng nghiên cứu trong hệ thống Đặt hồi kí, tự truyện
trong toàn bộ sáng tác để thấy được vị trí và đóng góp của Tô Hoài đối với sự nghiệp văn học của tác giả Đặt trong hệ thống chủ thể tác phẩm để hiểu nghệ thuật trần thuật
- Phương pháp loại hình: Giúp ta phân chia đối tượng nghiên cứu có tính chất khoa học,
nghiên cứu thể loại dựa theo từng nhóm tác phẩm, từ đó thấy được giữa tự truyện và hồi kí có nét
chung và nét riêng, đồng thời thấy được sự kết hợp giữa hai thể loại
- Phương pháp so sánh: Dùng như một thao tác so sánh: đặt hồi kí, tự truyện cạnh nhau để
nhận ra nét chung và nét riêng Đặt hồi kí, tự truyện của Tô Hoài cạnh những tác phẩm của tác giả khác để so sánh thấy được nét riêng trong hồi kí, tự truyện của Tô Hoài
- S ử dụng các thao tác: khảo sát, thống kê, tổng hợp,
5 Đóng góp mới của luận văn
Cái mới của luận văn là tập trung chuyên sâu đi tìm đặc điểm nghệ thuật của hồi kí, tự truyện
Tô Hoài Chỉ ra những nét đặc trưng nghệ thuật trong mảng tự truyện, hồi kí Tô Hoài Khẳng định đóng góp của tác giả trong sự phát triển của văn học Việt Nam nói chung và thể hồi kí, tự truyện nói
riêng
Ngoài phần mở đầu và phụ lục, luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Tự truyện, hồi kí – vấn đề lí thuyết thể loại: Tự truyện và hồi kí trong sáng tác
của Tô Hoài Ở chương 1 tập trung nghiên cứu, khảo sát những vấn đề thể loại làm cơ sở để nghiên
cứu
Trang 12Chương 2: Nghệ thuật tái hiện, tái tạo hồi ức và tiếng nói của cái tôi Ở chương 2 tập
trung vào đặc điểm thế giới nghệ thuật tạo dựng nhân vật qua hồi ức nhân vật tôi và nghệ thuật khắc
họa các nhân vật khác
Chương 3: Nghệ thuật trần thuật trong hồi kí, tự truyện của Tô Hoài Ở chương 3 tập
trung tìm hiểu phương tiện nghệ thuật trong phương thức trần thuật như: kết hợp trần thuật, phối
hợp điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ
Người viết trình bày luận văn có cấu trúc 3 phần? Bởi vì chương 1 đặt nền tảng cơ sở lý thuyết Còn chương 2 và 3 đi sâu vào tìm hiểu phương diện nghệ thuật
Trang 13Chương 1: TỰ TRUYỆN, HỒI KÍ – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT THỂ
Theo T ừ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, hệ thống: “Tự truyện thường là những câu
ni ệm bị xóa mờ với thời gian, vì tư duy khi viết về tự truyện đã trải qua biết bao cảnh đời, và vì các
[7,1905-1906]
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, cũng đưa ra định nghĩa: “Tự
đã qua (của tác giả) như một chỉnh thể, tạo ra những đường nét mạch lạc cho cuộc sống trải nghiệm
của mình Người viết tự truyện có khi cũng vận dụng hư cấu, “thêm thắt” hoặc “sắp xếp lại” các
chi tiết của cuộc đời mình, nhằm làm cho sự trình bày về cuộc đời ấy trở nên hợp lý, nhất quán Tự truyện luôn luôn là hành vi khắc phục cái thời gian đã lùi xa, là mưu toan quay về thời tuổi thơ, tuổi
trẻ, làm sống lại những đoạn đời quan trọng nhất, nhiều kỷ niệm nhất, như là “sống lại” cuộc đời
mình từ đầu Tự truyện thường được viết vào thời gian tác giả đã trưởng thành, đã trải qua phần lớn các chặng đường đời mình
Theo tác giả Phạm Ngọc Lan trong luận văn “Tự truyện trong văn học Việt Nam hiện đại”, vào năm 1970 Bruce Mazlish đưa ra định nghĩa: “Tự truyện là một thể loại văn học, khai sinh từ
cá nhân nào đó từ điểm nhìn của thời hiện tại, được hoàn thành thông qua nội quan và hồi ức, trong đó cái tôi hiện ra như một thực thể đang phát triển” Năm 1974, trong tiểu luận Hiệp ước tự
lập những dấu hiệu về mặt hình thức của tự truyện: Đó là “thể loại tự sự tái hiện dĩ vãng, trong đó
m ặt lịch sử hình thành nhân cách” [49,19]
Như vậy, khi viết lại câu chuyện đời mình, nhà văn có thể định nghĩa, định hình cho cuộc đời
ấy thành một bức chân dung tự họa, xét một cách khách quan có thể khác với chân dung thật của mình, dẫu có những nét tương đồng nhưng tất cả đã được cấu trúc lại, nhào nặn lại thành một sáng
tạo nghệ thuật
Theo tác giả Phạm Ngọc Lan [49,21] thì công trình của Elizabeth W.Bruss nghiên cứu sự hành chức của diễn ngôn tự thuật cả về phương diện người viết lẫn người tiếp nhận trong công trình
Trang 14Ho ạt động tự thuật: Vị thế đang thay đổi của một thể loại văn học (Autobiographical Acts: The
Changing Situation of a Literary Genre), và từ góc nhìn đó Elizabeth W.Bruss đề ra 3 nguyên tắc xác định tự truyện:
1/ Tác giả tự truyện đảm nhận một vai trò kép Ông phải là điểm khởi đầu của chủ đề cũng như của cấu trúc văn bản
2/ Những thông tin, những sự kiện được trình bày trong mối quan hệ với tác giả tự truyện được xác nhận phải là hoặc có khả năng là sự thật
3/ Cho dù những điều được trình bày có bị nghi ngờ hay không, cho dù những điều đó có thể
bị tái công thức hóa theo hướng nào đấy dễ tiếp nhận hơn từ điểm nhìn khác hay không thì tác giả tự truyện vẫn tin vào điều mà ông trình bày
Từ những định nghĩa trên, tác giả Phạm Ngọc Lan đã xác định hai tiêu chí nhận diện thể loại
mà chúng tôi cho rằng chính xác và khoa học Người viết tiếp thu và coi đó là một trong những cơ
sở để tìm ra được nét riêng của thể loại tự truyện
- Cái tôi tác giả và sự phát triển nhân cách của nó trong quá khứ, với tư cách là hình tượng trung tâm của tác phẩm
- Tính xác thực tương đối của cốt truyện
Nguyễn Thành Thi trong Văn học thế giới mở đã viết: "Nhà văn khi sáng tác tác phẩm bao
m ột loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể" [36,12]
Vậy khi nhà văn sáng tác theo một thể loại nào đó, đầu tiên sẽ tuân thủ những mô chuẩn nghệ thuật quy ước, tạo nên những nét riêng, những đặc trưng cơ bản của thể loại đó Ở thể loại tự truyện nhà văn đóng vai trò trong tác phẩm như là nhân vật “tôi” đứng ra kể lại, tả lại những gì xảy ra.Vì
vậy, cần khẳng định tự truyện là tác phẩm văn học tự sự do tác giả viết về cuộc đời mình
1.1.2 Khái ni ệm hồi kí
Theo T ừ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ
biên Các tác giả đã đưa ra khái niệm: “Hồi kí là một thể loại thuộc loại hình kí, kể lại những biến
phương diện quan hệ giữa tác giả với sự kiện được ghi lại về tính chính xác của sự kiện, về góc độ
và phương thức diễn đạt, hồi kí có nhiều chỗ gần với nhật kí Còn về phương diện tư liệu, về tính
đó, hồi kí phải được viết một cách cân nhắc, kỹ lưỡng, phải hết sức tôn trọng tính chân thật Đó có
thể là một câu chuyện mà tác giả chứng kiến hoặc lấy chất liệu từ chính cuộc đời mình làm đối tượng khai thác
Theo T ừ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, hệ thống: "Thuật ngữ chỉ một thể loại nằm
có th ực xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến" [7,648]
Trang 15H ồi kí rất gần với nhật kí ở hình thức giãi bày, cách kể theo thứ tự thời gian, chú ý đến các sự
kiện mang tính chất tiểu sử.Về mặt chất liệu, về tính xác thực không có yếu tố hư cấu thì hồi kí rất
gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học, kí sự tư liệu lịch sử Tuy nhiên, khác với các sử gia và các nhà nghiên cứu tiểu sử, người viết hồi kí chỉ tái hiện phần hiện thực thường nằm trong tầm nhìn
của mình, căn cứ chủ yếu vào những ấn tượng và hồi ức của bản thân mình Do vậy trong toàn bộ tác phẩm có sự nổi trội của bản thân người viết hoặc cái nhìn của người viết vào tất cả những gì
được kể lại, miêu tả lại Hồi kí mang đậm tính chủ quan khiến cho các sự kiện trong hồi kí không
thể so bì với các tư liệu gốc, các chứng tích, về tính xác thực Tuy nhiên, sự thiếu hụt sự kiện, thông tin hay sự phiến diện về đối tượng miêu tả trong hồi kí lại được bù đắp bởi văn phong sinh động,
cảm tưởng trực tiếp của cá nhân tác giả Thế mạnh của hồi kí văn học là nó cung cấp các tư liệu về
người thật, việc thật dưới hình thức nghệ thuật văn chương nhưng không hư cấu Tuy nhiên, sau một
thời gian dài hồi kí được xem chỉ dành riêng cho đề tài chiến tranh hay chính trị, hồi kí trở lại gắn
với cuộc sống Dấu ấn khá đậm của sự trở lại này là tác phẩm Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Những gương mặt…
Trong bài Kí và giảng dạy Kí – Hoàng Như Mai viết: “Hồi kí ghi lại những sự việc đã qua, nhưng những sự việc ấy không phải thuộc vào một thời kì lịch sử xa xôi mà phải gần gũi,có liên
Quan tâm đến vấn đề này, các tác giả của cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên đã
dành một chương nghiên cứu về tác phẩm kí văn học Các tác giả cho rằng: “Dù được hình thành và
con người có thật trong cuộc sống, với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính
“Xét t ừ gốc và bản chất, thì kí không nhằm thông tin thẩm mĩ, mà là thông tin sự thật” [14] Riêng
hồi kí đòi hỏi rất khắt khe về sự thật, sự trung thực, công minh, không được yêu ghét cá nhân, không được nhân đó để thanh minh, đề cao mình Nếu làm được như vậy, hồi kí có sức mạnh chống
lại sự xuyên tạc về một sự kiện, một nhân vật nào đó mà trước đấy còn lờ mờ chưa rõ
Người viết hồi kí kể lại những điều mà mình có dịp quan sát những sự việc và con người để
lại những ấn tượng sâu sắc, gắn bó với những kỷ niệm riêng nhưng lại mang nội dung xã hội phong phú Cuộc đời của mỗi con người đều có thể ghi lại thành hồi kí nhưng phải thỏa mãn điều kiện:
người” [14,231]
Như vậy là, trong quan niệm của các nhà nghiên cứu, hồi kí là một thể loại văn học luôn đề
cao tính chính xác và độ chân thực của các sự kiện Nhà văn Tô Hoài – nhà văn rất thành công trong
thể loại hồi kí cũng đưa ra nhận định riêng của mình về: “Kí là một thể loại mang tính cách riêng,
Trang 16đề, nhân vật, kết cấu, tình tiết, ngôn ngữ… riêng biệt” [57,25] Chính từ quan niệm đó mà hồi kí của
Tô Hoài có những đặc điểm riêng Một mặt nó tuân theo những yêu cầu riêng của hồi kí, một mặt nó
in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn
Đã gọi là hồi kí, tác giả cứ phải là người sống thật trong cuộc, được biết, được thấy tận mắt
những chứng tích Cho nên, nếu người viết là một tâm hồn biết tự trọng, nghĩa là đặt nặng phần sự
thật trên hết thì những điều nêu ra, tự nó, lại đã hàm chứa một giá trị sử liệu, văn hóa, văn học của
thời đại Bằng không, thật là một sự đáng tiếc lớn dắt dẫn người đọc hiểu sai lệch sự thật
Vì vậy, viết hồi kí mà đúng với bản chất của thể loại kí thật rất khó Viết sao cho trung thực,
khách quan, khiêm tốn mà duyên dáng, gợi được thi vị cho người đọc mới là điều đáng kể, đáng đón
nhận Vẫn hay có mình ở trong mà tác giả vẫn tránh được sự tự đề cao đáng trách Sự hài hòa ấy
chứa đựng một biển trời thanh thoát cao thượng, một phong độ hào hoa của người cầm bút, của văn nhân Nếu hồi kí được biểu lộ đúng nghĩa của nó thì đọc hồi kí lại là một điều thú vị vô cùng Nó cho phép nhiều thành phần hiện tại bỗng nhớ về quá khứ, sống lại với dĩ vãng - trong đó biết bao kỷ
niệm chợt hiện ra Có việc, có người mà ta biết nhưng không tường tận Có việc có người mà ta chưa biết hoặc đã quên đi thì nay sống lại đậm nét, phong phú, linh hoạt hơn Chẳng khác nào tác
giả hồi kí đã là một nhà đạo diễn kỳ tài, sắp xếp lớp lang một cốt truyện có thực với nhiều khuôn
mặt hiện diện mỗi người một vẻ, một cốt cách riêng biệt Cái hấp dẫn, cái tuyệt hảo của một thiên
h ồi kí là vậy
1.1.3 Đường biên động/ranh giới mờ giữa tự truyện và hồi kí
Nguyễn Thành Thi trong Văn học thế giới mở đã viết: “tương tác thể loại – có thể hiểu bao quát hơn – là hiện tượng hai hay nhiều thể loại của một giai đoạn, một thời kì, một nền văn học,
Thực tế đời sống văn học cho thấy mỗi một “nòng cốt” thể loại tồn tại như là một mô chuẩn nghệ thuật ít nhiều mang tính quy ước, chỉ có ý nghĩa tương đối, và luôn có khả năng biến đổi Vì
vậy, nhà văn khi sáng tác theo một thể loại nào đó, một mặt luôn tôn trọng, tuân thủ những mô chuẩn quy ước, mặt khác – ít hoặc nhiều – luôn có nhu cầu thoát bỏ khỏi những mô chuẩn quy ước
ấy, bằng cách “nhìn sang” những thể loại xung quanh, rút tỉa lấy tinh hoa của chúng, tổng hợp kinh nghiệm của hai hay nhiều thể loại, tạo ra những tác phẩm “lệch chuẩn” Nếu nhà văn thành công nhà văn sẽ có những tác phẩm hay hơn, mới hơn; còn nếu chua thành công thì những thử nghiệm như vậy ít ra cũng là một gợi ý, một sự chuẩn bị cho tác phẩm sau, người đi sau
Tương tác giữa các yếu tố thuộc nhóm thể loại sáng tác có hư cấu (fiction) như tiểu thuyết, truyện ngắn,…và các yếu tố thuộc nhóm thể loại sáng tác không hư cấu (non fiction) như hồi kí, kí
như truyện kí, tự truyện, tiểu thuyết tự thuật [36,15]
Trong bài Kí và gi ảng dạy Kí – Hoàng Như Mai viết: “Những điểm khác nhau cơ bản giữa
Trang 17h ồi kí thì thiên về những sự kiện có tính lịch sử Cũng do đặc điểm này, mà sự hư cấu trong tự
hơn tự truyện, nhưng đứng về tính chất văn học thì tự truyện có thể hơn hồi kí vì tự truyện thuộc
trưng của tự truyện là hư cấu sáng tạo
Tự truyện và hồi kí rất khó phân chia ranh giới cho rạch ròi, khi phân biệt ta thiếu sự thống
nhất về tiêu chí nhận diện thể loại, nhất là về vai trò của sự thật và hư cấu trong hai thể loại này
Chính nhà văn Tô Hoài quan niệm: “Trong sáng tạo, không thể đem so sánh các thể loại theo lối định mức Bất cứ một sáng tạo văn học nào, khi đạt tới xuất sắc, điều chiếm đỉnh cao của thể loại
ấy và của nền văn học nói chung” [57,26]
Điểm giống nhau giữa Tự truyện với hồi kí là cùng những thể loại văn học mang tính hồi cố,
tái hiện lại quá khứ, nhưng hai thể loại tự truyện và hồi kí nằm ở hai địa hạt không hề trùng khít với nhau trong hệ thống thể loại văn học: bản chất của truyện cho phép nhà văn hư cấu để tạo nên
những hình tượng hoàn chỉnh, còn bản chất của hồi kí đòi hỏi sự chính xác của sự kiện và những đánh giá khách quan của người viết kí Những yếu tố hư cấu, nếu có, chỉ đóng vai trò chức năng, hỗ
trợ cho tư tưởng chính luận
Điểm khác nhau cơ bản
chuyện trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, trong sự tương tác của nó với thế giới bên ngoài Đấy là một cái tôi trong trạng thái động, trạng thái của sự hình thành, biến đổi, tiến triển
về tâm lý, tính cách không ngừng và không hoàn kết
Trong khi đó, tâm điểm của hồi kí là thế giới bên ngoài, là cuộc sống và con người trong một
thời kỳ lịch sử nào đấy (đặc biệt là khi lịch sử có những biến động lớn), và cái tôi nói chung chỉ đóng vai trò nhân chứng Đấy là một cái tôi trong trạng thái tương đối tĩnh, trạng thái của kẻ quan sát, phân tích thực tại và ghi nhận một cách khách quan
Nếu như mối quan tâm đầu tiên của tác giả tự truyện là khám phá gương mặt của chính mình qua hồi ức, thì mối quan tâm đầu tiên của tác giả hồi kí là khám phá gương mặt của thời đại qua
những sự kiện mà mình chứng kiến, và trọng lượng của tác phẩm nằm ở chính sức thuyết phục, lay động của những sự kiện thực ấy Nếu cái tôi trong tự truyện là con người với tất cả chiều kích tâm
hồn, bề sâu tư tưởng và tình cảm của nó thì cái tôi trong hồi kí chủ yếu đại diện cho một phương
diện nào đó của ý thức xã hội, một xu hướng tiếp nhận và phản ứng nào đó đối với những biến cố và
những nhân vật của lịch sử Bản chất thể loại đòi hỏi sự trung thực, chính xác và khách quan trong
việc bao quát toàn bộ hiện thực cuộc sống trong quan hệ với con người
Ở hồi kí thường thiên về trần thuật các sự kiện Thỉnh thoảng giữa các sự kiện ấy mới xuất
hiện cảm xúc của tác giả Số lượng sự kiện trong hồi kí thường nhiều hơn so với tự truyện Bên cạnh
cảm xúc cá nhân của tác giả, trong hồi kí có thêm cảm xúc của nhân vật có liên quan Tác giả tự truyện thường tập trung vào quá trình hình thành và lịch sử thế giới nội tâm của chính mình trong sự tương tác của nó với thế giới bên ngoài đến những người mình đã gặp, những việc mình đã thấy
hoặc tham dự Khi viết các tác giả thường hướng vào cái “tôi”bên trong nội tâm của mình Những
Trang 18việc xảy ra bên ngoài chỉ làm “nền” cho cái “tôi” ấy Cái “tôi” tác giả – nhân vật tự do bày tỏ cảm
xúc, suy nghĩ về các sự việc xảy ra trong quá khứ Trật tự của các sự kiện được phát triển theo tâm
lý, cảm xúc riêng của tác giả Có những sự kiện có thật được đưa vào trình bày một cách trọn vẹn, chính xác nhưng cũng có những sự kiện được tác giả lược bỏ đi một số chi tiết để đạt được ý muốn
chủ quan của mình Bởi vậy tư duy trong tự truyện là tư duy “hướng nội”
Có thể thấy điểm khác nhau cơ bản giữa tự truyện và hồi kí ở chỗ: cảm xúc, tình cảm cá nhân
của tác giả trong tự truyện thường đậm nét hơn so với hồi kí Nói khác đi, tư duy tự truyện là “tư duy” hướng nội, còn tư duy hồi kí là “tư duy” hướng ngoại
T ự truyện là câu chuyện kể về cuộc đời mình, tâm điểm của tự truyện là "cái tôi" người kể
chuyện Trong quá trình sáng tác người viết tự truyện nhiều khi cũng vận dụng hư cấu “thêm thắt”
lý, nhất quán
Vậy có hồi kí trong tự truyện là vì tác giả ghi lại những gì có thật (kí) Tác giả hồi tưởng lại
những gì có thật đã trải qua trong quá khứ của chính mình, mà bản chất của hồi kí đòi hỏi sự chính xác Một tự truyện “lí tưởng” là tác phẩm mang cái nhìn hồi cố về một đoạn đời và nhân cách của tác giả, mà trong đó những sự kiện không đậm nét bằng tính thành thực và tính sâu sắc của những
trải nghiệm đó Vì thế trong tự truyện có hồi kí
những ấn tượng sâu sắc, gắn bó với những kỷ niệm riêng nhưng lại mang nội dung xã hội phong phú Tâm điểm của hồi kí là thế giới bên ngoài
Vậy hồi kí có chất truyện là trong quá trình sáng tác, tác giả không sắp xếp đơn thuần các sự
kiện mà có hư cấu để làm nổi bật "cái tôi"
Tuy nhiên, sự phân biệt các tiểu loại chỉ có tình chất tương đối Tự truyện là thể loại có tính giáp ranh, nó nằm ở giao điểm tiểu thuyết và hồi kí, tự sự và trữ tình; và trong hệ thống các thể loại văn học không ngừng diễn ra những mối liên hệ chuyển biến và xuyên thấm lẫn nhau Một tác phẩm
có thể nghiêng về chất tự truyện, chất hồi kí hay chất tiểu thuyết tự thuật tùy trường hợp cụ thể
Chẳng hạn, trường hợp những tác phẩm Cát bụi chân ai và Chiều chiều, Những gương mặt, Chuyện
cũ Hà Nội của Tô Hoài, nếu xét thật khắt khe thì không nằm hoàn toàn trong địa hạt của tự truyện,
cũng không đáp ứng hết những yêu cầu của hồi kí Ngay quan niệm về sự thật cũng là một nét rất khác biệt, chứng tỏ sự thoát ly của Tô Hoài đối với hồi kí kiểu “truyền thống” một sự thật riêng như mình nhớ, như mình hiểu, một sự thật không phải của sự kiện mà của thần thái những con người đã
gặp, những thời kỳ đã sống qua, đó là “vẻ lung linh chờn vờn của sự thật” (Vương Trí Nhàn)
Nói chung, một trong những dấu hiệu nổi bật nhất ghi nhận sự biến chuyển nội tại của văn
học cũng như gương mặt phong phú của nó qua từng thời đại chính là sự giao thoa và tương tác lẫn nhau của những thể loại văn học, tạo nên những biến thể, những phức thể đa dạng, phù hợp với sự phát triển của tiến trình văn học Có thể nói, với hơn sáu mươi năm viết, ông đã để lại cho nền văn
học hiện đại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, hiếm ai trong các nhà văn hiện đại so sánh được Hơn
Trang 19nữa càng ngày người ta càng nhận ra rằng, cái làm nên giá trị trong văn chương Tô Hoài ngoài
những tác phẩm đã được đánh giá cao thì còn phải thấy ở hai thể hồi kí, tự truyện đã cho ta thấy một
Tô Hoài không lẫn với ai, hóm hỉnh, thông minh, và sống hết mình với nghề văn, nghiệp văn
Những tác phẩm này đã để lại cho độc giả ấn tượng về sức viết của Tô Hoài thật khỏe, thật trẻ
Cũng chính vì vậy, luận văn không tách riêng theo từng thể loại mà những đặc điểm nghệ thuật ấy vừa đúng với tự truyện vừa đúng với hồi kí Nếu có đặc điểm nào rõ, đặc trưng của từng thể
loại thì sẽ tách biệt ra
Đến với nghề văn thật tự nhiên, ông được nhận xét là “một nhà văn xuôi bẩm sinh” (Trần Đình Nam) Theo trí nhớ của Tô Hoài thì tác phẩm đầu tiên ông sáng tác là Nước lên: "Cách đây
đoàn người chạy nước từ dưới bãi lên lấm vùi như đàn chuột trong hang đang bị ộc nước (Về sau,
hóa thân vào sự sống của vật và đồng thời đưa đến cho thế giới loài vật sự sống của con người Ngòi bút của Tô Hoài linh hoạt, quan sát kỹ lưỡng và tinh tế Ngôn ngữ tự nhiên mà giàu có, có sắc thái
giọng điệu riêng, tất cả đều rất sắc nét Câu chuyện về sự khám phá, rong chơi của con dế cũng là ước mơ của cả đời người Tô Hoài tiếp tục khẳng định tài năng truyện ngắn của mình trong miêu tả
thế giới loài vật, trong tập truyện O chuột (gồm 8 truyện) (1942) đa số viết về loài vật một cách sinh
động và trong đó có bóng dáng của cuộc sống con người
Tô Hoài là người nặng lòng với quê hương, ông viết về con người và thiên nhiên một cách
gần gũi, có nét riêng như Nhà nghèo (1942); Giăng thề (1941); Quê người (1942), Xóm Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944) đều miêu tả vùng quê thân yêu của nhà văn Quá trình gắn bó với vùng
đất quê hương đã giúp ông viết rất hay về đề tài này
Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài là một trong số ít cây bút không phải trăn trở, ngập
ngừng nhiều lắm trước trang giấy Tác phẩm Vỡ tỉnh là tác phẩm đầu tiên trong thời gian này
Mảng đề tài Tô Hoài đạt được thành công lớn hơn trong giai đoạn này là cuộc sống con người miền núi Ông là người tiên phong xây dựng văn học viết về các dân tộc ít người Ông viết về
sự chuyển mình, thay da của vùng đất này trong cách mạng dân tộc dân chủ (Núi Cứu quốc, Truyện
được nhận Giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955 Truyện Tây Bắc gồm 3 tác
phẩm: truyện Mường Giơn và hai truyện ngắn Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A phủ Tập truyện
miêu tả cuộc đời thống khổ của những người dân miền núi dưới ách thực dân Pháp và bọn thổ ti lang đạo Nỗi khổ ấy tập trung vào người phụ nữ Nhờ có nhà văn Tô Hoài, người đọc có được kinh
Trang 20nghiệm sống, biết được cảnh đau khổ của nhân dân miền núi, làm nảy sinh những cảm xúc thương
yêu đối với con người và vùng đất này Còn tác phẩm Miền Tây là một sự đóng góp tích cực của Tô
Hoài trong việc miêu tả những bước đi đầu tiên đầy gian khổ của vùng đất này lên xã hội chủ nghĩa
Sau Mi ền Tây, đề tài về vùng cao vẫn còn được Tô Hoài tiếp tục viết: Tuổi trẻ Hoàng Văn
công vì có nhưng năm tháng đi thực tế, gắn bó với vùng đất miền núi và khả năng nắm bắt tinh
nhạy
Trở về với những miền thân thuộc qua mảng hồi kí và tự truyện, mảng đề tài Hà Nội - ngoại
ô, quê ông vẫn là đề tài chủ yếu trong những sáng tác của ông Những kỉ niệm trong quá khứ với gia
đình, bạn bè thôi thúc ông viết : Từ Cỏ dại đến Tự truyện (1978) rồi Những gương mặt (1988), đến
của Tô Hoài với những miền thân thuộc, quê hương yêu dấu của ông
Tô Hoài đã sớm xác định cho mình văn chương là sự thật ở đời nên quyết tâm đi vào con
đường của chủ nghĩa hiện thực Và khi đã viết là say mê hết mình “ trong ngoài ba năm viết như
mang dấu ấn riêng
Tóm lại, toàn bộ sáng tác của Tô Hoài đã có những đóng góp to lớn và hết sức quan trọng cho sự phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam Các tác phẩm của Tô Hoài đưa đến người đọc
những hiểu biết thêm về đời sống, về ngôn ngữ và cũng chính những sáng tác của Tô Hoài mà người ta hiểu hơn thế nào là văn chương chân chính, đích thực
Tô Hoài là một gương mặt tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại Ông là một nhà văn
lớn và có nhiều đóng góp về nhiều thể loại văn học khác nhau Tác giả thành công khi viết về đề tài
miền núi, về loại vật, về Hà Nội Bên cạnh đó ta nhận thấy thời gian sẽ trôi qua nhưng những ấn
tượng của độc giả nhớ nhiều nhất về tác phẩm của Tô Hoài là mảng tự truyện, hồi kí của ông
Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định thế mạnh về tự truyện, hồi kí của Tô Hoài ở việc tái hiện
tiếng nói của cái tôi “Hồi kí, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài…ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy” [27] Còn Phong Lê lại nhấn mạnh ở yếu tố hồi ức:
Qua những nhận định trên, ta thấy các nhà phê bình đã có những nhận xét và đánh giá rất cao
về mảng hồi kí, tự truyện của Tô Hoài Có được điều đó là do sức viết dẻo dai, bền bỉ, suốt đời đi
tìm cái đẹp trong cuộc đời Với một bản lĩnh nghề nghiệp dám nói lên sự thật bằng giọng văn rất riêng, tạo nên những đặc sắc về nghệ thuật Đặc biệt sức hấp dẫn từ việc xây dựng " nhân vật trung tâm" – "cái tôi" của tác giả – cái tôi ấy được soi rọi, được thể hiện một cách trung thực Thực sự
Trang 21với thể loại này Tô Hoài đã để lại “ dấu ấn riêng trên từng trang giấy” Tô Hoài sáng tác tự truyện,
h ồi kí từ rất sớm
Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi đến của văn học Theo Tô Hoài, dù là sáng tác theo thể loại nào cũng phải “Nói được sự thật để khiến cho người đọc cảm xúc từ đó gây suy nghĩ
xúc thẫm mỹ Bởi tư tưởng của tác phẩm là tư tưởng – cảm xúc, “tư tưởng nhiệt hứng” (Bielinxki)
Xuất phát từ quan niệm viết tự truyện, hồi kí như là một cuộc đấu tranh tư tưởng nên Tô Hoài coi tự
những trang ghi chép những sự việc đời tư đã lùi vào quá khứ, song ghi chép ở đây không phải là
một bản sao sự việc mà là sự sáng tạo Viết tự truyện, hồi kí là nhằm đáp ứng những yêu cầu của
hiện tại bằng những câu chuyện kể lại về đời tư, về người thật việc thật ngày hôm qua do chính
người kể chuyện chứng kiến và tham gia vào sự việc
Một người có vốn sống từng trải, phong phú như Tô Hoài mới có khả năng viết được thành
công “t ừ những hiện tượng vừa vặt vãnh lại vừa tinh tế ấy, đôi lúc tưởng ngẫu nhiên đến thế mà có
đến vai trò chủ thể của nhà văn, với ông đó không phải là những ghi chép đơn thuần, bởi vì “khi viết
th ể hiện ghi chép của anh” [57]
Tố Hữu đã từng nói: “Thơ chỉ trào ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy” Điều đó không
chỉ đúng với thơ bởi khi đọc Tự truyện, Cát bụi chân ai, rồi Chiều chiều , người đọc luôn cảm phục
bởi một trí nhớ tuyệt vời, một sự gắn bó tha thiết với cuộc đời Những hồi ức, những kỷ niệm của
cả một đời người bao giờ cũng in đậm trong trí nhớ của tác giả Tô Hoài đã nhận ra yếu tố cảm xúc
rất quan trong trong sáng tác: “Một việc, một người, một nhận xét ở bất cứ quãng sống nào trong đời khi đạt tới mức thật tha thiết thì có sức nhập vào, sức thúc đẩy (hoặc sức dằn vặt ta) cho ta
sáng tạo ấy phải được cất lên từ hơi thở, từ mồ hôi và máu của cuộc sống Nếu tác phẩm văn chương là phản ánh hiện thực cuộc sống một cách chân thật thông qua thái độ chủ quan của người
viết thì Cỏ dại giúp chúng ta hiểu một cách sinh động những gì đã tạo nên tâm hồn cũng như những nét đặc sắc trong phẩm chất nhà văn Tác giả kể lại một cách xúc động về “Những ngày thơ ấu nó leo hoang trong đám cỏ bên lề đường đi Cái giống cỏ dại, cỏ không tên, rườm rà, chen khít bò
loài cỏ hoang Một tình cảm chân thành và một trí nhớ tuyệt vời Mỗi nghệ sĩ – nhà văn có sự cảm
nhận về thế giới hiện thực khách quan khác nhau nên sự tái hiện lại hiện thực khách quan cũng khác nhau Sự phản ánh hiện thực khách quan ấy được thể hiện trong cả gia tài nghệ thuật của họ
hành trình viết hồi kí – một hành trình đấu tranh tư tưởng của mình Với Cỏ dại và Tự truyện, người
Trang 22đọc thấy tác giả không chỉ tái hiện lại cuộc đời của chính mình mà còn tái hiện cả bức tranh đời
sống, bức tranh sinh hoạt trong môi trường sống của cá nhân nhà văn Một không khí u buồn, đen
tối đè nặng trong tác phẩm thông qua giọng điệu trần thuật, thông qua sự việc và con người hiện ra qua trang sách Tác giả không đi vào phản ánh những mâu thuẫn giai cấp dữ dội, quyết liệt song người ta thấy được tất cả sự buồn chán về một kiếp người, buồn về sự bần cùng, bế tắc Đâu đó trong tác phẩm cũng le lói một chút hy vọng và niềm tin Hình ảnh tác giả trong những ngày lang thang kiếm sống ở trường đời là xã hội, hết bán giầy ở hiệu giầy Bata đến làm kế toán sổ sách giấy
tờ cho hãng, rồi những ngày thất nghiệp lang thang vất vưởng, những ngày phiêu bạt ra Hải Phòng…Tự truyện của Tô Hoài thực sự là câu chuyện viết về chính mình và những người xung quanh mình
Do đó hành trình đến Cát bụi chân ai (1990) và Chiều chiều (1999) đã khẳng định ngòi bút
chân thực, khách quan, không tô điểm của Tô Hoài Trong những dòng hồi kí ấy, Tô Hoài vừa cho người đọc thấu hiểu một thời kỳ lịch sử, vừa cho người đọc chiêm ngưỡng các tác gia văn học từ góc độ sinh hoạt đời thường Như vậy với phong cách đặc biệt, Tô Hoài đã đem đến cho nền văn
học Việt Nam những tác phẩm hồi kí xuất sắc Trong đó Cát bụi chân ai là cuốn hồi kí tiêu biểu in
đậm phong cách nghệ thuật Tô Hoài Ở độ tuổi “thất thập”, Tô Hoài đã thể hiện độ chín cả về cái
nhìn và tư tưởng nghệ thuật, cộng thêm một vốn sống phong phú, Cát bụi chân ai đã thực sự gây
chú ý của độc giả và khẳng định một lần nữa vị trí không thể thiếu của nhà văn trong nền văn học
hiện đại Việt Nam Nguyễn Văn Thạc trong Mãi mãi tuổi 20 viết: “Trên trang sách, cuộc sống tuyệt
bao người Mà phải là một cây bút tinh tế, tỉ mỉ và bản lĩnh mới thể hiện được hết ý tưởng của mình trên trang giấy Những điều đáng nói hơn cả là tác giả đã viết được rất hay về chính mình, không quá cường điệu mà cái tôi cá nhân vẫn hiện rõ Hơn nữa để qua mình mà hiểu người, hiểu đời, hiểu
cả về một thời đại đã qua thì thật là thú vị
Hành trình viết hồi kí của Tô Hoài là hành trình xuyên suốt trong quá trình sáng tác của ông
Mỗi tác phẩm hồi kí là một sự chiêm nghiệm về cuộc sống, về con người, về lịch sử và trên hết đó
là sự thật, vì Tô Hoài quan niệm: sự thật đã là đẹp rồi Vì: “Cái đẹp mà văn học đem lại không phải
là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật” [14,57]
Tô Hoài quan niệm: “Với tôi, dù viết truyện ngắn, tiểu thuyết hay hồi kí thì tôi vẫn cố gắng
Nhưng từ góc độ của tôi và do tôi lựa chọn thì tôi đảm bảo thế là đúng nhất, gần nhất” Có thể nói,
hồi kí Việt Nam hiện đại đã tiến triển theo hướng tái hiện quá khứ một cách chân thực, đồng thời
thể hiện được cái tôi tác giả ngày càng sâu sắc, phong phú và mới lạ, đáp ứng nhu cầu nhận thức quá khứ phức tạp của những thời đã qua
Trong dòng chảy chung của hồi kí hiện đại, hồi kí Tô Hoài đã mở ra những khả năng mới của
hồi kí trong việc thể hiện đời mình và đời người, đem đến cho văn học những màu sắc mới mẻ Cát
vừa ẩn chứa tiếng cười hóm hỉnh, cảm xúc đằm thắm, chân tình lẫn niềm suy tư, trăn trở Kho hồi
Trang 23ức về chuyện đời, chuyện người, chuyện văn, chuyện thời đại trong tâm trí nhà văn cứ miên man tuôn chảy như dòng suối, lúc dào dạt, lúc gập ghềnh, khúc khuỷu Phong Lê khi đọc những tác
phẩm này đã cảm thấy “bị cuốn hút bởi những gì mới mẻ, không trùng lặp, không nhạt mờ, kém sút
đã đọng lại trong lòng người đọc dư âm và ấn tượng khó quên Ở đó có những con người, cuộc
đời… tưởng chừng hết sức thường tình, bình dị, nhưng mang nhiều ý nghĩa cao đẹp, đáng trân trọng
và có cả những uẩn khúc đáng thương Chẳng lên giọng, không quan trọng hóa, cũng chẳng cần
phải khiêm nhường, Tô Hoài cứ tự nhiên mà kể về những gì mình đã biết, đã trải trên dòng đời gần
suốt thế kỷ
Bên cạnh những suy tư về cuộc đời, về số phận con người, ba tập hồi kí Cát bụi chân ai,
nổi bật là vùng Tây Bắc trong những năm kháng chiến, vùng quê Thái Bình trong thời kỳ Cải cách
ruộng đất), và phản ánh sự đổi thay của xã hội với những bước đi của thời đại cách mạng Mỗi cuốn
hồi kí là một bức tranh về cuộc đời, con người, về đất nước và thời đại, chứa đựng bao nỗi trăn trở
của nhà văn Hồi kí của Tô Hoài cho ta thấy một ngòi bút có duyên, thông minh, sắc sảo, hóm hỉnh, tinh tế Theo dòng hồi ức, ông đi từ chuyện này sang chuyện khác một cách tự nhiên “có lúc tưởng như lan man mà không kề cà, vô vị” [76] Ngôn ngữ nhân vật trong hồi kí Tô Hoài được cất lên từ
đời sống Các chi tiết nghệ thuật trong văn ông là kết quả của một quá trình quan sát tinh và sắc Ở ông không có sự chua chát, tự trào như hồi kí của Vũ Bằng, không giàu chất thơ như hồi kí Anh
Thơ Hồi kí Tô Hoài hóm hỉnh, giàu chất suy tư Đó chính là “điểm nhấn” của Tô Hoài trong hồi kí
Việt Nam hiện đại
Vậy nếu cuốn Cỏ dại đã phát hiện ra khả năng của tác giả trong việc nắm bắt quá khứ ngay
khi nó vừa hình thành cũng như khách quan hoá bản thân biến mình thành một đối tượng miêu tả thì
cuốn Tự truyện cho thấy ông sống kỹ lưỡng biết bao với đời sống quanh mình, từ chuyện riêng tư
đến chuyện làm nghề, rồi chuyện hoạt động cách mạng, cái gì cũng có thể đưa lên trang giấy để trở thành văn chương, sức chứa của đầu óc ông thật hơn người mà sự chi li tỉ mỉ thì lại ít ai bì kịp.Tuy nhiên, phải đến khi Cát bụi chân ai và tiếp đó Những gương mặt rồi Chiều chiều ra đời thì ngòi
bút hồi kí của Tô Hoài mới thật có dịp tung hoành giữa những chuyện đã sống qua để rồi dựng lên
ngồn ngộn một bức tranh hoành tráng Trong lòng bạn đọc và nhất là trong lòng đồng nghiệp, Tô Hoài như vừa tái sinh để trở lại với cái thời lẫy lừng uy tín Một quá khứ luôn luôn được ông cho
dồn vào hiện tại, được hiện tại hoá; nhưng vẫn trong trang phục của quá khứ Nhà văn không lôi
cuốn chúng ta ở những mảng sống bạo liệt hay những nhân vật tầm vóc thổi bùng lên những biến động lớn lao Mà ông viết về những gì đã gặp, đã trải Một bộ phim truyền hình làm về Tô Hoài gần đây rất gợi ấn tượng trong cảnh Tô Hoài đi dọc bức tường ngôi nhà của ông ngoại tác giả Cũ kỹ xù
xì nhưng đằm chắc vững chãi, những bức tường như thế tượng trưng cho cái cuộc sống mà Tô Hoài
vừa nương tựa vào vừa tìm cách thâm nhập để tìm thấy cảm hứng trong suốt đời viết Viết hồi kí, tự truyện Tô Hoài đã khẳng định: sống đến đâu viết đến đấy Thực tế không ở đâu xa , thực tế là ngay
chính con người bản thân mình và chung quanh
Trang 24Hơn nữa khi viết tự truyện, hồi kí rất cần đến khả năng ghi nhận đời sống Đó là khả năng
nhìn, khai thác và biểu hiện, để cho sự thật – cuộc đời thành sự thật – nghề nghiệp Nghĩa là sự thật
để lại ấn tượng và tạo được mỹ cảm trong tiếp nhận của người đọc Sự thật đó phải được “lạ hóa”
bằng tài năng và phẩm chất nghệ nghiệp Ngoài tài năng cần phải có bản lĩnh và nhiều khi cần đến lòng dũng cảm Bởi có lắm sự thật không dễ nghe Cho nên nói cho hết cái bí mật của lặng im người
viết cần nhiều đến bản lĩnh và cách nói khéo léo
Đọc tự truyện, hồi kí của Tô Hoài, ta thấy thật xúc động với những cảnh đời tư hiện lên thật
thiêng liêng tha thiết vừa buồn, vừa vui đan xen thể hiện rất thực cuộc sống đời thường Bàng bạc trong tác phẩm của Tô Hoài ta thấy rõ: đời đẹp và buồn Điều này ta cũng đã gặp đâu đó trong cuộc
đời và văn chương song ở đây Tô Hoài đã sống cái cảm giác ấy và diễn tả một cách thấm thía, ông
biết truyền nó sang người đọc theo cái cách riêng của mình Cho nên trong tác phẩm, nhà văn đã miêu tả những mảnh đời nhỏ bé nhưng thực ra đã vươn tới cái điều mà các tác giả lớn xưa nay vẫn khái quát Dưới con mắt của nhà văn mọi kỷ niệm không chỉ được biến thành những cái vĩnh hằng, cái cao thượng mà có cả sự vật, con người gần gũi với đời sống hàng ngày Nhân vật không chỉ được tắm mình trong cái ánh sáng lung linh huyền ảo của quá khứ mà hiện ra như những con người
bình thường, thậm chí tầm thường Chính điều này làm cho tự truyện, hồi kí của Tô Hoài có được
cái nhìn tiểu thuyết Ông đã tiếp cận cuộc sống trong sự xô bồ gần gũi nhất
Tô Hoài có một sức sáng tạo mạnh mẽ, dài hơi, kiên nhẫn, đều đặn và liên tục, đủ để đưa ông
trở thành một trong những cây đại thụ của nền văn học Việt Nam Ở mảng sáng tác nào, ông cũng
có những thành công và ghi được dấu ấn riêng Riêng ở thể hồi kí, tự truyện ông cũng đã khẳng định
được tài năng và sức sáng tạo mãnh liệt của mình Trong quá trình tiếp cận tác phẩm của Tô Hoài,
đặc biệt ở thể hồi kí và tự truyện Chúng ta nhận ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết hồi kí, tự truyện của Tô Hoài
Vậy vì sao Tô Hoài có được sự thành công ở hai thể hồi kí và tự truyện cả về số lượng lẫn
chất lượng như thế? Có lẽ có nhiều lí do, đầu tiên là yếu tố chủ quan: khi Tô Hoài kể đi phụ bán ở
hiệu giày Bata vừa viết văn, lần đầu tiên nhận nhuận bút, ông sung sướng không dấu được nỗi vui
mừng vì tiền nhuận bút một bài viết hơn cả một tháng lương Ông kể: “Tôi không thể so sánh và tượng tượng ra giá một bài báo và công xá những công việc tôi đã làm bấy lâu để kiếm sống Hãng
băng quấn quanh tờ bạc, ngoài đề tên mình Ôi, lịch sự! Mà một tháng tôi có thể viết mấy cái truyện
định: “Bây giờ khi tôi quyết định lấy nghề viết nuôi thân tôi không nghĩ là tình cờ, nhưng thật tôi cũng không có mục đích gì, đặt ra trước để rồi thành nghề văn và viết văn” Tô Hoài quan niệm
viết văn là một nghề – một nghề kiếm sống như bất cứ nghề nào Đã xác định là nghề thì phải viết,
phải lao động nghệ thuật một cách chăm chỉ, cần mẫn Cho đến bây giờ ông vẫn say mê viết Nguyên Ngọc đã nhận xét:“Tô Hoài là vậy, nhà văn cần mẫn và tài hoa “đục đẽo” suốt đời vào cái
túc Vì thế ông chọn nghề viết văn là nghề để kiếm sống, thật dễ hiểu bởi nó phù hợp và hết sức chân chính Nhà văn đã tìm đến với những thể loại mà ở đó sự trải nghiệm và sức viết dồi dào được
Trang 25dịp thể hiện một cách đầy đủ nhất Nguyễn Đăng Mạnh nhận ra rằng: “Tôi cho rằng Tô Hoài sinh ra
để viết hồi kí, tự truyện Dường như ông có một thứ cảm hứng riêng, có thể gọi là cảm hứng hồi tưởng…” [27,299]
Bản chất của văn chương là sáng tạo không chấp nhận sự dễ dãi và cẩu thả Tô Hoài ý thức
được rằng nghề viết văn là nghề hết sức nghiêm túc Ông đã xác định: “Nghề viết là nghề phải học
đáng cầm bút” [57] Còn khi đặt bút sáng tạo thì ông trăn trở: “Cầm bút viết không lúc nào không
được, do phong cách văn chương của mình mà có Trang sách mà không có ngọc, trang bản thảo
Hoài) Cái “gi ật mình” thật đáng quí của một nhà văn đầy tinh thần trách nhiệm So với nhiều nhà
văn cùng thời với mình,Tô Hoài nổi lên ở sự viết nhiều, viết khoẻ Ở đây có yếu tố tự nhiên nó là
một thứ của trời cho riêng ông (năng khiếu), dường như tác giả không cần cố gắng bao nhiêu mà văn chương vẫn cứ miên man không bao giờ hết Song cần nói thêm trong số nguyên nhân có thể
cắt nghĩa viết được như thế này, nhà nghiên cứu Đặng Tiến sau khi đọc Chiều chiều đã nhận xét:
“Nói chung, k ể cả những truyện hư cấu truyện lịch sử Tô Hoài viết cái gì thì cũng ra tự truyện”
Tức là viết gì Tô Hoài cũng kéo nó gần với mình đặt nó dưới góc nhìn riêng và tiêu hóa nó, biến nó thành của mình
Xác định rõ văn chương là một hình thái lao động nghệ thuật cao quí Xác định quan niệm nghề nghiệp nghiêm túc, đúng đắn nhà văn Tô Hoài đã dành được thành công cho mình trên lĩnh
vực hoạt động văn học nghệ thuật nói chung và với hai thể hồi kí, tự truyện nói riêng
U
Ti ểu kết chương 1:U
Trong quá trình tiếp cận tác phẩm của Tô Hoài, đặc biệt ở thể hồi kí, tự truyện chúng tôi thấy
hai thể loại tự truyện và hồi kí – vốn rất gần gũi nhau Nên cần phải thấy sự cần thiết và tính tương đối khi phân biệt tự truyện, hồi kí trong nghiên cứu sáng tác của Tô Hoài Phải dựa vào kết cấu,
nhân vật và kiểu tư duy của tác giả để xem xét Điểm để nhận rõ được sự khác biệt là yếu tố cảm xúc, tình cảm cá nhân của tác giả trong phản ánh hiện thực Trong quá trình nghiên cứu thấy được
sự giao thoa có yếu tố hồi kí trong tự truyện và có tự truyện trong hồi kí Tô Hoài Có hồi kí trong tự truyện là vì tác giả ghi lại những gì có thật (kí) Tác giả hồi tưởng lại những gì có thật đã trải qua trong quá khứ của chính mình, mà bản chất của hồi kí đòi hỏi sự chính xác Vì thế trong tự truyện
có hồi kí Còn hồi kí có chất truyện là trong quá trình sáng tác, tác giả không sắp xếp đơn thuần các
sự kiện mà có hư cấu để làm nổi bật "cái tôi" Tô Hoài là một gương mặt tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại Ông là một nhà văn lớn và có nhiều đóng góp về nhiều thể loại văn học khác nhau Tác giả thành công khi viết về đề tài miền núi, về loại vật, về Hà Nội Bên cạnh đó ta nhận
thấy thời gian sẽ trôi qua nhưng những ấn tượng của độc giả nhớ nhiều nhất về tác phẩm của Tô
Trang 26Hoài là mảng tự truyện, hồi kí của ông Tô Hoài có một sức sáng tạo mạnh mẽ, dài hơi, kiên nhẫn,
đều đặn và liên tục, đủ để đưa ông trở thành một trong những cây đại thụ của nền văn học Việt Nam Ở mảng sáng tác nào, ông cũng có những thành công và ghi được dấu ấn riêng Riêng ở thể
quá trình tiếp cận tác phẩm của Tô Hoài, đặc biệt ở thể hồi kí và tự truyện Chúng ta nhận ra những
nét đặc sắc trong nghệ thuật viết hồi kí, tự truyện của Tô Hoài
Trang 27Chương 2: NGHỆ THUẬT TÁI HIỆN, TÁI TẠO HỒI ỨC VÀ TIẾNG NÓI
C ỦA CÁI TÔI TRONG HỒI KÍ, TỰ TRUYỆN CỦA TÔ HOÀI
Bản thân khái niệm hồi kí, tự truyện đã bao hàm tính chất hồi cố, tái hiện quá khứ Tác giả hoài niệm, hồi tưởng về những cái đã qua: “Những từng trải và kỷ niệm cả đời thúc giục, đã viết ra đấy, nhưng chưa bao nhiêu Mỗi ngày qua trở thành một ám ảnh, bởi chưa cầm bút thì cứ mãi mãi khắc khoải Khi thấm thía, khi chợt nhớ đêm nay ngồi quán cóc ông lão 81 lại nhớ người hầu bàn
khám phá và sáng tạo ra cái tôi bằng chính cái tôi Đó là thế giới của hồi ức, thời gian thuộc về quá
khứ có một khoảng lùi Nhà văn đứng trong thời điểm hiện tại khi đã trưởng thành, khi đứng tuổi để nghĩ về quá khứ trong đó có gia đình, quê hương bối cảnh xã hội được nhớ lại, ghi lại Hiện thực không phải như trong truyện ngắn, tiểu thuyết mà hiện thực ở đây là trong quá khứ có một khoảng cách về không gian thời gian so với hiện tại trong tác phẩm Hồi ức bao giờ được hiện lên? bao giờ được hồi tưởng lại? Chỉ khi từ một sự việc, hình ảnh quá ấn tượng, gây sốc, hoặc để lại một tổn thất đau đớn nào đó mà con người không thể nào quên Khi hồi tưởng lại nhu cầu được nhớ, được viết
trỗi dậy, thăng hoa cảm xúc Đó là những lúc con người sống thật nhất, chân thành nhất với chính mình Xét từ khía cạnh này, viết tự truyện, hồi kí chính là một phương tiện giải phóng những năng
lực nội tại của con người, cho con người một cơ hội để nhận thức lại mình
Thế giới trong hồi ức, hồi tưởng được lọc qua trí nhớ, cuộc đời khúc xạ qua tâm hồn và suy nghĩ của tác giả nên thấm đẫm cảm xúc trữ tình, suy tư trải nghiệm có thể là sự ý thức, sự suy ngẫm
rất thực về cuộc sống hay về chính mình…Nhà văn không gợi lại quá khứ chỉ vì quá khứ, mà vì
hiện tại mình đang sống, và quá khứ trong quan hệ với hiện tại cũng là điều bảo chứng cho một định hướng trong tương lai Theo những ý nghĩa ấy, cuộc sống có thể không trải dài qua thời gian mà mở
rộng xuống chiều sâu của tinh thần Hiện thực trong tác phẩm hồi kí, tự truyện của Tô Hoài khác với
hiện thực đã được tưởng tượng sáng tạo lại ở các loại hình văn học khác của Tô Hoài và những tác
giả khác Như trường hợp ở tác phẩm Cỏ dại, Tự Truyện, Mười năm và Những gương mặt, Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Chuyện cũ Hà Nội, hiện thực thuộc về hôm qua được nhìn lại để suy ngẫm trải
nghiệm Nói cái hôm qua để gián tiếp nói đến cái hôm nay Chính vì thế, cách nhìn thể loại đã chi
phối các đặc điểm khác của thể loại hồi kí và tự truyện
Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn cũng có những nhận xét về thể hồi kí của Tô Hoài
dành cho cái mà người xưa hay gọi là dĩ vãng và nó được ông quan niệm như một bộ phận không
người qua việc hồi tưởng và sự sắp xếp các mạch của hồi ức
Điều hiển nhiên là quá khứ đã xảy ra, những gì đã mất đi trong cuộc đời không bao giờ có
thể tìm lại được nguyên vẹn Bức chân dung tự họa không cho ta một hình ảnh nguyên vẹn như đời
thực mà là hình ảnh nhìn từ một góc độ nào đấy, theo một chiều kích nào đấy Cũng như vậy, tự
Trang 28truyện không phải là sự tái hiện đơn thuần về quá khứ như nó đã xảy ra, bởi lẽ quá trình tâm lý của
sự hồi tưởng và tái hiện sẽ cho chúng ta không phải là chính bản thân quá khứ mà là sự hiện diện trong tinh thần của một thế giới không bao giờ còn trở lại Quá khứ được gợi lại đã mất đi sự vững
chắc và nguyên vẹn của nó, nhưng một khi được hồi tưởng và dựng lại sau một hành trình dài phân tán và tìm kiếm qua thời gian, quá khứ ấy sẽ có một mối quan hệ mới và mật thiết hơn với cuộc đời
hiện tại của cá nhân Khi nhà văn đặt bút viết tự truyện, hồi kí chất liệu của quá khứ sẽ được hồi ức
và trí tưởng tượng tổ chức lại tương ứng với tình trạng ý thức hiện tại và những nhu cầu của sáng
tạo nghệ thuật Và khi đi vào tổ chức nghệ thuật của tự truyện, hồi kí “cuộc sống” của “một con người có thật” sẽ không còn quá khứ khách quan nữa mà là quá khứ từ điểm nhìn của hiện tại – tính
chân thực của nó nằm ở cái nhìn, cách nhìn chứ không phải bản thân sự kiện
Thế giới hồi ức trong hồi kí và tự truyện Tô Hoài là thế giới thuộc về quá khứ Thứ nhất khi
hồi tưởng Tô Hoài thường nhớ đến các sự kiện để lại ấn tượng sâu đậm có sức tác động lớn đến bản thân và mọi người xung quanh
Thứ hai dòng hồi tưởng nào cũng vậy, các sự kiện bao giờ cũng thấm đẫm cảm xúc trữ tình
của nhân vật Tô Hoài thường trần thuật những điều gắn với những kỉ niệm của chính tác giả Thế
giới trong hồi ức là cuộc đời được khúc xạ qua tâm hồn và suy nghĩ của tác giả nên thấm đẫm cảm xúc trữ tình
Thứ ba dòng hồi tưởng có khi đứt khi nối, có lúc nhớ, lúc quên trong lúc hồi tưởng của nhà
văn Thời gian thuộc về quá khứ có một khoảng lùi Hiện thực trong tác phẩm hồi kí và tự truyện
của Tô Hoài khác với hiện thực đã được tưởng tượng sáng tạo lại ở các loại hình văn học khác của
Tô Hoài và những tác giả khác Thứ tư trong hồi kí,tự truyện của Tô Hoài đôi khi có sự đan cài
chồng chéo các lớp thời gian, sự kiện khi hồi tưởng
Hiện thực sống động trong cuộc sống đã được tác giả quan sát tỉ mỉ, ghi chép cẩn thận, bằng trái tim nhạy cảm của một người nghệ sĩ, ông đã viết nên những trang văn đầy ắp tình người, tình đời Với cảm xúc chân thành mãnh liệt thì tác phẩm bao giờ cũng có sức mạnh hiện tại hóa quá khứ
Thứ nhất khi hồi tưởng Tô Hoài thường nhớ đến các sự kiện để lại ấn tượng sâu đậm có sức tác động lớn đến bản thân và mọi người xung quanh Thế giới được hồi tưởng là những sự kiện, thời gian đáng nhớ được nhà văn chắt lọc và sắp xếp đầy dụng ý nghệ thuật Cách hồi tưởng làm nổi bật lên thời gian lịch sử với bao biến động tác động mạnh đến đời sống con người3: "Cái hôm Tây chi ếm
n ổ đùng đùng Người trong làng nhốn nháo [76,9] "Cái hôm Tây chiếm tỉnh Hà Nội lần thứ hai"3
Sự kiện lịch sử ấy là mốc đánh dấu sự đổi thay của cuộc sống, thay đổi vận mệnh của con người,
của dân tộc Báo hiệu một cuộc xâm lược bằng vũ trang qua 3ti ếng súng nổ đùng đùng Sức phản ánh
của câu văn lớn vừa cho thấy tình hình thời cuộc vừa phản ánh lòng người lo lắng, bất an: "Người trong làng nh ốn nháo" Hoàn cảnh đó đúng thực như: "Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây" của
Nguyễn Đình Chiểu năm xưa.3 Trong t ự truyện, hồi kí một điều chúng ta dễ nhận thấy là những mốc
sự kiện lịch sử chỉ được Tô Hoài phác họa thoáng qua nhưng cũng đủ để chúng ta nhận diện được
một cách tổng quát về tình hình xã hội lúc bấy giờ "Hồi ấy, những ngày 1938 sôi nổi đã qua Chiến
Trang 29kh ổ" [76,114] Như vậy, thời gian lịch sử là thời gian hiện thực với những sự kiện quan trọng, đánh
dấu bước đi và nấc thang có ý nghĩa của mỗi dân tộc Đó là thế giới của hồi ức, thời gian thuộc về quá khứ có một khoảng lùi Nhà văn đứng trong thời điểm hiện tại, khi hoàn cảnh lịch sử đã thay
đổi nghĩ về quá khứ để nhận thức về một thời kì: "thật đen tối thật khốn khổ" Có một sự kiện này
có tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần của nhiều nhà văn cũng như độc giả: "Báo Nhân Văn
ra đến số 6 bị tịch thu tại nhà in Các báo hoan nghênh việc đó Một số văn nghệ sĩ chúng tôi chẳng
đóng cửa Hồi ấy, báo in còn ít, chỉ tính số nghìn Nhưng một tờ báo bị cấm thì ầm ĩ ngay Bấy giờ,
bao giờ lịch sử có thể quên Sự kiện này không chỉ thể hiện cái nhìn chân thực của tác giả mà còn là cái mốc lịch sử không quên Những sự kiện ấy ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người và gây không
ít ảnh hưởng trong giới văn nghệ sĩ một thời gian dài Mở đầu tác phẩm Mười năm tác giả tô đậm
cảnh buổi chiều cuối ngày căng thẳng vì cảnh thuế thúc, trống dồn: "Tùng tùng tùng tùng Tiếng
mười tám tuổi trở lên phải chạt đông chạy tây lo thuế nào thì lo, nhưng cứ mỗi lúc tưng hồi trống ngoài đình nổi lên liên miên ba tiếng một thi trẻ con các xóm lại cất cổ nhại theo:
ti ền tiền tiền tiền [73,5] Không khí thật ngột ngạt, ông lật lại mảnh đất hiện thực đào xới lại
tiếng nói “đau khổ” để cho ta nghiền ngẫm Cách tô đậm thời gian giúp cho ngòi bút của Tô Hoài
dựng lại được không khí cuộc sống, không phải chỉ ở những biến cố hệ trọng mà còn dựng lại không khí của những bức tranh sinh hoạt cụ thể mang đậm dấu ấn thời đại
Tác dụng khi đặt con người trong bối cảnh sống, liên quan đến những sự kiện quan trọng, có
sức tác động lớn sẽ giúp chúng ta tiếp cận con người và hiện thực ở cự li gần đồng thời cung cấp cho độc giả những tư liệu quý giá, và đầy xác thực
Hơn nữa dòng hồi tưởng nào cũng vậy, các sự kiện bao giờ cũng thấm đẫm cảm xúc trữ tình
của nhân vật Tô Hoài thường trần thuật những điều gắn với những kỉ niệm của chính tác giả Thế
giới trong hồi ức cuộc đời được khúc xạ qua tâm hồn và suy nghĩ của tác giả nên thấm đẫm cảm xúc
trữ tình Hồi ức về mẹ thật cảm động: “Hồi ức về mẹ bao giờ cũng tươi mát và sinh động Ta càng
“tôi” đang nhớ lại điều bản thân đã trải qua Cảm xúc về mẹ – đấng sinh thành, là điểm tựa tinh thần luôn đem đến cho ta một cảm giác dễ chịu, thân thiết Hồi ức về mẹ bao giờ cũng tạo được niềm vui
và niềm tin trong ta Khi trưởng thành, hồi ức về mẹ càng gần gũi, sinh động và tươi mát.Trong đôi
mắt của con không ai gần gũi và thân thương bằng mẹ, cũng không có cảm xúc nào chân thật hơn
cảm xúc về mẹ Đó là tình yêu thương, sự thấu hiểu của đứa con:"Cái bóng mơ hồ trong lớp lớp
phải chịu nhiều vất vả, lam lũ cho cuộc sống nghèo khó, cơ cực, luôn phải sống trong những chuỗi ngày “th ắc thỏm đợi chờ dài dặc” tin tức của người chồng đi làm ăn biền biệt ở đất Sài Gòn xa xôi
không thấy trở về
Một quá khứ luôn luôn được ông cho dồn vào hiện tại, được hiện tại hoá; nhưng vẫn trong trang phục của quá khứ Đặc trưng của tự truyện, hồi kí tái hiện quá khứ Có điều thời gian quá khứ
Trang 30không chỉ là hình tượng thời gian đơn thuần mà còn thể hiện khát khao được sống lại, được dẫn người đọc trở về với cuộc đời đã qua để tâm sự và chia sẻ Tình cảm gia đình cảm động thiêng liêng, khiến cho những ngày em Hồ ốm rồi sau đó chết do bệnh sởi, mặc dù kỉ niệm đó đã trôi qua
rất lâu nhưng với cách hồi tưởng cụ thể đó khiến ta thấm thía nỗi đau khi mất đi một người thân là
không có gì bù đắp được: "4Đầu tháng tư, Hồ và tôi, hai anh em cùng lên sởi Tôi không nhớ rành
rõ được những ngày đau yếu của Hồ thế nào Trên nắp áo quan, có bát cơm thắp hương Dì tôi
tr ở về" [76,57] Nhưng tiếc thay sự tượng tưởng trẻ thơ đó sẽ không bao giờ xảy ra cả Sự mất mát
chia lìa thật buồn Thời gian hồi tưởng ấy chính là thời khắc của tử biệt Sự kiện đã tác động mạnh
vào tâm hồn tác giả và khiến cho người đọc xúc động vì sức mạnh của sự hồi tưởng
Dòng hồi tưởng nào cũng vậy, các sự kiện bao giờ cũng thấm đẫm cảm xúc trữ tình của nhân
vật Tô Hoài thường trần thuật những điều gắn với những kỉ niệm của chính tác giả Những kỉ niệm
ấy, hầu hết Tô Hoài đã được chứng kiến hay trực tiếp là người cùng tham dự cho nên nó hiện rất sâu đậm, rõ ràng trong kí ức của nhà văn Trần thuật theo dòng hồi tưởng nên câu chuyện về các nhà văn, tác giả không kể về toàn bộ cuộc đời sự nghiệp sáng tác của họ theo một trật tự thời gian nhất định mà chỉ kể ở từng đoạn, từng quãng đời mà nhà văn biết, thậm chí biết rất kĩ Như trong tác
phẩm Cát bụi chân ai, Tô Hoài không tạo dựng bởi những hồi tưởng về cuộc đời và sự nghiệp nhà
thơ Xuân Diệu, mà hồi tưởng về nỗi đau tinh thần mà nhà thơ phải chịu đựng Với những dòng hồi
ức về nhà thơ, Tô Hoài phần nào đã hé mở nỗi đau thầm kín của thi sĩ Tô Hoài hồi tưởng về những
kỉ niệm không bao giờ quên được giữa ông và Xuân Diệu, chứng tỏ Tô Hoài hiểu nhà thơ đến tận
chân tơ kẽ tóc Có lẽ không ai khác ngoài Tô Hoài dám dũng cảm bộc lộ điều này: “Thỉnh thoảng Xuân Di ệu lại lên nhà tôi Vẫn tay nắm cả buổi, nhìn nhau tha thiết, Xuân Diệu yêu tôi" [63,189]
Tài năng của Tô Hoài thể hiện ở chỗ, có khi chỉ là một chi tiết rất nhỏ mà làm nên một tính cách riêng Những điều tưởng chừng chỉ thoáng qua, nhưng nhà văn cũng nắm bắt được và biến nó
trở thành cái tôi độc đáo của nhà văn và người đọc cũng không thể nào quên được, nó cứ ám ảnh trong trí nhớ của mỗi độc giả Là những người cùng nghề, lại đều say mê những chuyến đi dài Tô Hoài hiểu được nỗi đau ở Nguyễn Tuân vào cuối đời là “cái đau của một người cả đời ham đi rồi
Tuân về chuyến đi Cát Bà, nhưng thấy “bước chân khó nhọc, nặng nề Nguyễn Tuân bước vào, mặt
bơ phờ tía tím” [63,328] Tô Hoài lại thôi, không “dám nói tôi sắp đi Cát Bà”
Tác dụng4 với đặc trưng của thể loại hồi kí, tự truyện yếu tố cảm xúc chủ quan tạo được sự
hấp dẫn cho câu chuyện Đồng thời làm nổi bật nhân vật "tôi" đang sống trong thế giới tinh thần
Dòng hồi tưởng có khi đứt khi nối, có lúc nhớ, lúc quên trong lúc hồi tưởng của nhà văn
Thời gian thuộc về quá khứ có một khoảng lùi Hiện thực trong tác phẩm hồi kí, tự truyện của Tô
Hoài khác với hiện thực đã được tưởng tượng sáng tạo lại ở các loại hình văn học khác của Tô Hoài
và những tác giả khác Trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài thường phá vỡ trình tự thời gian, có hòa
quyện giữa quá khứ gần và quá khứ xa, không tái hiện sự kiện theo trật tự biên niên mà xáo trộn chúng bằng “dòng ý thức” miên man Theo dòng hoài niệm, thời gian tâm tưởng cứ tuôn chảy, đôi
Trang 31khi đứt đoạn nhưng lại được móc nối ngay vào khoảnh khắc của hiện tại Hồi tưởng là phương thức
chủ yếu để xây dựng hình tượng thời gian trong hồi kí, tự truyện Trong nhiều tác phẩm, hồi tưởng
luôn trở đi trở lại trong tác phẩm với mật độ đậm đặc, nhiều lớp, nhiều tầng: hồi tưởng của chủ thể,
hồi tưởng của nhân vật….đan cài chồng chéo lên nhau, tạo nên những thế giới hình tượng phong
phú Đi vào trong thế giới của Cát bụi chân ai, thấy rất nhiều nhân vật mang theo trong mình một
quá khứ sâu thẳm và ngập đầy những nỗi day dứt, nuối tiếc, xót xa Ngã sáu Hàng Kèn, cái “ngã sáu đường đời” lúc nào cũng “leo loét ngọn đèn con” trở thành không gian chỉ dành cho hồi tưởng:
rượu có nhạt cũng không quan tâm, chỉ bởi nó đem lại được cái cớ” [63,36] Nguyễn Tuân mỗi lần đến đây là một lần bỏ lạnh ly cà phê để nhớ đến người hầu bàn cũ “Cứ ngồi đây mình lại nhớ nó
[63,40]
Tô Hoài đã sử dụng yếu tố hồi ức hồi tưởng miêu tả thời gian giãn cách để kể lại các sự kiện liên quan đến nhà văn Nguyễn Tuân Sự đảo ngược trình tự thời gian kể và trình tự các sự kiện trong chuỗi sự kiện gắn với cuộc đời của Nguyễn Tuân tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc Với
từng mốc thời gian gắn với mỗi chặng đường đã qua của cuộc đời con người, càng để người đọc có
thể hình dung đầy đủ hơn về nhân vật Rõ ràng là, mỗi sự kiện trong cuộc đời nhà văn đều là một sự
kiện có ý nghĩa.Trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài vừa miên man theo thời gian giãn cách, khiến các
sự kiện không hiện diện theo trình tự, vừa có sự đan cài chồng chéo để các sự kiện về xã hội lịch sử,
về đời tư của mỗi nhà văn hiện lên khá đầy đủ Hình ảnh đầu tiên tạo ấn tượng cho chúng ta là cái
dáng điệu Nguyễn Tuân “lững thững bên kia hè đường bờ Hồ” [63,5] Con người này xuất hiện
giữa cuộc đời như thế, ung dung, nhàn tản, mặc thiên hạ đua chen Phong cách khác người của Nguyễn Tuân còn thể hiện ở cách ăn mặc: “khăn lượt vố, áo gấm trầm, tay chống dọc chiếc quạt thước thay ba toong, chân bít tất dận giày mõm nhái Gia Định [63,5 – 6] Chân dung khép lại với
cảm xúc bâng khuâng của tác giả khi nghe đài báo về cái chết của Nguyễn Tuân: “Đêm qua nghe đài báo ông Nguyễn Tuân chết rồi Tôi nghĩ vẫn như buổi tôi ngồi uống một mình nhưng Nguyễn Tuân đã nằm yên từ buổi sáng, trước hôm tôi ra đây Nguyễn Tuân! Nguyễn Tuân ôi! ô hô”
[63,336]
Tác dụng tạo nên là ý nghĩa khai phá một lối viết mới, một cách thức tạo dựng chân dung độc đáo, đặc sắc của Tô Hoài Từ đó người đọc có sự hình dung rõ nét về cuộc sống con người của mỗi nhân vật trong những thời điểm lịch sử khác nhau và trong tính cách của họ Thời gian hồi tưởng
như ngẫu hứng, tuôn chảy theo dòng hoài niệm, đánh dấu sự chuyển đổi vị trí của cái “tôi” trong tự
truyện, hồi kí hiện đại
Nhà văn viết tự truyện, hồi kí như được sống lại một lần nữa đoạn đời đã qua của mình, đời
tư của nhà văn chỉ là chất liệu hiện thực được tác giả sắp xếp lại và sáng tạo thêm cho sinh động Vì
thế trong quá trình hồi tưởng và ôn lại quá khứ của mình, nhà văn đồng thời cũng sáng tạo lại quá
khứ Với hai thể loại tự truyện và hồi kí đã góp phần tạo nên sự thành công đáng kể trong sự nghiệp
Trang 32của Tô Hoài Nó cũng đã thể hiện sự tìm tòi, đổi mới tư duy văn học của Tô Hoài, làm nên một Tô Hoài với phong cách riêng, một vị trí vững vàng trong văn đàn Việt Nam
2.2.1 Cái “tôi” tác gi ả – nhân vật trong tự truyện, hồi kí Tô Hoài
- Khái ni ệm cái “tôi” tự truyện và cái “tôi” tác giả
Nguyễn Đăng Mạnh khi nhận xét khái quát về tự truyện, hồi kí của Tô Hoài đã khẳng định:
trong những điều làm nên sức hấp dẫn của tự truyện Tô Hoài, đó chính là " nhân vật trung tâm" –
"cái tôi" của tác giả - cái tôi ấy được soi rọi, được thể hiện một cách trung thực Cho nên sự hấp dẫn
của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy Để làm nổi bật cái tôi chính là
nghệ thuật tự biểu hiện
Trong t ự truyện đòi hỏi rất cao cái “tôi” cá nhân chân thực của tác giả Trong truyện có một
nhân vật rất đặc biệt, cần người viết phải chăm chút – nhân vật tôi Thông thường khi đọc tự truyện
nếu độc giả không tinh ý sẽ nhầm lẫn giữa cái “tôi” tác giả và cái “tôi” nhân vật Phần nhiều, khi
viết về bản thân cuộc đời mình thường các tác giả dễ bị yếu tố cảm xúc chủ quan chi phối Cái “tôi” tác giả và cái “tôi” nhân vật, nhiều lúc đã thật sự hòa làm một Chính điều này đã làm nên chất hiện
thực, tăng khả năng thuyết phục cho tác phẩm Khi này quan điểm cơ bản của tác giả thống nhất với nhân vật “tôi” Nhân vật “tôi” là nhân vật chính và tác giả nhập hẳn vào hóa thân vào nhân vật “tôi”
để tự bộc bạch ý nghĩ, tình cảm, đi sâu vào tâm tư sâu kín của mình, làm cho người đọc bị cuốn hút vào những nét đặc sắc của nhân vật Người kể là người đã từng chứng kiến sự việc xảy ra Do đó mà khoảng cách giữa người kể và nhân vật là rất nhỏ
Tác phẩm tự truyện đã phản ánh rất thực cuộc đời đã qua của nhà văn – nhân vật tôi trong tác
phẩm, nhằm tái hiện lại cuộc sống hiện thực dưới sự quan sát, miêu tả của nhà văn ấy Các đặc điểm
của tự truyện phần lớn bị quy định bởi các đặc điểm của trần thuật Hình ảnh nhân vật “tôi” hiện lên
với những băn khoăn trăn trở, với những khát khao lớn lao… Bên cạnh đó, còn có những dòng tâm
sự về mình, về những điều đã xảy ra trong quá khứ, với những hồi ức về tuổi thơ, tuổi trưởng thành
với những gì đã và chưa làm được, trong quá trình nhận thức khám phá về con người và xã hội của nhân vật tôi trong tác phẩm Cuộc sống của nhân vật tôi dường như được tái hiện lại thông qua
những năng lực nội tại của con người, cho con người một cơ hội để nhận thức lại mình Vì thế trong quá trình hồi tưởng và ôn lại quá khứ của mình thông qua cái tôi, nhà văn đồng thời cũng sáng tạo
lại quá khứ, như muốn sống cuộc đời thứ hai, một cuộc đời không bị ràng buộc trong những hạn độ
của thời gian, để đạt đến một sự tự do nào đó, dẫu chỉ là tự do trong thế giới riêng của tâm hồn mình
- Khái ni ệm cái “tôi” tác giả trong hồi kí
Trang 33Do đặc trưng của thể loại hồi kí, nên ranh giới phân định giữa cái “tôi” tác giả và cái “ tôi”
nhân vật gần như không có khoảng cách Tác giả chính là nhân vật và nhân vật là tác giả Nhân vật
trung tâm trong h ồi kí và nghệ thuật thể hiện đặc sắc của Tô Hoài là kiểu người trần thuật xưng “tôi”
vừa là người dẫn chuyện vừa là một nhân vật Nhận xét về kiểu tường thuật này, Đinh Trọng Lạc so
sánh: “Ki ểu này không được cá thể hóa sâu sắc bằng kiểu xưng “tôi” tự kể về mình Nhưng so kiểu xưng “tôi” đóng vai trò người dẫn chuyện thì kiểu này có mức độ cá thể hóa hơn nhiều, bởi vì người kể cũng đồng thời là một trong những nhân vật của truyện” [6]
Kiểu tường thuật này, một mặt tác giả nhập và chủ thể “tôi” với vai trò dẫn chuyện, một mặt khác xem “tôi” là một nhân vật đứng ngang hàng với các nhân vật khác trong truyện Nhân vật “tôi” cũng tham gia và chứng kiến, là nhân chứng sống của câu chuyện Cho nên, về cơ bản người dẫn chuyện, nhân vật “tôi” và tác giả trùng hợp nhau về quan điểm Với sự tôn trọng hiện thực khách quan, “tôi” với vai trò dẫn chuyện phải chiều theo, chịu sự chi phối, quy định của sự kiện, biến cố, tình tiết, nhân vật…trong câu chuyện thực được tác giả phản ánh Còn “tôi’ với tư cách là nhân vật, cũng như các nhân vật khác, nó phải như là biểu hiện sự khách quan vốn có trong cuộc sống xảy ra
mà nếu có sự khác biệt về ngôn ngữ, hành động, tính cách…so với đời thường thì tính hiện thực của
nó sẽ kém thuyết phục Sự liên kết khéo léo giữa “tôi” là người dẫn chuyện vừa là nhân vật sẽ phản ánh cách suy nghĩ, lập trường sáng tác của tác giả đối với hiện thực khách quan
Tô Hoài khi viết tự truyện, hồi kí cũng quay lại trở về với thời thơ ấu, tuổi trẻ, và những ấn
tượng của nghề viết văn để ôn lại những vui – buồn, được – mất trong cuộc đời của mình, cũng là
để ôn lại, tìm ra những kinh nghiệm trong cuộc sống Bởi vì quãng ấu thơ là những năm tháng có sự tác động mạnh mẽ nhất đến thế giới tâm hồn vốn ngây thơ, trong sáng và cũng dễ tổn thương nhất,
đó sẽ là những kỉ niệm in sâu trong tiềm thức của con người Còn tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của đời
người với biết bao ước mơ, khát vọng tìm hiểu, khám phá cuộc sống Khi đọc tự truyện, hồi kí in
đậm dấu ấn cá nhân tác giả
Người kể lại câu chuyện đời mình là người đi tìm gương mặt chính mình qua hồi tưởng, là
người khám phá và sáng tạo ra cái tôi bằng chính cái tôi Từ một sự việc, hình ảnh quá ấn tượng mà
con người không thể nào quên Khi hồi tưởng lại nhu cầu được nhớ, được viết trỗi dậy bằng một
cảm xúc mãnh liệt Nhân vật “tôi” khi nhìn về quá khứ cũng là để nhìn lại chính mình, nhìn lại sự đời, để hoài niệm Đặc biệt ở nhà văn Tô Hoài khi viết về quá khứ – viết về tuổi thơ vừa có sự nhập thân vào quá khứ để thể hiện sự vật trong cái nhìn trong trẻo, hồn nhiên nhất vừa có sự đánh giá, suy nghiệm lại về số phận mình Lúc này có sự thấu hiểu là lời tự thương mình, là một sự thấm thía Trên hết vẫn là một tình thương yêu dành cho lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên Vì vậy Tô Hoài đã trở thành nhà văn cho nhiều lứa tuổi, đặc biệt cho tuổi thơ Từ một tuổi thơ hồn nhiên đến những trải nghiệm đầu tiên về cuộc đời, những tự truyện thuộc mảng này là hành trình ngược dòng thời gian, quay về với tuổi thơ đã mất, sống lại với cuộc đời mình từ những năm tháng đầu tiên để đi tìm
những khởi nguồn xa xưa nhất của con người mình trong hiện tại Nếu tác phẩm văn chương là phản ánh hiện thực cuộc sống một cách chân thật thông qua thái độ chủ quan của người viết thì Cỏ dại
Trang 34giúp chúng ta hiểu một cách sinh động những gì đã tạo nên tâm hồn cũng như những nét đặc sắc trong phẩm chất nhà văn Tác giả kể lại một cách xúc động về “Những ngày thơ ấu nó leo hoang trong đám cỏ bên lề đường đi Cái giống cỏ dại, cỏ không tên, rườm rà, chen khít bò ngẩn ngơ
hoang Một tình cảm chân thành và một trí nhớ tuyệt vời Trong Cỏ dại, Tự truyện nhân vật tôi kể
về thời thơ ấu của mình, về những người thân ruột thịt, về cuộc sống ở quê nhà – vùng ngoại ô Hà
Nội: Nghĩa Đô Kí ức xa xưa tưởng chừng như chưa hề phai nhạt, những chi tiết, sự việc xảy ra trong quá khứ mà vẫn tươi mới, gây nhiều hứng thú như mới ngày hôm qua Chính cảm xúc chân thành có sức mạnh hiện tại hóa qúa khứ
Nghệ thuật thể hiện cái tôi, để làm nổi bật cái tôi, tác giả tập trung xây dựng về hành động và suy nghĩ của nhân vật để làm nổi bật cái “tôi” ngây thơ, giàu trí tượng tượng Đây là dịp để cho nhân vật được bày tỏ, được bộc bạch, phơi bày tâm trạng của mình Mỗi con người chúng ta ai cũng
có một tuổi thơ để nhớ về Trong trí óc còn non dại, tinh khôi như một tờ giấy trắng, cuộc sống quả
là thú vị và có bao điều mới lạ cần khám phá Tất cả những gì diễn ra quanh cuộc sống của một đứa
trẻ, dù chỉ là rất nhỏ, người lớn không để ý tới cũng sẽ để lại một ấn tượng sâu đậm trong kí ức trẻ thơ Hồi ức bao giờ được hiện lên? bao giờ được hồi tưởng lại? Chỉ khi là từ một sự việc, hình ảnh quá ấn tượng, đôi khi gây sốc Nỗi sợ hãi về những con ma trong trí tưởng tượng hấp dẫn ta bởi
niềm tin thơ dại: “3Bi ết bao nhiêu chuyện ma quái rùng rợn quanh cái ao Ông tôi kể Bà tôi kể
nước, lập lờ rồi biến mất Giữa những câu chuyện ghê rợn ấy, tôi ngồi nép khít bên tay áo bà tôi,
nghi ền mắt lại” [76] 3Trong trí tượng tượng thơ dại ấy còn biết bao nỗi sợ hãi khác mà chỉ có ở lứa
tuổi nhỏ, ngây thơ, hồn nhiên và giàu trí tượng tưởng mới tin như thế.4 Một đoạn khác, nhân vật
“tôi” sau khi đọc sách kiếm hiệp đã tự mình gọt kiếm luyện võ, và khoe khoang với các em họ của mình Nhưng kì thực cậu vẫn luôn sợ ma Tác giả đã để cho nhân vật tự bộc lộ, nhân vật “tôi” đã thú
thực đến dễ thương khiến cho người đọc phải bật cười trước sự chân thật của cậu Hình ảnh nhân
vật “tôi” hiện lên thật sinh động qua trang văn của Tô Hoài: “Bây giờ, nhà Nhâm thực vắng Mẹ vẫn
đi luôn Hai chị em, ngày ăn cơm trong bà, tối về nhà ngoài ngủ Tôi vẫn khoe với chúng là tôi giỏi, tôi có võ và tôi đang luyện phép nữa Nhưng tôi chưa dám ra ngoài ấy ngủ trông nhà với chúng nó
l ần nào Tôi sợ ma” 4[76,96].4 Nhân vật “tôi” đã chinh phục độc giả thật sự khi so sánh nỗi sợ hãi của mình trong hoàn cảnh, qua nhà chơi với mấy em họ nhưng rất sợ người coi hộ hai em mình vì bà ta
rất dữ Nhưng nỗi sợ hãi ấy không bằng sợ ông Thần Đất, rõ ràng nỗi sợ hãi đầy tâm linh đó đã được thể hiện rất sinh động qua chi tiết:4 “4Không bao gi ờ tôi muốn đi ngang sân Đằng cuối vườn cũng có một lối khác vào Lối ấy qua gò Thần Đất Tôi chỉ lách mấy cụm dứa dại đã lọt được đến sân đất Nhưng vốn sợ ông Thần Đất hơn sợ mẹ Lặc, tôi không dám chui đầu luồn rặng dứa dại Đành lấm lét chạy qua sân" [76,99]
Để làm nổi bật tính cách nhân vật tác giả chú ý đến hành động của nhân vật Bất cứ một người nào đã từng trải qua tuổi thơ đều thấy mình qua hình tượng nhân vật giản dị, hồn nhiên, khi đọc xong những cuốn sách kiếm hiệp mà mình yêu thích, nhân vật liền: "Nhi ều khi thích chí tôi đem
Trang 35nh ững thứ ấy ra bờ ao, đứng nói lảm nhảm và múa may một mình Tôi tập đánh nhau Tôi tập hoá
hơn"4 4[76] Cách miêu tả hành động đó cho thấy nhân vật tôi rất hiếu động, giàu trí tượng tượng và
hài hước trong tưởng tượng trẻ thơ của mình Dường như đằng sau những hành động trẻ con ngây ngô, hồn nhiên là nụ cười hóm hỉnh của nhà văn Tô Hoài và nhân vật đã hiện lên rất sống động và chân thực.4 Cách xây dựng nhân vật tôi gần gũi với bạn đọc Bất cứ một người nào đã từng trải qua
tuổi thơ đều thấy mình qua hình tượng nhân vật giản dị, hồn nhiên, không che giấu nhược điểm
Đây là truyện chủ thể kể về bản thân “tôi” một cách trực tiếp Ở kiểu truyện này, tác giả và nhân vật “tôi” hòa làm một, khoảng cách giữa tác giả và nhân vật “tôi” rất gần, dễ cho tác giả gởi quan điểm, thái độ, tình cảm của mình Một người trong cuộc, lại gánh vác việc trần thuật và phải
thể hiện quan điểm tác giả nên lời văn gián tiếp hai giọng ở đây rất nổi bật, đậm hơn, rõ hơn so với
kiểu tường thuật có nhân vật “tôi” dẫn chuyện Khi kể lại tác giả dùng lời văn gián tiếp hai giọng khi thì lời của nhân vật khác trong truyện khi thì chính là lời của nhân vật tôi Tác giả Tô Hoài còn xây dựng thành công nhân vật “tôi4”4, trẻ con , hồn nhiên, trong sáng Vì là tuổi thơ nên rất mê đi chơi, đây là niềm sung sướng man dại của tuổi thơ Trong niềm vui mê tơi quên cả giờ về, chơi bao
nhiêu cũng không chán:“4Mu ốn đi đâu, tôi phải hỏi u U tôi nhổ một bãi nước bọt xuống đất, bảo
v ề" Vì mải chơi bao giờ thấy u xách roi đi tìm thì mới: " Tôi cung cúc chạy về Bỏ lại cả gươm với
ki ếm Vài hôm lại một lần u vác roi đi tìm tôi như vậy” [76,98] Trong cái dáng chạy "Cung cúc" đó
ta thấy rất sợ, rất ngoan nhưng chỉ vài hôm sau đó lại để "U vác roi đi tìm" Chỉ có thể trở về với
tuổi thơ ta mới tìm lại được cảm giác như thế Không thể lí giải được tại sao? chỉ biết rằng đối với
trẻ thơ được chơi đùa sự sống mới có ý nghĩa Cách khắc họa nhân vật như vậy đã làm cho những
trang văn của Tô Hoài trở thành bạn của tuổi thơ và có sức sống vượt thời gian
Nghệ thuật thể hiện cái tôi hóm hỉnh, thông minh, tác giả tập trung xây dựng vào lời văn chên xen vào những suy nghĩ, bình phẩm làm nổi bật cái tôi Hồi kí Tô Hoài đã kể những chuyện rất riêng tư, thậm chí là thầm kín của các văn nghệ sỹ một cách cụ thể Anh Thơ vì có mặc cảm mình
xấu nên cứ bịa ra trong hồi kí là ngày xưa bà rất đẹp, lắm người mê như Nguyễn Bính chẳng hạn
Tô Hoài viết: “Bà ấy mà mê Nguyễn Bính, chưa chắc Bính đã xúc động liền Bính nó có hàng trăm
cùng nhà văn kết luận một cách rất hóm: “Anh Thơ mà đẹp là chết với tôi rồi” Độc giả không thể
không cười thú vị khi đọc đến câu văn này Sự thông minh đã phát huy được hết cái hóm hỉnh, tài tình của Tô Hoài trong câu văn Câu chuyện của Tô Hoài khiến ta nhớ đến bài thơ hóm hỉnh được cho là của Nguyễn Bính Nếu ta đọc ghép những chữ đầu câu thơ thành một dòng thì sẽ thấy cái tài hoa của các thi sĩ thật đáng nể, thế mới biết tại sao Nguyễn Bính lại có trăm gái đẹp theo và lời văn
của Tô Hoài có sức thuyết phục ghê gớm!
Trang 36Mu ốn gì anh muốn gì hơn
Thơ không làm trọn một bài Đàn không gảy trọn một vài khúc ngâm
Ấy hai con én ngang lầu bay bay
Nghệ thuật thể hiện cái tôi hóm hỉnh, thông minh, tác giả tập trung xây dựng đối thoại giữa các nhân vật Tác giả dùng lời văn gián tiếp của người kể và lời nửa trực tiếp mang ý thức nhân vật
rất đặc sắc ở Tô Hoài: "Nguyễn Tuân nhiếc tôi: Chúa ghét cái thằng bợm bia rượu mà hàng ngày
hút phí thu ốc lá" Muốn hút chơi thì tôi phải xin ông Thường nói, ông vừa khôi hài vừa mỉa: "Chó
bi ết thằng này thế nào là thật! Tao ghét cái cười mủm mỉm hiền lành không hiền lành của mày." Tôi cũng tìm ra cách chọc tức lại Này ông chửi tôi giả rượu, giả thuốc, tôi ăn bọ hung, tôi ăn thịt
nghìn năm nay, người ta đã luận về cả trăm lối nâng chén đấy, chứ không phải cách riêng của
th ằng khôn lỏi này đâu Tôi chìa trang Sử kí ra trước mặt Nguyễn Tuân."
Đồng thời Tô Hoài dẫn dắt khôn khéo:
"T ề Uy Vương hỏi Thuần Vu Khôn:
- Tiên sinh u ống bao nhiêu thì say?
Khôn đáp:
Khôn nói:
sau lưng thì Khôn sợ hãi cúi đầu uống, chỉ một đấu đã say Khi trời chiều, tiệc vãn, dồn chén ngồi
muôn vi ệc đều thế
Vua T ề nói: Hay!
[63,180]
Trang 37Cách đối đáp vừa cho thấy sự khôn khéo, biết vận dụng hài hòa điển tích xưa, càng tô đậm thêm kiến thức uyên bác, vừa hợp lòng người Chứ để cho Nguyễn Tuân im lặng Quả thật Tô Hoài đâu phải là tay vừa! Mà cái luận về say của Thuần Vu Khôn quả thực rất chí lí! Cứ mỗi lần đọc tới
đoạn này người viết lại ao ước một lần thật say và thầm thì một mình ta say trời đất cũng say Thế
mới thấy hết cái tài tình mà của người xưa mà Tô Hoài đã chuyền tải tới cho chúng ta Sự đồng cảm
vì vậy là vô tận Thuật truyền cảm của Tô Hoài thật khéo léo!
lại có sức chứa vô cùng lớn lao, có ý nghĩa quyết định cho cả một đời người Thường tự truyện hay
viết về tuổi ấu thơ – quãng đời đẹp nhất, có sức ám ảnh lâu nhất của con người Tâm hồn trẻ thơ
chưa hề bị bào mòn, pha tạp và chính nó đã ghi nhận lại những cái thiêng liêng sâu xa của sự sống
Muốn làm nổi bật cái tôi, tác giả tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng nhân vật, chú ý nhiều
đến 4cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp của nhân vật, để nhân vật tôi tự kể, tự miêu tả cảm xúc, tâm trạng Cách khắc họa đó làm nổi bật nhân vật - tôi là một cậu bé nhạy cảm, dễ xúc động, mau nước mắt Khi xa các em họ mà nhân vật tôi rất thương Có những lúc không thể chịu nổi: "Tôi ngồi hai tay bưng mặt Tôi khóc tu tu" không có một hành động nào có thể diễn tả được nên cậu bé đã để cho
cảm xúc tuôn trào không thể ngăn lại Cách thể hiện cảm xúc trực tiếp đó vừa làm cho nhân vật sinh động vừa kéo khoảng cách giữa hiện tại và quá khứ gần lại với nhau Nhân vật tôi giàu tình yêu
thương, tâm trạng được diễn tả bằng nỗi nhớ đến ngẩn ngơ: "Trên nhà, không có ai Tôi thấy nhà văng vắng khác mọi khi Tôi ngơ ngẩn, tha thủi về." Dường như con người ngày thường của nhân
vật tôi vốn đã giàu tình cảm bây giờ vắng các em, cảm giác buồn nhớ và cô đơn tràn ngập Tình
yêu thương giữa những đứa trẻ thật sâu sắc đã làm xúc động lòng ta khi trong tâm hồn trẻ thơ ấy có
những kỉ niệm thật khó quên: "Tôi nằm trằn trọc, nước mắt đầm đìa xuống chiếu Tôi cố thức
yêu thương của con người là rất lớn, và đối với trẻ em càng không thể nào thiếu được Những câu
văn của Tô Hoài thực sự làm cho "con người gần con người hơn".4Điều này đã minh chứng cho một chân lí bất diệt mà nhà thơ Tố Hữu đã nói đến: “Văn học là cuộc đời,… văn học sẽ không là gì cả
Tác giả tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng nhân vật, làm nổi bật cái tôi gắn bó sâu sắc với
quê hương Nhân vật “tôi” tự bộc bạch ý nghĩ, tình cảm, đi sâu vào tâm tư sâu kín của mình Độc
giả còn thấy được sự tinh tế khi nhân vật nhận ra được mùi “mùi quê hương” qua sự miêu tả rất cụ
thể và tỉ mỉ của tác giả: “4Tôi đã ngửi được mùi đất quen thuộc Quen thuộc lắm, chỉ thoáng qua là
Trang 38ph ất kỳ dị ấy Nó thoang thoảng trong cánh đồng hoặc vẩn vơ trong rặng ô rô xanh rì Tưởng như đấy là mùi cỏ khô, mùi đất ải, mùi khói rơm bếp Không phải Đích nó là mùi lá muỗm nấu lẫn với
tưởng tưởng của nhân vật tôi rất phong phú, mới có được những hình ảnh tươi mới và sống động như thế Nhân vật tôi cảm nhận về cảnh vật không chỉ cảm nhận trực tiếp bằng thị giác mà còn có
khả năng diễn tả những cảm nhận của khứu giác, cảm giác Qua đoạn văn miêu tả, tác giả đã cho chúng ta – những độc giả biết đến khái niệm về “mùi quê hương” – một khái niệm tưởng như rất
trừu tượng nhưng qua ngòi bút miêu tả tài tình, tinh tế của Tô Hoài lại trở nên cụ thể, chi tiết, rõ ràng Nó không phải là cái gì quá mơ hồ, khó nắm bắt mà “nó còn là tất cả” những gì quen thuộc,
gần gũi quanh ta, là “hương đồng cỏ nội hoà vào nhau, bốc lên một miền quê” Đọc những lời miêu
tả trên của Tô Hoài, người đọc như lạc vào quê hương, như đang được đi giữa quê hương thưởng
thức một mùi quen thuộc của “hương đồng gió nội” một mùi quê hương không bao giờ phai trong
trí nhớ mọi người Thực sự là có thể tách con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người Những câu văn của Tô Hoài sẽ còn lắng đọng rất lâu trong lòng những người xa quê
Khi khắc họa nhân vật tôi, tác giả muốn nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng Một cái
“tôi” gắn bó với con người và cuộc sống đời thường đầy tình nghĩa, nhân hậu, chân thành Tác giả dùng những câu văn trữ tình, thẫm đẫm triết lí Đặc biệt nhà văn chú ý đến mối quan hệ giữa nhân
vật và những người xung quanh Hàn Mặc Tử viết: "Người thơ phong vận như thơ ấy" Có người lại
cho rằng: "Đọc một bài thơ tôi gặp gỡ một tâm hồn" hay “Văn tức là người” Nếu đọc một bài thơ ta
gặp gỡ một tâm hồn thì khi đọc hồi kí ta sẽ nhận ra tác giả là ai ? là người như thế nào? bởi mỗi trang viết đã in đậm dấu ấn cá nhân tác giả "Vết vân chữ" đã lưu dấu trên câu chữ Từ những trang
văn của Tô Hoài ta có thể hình dung ra bức chân dung của chính tác giả – bức chân dung tự hoạ Chính vì đặt nhân vật trong hoàn cảnh sống đời thường đó làm nổi bật lên cái tôi cá nhân thấm đẫm tình yêu thương, nhân bản Tô Hoài từng quan niệm tình yêu thương là cội nguồn của sức mạnh, là
lẽ sống đẹp của mỗi người Tình yêu thương không có quy luật nhưng lại biện chứng, thống nhất, vì
có tình yêu thương con người sẽ vượt qua mọi trở ngại, chiến thắng được tất cả Nặng lòng yêu thương cuộc sống, trân trọng con người, những trang văn của Tô Hoài mang cảm hứng nhân bản về tình yêu, con người trong cuộc đời thường là những trang viết thấm đẫm “cái tôi” yêu thương, nhân
bản của tác giả Với những câu chuyện đời thường, trong những trang viết của Tô Hoài, ta thấy được tấm lòng ông thổn thức cùng cảnh đời cơ cực, những số phận oan nghiệt đắng cay Tình cảm
của ông thấm đẫm từng trang văn Câu chuyện Nguyễn Bính mất con Trái tim Tô Hoài là trái tim yêu thương và thông cảm sâu sắc với mỗi con người, mỗi số phận của đồng nghiệp Ông có trái tim
của người đã từng trải qua những đau khổ, cực nhục trong bước đường thăng trầm của cuộc đời Vì
thế mà trái tim ấy rung lên những nỗi xót thương đối với những người cùng khổ Khi Nguyễn Bính
lỡ dở trong tình yêu với người con gái đến với ông khi làm báo “Trăm hoa” đã để lại cho nhà thơ
Trang 39nỗi đau thương, ân hận đến suốt đời Vì say rượu: “Một tối kia, bố rượu say rồi bố bế Hiền thẩn thơ
người đàn ông đi tới” [63,62] Người đọc thương cảm trước cảnh Nguyễn Bính “thất thểu suốt đêm, sáng ra nh ợt nhạt, thẫn thờ bước giữa trống không” [63,62] vì đã trót đưa con cho người ta: "Thôi
tìm người ruột thịt thường đọc trên báo Đột nhiên, tôi hy vọng Tên cháu là Hiền nhé" [63] Tô
Hoài có tấm lòng nhân ái, ông viết với giọng điệu đầy cảm xúc, với một niềm hi vọng, hi vọng không bao giờ cạn rằng một ngày nào đó Nguyễn Bính sẽ tìm lại được bé Hiền, để cho trái tim đau
khổ của người cha, hết đơn côi, lạnh giá và ân hận Quả thật nơi đâu có tình yêu thương, nơi đâu có lòng nhân ái ở đó lòng người được sưởi ấm lại!
Người nghệ sĩ luôn có một trái tim rung động trước cuộc sống và cần phải có một lí trí sáng
suốt Ở Tô Hoài ta thấy trong ông có một cái nhìn khách quan,một thái độ rõ ràng trước đối tượng
mà mình phản ánh Ngoài vốn sống là chất liệu vô tận, là khâu nối liền thường xuyên nhà văn với
cuộc sống, ở Tô Hoài ta còn thấy một thế giới quan đúng đắn Đặt nhân vật trong mối quan hệ với
mọi người xung quanh, ông nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn và nhân cách của người nghệ sĩ Nghệ thuật tự biểu hiện cái tôi vừa hồi tưởng vừa suy ngẫm và mênh mang một tình người thiết tha
Lúc lứa tuổi thiếu niên, mười tám đôi mươi ấy của đời người lại khớp đúng vào lúc đời sống dân tộc đang chuyển mình từ một thời kỳ tối tăm nhất để chuẩn bị cho một ngày mới – đêm sâu
Tiền Cách mạng Nên cái tôi được khắc họa nổi bật với những cảm xúc trực tiếp, bằng những hành
động hăng hái: "Chúng tôi lúc ấy thích hiểu biết, ham chơi, thật hăng và táo tợn Những việc làm say sưa Bây giờ hiểu biết rồi, gặp ai cũng châu đầu lại, bàn chống thuế, vào hội Ái hữu, làm cách
m ạng, lên thế giới đại đồng! Những ngày cầu Am sôi nổi, hăng hái của tôi" [76,133] Tuổi trẻ thích
thể hiện mình, nhiệt tình, năng nổ và nhạy bén với thời cuộc Rõ ràng, những thanh niên trẻ đang rất
muốn cống hiến, muốn thay đổi để đem lại một cái gì đó mới mẻ cho cuộc sống của họ: "Thời gian
ấy, thanh niên khao khát lý tưởng, như người đi nắng khát nước, chỉ nghe đồn cũng đã tìm đến bày
đại để cho thấy cái khao khát chung của một thế hệ Một cái "tôi" đầy nhiệt huyết, hăng say mà ta có
cảm tưởng như mong muốn làm được một cái gì có ích, có nghĩa cho cuộc đời thật mạnh mẽ, mong
ước thay đổi hiện tại Ước mơ đó tha thiết như: "Gió hồ cuối thu thổi vào rào rạt như nguồn cơn
Hoài đã lắng lòng mình để nghe những khao khát đang thổi bừng trong tâm hồn tuổi trẻ Sự tha thiết
ấy khiến ta liên tưởng đến câu nói của nhà văn Nga M.Prisvin: "Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành thực tại" Cái tôi tuổi trẻ nhiều mơ ước, nhiệt tình
Nhưng cuộc đời rất phong phú và phức tạp, nhân vật “tôi” dấn thân vào cuộc đời và trải nghiệm, thấm thía, đau xót Trong Cỏ dại đi vào kí ức bạn đọc không phải là hình ảnh một đứa trẻ
khao khát tình mẹ như hình ảnh bé Hồng (Những ngày thơ ấu), cái khao khát cháy bỏng một hơi ấm
tình thương mẫu tử như người lữ hành trên sa mạc mong một dòng suối mát khiến cho người đọc
Trang 40xúc động, rưng rưng Cũng không phải là hình ảnh những đứa trẻ hồn nhiên trong sáng trong độ tuổi
vô tư của mình…mà là hình ảnh Cu Bưởi sớm phải bươn trải trong trường đời, sớm phải ý thức về
bản thân trong một môi trường buồn tẻ nghiệt ngã Vì thế mà nhân vật tôi của Tô Hoài buồn nhiều hơn vui, nỗi buồn đi từ trường đời vào nhân vật và niềm vui cũng được chắt lọc từ cuộc sống hết
sức bình dị mà ra khiến cho người đọc ngậm ngùi, xót xa Đến tuổi đi làm tự kiếm sống, nhân vật tôi vật vã trong nhiều nghề khác nhau, nhiều niềm vui, nỗi buồn khác nhau Từ việc bán hàng ở hiệu giày Bata số nhà 89 phố hàng Đào, công việc buồn tẻ và tình người lạnh lùng Nhà văn đã đi sâu vào những suy nghĩ của nhân vật tôi để thấy sự tự thương mình Đến việc làm ở hãng Hàng Bông
thợ nhuộm, rồi đi làm kho với công việc khuân vác nhặt nhạnh, cuối cùng bỏ việc lang thang "Tôi
"Ngày l ại ngày, tôi đi tìm việc Thấy cái giấy dán ở đầu tường nào tôi cũng đến đọc, thấy cửa hiệu
th ời gian dù mài tròn đi thế nào, vẫn còn nhớ" Qua cách kể của nhân vật tôi ta thấy sự trải nghiệm
chua xót, đắng cay và nhận thấy đời quả thật đáng buồn! Vẫn cách khắc họa cái tôi tự biểu hiện qua suy nghĩ, qua lời nói đồng thời tác giả dùng hình thức kể chuyện của chủ thể "tôi" đặt cạnh chủ thể khác, hình như tác giả muốn tăng thêm sự thuyết phục, tìm sự đồng cảm để cho tác phẩm được hiện
thực, khách quan hơn: "Không biết đời chúng mình cứ thế này đến bao giờ? Tôi không hiểu Cần băn khoăn về cuộc đời theo nghĩa đen hay nghĩa bóng, còn tôi thì đương nghĩ đến một cái gì mơ hồ
bu ồn lắm" [76,194] Chủ thể "tôi" được chiếu điểm nhìn qua cho nhân vật trong kể chuyện của mình
như trên là việc ý thức của tác giả trong lối kể nhằm tránh giọng hồi tưởng một chiều hay là sự đơn điệu bằng phẳng kéo tác giả lùi sâu vào quá khứ để suy tưởng Chính vì lẽ đó mà mạch tự sự câu truyện kể thỉnh thoảng bị dừng lại bởi lời trực tiếp của nhân vật, kéo gần tương lai lai với câu truyện, tăng tính hiện thực Nhà văn đã để nhân vật tự suy ngẫm để nhấn mạnh sự tự ý thức của con
người trong hoàn cảnh: "Trong nghề viết của tôi, ví như ai khuyên tôi dựng nhân vật phải theo quy
c ủa Cần và tình thương của vợ chồng anh đối với tôi không biết có“quy luật hai mặt” ấy" [76,191]
Nhân vật tôi đã dùng những câu văn mang tính khẳng định để bộc lộ suy nghĩ của mình Khi dùng
những cụm từ, câu văn như: "tôi đành chịu Lòng tốt của Cần và tình thương của vợ chồng anh đối
quên, như lòng biết ơn sâu sắc của tác giả Đọc xong những trang truyện người đọc không thể ngăn
được tiếng thở dài, buồn bã Sau đó nhân vật tôi buộc lòng phải thất thểu quay về Hà Nội…Khắc
hoạ nhân vật từ những chi tiết sinh động trong cuộc sống đời thường như thế, nhà văn không có ý định làm méo mó hoặc bôi nhọ nhân vật, mà ở đây là một trong những thủ pháp xây dựng nhân vật
của nhà văn Có lẽ trong làng văn hiện đại Việt Nam ít ai viết về kỷ niệm tuổi thơ và những ngày bước vào tuổi trưởng thành với nhiều chi tiết “vụn vặt” như Tô Hoài
Trong các tác phẩm hồi kí, khi tác giả hòa mình trong môi trường sống gần gũi với các nhà văn Ta thấy nổi bật lên cái “tôi” nghệ sĩ tài hoa, tinh tế, khéo léo thể hiện ở cách kể chuyện Chen