1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hồi kí trong văn học việt nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay

168 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

luận văn

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Hồi là thể loại văn học độc đáo, quá trình vận động của nó phản chiếu rõ nét trạng thái lịch sử - xã hộimang đậm dấu ấn những biến thiên của thời đại. Dù ra đời và phát triển trên thế giới từ rất sớm, nhưng ở Việt Nam phải đến đầu thế kỉ XX hồi mới hình thành với sự xuất hiện lẻ tẻ một số tác phẩm có xu hướng pha trộn tự truyện. Từ sau 1945 trở đi, hồi mới thực sự phát triển, tuy có những bước thăng trầm nhưng vẫn không ngừng tự điều chỉnh tạo nên sức sống riêng của thể loại: thời chống Mỹ cứu nước, xuất hiện rầm rộ hồi cách mạng, ít có hồi văn học, khoảng từ đầu thập kỉ 90 trở đi, lại có sự bùng nổ hàng loạt hồi của các văn nghệ sĩ, nhà hoạt động xã hội, các tướng lĩnh… với những mối quan tâm khác nhau, những bút pháp rất đa dạng, và hồi văn học thực sự lên ngôi. Như vậy, đây là hiện tượng chứa đựng nhiều vấn đề có ý nghĩa lí luận và văn học sử rất cần được quan tâm nghiên cứu. 1.2. Hồi vừa có điểm gần với các loại hình ngoài văn học như báo chí, ghi chép liệu, tiểu sử khoa học, nhật kí…, vừa có sự giao thoa với các thể loại văn học khác như tự truyện, tiểu thuyết tự thuật… Tuy nhiên, hồi văn học có quy luật vận động và đặc thù riêng: tái dựng hiện thực qua hồi ức và thường đậm tính chủ quan, cái tôi tác giả có vị trí nổi bật, sự đa dạng, phức tạp về kiểu loại, cấu trúc và định hướng thẩm mĩ… Việc xác định khái niệm, đặc trưng của thể hồi thông qua sự biện giải, phân tích các hiện tượng sinh động trong thực tiễn sáng tác ở nước ta sẽ góp cái nhìn mới về thể loại, giúp đánh giá đúng hơn giá trị của nó sau một hành trình phát triển khá dài mà xung quanh việc nhìn nhận, định giá còn khá nhiều vấn đề phức tạp… 1.3. Sự vận động và phát triển phong phú, đa dạng của thể hồi từ sau 1945 đến nay là một phần quan trọng của nền văn học dân tộc. Đóng góp lớn nhất của nó là rọi chiếu vào quá khứ cái nhìn trải nghiệm chân thực, sinh động, gây ấn tượng mạnh đến mức hầu như các thể loại văn học hư cấu không vượt qua được. Các thể loại nhật kí, tự truyện, tiểu thuyết tự thuật cũng sử dụng chất liệu “sự thật” nhưng chủ yếu khai thác ở góc độ tiểu sử, đời hoặc mở ra khả năng vô biên của sự tự hư cấu 1 nên tính chân thật có phần mờ nhòe, trong khi hồi vừa dựng lên diện mạo quá khứ với mọi vấn đề phức tạp, những phần khuất lấp, thông qua kinh nghiệm của nhân chứng / người trong cuộc, vừa đi sâu mổ xẻ đời tư, nhân cách của cái tôi tác giả. Nó chứng minh một điều: cuộc sống chính là cái đẹp, có sức cuốn hút mạnh mẽ bởi vẻ sống động, phức tạp, bí ẩn muôn thuở. Nó cũng cho thấy vai trò của cá nhân trong thụ cảm cuộc sống. Hồi vừa giữ được tính xác thực, sống động của hiện thực vừa làm cho nó trở nên có tính nghệ thuật và hấp dẫn hơn. Nghiên cứu thể loại, vì thế, có khả năng đưa đến cho độc giả nhận thức sâu sắc về vẻ đẹp, giá trị của hồi đối với sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. 1.4. Trong thời đại dân chủ, con người được khuyến khích nhìn thẳng vào sự thật và ngày càng có điều kiện tiếp cận chân lí bởi khoa học công nghệ phát triển cao, sự bùng nổ thông tin và công cuộc giao lưu toàn cầu. Tri thức con người nhanh chóng được bồi đắp từ nhiều nguồn khác nhau khiến họ ngày càng có nhu cầu được can dự vào các vấn đề lịch sử và nhất là kiểm chứng chân lí: “Một thực tế không thể phủ nhận là độc giả ngày nay quan tâm nhiều đến bản thân cuộc đời các nguyên mẫu hiện thực, đến sự chân xác, trung thực khách quan của các chi tiết, sự kiện lịch sử. Đây lại chính là ưu thế lớn của hồi nói riêng và các tác phẩm nói chung” (Lý Hoài Thu). Điều này giải thích vì sao trong thị trường ấn phẩm sách báo phong phú và đa dạng hiện nay, nhiều người vẫn tìm đến hồi kí, thể loại tưởng chừng chỉ dành cho lớp độc giả lớn tuổi thích hồi cố hoặc giới học thuật có nhu cầu “khảo cổ”. Tìm hiểu thể loại này với cách là một “kênh” thông tin về “sự thật” qua góc nhìn của người trong cuộc là việc làm lí thú và bổ ích, vừa thỏa mãn tâm lí, thị hiếu của thời đại, vừa chia sẻ “cách đọc”, khơi gợi những định hướng tiếp cận dưới góc nhìn khách quan, khoa học… Đó là những lí do cơ bản để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Hồi trong văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những nghiên cứu mang tính tổng quan Khái quát diện mạo của hồi trong đời sống văn học sau 1945, nhiều nhà nghiên cứu chú ý giải thích sự phát triển có tính lịch sử của nó qua các chặng đường. 2 Bích Thu khẳng định sự bùng nổ và ưu thế của hồi vào những thập niên cuối thế kỉ XX. Theo bà, sự xuất hiện của những hồi “mang đậm dấu ấn cái tôi của nhà văn, thuật lại lai lịch, đời tư, đời viết, quan hệ chủ thể sáng tạo với đồng nghiệp, bạn văn, người thân và bạn đọc… thu hút sự chú ý của người đọc đã chứng tỏ cái thế mạnh riêng của tác phẩm kí” [23, tr.411]. Một số ý kiến khẳng định hồi cố, hồi thuật với cảm hứng giải thiêng, nhận thức lại quá khứ là khuynh hướng nổi trội trong văn xuôi giai đoạn hiện nay. Thí dụ, Phong Lê nhấn mạnh sự xuất hiện nhiều tác phẩm mang khuynh hướng hồi kí, tự truyện: “Để nhớ về một quá khứ chưa xa, về một vùng hiện thực khuất nẻo, khó có ai biết, nhưng đã được viết với cách người trong cuộc, nên khó có thể ai viết thay, là Chuyện kể năm 2000, 2 tập (2000) của Bùi Ngọc Tấn, trong nối dài về trước với Tuổi thơ im lặng (1987) của Duy Khán, Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999) của Tô Hoài… cũng có thể xếp vào đây Thượng đế thì cười (2003) của Nguyễn Khải - một tiểu thuyết gần như tự truyện (autofiction)…” [73], còn Nguyễn Phượng khẳng định sự phát triển nổi trội của thể hồi kí, tự truyện trong bối cảnh nền kinh tế thị trường: “Không ngẫu nhiên, thể loại hồi kí, tự truyện và tiểu thuyết tự truyện lại gần như chiếm thế thượng phong trong giai đoạn này. Công chúng dành sự quan tâm khá đặc biệt với một số tiểu thuyết tự truyện và hồi như Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999) của Tô Hoài, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn…”. Sự quan tâm đó theo ông là do “xu hướng giải thiêng, giải ảo”, “sự thay đổi nhận thức và quan niệm về các hệ giá trị” và “cái nhìn tỉnh táo, duy thực đầy can đảm” của nhà văn trong việc “diễn đạt những sự thật từng bị che khuất bởi những chi phối của lịch sử và thời cuộc” [109]. Hà Minh Đức trong khi khảo sát mối quan hệ văn chương và thời cuộc cũng nhận định: “Trong tương lai sẽ có rất nhiều hồi kí, nhật xuất hiện khi người ta quan tâm đến cuộc đời riêng của nhiều loại người vốn có đóng góp hoặc nổi danh ở một lĩnh vực nào đó” [27]. Như vậy, sự phát triển mạnh mẽ của hồi giai đoạn sau 1975 nằm trong xu thế phát triển chung của các dạng thức hồi cố, hồi thuật, tự truyện, nhằm thoả mãn nhu cầu khẳng định cái tôi cá nhân lúc bấy giờ như một qui luật tất yếu. Nhiều nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng kết, khái quát quá trình phát triển của thể loại trong các 3 công trình văn học sử. Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại của trường Đại học Sư phạm Hà Nội có đoạn: “Trong văn xuôi những năm 90 và vài năm gần đây, thấy nổi lên hai mảng đáng chú ý: hồi - tự truyện và tiểu thuyết lịch sử. Một loạt hồi của các nhà văn, nhà thơ, cả những nhà hoạt động xã hội đã đem lại cho người đọc những hiểu biết cụ thể, sinh động và xác thực về xã hội, lịch sử, về đời sống văn học và gương mặt một số nhà văn ở những thời đã qua” [77, tr.183]. Lý Hoài Thu trong công trình Đồng cảm và sáng tạo lí giải sự phát triển và ghi nhận những đóng góp của hồi cho đời sống văn học: “Những năm cuối cùng khép lại thế kỉ XX, sự ra đời của các tác phẩm hồi nhằm đáp ứng lại nhu cầu nhìn nhận và suy ngẫm về quá khứ. Những vấn đề của văn chương một thuở, những số phận đã thành dĩ vãng giờ được tái dựng theo một tinh thần mới, giả thiết mới đã gây không ít những cuộc tranh cãi mà nhờ đó, đời sống văn học trở nên có khí sắc hơn” [136, tr.133]. Bà tỏ ra tin tưởng vào sự phát triển của thể loại này: “Với tất cả những nỗ lực tìm tòi, khám phá, cách tân về nội dung ý nghĩa cũng như nghệ thuật biểu hiện và quan trọng nhất là với sự tự khẳng định không ngừng phong cách cá nhân của các tác giả hồi kí, bút thời đổi mới, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định sự thành công và chín muồi của thể loại ở giai đoạn hiện nay” [137]… 2.2. Những nghiên cứu về tác giả, tác phẩm hồi tiêu biểu Hướng nghiên cứu này được sự quan tâm của rất nhiều người. Với các hồi cách mạng xuất hiện trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ như Hai lần vượt ngục (Trần Đăng Ninh), Vừa đi đường, vừa kể chuyện (T.Lan), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch (Trần Dân Tiên), Từ nhân dân mà ra, Những năm tháng không thể nào quên (Võ Nguyên Giáp), Bất khuất (Nguyễn Đức Thuận)…, các nhà phê bình đều thống nhất đánh giá cao việc tái hiện và ngợi ca lịch sử đấu tranh cách mạng, biểu hiện sinh động chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp con người Việt Nam trong chiến tranh cứu nước, thống nhất ghi nhận đóng góp của hồi cách mạng trong việc đưa thực tế phong phú vào tác phẩm, cho thấy không khí, hơi thở của một thời đại hào hùng. Nhà xuất bản Giáo dục giới thiệu ý nghĩa giáo dục của tập Hồi cách mạng: “Đọc Hồi cách mạng, qua những hình ảnh sinh động, cụ thể, những 4 chi tiết chân thực và những câu chuyện đầy sức thu hút, chúng ta hiểu biết khá sâu sắc về những chặng đường hoạt động cách mạng đầy gian lao thử thách và cực anh dũng, vẻ vang của Bác Hồ và các đồng chí cộng sản ưu của Đảng cũng như của quần chúng yêu nước từ khi cách mạng còn ở thời trứng nước cho đến ngày cách mạng tháng Tám thành công” [193]. Trần Hữu Tá khẳng định giá trị lịch sử và đóng góp của hồi cách mạng ở việc khắc họa “vẻ đẹp của người chiến sĩ cộng sản Việt Nam”: “Trong hỏa ngục trần gian ấy, sáng chói lên hình ảnh người chiến sĩ cộng sản và lớp lớp quần chúng cách mạng trung kiên. Những nguyên mẫu xã hội vốn rất sinh động, qua các trang sách đã trở thành hình tượng nghệ thuật đẹp tươi” [121, tr.19]. Với Những năm tháng không thể nào quên (Võ Nguyên Giáp), Nguyễn Công Hoan đánh giá: “Cuốn Những năm tháng không thể nào quên của Võ Nguyên Giáp mà trung tá Hữu Mai ghi đã cho ta thấy đầy đủ những sự kiện quan trọng có nhìn thấy và không nhìn thấy đã xảy ra trong nước, ở trong Phủ Chủ tịch, và sự điều khiển vô cùng tài tình cho con thuyền đang luồn những mỏm đá trong mùa đông lạnh lẽo…” [54, tr.94-97]. Phạm Hùng, Hà Huy Giáp đều đề cao hồi Bất khuất của Nguyễn Đức Thuận: “Tập Bất khuất của đồng chí Nguyễn Đức Thuận ra đời lại thêm một đóng góp mới vào văn nghệ cách mạng của dân tộc ta. Là một trong những chiến sĩ cộng sản kiên cường, đồng chí Nguyễn Đức Thuận chống “li khai”, chống “tố cộng” đến cùng trong suốt tám năm trường… Đồng chí kể lại một cách trung thực và sinh động cuộc đấu tranh vô cùng ác liệt hằng giờ, hằng phút trong các địa ngục trần gian kiểu Mỹ ở miền Nam” [280, tr.9,10]; “Mỗi trang Bất khuất là một trang thấm máu và nước mắt, tràn đầy một sức sống mãnh liệt, vang lên tiếng hát yêu đời, yêu con người, vang lên bài ca chiến thắng không bao giờ tắt” [36, tr.1]. Nam Mộc, Phan Nhân, Trần Văn Giàu, Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Huyên… cũng đề cao hồi cách mạng qua một số bài viết: Lớn lên với Điện Biên, một tập hồi có những điểm xuất sắc (Tạp chí Văn học số 11/1964, tr.63); Đọc hồi cách mạng Người Hà Nội (Tạp chí Văn học, số 7/1965, tr.36); Đọc tập hồi Những ngày gian khổ (Tạp chí Văn học số 4/1965, tr.36); Về khả năng phản ánh hiện thực của hồi kí, nhân đọc Sống như Anh (Tạp chí Văn học số 4/1965, tr.81); 5 Bất khuất, một tác phẩm quý để giáo dục lí tưởng cách mạng (Tạp chí Văn học số 4/1968, tr.15)… Với mảng hồi văn nghệ giai đoạn 1945 - 1975, giới nghiên cứu hầu như chỉ chú ý đến hai cây bút: Nguyên Hồng và Vũ Bằng. Nguyễn Đăng Điệp trong bài Đặc sắc hồi Nguyên Hồng cho rằng hồi của nhà văn nàyhồi tâm trạng, “chất thơ, chất trữ tình trội át chất phân tích, tự sự”, “Đây vừa là chỗ mạnh, vừa là điểm yếu của bút pháp Nguyên Hồng” [26, tr.231-235]. Nhiều công trình khác về Nguyên Hồng chưa tách hồi thành đối tượng nghiên cứu riêng… Vũ Bằng là cây bút rất có duyên với thể hồi kí. Qua nhiều công trình, bài viết về nhà văn này, Văn Giá nhận ra nét riêng của hồi Vũ Bằng là “hồi trữ tình, tái hiện tâm trạng, cảm xúc; sự kiện được giảm thiểu tối đa, chỉ còn là cái cớ để cho cảm xúc được thăng hoa”. Trong đối sánh với Tô Hoài, Văn Giá chỉ ra sự khác biệt giữa hai phong cách: nếu hồi Tô Hoài “mang giọng kể, mang tính văn xuôi, tiểu thuyết hoá hồi kí”, thì hồi Vũ Bằng “mang giọng cảm, trữ tình, mang tính thơ, thơ hoá hồi kí” [30, tr.335]. Với loạt bài chân dung văn học của Vũ Bằng, ông cho đó là “chân dung hồi kí” và ghi nhận những đóng góp của tác giả, từ quan niệm về con người: “Với riêng Vũ Bằng, ông quan niệm nhà văn cũng là con người mà đã là con người thì bất ai cũng đều có mặt tốt, mặt xấu, cái hay cái dở”, đến điểm đặc sắc trong nghệ thuật dựng chân dung: “Nhà văn Tô Hoài trong các tác phẩm hồi hoặc chân dung văn học của mình cũng rất quan tâm và hứng thú miêu tả các chi tiết đời có phần nhếch nhác của giới văn nghệ sĩ. Nhưng Vũ Bằng khác ông ở chỗ: Nếu Vũ Bằng trình bày những điều đó với cách là người cùng hội cùng thuyền, cùng tài cùng tật… nên rất mực cảm thông, chia sẻ, phát hiện ra cái nguyên cớ bên trong nhiều khi rất đáng thương ở người nghệ sĩ, thì Tô Hoài nhìn vào đó với cái nhìn của người ngoài cuộc tỉnh táo, cũng cảm thông thật đấy, nhưng cũng không sao giấu được cái vẻ giễu cợt tinh quái, cho dù có khi là giễu yêu”; “Những chân dung của Vũ Bằng bao giờ cũng được nội tâm hóa”, còn Tô Hoài “xây dựng chân dung theo hướng miêu tả khách quan”; “Khi viết chân dung, Tô Hoài vẫn cứ là một cây bút hiện thực, bám chặt vào “chất văn xuôi” của đời sống. Trong khi đó, bao giờ Vũ Bằng cũng là một cây bút trữ tình, đằm thắm chất 6 thơ” [165, tr.391-398]. Là người tâm huyết với Vũ Bằng, Văn Giá đã cơ bản nhận diện được chân dung ông qua hồi kí. Vũ Xuân Triệu cho rằng hình tượng tác giả Vũ Bằng trong hồi Bốn mươi năm nói láo là “cái tôi đa dạng”: “cái tôi thành thật”, “cái tôi đầy dũng khí” và “cái tôi hóm hỉnh” [145]. Tường Duy nhận thấy Vũ Bằng là một trong số ít nhà văn thành thực với chính mình khi viết hồi kí: “Nếu như đây đó chúng ta vẫn bắt gặp những cuốn gọi là “hồi kí” song nội dung chủ yếu là để thanh minh thanh nga, hoặc khoe khoang công tích, đánh bóng tên tuổi tác giả, thì điều đó chúng ta sẽ rất khó gặp ở Vũ Bằng. Đọc những bài viết có tính hồi cố của ông, điều ta có thể nhận thấy ngay: ông là nhà văn rất sòng phẳng với đời. Ông sẵn sàng kể “tội” mình” [17]… Đặc biệt, sự bùng nổ của hồi từ đầu thập kỉ 90 trở đi, khiến giới học thuật rất chú ý đến sự vận động của thể loại. Mối quan tâm này được thể hiện rõ khi họ bàn đến hai cây bút hồi nổi bật nhất là Nguyễn Khải và Tô Hoài. Với Nguyễn Khải, các nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Thị Bình, Bích Thu… đều đề cập đến việc sáng tác của ông giai đoạn sau có nhiều chi tiết tiểu sử khiến chúng đậm chất hồi kí, tự truyện. Nguyễn Đăng Mạnh nhấn mạnh sự biến chuyển trong duy nghệ thuật của nhà văn, đặc biệt là sự trở về với cái tôi, điều này mở ra một hướng khám phá cuộc sống mới bất ngờ, hấp dẫn: “dường như Nguyễn Khải muốn khai thác triệt để vào cái kho kinh nghiệm riêng, cái vốn trải nghiệm riêng của mình. Hàng loạt tác phẩm có tính chất hồi tự truyện được ông viết một cách đầy hào hứng… gần đây ngòi bút của ông từ hướng ngoại chuyển mạnh sang hướng nội, đào rất sâu vào chính thân phận mình và những gì gắn bó với thân phận mình. Trong giới hạn đó, đối tượng hiện thực quả có thu hẹp lại, nhưng người đọc lại thấy có nhiều khám phá bất ngờ hơn, hấp dẫn hơn, không phải chỉ về bản thân mình mà về cả chuyện đời chuyện người nữa” [86]. Nguyễn Thị Bình rất chú ý đến yếu tố làm thay đổi duy tiểu thuyết của Nguyễn Khải: “Có một người kể chuyện đóng vai tác giả là nhà văn, nhà báo, là chú Khải, ông Khải cùng rất nhiều chi tiết tiểu sử như biểu hiện nhu cầu nhà văn muốn nói về mình, muốn coi mình là đối tượng của văn chương” [8]. Cuốn Thượng đế thì cười, mặc dù được dán nhãn “tiểu thuyết” nhưng nhiều người tỏ ra nghi ngờ cách định danh này. 7 Đặng Anh Đào khẳng định: “đó không phải tiểu thuyết mà là hồi kí. Dù Nguyễn Khải không xưng tôi, tự gọi mình là “hắn” cũng vẫn là nhân vật hồi kí… hồi này vừa giống như một… bản kiểm điểm của thế hệ những người quen sinh hoạt tập thể như “hắn”, lại vừa giống lời xưng tội của một con chiên! Bởi “hắn” đã tự thú…” [19, tr.105, 106]. Nguyễn Thị Bình cho rằng: “Đây là một dạng tiểu thuyết tự truyện hoặc một dạng hồi được cấp cho dáng vẻ tiểu thuyết nhờ sự khách thể hoá cái tôi tác giả” [9]. Đông La quả quyết: “Thượng đế thì cười thực chất là một cuốn hồi nhưng lại được viết theo hình thức của một tiểu thuyết; tức các nhân vật đều có thực, còn kết cấu, văn phong thì được viết theo kiểu tiểu thuyết” [68, tr.6, 7]… Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nghiêng về coi tính trội của Thượng đế thì cười là hồi kí, điều này giúp chúng tôi thêm tự tin đưa tác phẩm vào đối tượng khảo sát. Vương Trí Nhàn nhận diện tác phẩm này ở cả hai cách: hồi và tiểu thuyết, và cho rằng ở cách nào cũng là “sự dừng lại nửa chừng”, “chưa tới” trong nghệ thuật: “Dù được gọi là tiểu thuyết hay là gì gì nữa, thực chất của Thượng đế thì cười vẫn là cuốn sách trong đó một con người mang quá khứ của mình ra để kể với bạn đọc… Nhìn chung, Thượng đế thì cười vẫn thành công chính ở việc biểu dương một sự nghiệp hơn là chạm vào một vấn đề bao quát của cuộc đời. Nó mang lại cho tác giả một chút yên tâm cần thiết, chứ không chắc đã giúp cho các tầng lớp bạn đọc lẫn các đồng nghiệp soi vào đó để hiểu thêm những ngày đang sống, với đủ ngọt bùi chua chát chúng ta vẫn cảm nhận” [99, tr.6,7]. Tô Hoài rất nổi tiếng với các tác phẩm hồi hoặc nghiêng về hồi kí: Cỏ dại, Mùa hạ đến mùa xuân đi, Những gương mặt, Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Ba người khác… Riêng hai cuốn hồi Cát bụi chân ai và Chiều chiều, từ khi ra đời đã được bàn luận sôi nổi trong nhiều công trình khác nhau. Xuân Sách cho rằng: “Tác phẩm mang đậm chất phong cách Tô Hoài, từ văn phong đến con người, thâm hậu mà dung dị, thì thầm mà không đơn điệu nhàm chán, lan man tí chút nhưng không kề cà vô vị, một chút u mặc với cái giọng khơi khơi mà nói, ai muốn nghe thì nghe, không bắt buộc nghe rồi hiểu. Sức hấp dẫn chủ yếu của tác phẩm là sự chân thực” [71, tr.413-416]. Đặng Thị Hạnh chú ý đến cấu trúc thời gian và ngôn từ rất hiện đại trong Cát bụi chân ai: “Thời gian hồi tưởng như ngẫu hứng, cũng chạy lông bông theo 8 dòng hoài niệm, móc vào đâu đấy, dừng lại một lát rồi lại đi… Tưởng đó cũng là trò chơi lớn của văn viết hồi là đặt chồng lên nhau các lớp thời gian… Sắc thái ngôn từ thật đa dạng. Có những phát biểu thẳng thừng, những châm biếm trực tiếp… Cát bụi chân ai, một ẩn dụ, loại hình thái tu từ không có nhiều trong tác phẩm Tô Hoài, mà mỗi người đọc có thể hiểu theo cách của mình” [71, tr.417-426]. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng Cát bụi chân ai và Chiều chiều là thế giới của vô vàn chuyện vui, chuyện lạ được phát hiện bởi con mắt tinh quái, sắc sảo và nụ cười hóm hỉnh của Tô Hoài. Thế giới ấy thể hiện rõ quan niệm “con người là con người” và triết lí sống của Tô Hoài: được sống như chính mình, như một con người bình thường [87]. Theo Lí Hoài Thu, cái nhìn của Tô Hoài trong hai cuốn hồi này thấm đẫm cảm hứng nhận thức lại: “Tác giả của Chiều chiều và Cát bụi chân ai, với một cái nhìn tỉnh táo, điềm đạm, đã nhìn nhận lại “Nhân văn - Giai phẩm” và những vấn đề văn chương phức tạp một thời với tất cả tính thời sự và cả tính bi kịch của nó. Bằng sức mạnh của hồi tưởng, nhà văn đã mạnh dạn, thẳng thắn nói ra những “chuyện buồn quá khứ”, những “ấu trĩ trong văn học và chính trị một thời”, giúp người đọc có được một hình dung và nhận thức “tường minh” hơn về lịch sử văn học nước nhà những năm tháng đầy biến động” [137]. Ba người khác của Tô Hoài cũng thu hút sự chú ý của dư luận. Lời giới thiệu của nhà xuất bản Đà Nẵng nhấn mạnh: “Câu chuyện này có thể được coi là một mảng ức trong cuộc đời nhà văn Tô Hoài. Và ức, có thể tương ứng, trùng với điều đã diễn ra, nhưng cũng có điều chỉ ở trong tâm tưởng” [210]. Trần Hoa Minh nhận thấy Ba người khác như một sự tiếp nối mạch hồi tự truyện của Tô Hoài: “lối viết Ba người khác - được gọi là tiểu thuyết cũng như các hồi Cát bụi chân ai và Chiều chiều luôn là hư hư thực thực, nhưng ánh mắt và nụ cười tinh ranh của Tô Hoài như vẫn theo dõi và thích thú vì đang đánh đố, dẫn dụ người đọc chúng ta” [90]. Các cuốn hồi của Bùi Ngọc Tấn, Phùng Quán, Sao Mai, Duy Khán, Ma Văn Kháng… cũng rất được hoan nghênh. Lê Minh Hà tâm đắc với Rừng xưa xanh lá, Một thời để mất. Bà cho rằng sức nặng chữ nghĩa Bùi Ngọc Tấn chính là những trải nghiệm, chiêm nghiệm ân nghĩa với đời: “Rừng xưa xanh lá không phải là giai thoại. Viết về bè bạn không phải là giai thoại, cũng không phải cuốn sách về chuyện đời, 9 chuyện nghề chứa ẩn những khái quát, phát hiện về tác giả, tác phẩm, thi pháp, và Bùi Ngọc Tấn không hì hục với thuật, vật vã với trào lưu. Với một số tác giả, việc đạt được thêm một bước trên tiến trình hiện đại hoá văn chương là toàn bộ ý nghĩa của sáng tác khiến bạn đọc vui mừng. Với Bùi Ngọc Tấn, ý nghĩa của sự trở lại với chữ là nghĩa đời” [38]. Ngô Minh giới thiệu với người đọc tài năng và nhân cách Phùng Quán qua cuốn Ba phút sự thật: “Chúng tôi tin rằng cuốn sách sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều chi tiết mới mẻ, cảm động về đời thường của những nhân vật “nổi tiếng” mà lâu nay chúng ta ít có điều kiện tìm hiểu. Đọc sách chúng ta càng trân trọng tài viết tấm lòng thuỷ chung như nhất của Phùng Quán” [255]. Vương Trí Nhàn nói đến vị trí có tính chất bước ngoặt trong hành trình sáng tác Duy Khán của tác phẩm Tuổi thơ im lặng. Tập hồi xuất hiện năm 1986 đã khiến cho nhà văn “đang từ một người làm thơ, chuyển sang văn xuôi. Đang từ một người dễ dãi chạy theo các đề tài thời sự, Duy Khán trở lại với cái phần ức tuổi thơ nằm sâu và trở nên bền chặt trong tâm tư” [97]. Với hồi Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương của Ma Văn Kháng, Nguyễn Ngọc Thiện có nhận xét: “Cuốn sách không chỉ giới hạn trong sự kể lại một cách trung thực, mắt thấy tai nghe và nhớ lại theo cách viết và yêu cầu của hồi kí, mà hơn thế, nó còn được miêu tả, dựng lại một cách tạo hình, sống động với ngôn từ, bút pháp, phong cách của một cây bút văn xuôi tài hoa, lão thực. Qua từng trang của sách, hiện lên rõ nét bức tranh của đời sống xã hội trải dài trong non một thế kỉ với chân dung phong phú các loại người xuất hiện trong mối quan hệ với tác giả hoặc trong sự quan sát chăm chú của ông theo góc nhìn của nghề viết văn” [132]. Từ tác phẩm của Sao Mai, Phạm Khải đã khái quát về một xu hướng của hồi hiện nay: “Nhà văn Sao Mai trong cuốn hồi in ở Nxb Công an nhân dân trước đây non chục năm cũng đặt tên là Sáng tối mặt người, cho thấy xu hướng viết về con người đa chiều, đan xen những cái xấu, cái tốt là một xu hướng ngày càng phổ biến trong tự truyện, hồi văn học” [62]… Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều ghi nhận sự phát triển của hồi trong văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 qua các tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc. Bước đầu các công trình đã chỉ ra nét riêng của thể loại ở từng giai đoạn văn học 10

Ngày đăng: 04/12/2013, 13:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại - nhận thức và thẩm định
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
2. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2007), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (tập1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam
Tác giả: Vũ Tuấn Anh, Bích Thu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
3. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (sưu tầm và biên soạn), (2004), Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội nhà văn - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lí thuyết
Tác giả: Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (sưu tầm và biên soạn)
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2004
4. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
5. Nguyễn Bảo, Viết hồi kí chiến tranh phải trung thực (trả lời phỏng vấn Tạp chí Văn nghệ Quân đội), Nguồn: http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2007/12/81888.cand Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết hồi kí chiến tranh phải trung thực (trả lời phỏng vấn Tạp chí Văn nghệ Quân đội)
6. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí văn học, (9), tr.63 - 67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
7. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại, lí thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại, lí thuyết và tiếp nhận
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2012
8. Nguyễn Thị Bình (1998), “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”, Tạp chí văn học, (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1998
9. Nguyễn Thị Bình, (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995, Những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995, Những đổi mới cơ bản
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
10. Nguyễn Thị Bình, (2008), Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay, Đề tài cấp Bộ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 2008
11. Văn Chinh (2009), Tự truyện Lejeune và tự truyện Việt Nam, ai cần mặc nhờ áo ai? Nguồn: http://vanchinh.net.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự truyện Lejeune và tự truyện Việt Nam, ai cần mặc nhờ áo ai
Tác giả: Văn Chinh
Năm: 2009
14. Nguyễn Văn Dân (2008), Hồi kí văn học - Tiềm năng và hạn chế, Nguồn: http://hoinhavanvietnam.vn/new.asp?cat Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồi kí văn học - Tiềm năng và hạn chế
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Năm: 2008
15. Lê Tiến Dũng (1991), “Bước phát triển của văn xuôi Việt Nam sau 1975”, Tạp chí Cửa Việt, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước phát triển của văn xuôi Việt Nam sau 1975”, "Tạp chí Cửa Việt
Tác giả: Lê Tiến Dũng
Năm: 1991
16. Đinh Xuân Dũng (2004), Văn học Văn hóa, tiếp nhận và suy nghĩ, Nxb Từ điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Văn hóa, tiếp nhận và suy nghĩ
Tác giả: Đinh Xuân Dũng
Nhà XB: Nxb Từ điển bách khoa
Năm: 2004
17. Tường Duy (2009), Nhà văn Vũ Bằng - người hay kể tội mình, Nguồn: http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/doi-song-van-hoc/196-nha-van-vu-bang...html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Vũ Bằng - người hay kể tội mình
Tác giả: Tường Duy
Năm: 2009
18. Phạm Tiến Duật, Sự thật của ý tưởng và tâm linh mới là điều quan trọng nhất, Nguồn: http://vnca.cand.com.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thật của ý tưởng và tâm linh mới là điều quan trọng nhất
19. Đặng Anh Đào (2007), Việt Nam và phương Tây - Tiếp nhận và giao thoa trong văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam và phương Tây - Tiếp nhận và giao thoa trong văn học
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
20. Trần Thiện Đạo (2007), Bùi Ngọc Tấn kể chuyện bạn bè, viết về Một thời để mất, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Ngọc Tấn kể chuyện bạn bè", viết về "Một thời để mất
Tác giả: Trần Thiện Đạo
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2007
21. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vọng từ con chữ
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
22. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Tiếp cận văn học Việt Nam từ các lí thuyết phương Tây, kinh nghiệm lịch sử và đường hướng hiện tại, Nguồn:http://vanhocquenha.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận văn học Việt Nam từ các lí thuyết phương Tây, kinh nghiệm lịch sử và đường hướng hiện tại
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w