Hiện thực và con người được nhìn từ kinh nghiệm cá nhân

Một phần của tài liệu Hồi kí trong văn học việt nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay (Trang 100 - 111)

Hiện thực cuộc sống là một trong những đối tượng khám phá của văn học, phản ánh trực tiếp mối liên hệ giữa tác phẩm và cuộc đời. Không đi ra ngoài quan niệm và cách tiếp cận hiện thực của văn xuôi nói chung, cùng đặc trưng của thể loại là tiếng nói của cái tôi tác giả, hồi kí từ sau 1975 tạo dựng một hiện thực đậm dấu ấn cá nhân và tinh thần dân chủ. Hiện thực được tiếp cận, soi chiếu nhiều chiều, biên độ được mở rộng, những mặt khuất lấp, tiêu cực, bất hợp lí được phát hiện, thể hiện những mối quan tâm cá nhân, đưa kinh nghiệm cá nhân ngang bằng kinh nghiệm cộng đồng. Hồi kí giai đoạn này có điểm khác mạch hồi kí - tự truyện nửa đầu thế kỉ, thời kì bừng tỉnh của ý thức cá nhân. Cái tôi lúc ấy thiên về giãi bày tâm trạng riêng tư hơn đi sâu vào các vấn đề lịch sử, xã hội. Cái tôi trong hồi kí sau 1975 là cái tôi trưởng thành, giàu trải nghiệm nên quan tâm nhiều đến các vấn đề lịch sử, xã hội và văn hoá. Người viết hồi kí mạnh dạn thể hiện sự nhìn nhận, lí giải của mình về nhiều mảng hiện thực khác nhau: các biến cố lịch sử trong quá khứ, những sự kiện văn học và số phận văn chương một thuở, đời sống giáo dục, báo chí, hoạt động nghệ thuật…

Với cảm hứng đánh giá lại quá khứ, Tô Hoài tái hiện nhiều vấn đề đáng suy ngẫm của cuộc sống đã qua trong các hồi kí nổi tiếng. Trải nghiệm sâu sắc giúp ông nhìn ra bản chất cuộc sống vừa có cái đẹp đẽ, tiến bộ, vừa có cái xấu xa, nhếch nhác, dưới bề nổi ồn ào còn bao khuất lấp không ngờ. Ông thẳng thắn đưa vào Cát bụi

chân ai, Chiều chiều những chuyện dù muốn dù không đã tồn tại cùng con người

Việt Nam một thời. Đó là chuyện văn nghệ sĩ vỗ ngực ta đây nhưng thực tế chỉ là anh cán bộ, công chức chuyên nói theo, làm theo mệnh lệnh, ăn gian nói dối tràn lan; chuyện nhiều cán bộ yếu kém về trình độ, cổ hủ về nhận thức, thoái hoá về phẩm chất; chuyện ăn ở mất vệ sinh của đất Kẻ Chợ với các phố Hà Nội “mặt hoa da phấn” nhưng đằng sau là những chuồng phân hôi thối! [209]; chuyện cải cách ruộng đất “nhố nhăng cây chuối mọc ngược, gà mái đạp gà trống, con cái vạch mặt bố mẹ, vợ tố chồng” [208, tr.48]… Mỗi chuyện là một tình huống bi hài đầy rẫy những điều nhếch nhác, giả dối. Chẳng còn đâu là chuẩn mực, nghiêm túc, mọi giá trị dường như

bị đảo lộn. Tác giả không phân tích, bình luận nhiều, giữ thái độ khách quan “kể việc” nhưng không giấu được nỗi day dứt về một thời ấu trĩ tồn tại quá dài, quá lâu trong lịch sử dân tộc. Ba người khác, được xem là một cuốn hồi kí “dán nhãn” tiểu thuyết, bởi: “Câu chuyện này có thể được coi là một mảng kí ức trong cuộc đời nhà văn Tô Hoài” (Lời giới thiệu của nhà xuất bản Đà Nẵng). Trong thực tế, Tô Hoài đã từng ba năm làm Đội phó đội cải cách ruộng đất. Chính ông khi trả lời phỏng vấn về thể loại của cuốn Ba người khác cũng lấp lửng: “đề là hồi kí thì phức tạp và khó in” [51]. Đọc tác phẩm ta thấy chất hồi kí đậm đặc qua những chi tiết có tính tư liệu, qua bối cảnh, sự kiện, nhân vật. Ba người khác ấy là ba “anh đội”, ba cán bộ cải cách ruộng đất, sự việc diễn ra với một nơi chốn, địa phương có thật (thôn Am, thôn Chuôm)… Bằng bút pháp khách quan của một nhà văn tài năng và bản lĩnh, vừa có tâm thế của người trong cuộc, vừa có độ lùi để quan sát, chiêm nghiệm, Tô Hoài cho người đọc một góc nhìn đặc biệt chân thực về cải cách ruộng đất ở nông thôn miền Bắc những năm 54 - 57. Bao vùng quê đang yên lành bỗng chìm ngập trong các cuộc đấu tố, tranh giành oan khốc, đẫm máu khi các anh đội về làng. Họ cho mình có “ân”, có “uy” với nhân dân, “nhất đội nhì trời”, vênh vang thực hiện một nhiệm vụ ngỡ như cao cả: “giải phóng”, “nâng tầm” cho con người, nhưng kì thực họ vừa dốt nát, vừa giáo điều, vừa ích kỉ, sa đọa, cơ hội và dối trá. Nhiều khi còn man rợ và tàn nhẫn nữa. Họ nhơn nhơn làm việc ác, lăn xả vào những cái xấu xa, gây nên bao bi thương, tang tóc cho làng xóm… Ba người khác thực sự là ba gã lưu manh theo ba kiểu khác nhau. Dốt nát nhưng đủ khôn ranh biết việc nào nên làm để có lợi cho quyền lực cá nhân, thoả mãn nhục dục thấp hèn. Những chuyện tình dục tội lỗi “hủ hoá” diễn ra đầy rẫy giữa cảnh làng xã tiêu điều, đói khát (Cự, Bối, Đình thay nhau, nhường nhau làm tình với các nữ dân quân, các nữ bần cố nông “rễ, chuỗi” Đơm, Duyên… ở mọi lúc mọi nơi; đội Bối “quần dâm” với nhiều nữ dân quân trong một lán gác), những cảnh đấu tố đầy kích động, oan khốc, nhẫn tâm (cảnh tố khổ địa chủ Thìn) thật sự khiến ta rùng mình về cái dã man, vô nhân tính đẻ ra từ một thời mê muội, ấu trĩ [210].

Bùi Ngọc Tấn với tập “Rừng xưa xanh lá” đưa người đọc trở về thời bao cấp, một thời “khẩu phần tinh thần, khẩu phần vật chất đều được tiêu chuẩn hoá và phân phối” [tr.226]. Lối bình quân chủ nghĩa này là kết quả của một cơ chế quản lí kinh tế trì trệ, kì

quặc đến phi lí. Sự ấu trĩ cùng những nhiễu nhương, biến tướng của nó đương nhiên dẫn tới cảnh sống bức bối, cùng quẫn khôn lường. Đến cả tình cảm thiêng liêng cũng thành ra tội nợ: “Ngày ấy thấy bố mẹ ở quê ra chơi cũng đã lo rồi. Lo và cả sợ…” [tr.227]. Những nhà văn tên tuổi như Chu Lai, Nguyễn Quang Thân đành chịu nhục đi viết thuê để kiếm tiền, Dương Tường, Mạc Lân, Châu Diên rủ nhau đi bán máu kiếm sống. Thời của Bùi Ngọc Tấn và bạn bè quả thật ngột ngạt: “Một thời mà mỗi khi nhớ lại, bỗng nhiên thấy mình đã là những người anh hùng” [268, tr.226]… Cũng viết về thời đó, hồi kí Nhớ lại

của Đào Xuân Quý khắc họa không khí văn chương vừa buồn tẻ vừa phức phạp và nỗi khốn khổ của các văn nghệ sĩ trong “thời tiết chính trị vẫn còn lạnh quá”. Những trang viết của ông cho thấy tình trạng bất ổn của các cơ quan văn học, đặc biệt là Hội nhà văn. Lãnh đạo Hội nhà văn làm việc “độc đoán”, “mất dân chủ”, “coi thường hội viên”, xung quanh các sinh hoạt của Hội, đầy rẫy những hành động mờ ám, tư thù cá nhân, tranh giành quyền lợi… Trong môi trường văn học lúc bấy giờ, đời sống các nhà văn chịu nhiều bức bối, ngột ngạt. Nhà thơ tài hoa Quang Dũng luôn gặp nhiều khó khăn trong công tác mà “Kẻ gây khó khăn cho anh là kẻ về tất cả các mặt trình độ, khả năng, nhân cách đều thua anh rất xa!” [tr.111]; Đoàn Phú Tứ, nhà viết kịch, nhà thơ nổi tiếng một thời thì “bị bỏ rơi hàng chục năm nay, không ai thèm nhắc tới”; nhà thơ Quách Tấn đang bị điều tra, theo dõi vì “bị nghi là có quan hệ với chính quyền Ngụy” nên sống đơn độc, không giao thiệp với ai... Những định kiến hẹp hòi đã làm thui chột, thậm chí giết chết biết bao tài năng của đất nước. Đào Xuân Quý bức xúc thực sự khi viết những dòng này: “Những kẻ có ưu thế chính trị trong xã hội chúng ta ngày nay thường đánh giá một con người không phải dựa trên giá trị thực của người đó mà có khi chính họ cũng không hiểu nổi - mà dựa trên những thiên kiến, những tiêu chuẩn tự họ đặt ra, hoặc đã nhận được của một cấp trên nào đó mà họ coi như những giáo lí tuyệt đối” [257, tr.195]…

Tiếp nối sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Vũ Bằng giai đoạn trước, nhiều hồi kí trở lại đề tài văn chương, báo chí với những trải nghiệm phong phú hơn. Mỗi tác giả làm sống lại một mảnh kí ức với cái nhìn và những mối quan tâm khác nhau. Hồi kí Bà Tùng Long tái hiện một góc khung cảnh báo chí - văn nghệ Sài Gòn sau hiệp định Genève. Báo giới Sài thành cũng bát nháo, phức tạp như đời sống xã hội nhiều biến động lúc ấy. Báo chí không thiếu các hoạt động công kích, châm biếm nhau, chạy theo lợi nhuận và thị hiếu dễ dãi của công chúng, viết bài “phá

làng phá xóm” câu khách kiếm tiền, cuống cuồng chạy đua với chính trị gây nên những cảnh rất “buồn cười” [238]… Tô Hoài dựng lại không khí nặng nề ngao ngán triền miên trong đời sống văn chương, báo chí những năm năm mươi. Đằng sau cái ồn ào có tính phong trào “trăm hoa đua nở”, “trăm nhà đua tiếng” là những bất cập, ngộ nhận trong cung cách hoạt động và quản lí xuất bản, tạo nên số phận trầm luân của những tờ báo và bao “khổ chủ” của chúng: báo Nhân Văn bị đình bản vì có “ý đồ chính trị”, những người tham gia Nhân Văn hay có tư tưởng Nhân Văn bị “đánh” liên tục, báo Trăm Hoa không đáp ứng đúng mục tiêu vận động và “đầu tư” của cấp trên nên chỉ tồn tại được một thời gian rồi đóng cửa, tuần báo Văn bị “soi lên gạch bút chì đỏ và suy diễn”, Nguyên Hồng bị kiểm điểm gay gắt, báo Văn buộc phải ngừng xuất bản [209]... Trong Lời hứa với ngày mai, Thy Ngọc quan tâm đến mảng báo chí, văn học dành cho thiếu nhi. Điểm lại hoạt động báo chí những năm trước cách mạng tháng Tám, ông kết luận thật buồn rằng: “Trẻ em đất nước chúng ta còn bị người lớn lãng quên việc cung cấp món ăn tinh thần cần phải có, đó là sách báo” [249, tr.80]. Từ những năm năm mươi, văn chương, báo chí dành cho thiếu nhi trở nên khởi sắc, có tổ chức, chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, khi nhà xuất bản Kim Đồng ra đời (1957), nhiều nhà văn đã tìm được “bến đậu” - môi trường thử thách và rèn luyện mới… Như vậy, mỗi nhà văn một góc nhìn, một mối quan tâm riêng đối với văn chương, báo chí. Đời sống báo chí với những bước thăng trầm mà họ dựng lên là hiện thực được kết nối bởi nhiều vấn đề đáng suy ngẫm về nghề nghiệp trong quá khứ và hiện tại. Con mắt nhận thức lại của các tác giả đã trình ra những phần hiện thực bị khuất lấp để người đọc hiểu hơn sinh hoạt văn chương báo chí và số phận các văn nghệ sĩ một thời.

Thực tiễn giáo dục Việt Nam qua bao biến động lịch sử là mối quan tâm của nhiều cây bút, đặc biệt với những người vừa là nhà văn vừa là nhà giáo như Dương Thiệu Tống, Đặng Thai Mai, Sao Mai, Vũ Ngọc Khánh, Ma Văn Kháng, Đặng Anh Đào, Vũ Đức Sao Biển… Với tâm huyết của nhà sư phạm, những hiểu biết trong nghề cùng bao trải nghiệm quí báu, các tác giả đưa đến nhiều góc nhìn về lịch sử giáo dục nước ta. Hồi kí Đặng Thai Mai cho thấy hoạt động dạy học trong “thời buổi Tây Tàu lộn xộn, mới cũ dở dang” với những ấu trĩ, bất ổn có tính lịch sử. Lúc bấy giờ vẫn còn lối học cử tử, học chữ nghĩa thánh hiền theo kiểu nhồi nhét, học vẹt. Đối với

lớp trẻ con lên tám, lên mười như ông thuở ấy thì đó quả là một sự hành hạ “quái gở” và “mai mỉa”. Lúc bấy giờ, những lớp học kiểu mới - mô hình tiến bộ, thể hiện xu hướng cách tân của giáo dục cũng đã xuất hiện, song chúng vẫn tồn tại bấp bênh trong buổi giao thời. Tình trạng đó khiến người học không khỏi ngao ngán: “con đường học vấn của chúng tôi cũng có vẻ giống như một cuộc phiêu lưu vô kì hạn!” [242, tr.209]. Đằng sau những kỉ niệm thời đi học tưởng như vô tư, hồn nhiên là mối quan tâm lo lắng, dõi theo biến chuyển của giáo dục nước nhà ở người học trò hoạt bát mà sau này trở thành nhà sư phạm tài hoa, tâm huyết Đặng Thai Mai. Qua kí ức “Thuở ban đầu” sâu sắc và đậm nét, giáo sư Dương Thiệu Tống như đang đúc rút kinh nghiệm về nghề giáo. Thời của ông, giáo dục còn đang trong tình trạng “không có trường”, “không có sách”, “không có nhà”. Đội ngũ nhà giáo và chế độ giáo dục đều có nhiều điều đáng lo ngại: nhiều thầy giáo chưa được huấn luyện đầy đủ để có thể “hiểu nghề” bởi lúc này nghề sư phạm còn “mở rộng cửa cho đủ hạng người”. Song thực tế làm nghề khiến họ nhận ra bản chất của sư phạm, hiệu quả của nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là năng khiếu bẩm sinh, nhân cách, cá tính của người thầy… Cũng viết về nền giáo dục Việt Nam những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám, với cái nhìn sắc sảo, Vũ Ngọc Khánh phát hiện nhiều điều bất ổn trong chính sách phát triển cũng như cơ chế quản lí giáo dục của ta: các chủ trương thiếu nhất quán, thiếu cái nhìn mang tầm chiến lược từ trung ương; tình trạng thiếu giáo viên; căn bệnh ấu trĩ, bệnh thành tích luôn nhức nhối: “lấy lượng bù cho chất, lấy chính trị bù cho chuyên môn”; những ngộ nhận, sai lầm đáng tiếc như loại bỏ văn chương lãng mạn khỏi sách giáo khoa, dè chừng tác phẩm của Vũ Trọng Phụng; các đợt chỉnh huấn khiến giáo viên trở thành nạn nhân: “tất cả mọi người đều được đưa lên mổ xẻ, để kịch liệt phê phán nhau, không hề ngần ngại gì” [221, tr.212]… Kinh nghiệm của Vũ Ngọc Khánh cho thấy sự thật về giáo dục Việt Nam đương thời với bao vấn đề nan giải và cả những tồn đọng, bất cập “muôn thuở”…

Các lĩnh vực hoạt động nghệ thuật như âm nhạc, sân khấu, điện ảnh cũng là mảng kí ức sống động trong nhiều văn nghệ sĩ. Trần Văn Khê đưa bạn đọc đi “viếng nhiều nước, gặp nhiều người, nghe nhiều chuyện” về cuộc đời nghiên cứu âm nhạc của ông (Hồi kí Trần Văn Khê). Theo bước chân vị giáo sư tài hoa ta thấy hành trình hội nhập và khẳng định bản sắc dân tộc của âm nhạc truyền thống Việt

Nam gian nan nhưng thật đáng tự hào. Người đọc sẽ rất thú vị khi nhận ra sự khác nhau giữa đàn tranh Việt Nam và đàn tranh Trung Quốc, hiểu thêm về cái hay của bộ môn cải lương, ca trù, bài chòi, hát bội… và một số nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Trần Văn Khê - một nhà “truyền đạo nhạc” vừa gieo chất men âm nhạc truyền thống vào lòng người nghe khắp năm châu bốn bể, vừa quyết tâm đưa âm nhạc dân tộc vào trường học để giới trẻ Việt không quay lưng với văn hóa truyền thống. Đó chính là con đường mà những nhà văn hóa học ngày nay cần suy ngẫm… Cuốn hồi kí Nguyễn Văn Tý tự họa phác họa diện mạo đời sống âm nhạc Việt Nam trong nửa thế kỉ, từ thời kháng chiến chống Pháp đến cuối thập kỉ 90, qua những câu chuyện vui buồn của chính tác giả. Dù bước vào “con đường âm nhạc” chỉ với năng khiếu bẩm sinh, ít được học về nhạc lí và lí luận sáng tác, nhưng ông cùng bao nhạc sĩ thời đó luôn hoạt động nghệ thuật say mê, để hồn mình rộng mở, thăng hoa trong tình yêu nhân dân, đất nước. Nhiều đứa con tinh thần của nhạc sĩ ra đời trong nguồn cảm hứng ấy: Mẹ yêu con, Bài ca 5 tấn, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa,

Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Dáng đứng Bến Tre…. Song môi trường văn nghệ thời đã

qua cũng có nhiều giới hạn. Nguyễn Văn Tý kể lại bao chuyện bi hài xoay quanh những ca khúc bất hủ của ông. Bài Dư âm ra đời trên một cái nong vì “khổ chủ” của nó phải lén lút xuống bếp sáng tác để khỏi vi phạm điều lệnh “ngủ sớm” của đơn vị! Trong đợt “chỉnh huấn”, tác giả Dư âm liên tiếp bị “chất vấn” vì tội “làm bài hát lãng mạn khi còn đang kháng chiến”. Bài Dáng đứng Bến Tre bị Thường vụ Tỉnh

Một phần của tài liệu Hồi kí trong văn học việt nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay (Trang 100 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w