Diện mạo của hồi kí từ sau 1975 đến nay

Một phần của tài liệu Hồi kí trong văn học việt nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay (Trang 93 - 100)

Từ sau năm 1975, đặc biệt là từ thập kỉ 90 trở đi, hồi kí rất phát triển. Đất nước đã trải qua nhiều thời kì lịch sử và văn hoá, nhiều biến động thăng trầm, đó là mảnh đất màu mỡ cho thể loại có tính tổng kết và lí giải như hồi kí sinh sôi nảy nở. Với sự góp mặt của hầu hết nhà văn gạo cội của văn học Việt Nam lúc bấy giờ cùng sự tác động của không khí thời đại, hồi kí giai đoạn này có sự bùng nổ với nhiều đề tài, nhiều khuynh hướng, nhiều kiểu loại, nhiều phong cách, tạo sự phong phú, bề thế của thể loại.

Lực lượng sáng tác là nhân tố có vai trò rất lớn tạo nên sự phát triển mạnh mẽ với những thành tựu đặc sắc của hồi kí giai đoạn này. Văn xuôi từ sau 1975 “sở hữu” một đội ngũ viết hồi kí khá hùng hậu, thuộc nhiều thành phần khác nhau, bao gồm: các

tướng lĩnh, chính trị gia, cựu chiến binh như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Thị Bình, Hà

Huy Giáp, Võ Minh, Vương Khả Sơn, Trọng Huân, Lê Hữu Thăng, Thu Trang…; các

nhà văn, nhà thơ như Tô Hoài, Nguyễn Khải, Sơn Nam, Phùng Quán, Sao Mai, Ma Văn

Kháng, Đào Xuân Quý, Bùi Ngọc Tấn, Lưu Trọng Lư, Anh Thơ, Tố Hữu, Huy Cận, Quách Tấn…; nhà giáo, nhà báo như Dương Thiệu Tống, Đặng Thai Mai, Bà Tùng

Long, Thy Ngọc, Phạm Cao Củng, Trần Bạch Đằng, Lý Quí Chung…; nhà nghiên cứu

văn học, văn hóa, lịch sử như Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Nguyễn Hiến Lê, Vũ Ngọc

Khánh, Vương Hồng Sển, Vũ Ngọc Phan, Đặng Thị Hạnh, Đặng Anh Đào…; nghệ sĩ

âm nhạc, điện ảnh như Trần Văn Khê, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Văn Tý, Đặng

Nhật Minh, Nguyễn Ngọc Bạch... Phần lớn họ là những người từng trải, nhiều kinh nghiệm trong đời, trong nghề. Với tri thức chuyên môn và hiểu biết đa dạng, đội ngũ này đưa đến nhận thức sâu rộng về quá khứ, tạo nên một hiện thực phong phú, hấp dẫn, nhiều dòng mạch, một cái tôi tác giả giàu trải nghiệm và cá tính, những phong cách hồi kí đa dạng hơn so với giai đoạn trước... Một số tác giả có ý thức tự giác về thể loại và hồi kí đã tạo nên những tác phẩm “để đời” trong văn nghiệp của họ như Tô Hoài, Nguyễn Khải, Sơn Nam, Bùi Ngọc Tấn… Tuy nhiên, sự tham gia của nhiều tác giả không phải là nhà văn chuyên nghiệp cũng bộc lộ những hạn chế nhất định về chất lượng nghệ thuật của tác phẩm. Một số người còn ham tư liệu, chưa chú ý đúng mức đến giá trị văn chương, lối viết còn đơn giản, chủ yếu thiên về “kể việc” theo kiểu truyền thống, chưa có tìm tòi thể hiện theo hướng hiện đại…

Phương diện đề tài cũng có chuyển biến đáng kể so với hồi kí giai đoạn trước. Không chỉ thiên về đề tài đấu tranh cách mạng và hoạt động văn nghệ, hồi kí thời kì này có sự mở rộng đề tài, hướng đến nhiều vấn đề khác nhau nhằm tái hiện một cuộc sống phong phú, đa chiều như chính nó. Có thể điểm qua một số đề tài nổi trội như sau:

Đề tài chiến tranh: tái hiện quá khứ đấu tranh cách mạng của dân tộc, làm

sống lại kí ức chiến tranh với những kỉ niệm một thời gắn bó với đồng đội, những gian khổ hi sinh, những chiến công hào hùng… (Chiến đấu trong vòng vây, Đường

tới Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử của Võ Nguyên Giáp và Hữu

Mai, Kí ức chiến tranh của Vương Khả Sơn, Một thời để nhớ của Thu Trang, Có một

thời như thế của Võ Minh, Bụi vết tháng năm của Trọng Huân, Kí ức ngày xanh của

Trần Văn Giang, Chuyện kể về một thời của Lê Hữu Thăng, Nhớ và quên của Phạm Hồng Sơn và Đặng Anh Đào…).

Đề tài lịch sử và văn hóa: dựng lại bức tranh lịch sử - xã hội gắn với những biến

cố thăng trầm, những nét đẹp văn hóa của đất nước… Thể hiện qua một số tác phẩm:

Ngọc Phan), Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, Nhớ nghĩ chiều hôm (Đào Duy Anh), Gia đình,

bạn bè và đất nước (Nguyễn Thị Bình), Hồi kí Sơn Nam, Hồi kí Trần Văn Khê…

Đề tài văn chương, báo chí: tiếp nối mạch văn chương, báo chí của hồi kí giai

đoạn trước, hồi kí giai đoạn này tái hiện không khí hoạt động văn nghệ song hành cùng những biến động của thời cuộc, kể lại những kỉ niệm với bạn bè, đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm viết văn, làm báo… Có thể kể đến một số hồi kí tiêu biểu: Nhớ lại (Đào Xuân Quý), Cát bụi chân ai (Tô Hoài), Lời hứa với ngày mai (Thy Ngọc), Hồi kí Bà

Tùng Long, 35 năm chuyện trò cùng chữ nghĩa (Vũ Đức Sao Biển)…

Đề tài đời tư: tái hiện lịch sử bản thân với những bước trưởng thành, những

thăng trầm trong cuộc đời… Ở đề tài này tác giả hay đặt mình trong các mối quan hệ đời tư, đời thường, vừa lí giải những thành công, thất bại của mình, vừa làm hiện lên diện mạo cái tôi cá nhân rất rõ (Nửa đêm sực tỉnh của Lưu Trọng Lư, Cửa riêng không

khép của Vũ Ngọc Khánh, Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào của Phùng Quán, Sáng tối mặt người của Sao Mai, Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương của

Ma Văn Kháng, Xuân Quỳnh - Một nửa cuộc đời tôi của Đông Mai, Tầm xuân của Đặng Anh Đào, Cô bé nhìn mưa của Đặng Thị Hạnh…).

Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ là tương đối bởi trong thực tế một tác phẩm có thể cùng lúc thể hiện nhiều đề tài, trong đó lịch sử cá nhân luôn là trục chính. Từ cuộc đời mình, tác giả kết nối với những mảnh đời khác, qua câu chuyện riêng tư mà phác họa gương mặt cả một thời đại…

Đi liền với sự mở rộng đề tài là những góc độ, cách nhìn khác nhau về đối tượng khám phá tạo nên sự phân lập thành nhiều khuynh hướng. Đây là điểm khác biệt của hồi kí sau năm 1975 so với giai đoạn trước. Căn cứ vào đề tài và cảm hứng chủ đạo có thể nhận ra hồi kí giai đoạn này nổi lên một số khuynh hướng chính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khuynh hướng ngợi ca, tôn vinh quá khứ: khuynh hướng này thể hiện rõ nhất

ở mảng hồi kí chiến tranh. Thời kì này, hồi kí viết về công cuộc đấu tranh cách mạng của một số cây bút đã xuất hiện ở chặng đường trước tiếp tục “trình làng” như các tác phẩm của Võ Nguyên Giáp - Hữu Mai, Văn Tiến Dũng… Đặc biệt, những năm cuối thập niên 2000, có sự trở lại rộn ràng hàng loạt nhật kí, hồi kí kể về cuộc chiến đấu đầy gian khổ nhưng oai hùng năm xưa của các tướng lĩnh, những người lính, cựu chiến binh như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Trần Văn Giang, Võ Minh,

Vương Khả Sơn, Trọng Huân, Lê Hữu Thăng, Thu Trang… Khi nhu cầu cơm áo tạm lắng xuống, thì những giá trị cội nguồn lại vang lên. Sự nở rộ của dòng hồi kí chiến tranh ở giai đoạn hậu chiến âu cũng là lẽ đương nhiên. Đây là sự tiếp nối hồi kí cách mạng chặng đường 1945 - 1975. Tuy nhiên, giai đoạn này viết về chiến tranh đã có độ lùi thời gian lớn hơn nên tác giả có điều kiện suy ngẫm nhiều hơn về quá khứ. Kí ức họ có sự lắng đọng nhiều vấn đề về chiến tranh nên nhiều tác phẩm có tính chất tổng kết, lí giải cả một thời, một đời gắn bó với cách mạng chứ không chỉ tái hiện một lát cắt chiến tranh như thường thấy ở hồi kí giai đoạn trước. Tác phẩm Có một

thời như thế của cựu chiến binh Võ Minh là “một bài ca đau thương và hào sảng về

người lính” (Chu Lai), là “một nén nhang, một lời ru cho đồng đội” (Võ Thị Hảo). Từ cái trục nhỏ nhoi của một nhân chứng, anh đã kể về đồng đội, bạn bè, những người đã chết và đang sống, về cuộc đời, bom đạn, về tình người, tình yêu… Trong

Kí ức chiến tranh, với góc nhìn và tâm thế của người trong cuộc, Vương Khả Sơn thể

hiện khá chân thành và cảm động cuộc chiến đấu gay go, quyết liệt cùng sự hi sinh cao cả, âm thầm của những người lính, những đồng đội trong suốt “Dọc đường chiến tranh” của anh, từ năm 1971 đến năm 1976, đặc biệt là trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: “Họ đã chiến đấu dũng cảm và hi sinh trên khắp các chiến trường”, “Trăng hạ tuần vàng vọt nhô lên trên rặng cây xơ xác phía đồng đội tôi vừa bị trận mưa bom dữ dội ấy”, “Họ đi như người mất hồn vì không còn đơn vị để trở về nữa” [262]…

Nhớ và quên là cuốn hồi kí chân dung của vợ chồng Trung tướng Phạm Hồng Sơn và

Phó giáo sư - tiến sĩ Đặng Anh Đào. Nhân vật chính là Trung tướng và những sự kiện lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 mà ông chứng kiến và tham gia. Ông chia sẻ những trăn trở của một vị chỉ huy trưởng thành từ chiến sĩ, rút ra bài học kinh nghiệm xương máu sau mỗi trận đánh và bày tỏ niềm tự hào theo dõi từng bước trưởng thành của đơn vị mình gắn bó… Trong phần chấp bút, Đặng Anh Đào tái hiện lại không khí ác liệt của cuộc kháng chiến cùng chân dung người anh hùng nơi trận tuyến. Đặc biệt, bà dành nhiều dòng đầy cảm xúc cho những con người đã đi qua chiến tranh: “Giang sơn biến đổi. Số phận những người đồng đội, sau hai cuộc chiến đấu trường kì, ở thế kỉ 21 ra sao, một khi đã tản mát về bốn phương trời? Trong khoảng bấy nhiêu năm, âm vang của họ giống như những viên sỏi ném xuống mặt nước, lúc đầu lan tỏa thành những vòng tròn đậm và dày, sau càng thưa, càng mờ” [263, tr.246]… Nhìn

chung, hồi kí viết về chiến tranh thời kì này như một nỗ lực lưu giữ cái đẹp của thời đại đã qua, vừa tôn vinh, chiêm ngưỡng thắng lợi, vừa thấm thía cái dư chấn đau buồn của chiến tranh… Bên cạnh hồi kí chiến tranh, thời kì này cũng xuất hiện những hồi kí ngợi ca một cuộc đời, một sự nghiệp trong mối quan hệ gắn bó với lịch sử dân tộc. Những năm tháng ấy của Vũ Ngọc Phan là tiếng nói khẳng định tài năng, kinh nghiệm và hành trình lao động nghệ thuật không mệt mỏi để làm nên sự nghiệp của một nhà báo, dịch thuật, sáng tác và nghiên cứu văn học nổi tiếng. Nữ sĩ Anh Thơ làm sống lại những kỉ niệm tươi đẹp một thời làm thơ, làm báo và hoạt động cách mạng qua ba tập hồi kí: Từ bến sông Thương, Tiếng chim tu hú, Bên dòng sông

chia cắt. Hồi kí Nhớ lại một thời tái hiện và khẳng định lịch sử thông qua cuộc đời

cách mạng, làm thơ hơn 60 năm của Tố Hữu trong sự gắn bó, chịu đựng gian khổ hi sinh cùng đồng bào, đồng chí. Với Gia đình, bạn bè và đất nước, Nguyễn Thị Bình cho người đọc biết về con đường và cuộc đời của một chính trị gia nổi tiếng. Chính gia đình - bạn bè - đất nước đã tạo nên sức mạnh, sức cuốn hút ở vị Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam. Vẻ “khiêm nhường mà uyên bác, gần gũi mà sang trọng” của bà là hình ảnh đại diện cho Việt Nam đang chiến đấu, là “một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định thắng lợi kì lạ của Việt Nam trong thế kỉ qua” (Nguyên Ngọc)…

Khuynh hướng nhận thức lại: thường lấy quá khứ làm đối tượng phân tích để

đưa đến các kết luận mới bổ sung hoặc bác bỏ cách nhìn đã có. Đó là những phần khuất lấp của đời sống trước đây không được nói đến hoặc chưa được văn học quan tâm đúng mức. Trong không khí dân chủ, cởi mở, nhà văn muốn nói ra sự thật, muốn đính chính lại nhiều vấn đề lịch sử theo nhận thức, trải nghiệm, cái nhìn riêng của mình. Viết hồi kí đôi khi là “một cuộc đấu tranh tư tưởng để thấy ra sự thật” như quan niệm của Tô Hoài. Nhà văn không chỉ đấu tranh với cách nhìn, nếp nghĩ đã trở thành thói quen, mà còn phải đấu tranh với chính mình để có đủ dũng khí, can đảm đặt lên trang sách những gì đúng như mình biết, mình nghĩ. Thời đã qua với bao sai lầm ấu trĩ, định kiến hẹp hòi, căn bệnh chủ quan duy ý chí gây ra nhiều bi kịch cho con người, được dựng lại khá chân thực và sinh động qua một loạt hồi kí. Với cái nhìn sắc sảo của những cây bút từng trải, các tác giả đã viết về quá khứ với niềm tin “đây là sự thật mà tôi biết”, “là hiện thực theo cách nghĩ của tôi”. Tô Hoài dựng lại cuộc đời

với những nghịch lí, trớ trêu, những đổi thay tình cờ, đúng sai, buồn vui lẫn lộn trong

Chiều chiều; hồi kí Nhớ lại (Đào Xuân Quý) tái hiện không khí văn chương nặng nề,

phức tạp và số phận các văn nghệ sĩ từ sau 1954 đến những năm đầu đổi mới; Ba

người khác của Tô Hoài là bức tranh sinh động, chân thực và dữ dội không ngờ về

một biến cố vừa vĩ đại, vừa nhiều hệ lụy trong lịch sử hiện đại Việt Nam: cải cách ruộng đất. Thời bao cấp nhọc nhằn gắn chặt vào tem phiếu với mọi thứ đo đếm chi li đến quá quắt được Bùi Ngọc Tấn tái hiện chân thực, sinh động trong Rừng xưa xanh

lá, Một thời để mất… Nhìn chung, khuynh hướng nhận thức lại thường tái hiện quá

khứ với cái nhìn trải nghiệm sâu sắc và cảm hứng phản biện xã hội, phán xét lại lịch sử, phê phán những sai lầm, chủ quan một thời, đính chính lại nhiều vấn đề quá khứ, trả sự việc về đúng giá trị của nó…

Khuynh hướng giãi bày đời tư: hướng đến cuộc đời và số phận của những con

người riêng lẻ, hé lộ những va đập ở bề sâu tâm khảm, bao khát vọng thầm kín, sự suy tư, trăn trở về chính mình. Một yêu cầu đặt ra là tác giả phải thành thật với cuộc đời mình, mổ xẻ đến cùng gương mặt mình, phân tích thấu đáo những thành công hay va vấp, thất bại… Sáng tối mặt người của Sao Mai giãi bày về cuộc đời nhà văn với những bước thăng trầm, những mặt sáng tối: “một cuộc đời đủ mọi nghiện ngập, đam mê” và bấp bênh, phiêu dạt “có khác chi hoa cỏ may bám dính áo quần người, khác gì thân cỏ ba càng mọc hoang bãi biển, theo gió đi mọi bờ cát” [241]… Thượng đế thì

cười là bản tổng kết, đánh giá lại cuộc đời nhân vật hắn - hiện thân của chính tác giả

Nguyễn Khải. Cuộc đời hắn được hắn duyệt lại với bao nỗi bất hạnh, đau đớn và tủi cực. Nhưng hắn cũng được rất nhiều: trời phú cho năng khiếu văn chương, thuận lợi trong nghề, được bạn đọc yêu quí, cấp trên tin tưởng… Hồi kí Xuân Quỳnh - Một nửa

cuộc đời tôi (Đông Mai) tái hiện một cách chân thực, cảm động cuộc đời nữ sĩ Xuân

Quỳnh từ “tuổi thơ bất hạnh”, đến “cái thuở ban đầu” sống với nghệ thuật, rồi “những năm tháng không yên” thời chiến tranh và “hạnh phúc nhọc nhằn” [240]… Việc bộc bạch đời tư của các tác giả giúp người đọc hiểu rõ hơn nhân cách, số phận và giá trị văn chương của họ. Độc giả cũng có thể nhận ra chất đời tư thể hiện khá rõ trong Hồi

kí song đôi (Huy Cận), Tầm xuân (Đặng Anh Đào), Hồi kí Bà Tùng Long, Cô bé nhìn mưa (Đặng Thị Hạnh)…

Khuynh hướng dựng chân dung văn học: thể hiện cái nhìn riêng của người

viết về gương mặt bạn bè, đồng nghiệp với những nét nổi trội về cuộc đời, nhân cách, cá tính. Nhìn chung, khuynh hướng này chối từ lối tô vẽ hào quang “phong thánh” cho con người mà đưa họ trở về đời thường phồn tạp để khắc họa tính cách, tạo nên những chân dung - đời thường, chân dung - cá tính chân thực, sinh động. Tô Hoài với cái nhìn tinh nhạy, sắc sảo và một quan niệm rất dân chủ về con người đã tạo dựng chân dung những người thường mới mẻ mà chân thật, hấp dẫn về một thế hệ nhà văn tên tuổi như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hồi kí trong văn học việt nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay (Trang 93 - 100)