Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu Hồi kí trong văn học việt nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay (Trang 75 - 82)

Giọng điệu trần thuật là một trong những hình thức quan trọng bộc lộ thái độ chủ quan của nhà văn. Giọng điệu trần thuật vừa thể hiện nhận thức, thái độ, tư tưởng, tình cảm đối với con người và sự kiện được nói đến, vừa bộc lộ khẩu khí, chất giọng riêng của từng tác giả; vừa liên kết các yếu tố hình thức tạo nên âm hưởng chung của tác phẩm, vừa thể hiện rõ cá tính, phong cách riêng của người viết. Ở hồi kí, người trần thuật chính là nhân vật “tôi” - tác giả, tự bộc bạch, phơi bày tâm trạng hoặc tự kể lại, hồi tưởng lại những điều mình chứng kiến và trải qua. Do vậy, mặc dù cố gắng thuật kể khách quan tạo nên giọng điệu chung của thể loại thì ở mỗi tác giả, tác phẩm, giọng điệu riêng mang đậm dấu ấn cá nhân, phong cách nhà văn vẫn bộc lộ rõ nét. Tìm hiểu những hồi kí tiêu biểu của thời kì này, thấy nổi lên một số giọng điệu chính sau:

* Giọng ngợi ca trang trọng

Trong giai đoạn “Cả đất nước có chung một tiếng nói, chung một gương mặt” (Chế Lan Viên), giọng điệu chủ đạo bao trùm của văn học cách mạng nói chung và hồi kí nói riêng là giọng ngợi ca trang trọng. Chất giọng này dâng tràn trong nhiều hồi

kí cách mạng và được kết dệt bởi sự rung cảm, trân trọng những giá trị cao đẹp một thời như sức sống mạnh mẽ của dân tộc, tinh thần chiến đấu dũng mãnh của nhân dân, tài chỉ huy thao lược của Đảng, Bác Hồ… Trong Những năm tháng không thể

nào quên, Võ Nguyên Giáp ngợi ca sức mạnh của cách mạng và sự hồi sinh kì diệu

của đất nước với những lời lẽ đầy cảm xúc thiêng liêng: “Cách mạng nổi lên như một cơn lốc… Sức hồi sinh của cách mạng thật lạ thường. Hôm trước, cả thành phố còn tê liệt vì nạn đói, vì bệnh dịch, vì sự khủng bố. Hôm sau tất cả những đường to, ngõ hẻm đã sôi lên. Hàng vạn, hàng vạn con người ầm ầm kéo đi với sức mạnh như những dòng thác”. Ông say sưa ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng, rạng rỡ của một đất nước độc lập cùng tư thế mới, sức mạnh mới: “Nước Việt Nam đã tái sinh… Trời Việt Nam dân chủ cộng hòa xanh ngắt. Thủ đô Hà Nội bội phần đẹp hơn Thăng Long, Đông Đô xưa, tưng bừng khí thế cách mạng, sẵn sàng đương đầu với sóng gió” [188, tr.76]. Văn Tiến Dũng bày tỏ lòng tự hào về sức mạnh vô biên của dân tộc trong ngày toàn thắng trong những câu văn dài đầy cảm xúc: “Chúng ta có sức mạnh tổng hợp của quân và dân cả nước, của hậu phương và tiền tuyến, của vật chất và tinh thần, của con người và vũ khí, của lòng dũng cảm, trí thông minh, làm chủ được mình và làm chủ được kĩ thuật để đi đến làm chủ được chiến trường, làm chủ được vận mệnh của dân tộc”; “Cả một dân tộc anh hùng, cả một quân đội anh hùng như một guồng máy vĩ đại đang chuyển động nhịp nhàng, với số vòng quay cao nhất, có công suất phát ra lớn nhất để trong một thời gian ngắn nhất, làm ra một sản phẩm cao đẹp của thời đại: Chiến dịch Hồ Chí Minh” [178, tr.321, 240]. Cảm xúc ngợi ca lắng đọng trong những câu cảm thán, những khái quát đầy tự tin: “Dân tộc mình anh dũng thật!”, “Quân đội và dân ta giỏi thật!”, “Cuộc đời của các anh thật là li kì, đẹp đẽ”… hay những lời tôn vinh hùng tráng: “Vinh quang này thuộc về chủ tịch Hồ Chí Minh! Vinh quang này thuộc về Đảng anh hùng”… Nhìn chung, ngợi ca trang trọng không phải là giọng điệu phổ biến trong hồi kí - thể loại tái hiện kí ức trong hồi nhớ, hoài niệm. Chất giọng này chỉ nổi trội trong thời đại cách mạng, khi người ta không muốn làm mất đi hào quang của một sự nghiệp anh hùng. Giọng điệu này khiến hồi kí cách mạng mang một vẻ đẹp riêng.

Hồi kí là sự sống lại của kí ức gắn với những xúc cảm, suy tư của người viết về thế giới xung quanh, về bè bạn, về chính mình. Thường người ta chỉ thực sự có cảm hứng hồi cố về những gì tạo ấn tượng sâu đậm, gây xúc cảm buồn vui, yêu ghét, thán phục, ngưỡng mộ hay cần bàn luận, đánh giá… Tùy đối tượng của kí ức và tình cảm, nhận thức của người viết mà hồi kí thể hiện những xúc cảm khác nhau, tạo nên những sắc thái trữ tình khác nhau. Giọng điệu trong hồi kí cách mạng là giọng trữ tình lãng mạn, gắn với cảm xúc ngợi ca đất nước và nhân dân anh hùng. Trước kí ức cao cả, đẹp đẽ của dân tộc, các tác giả đều “rưng rưng cảm xúc”, tâm trạng say sưa, suy tưởng bay bổng được phổ vào nhiều sự kiện, chi tiết sống động của quá khứ, tạo nên những cung bậc trữ tình sôi nổi: vui sướng tràn đầy trước mỗi chiến thắng, ngỡ ngàng trước những đổi thay kì diệu của lịch sử, cảm động bồi hồi trước tình nghĩa cách mạng… Tâm hồn con người như hòa điệu cùng những bước đi của đất nước: “Cuộc đời của các anh thật là li kì, đẹp đẽ. Một tuần trước còn là những người bí mật, len lỏi trong chốn rừng xanh. Một tuần sau đã về giữa thủ đô, người làm việc này, người làm việc kia… Bánh xe lịch sử dường như quay tít. Đối với mỗi người cách mạng, mỗi ngày, mỗi giờ lúc này, sao quá ngắn. Bước chân của thời gian đang vội vã. Mùa xuân đến với chúng tôi lập cập trên lưng đèo, trong đêm mưa” [188, tr.121]. Những từ ngữ diễn tả sự chuyển động nhanh chóng, giọng văn thúc giục, rộn ràng cho thấy tâm trạng ngỡ ngàng trước sự đổi thay kì diệu của lịch sử và niềm phấn khởi nôn nao khi nghĩ đến chặng đường mới. Niềm vui của đồng bào một vùng miền núi trong đêm giành chính quyền được thể hiện với giọng đầy cảm xúc: “Đối với chúng tôi, đêm 11 tháng 3 năm 1945 là đêm sung sướng nhất đời. Bao nhiêu năm xót đau về cảnh nhân dân bị nô lệ, bao nhiêu năm bị giam cầm tù tội chỉ mơ ước có một ngày quật khởi, đạp đầu kẻ thù xuống thì ngày ấy đã đến” [231, tr.73]. Tác giả như ngỡ ngàng vui sướng cùng những người dân nghèo khi kể lại việc Bác đến thăm họ trong đêm 30 Tết: “Mọi người bỗng nhận ra cụ già hồn hậu đến với các gia đình họ tối nay, chính là Hồ Chủ tịch. Đúng như một giấc mộng đẹp: người từ trên bức ảnh treo kia, bước ra, đứng giữa ngôi nhà nghèo nàn của họ” [188, tr.125]… Suy tư trữ tình bao trùm mọi sự kiện trong quá khứ: sự sống, cái chết, lòng trung thành, lí tưởng, tương lai, hạnh phúc… tạo nên những lời văn tha thiết, say sưa: “sống là thắng, tàn tật cũng là thắng, mà chết cũng là thắng”, “cách mạng có lẽ cần mình cống hiến cho cách

mạng nhiều hơn nữa kia chứ, sao lại chết ở đây! Chết ở đây là đúng lúc, đúng chỗ chưa? Hay là phí?” [280, tr.404]. “Hạnh phúc! Đã có biết bao người tìm hiểu ý nghĩa của hai tiếng ấy! Riêng tôi lúc ấy, tôi cảm thấy rất giản dị: ấy là được sống trong tình Đảng, sống trong lòng dân và được tự do, tự do đem hết sức mình cống hiến cho một lí tưởng cao đẹp: chủ nghĩa cộng sản” [193, tr.107]. Đó là những lời tự nhủ, trăn trở, thúc giục chính mình của người chiến sĩ cách mạng.

Giọng trữ tình, sôi nổi cũng khá phổ biến trong hồi kí văn nghệ, nó phù hợp với tâm hồn lãng mạn, giàu tình cảm của các văn nghệ sĩ. Tuy nhiên, mỗi nhà văn có một khí chất riêng, một sắc điệu tình cảm riêng, nên tiếng nói trữ tình cũng có những cung bậc riêng. Nguyên Hồng là nhà văn của chủ nghĩa tình cảm, là người cả đời sống và viết bằng tiếng nói của trái tim nồng nàn, tha thiết nên nguồn tình cảm dạt dào ấy đã phổ vào văn ông chất giọng sôi nổi, thống thiết. Đó là giọng trữ tình ấm áp tuôn chảy từ tình cảm bên trong lan tỏa trên cuộc sống đói nghèo: “Tuổi thơ dễ thấy đói và cũng dễ quên đói. Nhưng tình nghĩa thủy chung, nhân hậu, những ý chí quật cường, bất khuất, những khí tiết khi cùng khổ gian nguy, và sự keo sơn son sắt trong tình bạn chỉ là ở những trang chữ thôi, nhưng mà sao thấy ngon ngọt, thơm tho, no lòng, ấm dạ?” [216, tr.31, 32]. Chất giọng ấy có lúc lắng sâu trong cảm giác chua xót khi tác giả kể lại những ngày sống bấp bênh, lang thang tìm việc: “Tôi đến đây, những buổi trưa nhà không thổi cơm. Tôi đến đây, những buổi chiều đi chầu chực các nơi không được việc gì cả. Tâm trí cũng như xác thịt mỏi rã mỏi rời. Tôi đến đây, những buổi tối cơm chiều không có, đèn nhà hết dầu, trong nhà buồn bã đau khổ vô cùng, lại thấy chỉ còn cách ra đi lang thang” [215, tr.18]. Lời văn với những cấu trúc lặp lại như tiếng thở dài mòn mỏi của cái tôi cô đơn buồn bã. Nguyên Hồng rất hay ở trong trạng thái xúc cảm mạnh, tình cảm nơi ông thường đẩy lên thiết tha nóng bỏng, nhịp điệu lời văn như nhanh hơn, gấp gáp hơn. Khi viết xong bản thảo cuốn tiểu thuyết đầu tay - đứa con tinh thần đã thai nghén, ấp ủ từ lâu, ông không kìm được niềm vui sướng dâng tràn với giọng điệu dồn dập: “Tôi đã muốn reo lên, muốn thét, muốn cười, muốn khóc. Tôi đã muốn kêu gọi lên mấy tên người thân thiết yêu dấu và cả yêu đương của tôi. Tôi đã muốn đứng vùng dậy, giang hết cánh tay mà ôm, mà hôn, mà cắn. Tôi đã muốn làm thêm mấy câu thơ để ngâm như hát lên với một cung có thể đứt hơi” [215, tr.81]. Trong cuộc đời nghèo khổ, Nguyên Hồng phải nỗ lực rất

nhiều để cầm bút. Ông hiểu ra rằng cuộc sống này vẫn rất cần các nhà văn với cái nhìn trong sáng và niềm tin vào tương lai để nâng đỡ những tâm hồn khổ đau, bất hạnh. Giọng ông sôi nổi, say sưa như hăm hở quấn quýt lấy cuộc sống: “Sự sống ơi! Cuộc đời ơi! Những ai là người cũng nghèo khổ cùng kiệt đang sống với cái cuộc đời lầm than khó khăn và tủi nhục vô cùng nhưng vẫn đáng yêu đáng tin vì nhất định một ngày mai đây những nỗi áp bức, bất công, những sự tàn bạo, độc ác sẽ được vạch ra và trừ bỏ đến tận ngọn, tận nguồn… những ai là Người cùng chung số kiếp với tôi ấy, vì Người, do Người mà tôi đã viết xong được một thiên truyện đấy” [215, tr.83].

Với tâm thế sáng tác đặc biệt, các hồi kí của Vũ Bằng thiên về giãi bày một tâm tư đầy xúc cảm. Giọng điệu chính trong hồi kí của ông là giọng tha thiết day dứt, bồi hồi nhớ thương. Nếu giọng trữ tình thiết tha của Nguyên Hồng xuất phát từ khí chất nhiệt tình, đa cảm, thì giọng văn Vũ Bằng lắng lại trong cảm xúc trữ tình khi kí ức hiện về cảnh cũ người xưa. Khi nhớ về anh em văn nghệ ở Hà Nội, Vũ Bằng dự cảm có một cái gì thay đổi trong đời viết văn, làm báo của mình, giọng ông xa vắng, trầm buồn: “Giữa tiếng súng ở ven đô vọng về, thường đêm tôi nghe thấy một cái gì trầm trầm, bàng bạc đến làm xáo trộn nhân sinh quan của tôi lúc bấy giờ... Nhớ lại bao nhiêu bạn làm báo, viết văn với mình bây giờ đã đi khu cả rồi, tôi cảm thấy trơ trọi” [166, tr.373]. Nghĩ về những người bạn sinh tử có nhau, Vũ Bằng sống lại bao ngậm ngùi, chua xót: “Nhưng cuộc đời bao giờ đứng im một chỗ mãi, không thay đổi? Tiền hết, các buổi họp ở hồng lâu cũng không còn. Mỗi người đi một ngả: Nguyễn Triệu Luật đi dạy học; Vũ Liên chết; Nguyễn Như Hoàn cũng qua đời. Còn lại Phùng Bảo Thạch, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và tôi ngồi chờ một cái gì?” [tr.319]. Cũng từ gương mặt bạn bè, ông suy nghĩ nhiều về mình với nỗi xót xa: “Chao ôi, có phải người ta vẫn bảo rằng Đi một ngày đàng học một sàng khôn không? Có bao nhiêu bạn hữu của tôi đã đi chưa được bao ngày đàng mà đã bỏ cuộc không đi nữa? Có bao nhiêu người đi cả một cuộc đời mà chẳng hiểu thâu hái được gì chưa? Riêng tôi, ngồi đếm ngón tay thì tôi giật mình khi thấy là mình đã đi trên một vạn rưỡi ngày đàng mà, tội nghiệp, chưa thấy được một sàng khôn nào hết” [tr.575]… Những câu văn dài, nhiều vế cùng những câu cảm thán, câu hỏi, gây cho ta cảm giác về sự gấp gáp, tha thiết trong tâm trạng, thái độ của người kể, muốn tỏ bày thật nhanh, thật nhiều nỗi lòng mình…

Các hồi kí của Nguyễn Vỹ, Vũ Hoàng Chương cũng ngả sang cung bậc trầm buồn. Viết Văn thi sĩ tiền chiến trong tâm thế cô đơn, tiếc nuối khi bạn bè dần xa cách, giọng Nguyễn Vỹ xa vắng, lạnh lẽo: “Năm giờ sáng hay năm giờ chiều? Tôi tự hỏi và không thể trả lời. Tôi vừa ở một thế giới khác không có thời gian, trở về thế giới này như kẻ lạc loài, mọi sự vật đều lạ cả… Đêm nay tôi chép lại kí ức này thì Sơn Tiên không còn, Trương Tửu không còn, Lưu Trọng Lư không còn, Hà Nội cũng không còn. Một thế giới mới, hoàn toàn khác lạ” [286, tr.178]. Đó là những lời độc thoại rời rạc, mệt mỏi của một con người lẻ loi, mang cái buồn lặng lẽ. Chàng thi sĩ Vũ Hoàng Chương tưởng chỉ rong chơi, mơ mộng quên đời song tâm hồn rộng mở ấy vẫn rất nặng tình với bè bạn. Nhiều lúc ông để lòng mình lắng lại trong những nỗi nhớ da diết, nhớ người bạn thơ Nguyễn Bính: “Bính ơi Bính, đêm nay chẳng biết “cậu” đang tự hủy diệt ở xóm nào? Tôi ngồi nghe hát một mình…” [175, tr.46]; chua xót thương Mây: “Mây ơi! Sao mà Mây chịu để cho người ta cưới sớm thế? Mười hai tuổi đã thành cô dâu. Đã vậy chú rể đâu có ra hồn chú rể! Một đứa trẻ nít thua Mây đến năm tuổi” [tr.60]; nhớ mong một “cánh chim” Yến lạc loài: “Vòng kim thời gian đã vậy, chẳng biết có còn vòng Yến bay hoang nào nữa không, hỡi kẻ độc hành mang nặng nghiệp?” [tr.172]. Có thể nói, cuốn hồi kí đầy chất thơ của “Hoàng” bàng bạc nỗi buồn của một tâm hồn đa sầu, đa cảm…

* Giọng hài hước, tự trào

Chất giọng giàu sắc thái u mua tương đối phổ biến trong hồi kí văn nghệ. Khác hồi kí cách mạng viết về những cái cao cả, thiêng liêng nên lúc nào cũng nghiêm trang, mực thước, hồi kí văn nghệ hướng đến cuộc đời viết văn, làm báo nhiều buồn vui của các văn nghệ sĩ, cùng sự trở về của cái tôi cá nhân tự ý thức tạo nên giọng điệu hài hước, trào lộng, đặc biệt là trong hồi kí miền Nam. Các hồi kí của Vũ Bằng, Nguyễn Vỹ, Vũ Hoàng Chương đều nổi lên chất giọng này. Nhiều chuyện thú vị về văn sĩ tiền chiến được Nguyễn Vỹ kể lại rất hài hước, đôi lúc nhấn nhá, cường điệu. Chuyện thi sĩ Lưu Trọng Lư mơ màng mặc dư quần: “Tôi ngó Lư từ đầu đến chân rồi bảo: - Chắc tụi nó cười mầy. Mầy mặc dư một cái quần. Lư ngó xuống chân, mắc cỡ mặt đỏ bừng, rồi vội vàng lôi tôi lên tàu điện về nhà. Tôi cũng không ngờ rằng lúc ở nhà ra đi, Lưu Trọng Lư đã mặc cái quần đen lại lơ đễnh mặc thêm chiếc quần trắng ra ngoài, quần trắng hơi cụt nên để lòi hai ống quần đen dưới

chân” [286, tr.116]; chuyện Vũ Trọng Phụng hay “sốt sắng” với tiền bạc không biết thật hay đùa: “Phụng cứ hay tới trễ, mỗi khi tôi mời ăn cơm. Tôi mời 11 giờ thì 11 giờ 30 hắn mới đến. Còn hễ khi nào hắn đòi tiền bản quyền sách, tôi hẹn đúng 11 giờ thì 9 giờ hắn đã lót tót đến rồi” [tr.58]… Giọng hài hước bông lơn xuyên suốt cuốn hồi kí của Vũ Hoàng Chương. Ông viết về nhân vật nào cũng như đang đùa,

Một phần của tài liệu Hồi kí trong văn học việt nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay (Trang 75 - 82)