Khát vọng khẳng định giá trị cá nhân trong bối cảnh giao lưu hội nhập toàn cầu

Một phần của tài liệu Hồi kí trong văn học việt nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay (Trang 90 - 91)

nhập toàn cầu

Cái tôi cá nhân có một hành trình rất thăng trầm trong đời sống xã hội và trong văn học Việt Nam hiện đại. Những thập niên đầu thế kỉ XX đã có sự thức tỉnh mạnh mẽ ý thức cá nhân, quyền cá nhân được khẳng định. Trong bối cảnh ba mươi năm chiến tranh từ 1945 đến 1975, cái tôi cá nhân không có cơ hội hiện diện, nó hòa tan vào cái ta, bị chế ngự bởi cái ta. Cuộc sống thời bình sau 1975, giúp cái tôi cá nhân, một lần nữa, trỗi dậy với khí sắc mới. Sau bao nhiêu năm bị kì thị, mặc cảm, cá nhân lại được giải tỏa, khai phóng. Không khí dân chủ, cơ chế thị trường tiếp thêm sức mạnh và cổ vũ cho nó. Bối cảnh hội nhập quốc tế càng đòi hỏi ý thức cao về bản sắc. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, thời đại máy tính thông minh, internet…

thôn địa cầu, thế giới phẳng, thế giới ảo vừa là cơ hội quí báu cho mỗi người phát

triển vừa đặt nó trước nguy cơ bị nhấn chìm, bị tan loãng, vô danh… Trong xã hội hiện đại, mọi thứ thay đổi nhanh đến chóng mặt, các giá trị liên tục được xác lập, thay thế, phá bỏ hay đảo lộn dễ đưa đến sự khủng hoảng niềm tin, con người không khỏi lo lắng cho sự tồn tại chông chênh của mình và đồng loại. Bị bao vây bởi quá nhiều loại thông tin, hiện thực trở nên “phì đại”, những gì đang diễn ra trước mắt không phải là thật, là duy nhất, mà có khi chỉ là hiện thực giả, hiện thực ảo, hiện thực “ngụy tạo”, ranh giới giữa thực và ảo đã trở nên mập mờ, khái niệm không gian, thời gian trở nên tương đối và đôi khi nghịch lí, con người dễ mất phương hướng, trở nên trơ lì cảm xúc... Có thể nói, guồng quay của xã hội hiện đại vừa kích thích cái tôi phát triển theo chiều năng động, tích cực vừa đẩy con người vào những băn khoăn sâu sắc về bản thể. Nó trở nên nhiễu tâm, bất an, tự phân lập với thế giới. Một tâm thức mới hình thành: tâm thức hậu hiện đại với đặc tính cơ bản là tinh thần hoài nghi. Cá nhân lúc này không phải được khẳng định trong sự đối lập với cộng đồng nữa mà trong thế

tương tranh dữ dội với chính nó, nghĩa là nó cố gắng tạo ra một siêu cá nhân trong cái cá nhân phổ biến, được khẳng định ở những gì đẳng cấp, vượt trội, mới lạ, dị biệt…

Khát vọng đi tìm cái tôi bản thể, nhận diện và giải thích nó đã làm thành một mạch ngầm chi phối mạnh mẽ hành trình đổi mới văn học sau 1975. Văn học trở thành diễn đàn cho những tuyên ngôn về cá tính. Chủ đề tự thú, sám hối, chủ đề con người cô đơn… trở thành trung tâm khai thác của văn học. Mỗi tác phẩm như một lời tự vấn, tự thú, chứa đựng tư tưởng về tính phức tạp, bất toàn của con người (Bức tranh của Nguyễn Minh Châu, Chiều chiều của Tô Hoài, Thượng đế thì cười của Nguyễn Khải…). Lộ trình trở về với cái tôi bản thể là một cuộc kiếm tìm đầy khó khăn nhưng quyết liệt với nhiều cây bút: Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương…

Nhu cầu khám phá cái tôi một cách riết róng, nhu cầu công bố tư tưởng cá nhân tất yếu kéo theo sự hồi sinh và thắng thế của các dạng thức hồi kí, nhật kí, tự truyện… Các thể loại này vừa thỏa mãn nhu cầu nhìn lại quá khứ, chiêm nghiệm lịch sử, vừa đáp ứng cuộc phiêu lưu “tìm mình” của con người hiện đại. Cơn sốt blog cá nhân, nhật kí, hồi kí, tự truyện, tiểu thuyết - tự truyện trong giai đoạn vừa qua nói lên điều đó.

Một phần của tài liệu Hồi kí trong văn học việt nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w