Cái tôi trưởng thành được đề cao

Một phần của tài liệu Hồi kí trong văn học việt nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay (Trang 111 - 125)

Hồi kí là thể loại được tổ chức theo trục “cái tôi” tác giả. Với lực lượng sáng tác hầu hết là những nhà văn lão thành, “gạo cội” của văn học Việt Nam, hồi kí từ sau năm 1975 là tiếng nói của một cái tôi trưởng thành. Nhân danh cái tôi ấy, người viết nói với độc giả về những gì mình chứng kiến, trải nghiệm, những điều tích luỹ đã đủ độ chín cho một triết lí, một đốn ngộ về chân lí. Tác phẩm của họ có độ “phủ sóng” lớn, bao gồm nhiều vấn đề về lịch sử, văn hoá, chính trị của quá khứ, những quan hệ đời tư, chuyện đời, chuyện nghề…

Đến với bốn tập Hồi kí Sơn Nam: Từ U Minh đến Cần Thơ, Ở chiến khu 9,

Hai mươi năm giữa lòng đô thị, Bình an, người đọc thán phục sự từng trải, hiểu biết

của nhà văn nổi tiếng “miệt vườn”. Sơn Nam quả không hổ danh là nhà Nam bộ học như bạn đọc xa gần ban tặng. Ông có bao nhiêu câu chuyện lí thú, hấp dẫn về văn hoá, địa lí, lịch sử vùng đất phương Nam. Từ chuyện đi học của lũ trẻ nghèo khổ trong rừng U Minh đến chuyện Cần Thơ “gạo trắng nước trong”, từ thị xã Rạch Giá đến khắp các ngả đường miền Tây Nam bộ, từ đồng bằng sông Cửu Long đến thành phố Sài Gòn… Độc giả thấy rõ một con người am hiểu tường tận những biến cố lịch

sử, đời sống đô thị Sài Gòn, cuộc sống của bà con nông dân, cảnh quan nhà cửa, cây trái, miệt vườn sông nước, nghi thức thờ cúng ông bà tổ tiên… Rồi chuyện khai hoang, bắt sấu, đánh cọp rất đặc trưng của người Nam bộ: “Bấy lâu tìm tòi về việc khẩn hoang ở Nam bộ, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôi chú trọng vào việc đánh cọp, bắt sấu, xem như là hai trở ngại lớn. Nhưng tôi lại quên Sài Gòn Chợ Lớn cũng đã gặp nạn cọp và sấu trong buổi đầu…” [246, tr.51]. Sự am hiểu của ông giúp độc giả biết thêm về nét đẹp, vẻ riêng của đất và người Nam bộ. Vương Hồng Sển qua thiên hồi kí Hơn nửa đời hư là một học giả tinh thông kim cổ. Đặc biệt ông rất am hiểu về cổ ngoạn. Những trang sách của ông làm hiện lên chuỗi ngày xưa tuy xa mà gần của vùng đất phương Nam, từ Sóc Trăng, Sa Đéc, lên Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định… với những phong tục tập quán, phong cách sống, nét ứng xử, tình nghĩa chân chất mà thủy chung, phóng khoáng, đặc biệt, không thể thiếu được thú ẩm thực và các món đồ cổ mà ông yêu thích… Hồi kí Nguyễn Hiến Lê cho thấy rõ tầm vóc, sự uyên bác của một nhà văn, nhà khảo cứu nổi tiếng. Nguyễn Hiến Lê vừa viết về những sự kiện, biến cố lớn của lịch sử như “Pháp sa lầy và thua ở Bắc Việt” (chương XIX), “Chiến tranh Việt - Mỹ” (chương XXII)… vừa đi sâu phân tích những vấn đề xã hội, văn hóa cụ thể như đời sống người nông dân với tâm lí, tính cách, thói quen riêng (chương VII), “Cải cách điền địa” và vụ “Nhân văn - Giai phẩm” ở miền Bắc (chương XXI), thành tựu và giá trị văn học miền Nam (chương XXVII). Những trang viết của ông cung cấp tri thức, kinh nghiệm phong phú thuộc nhiều lĩnh vực như hoạt động xuất bản, báo chí, khảo cứu, viết sách, dạy học… Có thể nói, cái nhìn văn hóa, lịch sử và thói quen tỉ mỉ, trọng tính khách quan khiến các hồi kí của Sơn Nam, Vương Hồng Sển, Nguyễn Hiến Lê đậm chất biên khảo.

Thượng đế thì cười tuy được ghi trên bìa sách là tiểu thuyết nhưng có thể

thấy tính trội của nó là hồi kí, bởi suốt cuốn sách người viết mang quá khứ của mình ra để kể với bạn đọc. Nhân vật hắn tuy không trực tiếp xưng tôi nhưng đó là dạng khách thể hóa nhân vật hồi kí, thực chất vẫn là hiện thân của chính tác giả:

hắn luôn được gọi là anh K, chú K, có lần hắn còn trực tiếp xưng là Nguyễn Khải

khi nói về việc trúng cử đại biểu quốc hội: “bà con Củ Chi, Hóc Môn thì biết gì về hắn mà dám bỏ phiếu cho hắn. Về sau mới vỡ lẽ, họ nhầm hắn với phó thủ tướng Phan Văn Khải… chỉ có thể là ông Sáu Khải, chứ làm gì có một anh chàng

Nguyễn Khải, chả có chức tước gì kèm theo, nào khác?” [226, tr.273]. Hoàn cảnh gia đình, những chi tiết tiểu sử và các tác phẩm được nhắc đến như Tầm nhìn xa, Xung đột, Mùa lạc, Thời gian của người, Điều tra về một cái chết… hoàn toàn trùng hợp với “nhân thân” và những sáng tác tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Khải. Chính tác giả cũng thừa nhận Thượng đế thì cười như một dạng hồi kí đặc biệt: “Tác phẩm mang dáng dấp của một hồi kí về cuộc đời viết văn của tôi. Tuy nhiên, tôi chọn cách diễn tả hơi khác những hồi kí thông thường… Hắn kì thực cũng là

tôi, mà cũng có thể có chút gì đó khác tôi…” (Nhà văn Nguyễn Khải và cuốn tiểu

thuyết cuối cùng, theo An Ninh Thế Giới, 2003). Một phương diện cho thấy rõ

chất hồi kí của cuốn sách là sự giãi bày nhiều trải nghiệm cá nhân. Từ những gì chứng kiến và suy ngẫm, người viết khái quát nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh sâu sắc. Đó là những hay dở, tốt xấu, thành bại của lớp trí thức cùng thời như Nguyên Ngọc, Anh Đức, Chính Hữu, Phan Tứ… Đó là sự quan tâm lo lắng giữ gìn giá trị tốt đẹp của gia đình như việc muốn bảo vệ “nếp nhà” của hắn. Đó là suy tư về

chuyện được mất ở đời qua những thăng trầm của chính cuộc đời hắn. Đó là vấn

đề danh phận, quyền lực, đồng tiền trong xã hội còn nhiều bề bộn phức tạp này, thời mà “trong nhà những hai thằng viên chức ăn lương tháng thì có muốn ăn bát phở mỗi sáng cũng phải tính toán”, thời mà quyền lực có thể nuông chiều, biến tính con người “thành đàn bà, thành thái hậu, để được tận hưởng những cái vuốt ve làm mê muội con người của quyền lực” [226, tr.279]…

Hồi kí Cửa riêng không khép giới thiệu khá kĩ lưỡng cuộc đời dạy học, nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội của một con người giàu trải nghiệm: giáo sư Vũ Ngọc Khánh. Ở lĩnh vực nào ông cũng tỏ ra am hiểu sâu sắc. Trong nghề dạy học, ông nhìn nhận đúng khả năng của lớp trẻ và đặt niềm tin nơi họ trong phương pháp: “dạy học - ngồi chung ghế học trò”, “vừa là thầy, vừa là bạn”. Với con mắt của nhà nghiên cứu lịch sử, ông cho rằng thế kỉ XX “Trăm năm biến động” đã tạo nên những kiểu người với vai trò lịch sử khác nhau: “Có người là những ngôi sao chỉ đạo dẫn lối đưa đường. Đại đa số đều là những chiến sĩ - dù ít dù nhiều vẫn góp công xứng đáng. Một số đã là nạn nhân, và rải rác có những tội nhân” [221, tr.103]. Quan sát đời sống xã hội - văn hóa, ông thấy nhiều vấn đề phức tạp không giải thích được hoặc không dám giải thích như việc cổ vật bị mất cắp ở các khu di tích, đền đài; các khu thờ

cúng bị lấn chiếm hoặc phá phách; nhiều vụ kiện kéo dài cả bên nguyên bên bị đều “mỏi mắt chờ thần công lí”; việc thuyên chuyển cán bộ không cần lí do… Nhẹ nhàng và chừng mực nhưng ngòi bút Vũ Ngọc Khánh vẫn thể hiện thái độ phê phán khá rõ.

Tô Hoài cho thấy sự từng trải, vốn sống sâu rộng qua việc tái hiện sắc sảo nhiều vấn đề lịch sử, văn hóa, đặc biệt là không khí văn chương nặng nề, u ám thời đã qua. Ông không ngại nói ra những sai lầm, ấu trĩ trong quan niệm học thuật và chính trị lúc bấy giờ: “Có một thời, những người theo dõi báo chí, xuất bản và phát hành sách báo được phong làm lính gác… Nhưng thật ra người ta chỉ đọc a dua rồi đánh đòn hội chợ. Cấp trên hô người ấy, bài ấy có vấn đề. Tự nhiên cảm thấy hình như có vấn đề thật và người ta dò tìm từng câu từng chữ. Thế nào chẳng ra vấn đề!” [206, tr.91]. Cái nhìn của ông góp phần soi sáng vụ “Nhân văn - Giai phẩm”: “Những hoạt động gây sự không chỉ ở vài bài báo trên Nhân Văn, mà cái chính là ý đồ chính trị rộng ra nữa của một số giới không phải là những người làm báo Nhân Văn trong tình hình nhạy cảm ở các đô thị lúc ấy… Báo Nhân Văn chỉ là một phần bề ngoài và là một thủ thuật chính trị dựa vào trăm hoa đua nở” [tr.79, 80]. Ấy vậy mà cái án “Nhân văn” đã gây khổ lụy cho biết bao người. Qua câu chuyện của Tô Hoài, người đọc thấy các văn nghệ sĩ tên tuổi thời đó bị kiểm điểm, kỉ luật, thậm chí bị khai trừ khỏi Đảng, khỏi Hội nhà văn bởi vô vàn những nguyên tắc có lí và phi lí như thế nào. Việc họ loay hoay ở nông thôn trong những đợt cải cách ruộng đất, đi thực tế, có người thích ứng được, có người không thích ứng được sinh ra hoang mang, sợ hãi như trường hợp hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm: “loay hoay cả tuần không bắt được rễ, không xâu chuỗi được một cố nông nào. Nguyễn Tư Nghiêm hoảng quá phát dại, đi không nhớ đường về xóm. Suốt ngày vơ vẩn ngoài đồng, bắt cào cào, châu chấu ăn” [tr.140]. Rồi mưa gió của những cuộc chỉnh huấn chính trị liên miên đã vầy vò vật vã bao người: “Ngổn ngang tâm sự và tâm trạng, chua chát, mỉa mai, lại hài hước… Tôi nhớ đến lượt ai cũng cứ suốt buổi ngồi chịu trận nghe nói xa xả, vi vút… có người lo quá, cả tháng không chợp mắt, như ở báo Cứu quốc, một cậu còn trẻ, đã vào rừng thắt cổ” [tr.137, 138]. Chưa bao giờ giá trị nhân văn bị hạ thấp đến vậy, nhân tính bị xâm hại thô bạo, con người bị dồn đuổi bởi áp lực chính trị đến tận cùng, bị đưa ra đấu tố, buộc phải tự phủ nhận mình và tìm cách phủ nhận người khác. Có lẽ bạn đọc thời nay

và cả mai sau sẽ còn bị ám ảnh bởi những khung cảnh chỉnh huấn kinh hoàng: “Nửa đêm trở dậy, giữa rừng đốt hàng trăm bó đuốc lên, lấp loáng băng khẩu hiệu vải đen chữ trắng… Bộc lộ khuyết điểm… Thước đo lòng trung thành… Trời rét cắt ruột. Rừng đêm tối như mực. Con người bẩn thỉu lỗi lầm đầy rẫy… Chưa… Chưa đủ thành khẩn, làm lại… lại làm lại” [tr.139]. Với tư cách là người trong cuộc, Tô Hoài chỉ ra bao nhiêu thứ bộn bề, nhếch nhác của một thời kì nhiều biến động và biến đổi, cái cũ đã lạc hậu, cái mới còn chưa đến: “chẳng còn đâu yên tĩnh nữa nhưng mọi cái cứ biến đổi và không biến đổi”, “như thời hồng hoang” [208, tr.121, 293]…

Không chỉ cho độc giả thấy được những gì đã chứng kiến và trải nghiệm, cái tôi trong hồi kí từ sau 1975 còn cho thấy độ trưởng thành qua việc nhiệt tình thâm nhập vào đời sống xã hội, đạt đến chiều sâu của nhận thức, chiêm nghiệm về thế sự, nhân sinh. Tự tin vào kinh nghiệm cá nhân, tác giả tự do bàn luận, thẳng thắn bộc lộ quan điểm, chính kiến về nhiều vấn đề của đời sống quá khứ. Mỗi người phát biểu, bình giá về một lĩnh vực riêng, với mối quan tâm riêng. Đặng Thai Mai trong hồi kí là một trí thức uyên thâm, đã phân biệt được cái thực học và cái hư danh, đâu là khoa học thực sự. Ông sớm thấy được cái bất lực, lạc hậu của nền giáo dục cổ: “Quả tình lúc này cái học cổ đã hết mùa rồi. Nó không còn đáp ứng được những nhu cầu của xã hội Việt Nam trên giai đoạn lịch sử mới nữa… Mâu thuẫn không tài nào giải quyết nổi giữa cái viễn vông nho học với cái thực tế da diết của xã hội Việt Nam, đó chính là tấn bi kịch trong đời sống tinh thần của thời đại” [242, tr.165, 166]. Phản ứng của Đặng Thai Mai phần nào cho thấy sự băn khoăn, trăn trở trước vận mệnh dân tộc, giúp ông xác định đúng những bước đi của cuộc đời mình. Suy nghĩ nhiều về các vấn đề triết học, đặc biệt là học thuyết Khổng Tử và Mác - Lênin, Vũ Ngọc Khánh chỉ ra những ngộ nhận, sai lầm trong việc vận dụng học thuyết này ở nước ta: “Đa số những kẻ cầm quyền đã biến những học thuyết chính trị này thành những chủ trương của họ, gây nên những tai hại không sao lường được” [221, tr.363]. Về phần mình, ông tự

thú: “chính tôi cũng nhiều lần có những cách giải thích rất vô học với bà con dân

chúng, với các em học sinh theo kiểu ấy - vô học mà cứ tưởng là rất mác xít, rất đúng lập trường” [tr.363, 364]. Nguyễn Hiến Lê nhìn sự kiện cải cách ruộng đất, vấn đề hợp tác xã với con mắt của một nhà nghiên cứu. Theo phân tích của ông thì việc nôn nóng đi lên xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến những chính sách máy móc, sai lầm: “Chính

phủ muốn tiến mau đến xã hội chủ nghĩa mà không hiểu hoàn cảnh nước mình, tâm lí nông dân - hoặc hiểu nhưng bất chấp - cho nên áp dụng đúng đường lối và kĩ thuật của Mao Trạch Đông”, “Đâu đâu cũng thành lập Hợp tác xã nông nghiệp… Nông dân bắt buộc phải vô hợp tác xã nhưng không hăng hái làm cho hợp tác xã, chỉ lo săn sóc việc nuôi gà, nuôi heo, trồng rau ở nhà… Sự quản lí kém quá, nên không sản xuất được nhiều. Dân chỉ được bảo đảm hai bữa ăn mỗi ngày thôi” [236]… Ý kiến của Nguyễn Hiến Lê cho thấy tinh thần, ý thức của một học giả đầy trách nhiệm và xây dựng. Với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý thì vụ Chỉnh huấn chính trị đã để lại một chấn thương tinh thần nặng nề cho con người: “Nói đến Chỉnh huấn 53, không phải chỉ riêng tôi, mà có lẽ mọi người ai cũng giữ trong mình, đến giờ, như một nỗi ám ảnh… Những danh từ như “kiểm thảo”, “tự kiểm điểm”, “phê phán”, “mổ xẻ”, “thành khẩn” hay “không thành khẩn” cứ như những vết thương thành sẹo trên tâm hồn mỗi con người. Và thực chất chỉ là “truy ép”, là “tẩy não” như người ta đã nói” [277, tr.128]. Tố Hữu đến với hồi kí là để khẳng định vẻ đẹp của cách mạng, tính tất yếu của bước đi lịch sử, nhưng ông cũng thẳng thắn thừa nhận sai lầm nghiêm trọng của ta trong vụ “chỉnh huấn” và “cải cách ruộng đất”. Ông cho thấy cái kì quặc đến phi lí khi “truy ép” con người nhận khuyết điểm trong các cuộc chỉnh huấn: “ai cũng phải nhận ít nhiều mình có tư tưởng địa chủ hoặc ảnh hưởng tư tưởng tư sản thì cuộc kiểm điểm mới gọi là “thành khẩn” và mới được thông qua” [220, tr.272]. Với ông, cải cách ruộng đất là một chủ trương sai lầm đã “gây chấn động lớn trong xã hội, tiếng ca thán ngày càng nhiều”, bởi thực chất của nó là “đề cao một cách quá đáng vai trò bần cố nông ở nông thôn và cả trong Đảng, phát động quần chúng một cách rầm rộ đến mức khiến người ta cảm thấy mục tiêu đánh đổ một quan điểm chính trị còn lớn hơn cả mục tiêu mang ruộng đất về cho dân cày” và thực tế nó “đã biến thành cuộc đấu tố kéo dài ngày càng quyết liệt” [tr.273, 274]… Có thể nói, các vụ “cải cách ruộng đất”, “chỉnh huấn”, “xét lại”, “Nhân văn - Giai phẩm” là những biến cố xảy ra từ lâu nhưng vẫn còn để lại vết thương âm ỉ nhức trong đời sống tinh thần của người dân hôm nay. Nó đòi hỏi phải có sự sòng phẳng khi phân tích, bình giá. Đây là mảng kí ức “đòi lên tiếng trong hiện tại” mạnh nhất, trở đi trở lại trong nhiều trang hồi kí như một cách giải tỏa ẩn ức, hận thù…

Một yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của cuốn hồi kí Phim là đời là những suy nghĩ, nhận xét tinh tế, sự bày tỏ chính kiến mạnh mẽ của đạo diễn Đặng Nhật Minh về nhiều vấn đề của điện ảnh nước nhà. Ông kiên quyết khước từ lối làm phim kiểu hiện thực xã

Một phần của tài liệu Hồi kí trong văn học việt nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay (Trang 111 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w