1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số vấn đề của lịch sử văn hoc Việt nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945

45 1,7K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 638 KB

Nội dung

báo cáo nghiên cứu một số vấn đề của lịch sử văn hoc Việt nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945

Trang 1

Mở đầu

1 ý nghĩa khoa học và tính cấp thiết của đề tài

1.1 Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 là một

thời kỳ mới của lịch sử văn học dân tộc Nó vừa có những đột biến lại vừa là

sự tiếp nối với thời kỳ văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945 Trên đại thể,thời kỳ văn học từ sau 1945 đã đi qua hai giai đoạn lớn: từ 1945 đến 1975

và từ sau 1975

Đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng khép lại một giai đoạn vănhọc và mở ra một chặng đờng mới Đứng trớc đòi hỏi đổi mới và phát triểnnền văn học tơng ứng với những biến đổi của lịch sử - xã hội, và trong đờisống tinh thần của con ngời, tất yếu nảy sinh nhu cầu nhìn lại, đánh giá lạivăn học thời kỳ đã qua Từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 củathế kỷ trớc, nhất là trong những năm khởi đầu công cuộc đổi mới, văn họccách mạng giai đoạn 1945-1975 đã đợc xem xét, đánh giá lại về nhiều ph-

ơng diện và ở nhiều hiện tợng cụ thể Nhờ đó, nhận thức về giai đoạn vănhọc này đã có nhiều biến đổi và những bớc tiến mới Tuy nhiên, có không

ít vấn đề đợc nêu lên, bàn thảo, nhng cha đợc giải quyết thấu đáo Việc cónhiều ý kiến khác nhau, nhiều cách đánh giá không giống nhau về mộtvấn đề, một hiện tợng văn học phải đợc xem là chuyện bình thờng trongmột môi trờng văn hóa tinh thần có tính dân chủ Nhng điều không bìnhthờng là ở chỗ, nhiều ý kiến mang nặng những định kiến chủ quan, khôngdựa trên những căn cứ khoa học, không phải là kết quả của việc nghiêncứu thấu đáo ở thời điểm hiện nay, khi bớc vào thế kỷ XXI, rất cần có sự

đánh giá khách quan, công bằng và toàn diện về di sản văn học giai đoạn1945-1975, vị trí của nó trong văn học Việt Nam thế kỷ XX và rút ranhững bài học cho sự phát triển văn học ở chặng đờng tiếp theo

Trang 2

1.2 Từ sau tháng 4-1975, văn học Việt Nam chuyển dần sang một

giai đoạn mới Mời năm đầu (1975-1985) là thời kỳ chuyển tiếp và từ 1986trở đi, văn học có những chuyển động mạnh mẽ cùng với công cuộc đổimới đất nớc Đã 30 năm kể từ tháng 4-1975, nền văn học phát triển trongnhững điều kiện xã hội - lịch sử và văn hóa - t tởng có nhiều khác biệt sovới giai đoạn trớc, bởi vậy nền văn học cũng có diện mạo và quy luật vận

động khác trớc Mặc dù giai đoạn văn học từ sau 1975 vẫn đang tiếp diễn,nhng 30 năm là một quãng thời gian đủ để có thể nhận diện, khái quátnhững đờng nét chính của bức tranh văn học sử một giai đoạn Phê bình vănhọc trong vài mơi năm qua đã có những đóng góp không nhỏ vào đời sốngvăn học, trớc hết là ở việc giới thiệu, đánh giá các hiện tợng văn học mới.Nhng những công trình có tính bao quát về văn học Việt Nam từ sau 1975thì vẫn còn thiếu Đã đến lúc cần có những công trình nghiên cứu về lịch sửvăn học của 30 năm qua, chỉ ra tiến trình và những quy luật vận động của

nó, những đặc điểm cơ bản của giai đoạn văn học này và khẳng định nhữngthành tựu đã đạt đợc

Văn học Việt Nam từ sau 1975 đã đợc đa vào chơng trình văn họcnhà trờng các cấp và sẽ ngày càng có mặt nhiều hơn trong các sách giáokhoa phổ thông, giáo trình Đại học Vì thế, rất cần có những công trình vănhọc sử làm nền tảng cho việc biên soạn sách giáo khoa và cho việc tìm hiểu,phân tích các hiện tợng văn học cụ thể đợc đa vào nhà trờng

Từ những lý do nêu trên chúng tôi chọn đề tài "Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945" nhằm góp

phần vào việc biên soạn những công trình về lịch sử văn học Việt Nam từsau 1945 theo tinh thần đổi mới

2 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

2.1 Nhiệm vụ

- Đề xuất quan điểm tiếp cận và đánh giá giai đoạn văn học từ saucách mạng tháng Tám 1945 và từ sau 1975

Trang 3

- Nghiên cứu một số vấn đề chung của lịch sử văn học giai đoạn

1945-1975 với cái nhìn mới Cụ thể là các vấn đề: quan niệm nghệ thuật về con ngời,

sự vận động và những đặc điểm của các thể loại chính (thơ, văn xuôi)

- Tìm hiểu tiến trình vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975,bớc đầu khái quát những đặc điểm cơ bản của giai đoạn văn học này, những

đổi mới trên nét lớn của các thể loại văn học

2.2 Phạm vi

- Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 và từ sau 1975 đều bao gồmnhững bộ phận khác nhau, do điều kiện lịch sử quy định Bộ phận cơ bản,chính yếu và có nhiều thành tựu hơn cả là văn học cách mạng trong haicuộc kháng chiến từ 1945 đến 1975 và văn học của nớc Việt Nam thốngnhất từ sau 1975 Nhng để nhận diện bức tranh toàn vẹn của nền văn họcdân tộc thì không thể bỏ qua bộ phận văn học vùng tạm bị chiếm trong giai

đoạn 1946-1954 và văn học ở vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn thời

kỳ 1954-1975 và bộ phận văn học hải ngoại từ sau năm 1975 Nhng donhiều điều kiện, mà chủ yếu là do hạn chế về thời gian và t liệu, nên đề tàicủa chúng tôi phải gác lại các bộ phận văn học nêu ở trên chỉ tập trungnghiên cứu những vấn đề của văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975 vàvăn học trong nớc giai đoạn sau 1975

- Công trình này cha phải là một cuốn văn học sử về thời kỳ văn học

từ sau cách mạng tháng Tám Đó là một công việc to lớn, đòi hỏi nhiềucông sức của nhiều ngời Đề tài này chỉ góp một phần nhỏ vào việc hìnhthành những công trình văn học sử nh vậy Những công trình ấy đang đợc tổchức biên soạn ở một số Trờng Đại học và Viện nghiên cứu Hy vọng là đềtài nghiên cứu này có thể giúp ích kịp thời cho công việc chung đó của giớinghiên cứu văn học

3 Quá trình nghiên cứu và một số kết quả đã đợc vận dụng

3.1 Những nhiệm vụ nghiên cứu nêu ở trên đã đợc chúng tôi tiến

hành thực hiện trong nhiều năm, cả trớc khi đăng ký đề tài, nhng đã đợc

Trang 4

đẩy mạnh và hoàn thành cơ bản trong hai năm 2003-2004 Trong quá trìnhthực hiện đề tài đã có sự cộng tác của một số nhà nghiên cứu ở Viện vănhọc và khoa Ngữ văn trờng ĐHSP Hà Nội.

3.2 Nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài đã đợc vận dụng vào

hoạt động đào tạo ở trờng ĐHSP Hà Nội và một số trờng Đại học khác, vào

việc biên soạn giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam tập III (Nxb Đại học S

phạm, 2003), vào việc biên soạn chuyên đề bồi dỡng giáo viên Trung họcphổ thông chu kỳ 2004-2007 và vào việc viết sách giáo khoa phổ thôngTHCS đổi mới và THPT thí điểm phân ban

Trang 5

Nội dung nghiên cứu

Dẫn nhập

Xác định quan điểm tiếp cận và đánh giá

văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945

1 Nhìn lại văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 và nhận định

đánh giá các hiện tợng văn học tiêu biểu của giai đoạn từ sau 1975 là hai

trong số những vấn đề nổi bật của nghiên cứu, phê bình văn học trong vàichục năm vừa qua, đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của giới văn học và côngchúng Đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều cuộc tranh luận, thảo luận trên cácbáo chí về hai đề tài nói trên Nhiều vấn đề đợc xới lên, nhiều ý kiến khácnhau đợc trình bày, đối thoại công khai, nhng cũng cha có nhiều vấn đề đợcgiải quyết thấu đáo Một trong những lý do dẫn đến sự hạn chế ấy là vìchúng ta cha có một độ lùi thời gian lịch sử đủ để xem xét, nhìn nhận mộtcách toàn diện, bình tĩnh, khách quan đối với các hiện tợng văn học mớidiễn ra Hơn nữa, những cách nhìn mới, t duy mới đang ở trong quá trìnhhình thành, cha thể nói là đã đạt đợc sự ổn định, vững chắc, đáng tin cậy.Vả lại lịch sử văn học không phải là một cái gì nhất thành, bất biến, bởi nóchỉ có thể là lịch sử trong sự nhận thức của con ngời - mà nhận thức ấy luônbiến đổi qua thời gian, qua các thế hệ Nhng còn một lý do dẫn đến sự khácbiệt lớn của nhiều ý kiến cũng nh sự thiếu thuyết phục của một số quanniệm và cách đánh giá là bởi cha chú ý đến việc xác định quan điểm tiếpcận và đánh giá đối với một giai đoạn văn học nói chung và với văn họcViệt Nam từ sau cách mạng tháng Tám nói riêng

2 Để xem xét, đánh giá một giai đoạn văn học, hay bất kỳ một hiện

tợng văn học nào, cũng có thể có rất nhiều hớng tiếp cận và quan điểm đánhgiá, tùy thuộc vào chỗ đứng, góc nhìn, vào mục đích và hứng thú của chủ

Trang 6

thể tiếp nhận Văn học là một hiện tợng đa trị Trớc đây, lý luận văn họcmác xít chủ yếu nhấn mạnh phơng diện hình thái ý thức xã hội của văn học,

đợc xem xét trong sự quy chiếu của lý luận phản ánh Vì thế, một hiện tợnghay cả một giai đoạn văn học thờng đợc đánh giá trớc hết ở sự phản ánh(chân thực hay giả tạo) hiện thực xã hội, lịch sử xét theo quan điểm của chủnghĩa duy vật lịch sử Hớng tiếp cận và đánh giá này nếu đẩy tới cực đoan,bao trùm thì rễ dẫn đến sự đồng nhất văn học với hiện thực, xem nhẹ vai tròcủa chủ thể sáng tạo, ít quan tâm đến các giá trị nhân văn phổ quát và bìnhdiện nghệ thuật của văn học Cố nhiên, văn học là một hiện tợng thuộc ýthức xã hội, có liên quan mật thiết với lịch sử, xã hội, với cả kinh tế Nhngvăn học còn là một hiện tợng ý thức tinh thần mang tính nhân văn, nó gắnliền với nhu cầu tự biểu hiện và tự khám phá của con ngời, của nhân loại,

nó là một trong những cách thức để thể hiện năng lực và giá trị ngời, cùngvới nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác Văn học là một loại hìnhnghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ, điều này đã đợc nhận ra từ rất xa xa trongcác công trình sớm nhất về văn học, nhng không phải lúc nào nó cũng đợcquan tâm xem xét trong việc nghiên cứu các hiện tợng văn học Mỗi giai

đoạn văn học, vì thế cần đợc xem xét trong mối tơng quan chặt chẽ với thời

đại lịch sử, lại cần đợc đánh giá theo những giá trị bền vững, phổ quát những giá trị nhân văn, lại cần đợc nhìn trong tiến trình lịch sử của một nềnvăn học dân tộc, hay rộng ra là tiến trình văn học thế giới

-Trong những cuộc thảo luận, tranh luận vừa qua, có ý kiến xuất phát

từ những giá trị, những đòi hỏi của văn học hôm nay để đánh giá văn họcthời kỳ đã qua mà không chú ý tới quan điểm lịch sử, không xem xét vănhọc trong những điều kiện và đòi hỏi cụ thể của thời đại ấy Lại có ý kiếncho rằng, phục vụ chính trị, tuyên truyền, cổ vũ, minh họa đờng lối, chínhsách là tất cả giá trị và nội dung của văn học 1945-1975 Một cách nhìn kháphổ biến gần đây khi xem xét văn học ở hai giai đoạn trớc và sau tháng 4-1975 là đem đối lập tuyệt đối giữa sử thi và đời thờng, giữa cá nhân và

Trang 7

cộng đồng, giữa lý tởng xã hội và ý thức nhân bản Sự đề cao ý thức cánhân, hớng tới khám phá cái "tôi" đôi khi đi đến đối lập và xem nhẹ ý thứccộng đồng Mọi sự đối lập tuyệt đối ở đây đều dẫn đến sự phiến diện, cực

đoan trong cách nhìn nhận và đánh giá từng giai đoạn văn học

Để có thể đi tới sự đánh giá toàn diện, khách quan, khoa học về mộtgiai đoạn văn học và vận dụng vào việc nghiên cứu, đánh giá văn học ViệtNam 1945-1975 và từ sau 1975, chúng tôi nêu lên những quan điểm cơ bản

và cũng là những tiêu chí để đánh giá nh sau:

- Xem xét một giai đoạn văn học phải đặt trong những điều kiện lịch

sử, xã hội, văn hóa, t tởng của thời đại mà trên đó nền văn học nảy sinh, tồntại, phát triển Mối quan hệ này cần đợc xem xét từ hai chiều: một mặt, điềukiện lịch sử, xã hội quy định những phạm vi, hình thành vận động của cácquan niệm và ý thức nghệ thuật, quy định các đề tài và nội dung thể tài achuộng của văn học trong giai đoạn ấy; Mặt khác, lại cần đánh giá sự đápứng của văn học với những yêu cầu của thời đại đặt ra cho nó, xem xétnhững tác động của văn học đến thời đại, thông qua sự tiếp nhận của côngchúng Đây chính là quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá mộtgiai đoạn văn học Mỗi giai đoạn văn học chỉ có thể nảy sinh và tồn tạitrong những điều kiện cụ thể của môi trờng xã hội, văn hóa, lịch sử, và trớchết cũng là để đáp ứng những yêu cầu của thời đại ấy

- Một giai đoạn văn học, cũng nh mọi hiện tợng văn học, còn phải

đợc xem xét ở những giá trị có tính bền vững, phổ quát, vợt qua đợc nhữnggiới hạn về thời gian, không gian để đến đợc với con ngời ở mọi thời đại

Đó là những giá trị mang tính nhân văn, vừa mang bản sắc dân tộc lại vừagặp gỡ với nhân loại Văn học là nơi có thể diễn ra sự hội tụ gặp gỡ của cả

ba bình diện: Cá nhân - dân tộc - nhân loại

- Mỗi giai đoạn văn học lại cần đợc xem xét nh là một chặng đờng,một mắt xích trên tiến trình lịch sử văn học Đặt giai đoạn văn học đó trongtiến trình văn học dân tộc, cần xem xét sự kế thừa những thành tựu và kinh

Trang 8

nghiệm đã tích lũy đợc của các giai đoạn, thời kỳ văn học trớc đó, đồng thờicần phải đánh giá xem giai đoạn ấy đã có những sáng tạo gì mới, làm mởrộng và phong phú cho những khả năng và kinh nghiệm nghệ thuật của nềnvăn học dân tộc, nếu có thể là góp vào những thành tựu và kinh nghiệm củavăn học thế giới.

Trên đây chỉ là những tiêu chí cơ bản, chắc chắn là còn có thể đánhgiá một giai đoạn văn học từ những hớng tiếp cận khác nữa, từ đó có thểnêu thêm những tiêu chí khác để đánh giá một cách toàn diện đối với mộtgiai đoạn văn học

3 Văn học Việt Nam trong suốt 30 năm, từ 1945 đến 1975, đã hình

thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử - xã hội đặc biệt, với nhữngbiến cố to lớn tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến toàn bộ đời sống dân tộc và sốphận mỗi con ngời Cách mạng đem đến sự giải phóng cho dân tộc và nhândân, khơi dậy mạnh mẽ ý thức cộng đồng, tinh thần dân tộc và chủ nghĩa anhhùng Hớng vào phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến, đề cập nhữngchủ đề về số phận và con đờng chung của cả dân tộc, nhân dân, tập trung thểhiện nhân vật quần chúng cách mạng, đề cao cảm hứng anh hùng - đó lànhững biểu hiện của khuynh hớng sử thi bao trùm cả nền văn học giai đoạn1945-1975 và còn đợc tiếp tục trong văn học 10 năm sau chiến tranh Trongnhững điều kiện lịch sử - xã hội ấy và để đáp ứng yêu cầu của thời đại, vănhọc không thể không phục vụ các nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu, củng

cố niềm tin tởng vào con đờng cách mạng và thắng lợi ngày mai Tuyệt đại

bộ phận những ngời cầm bút đã tự nguyện tán thành và lựa chọn con đờng

ấy của văn học, phấn đấu để làm tròn nhiệm vụ của nhà văn - chiến sĩ Điều

đó không chỉ đa đến những giới hạn, những chế định có tính tất yếu đối vớivăn học, mà còn có mặt tích cực của nó, mở ra những hớng đi mới, nhữngcảm hứng mới cho văn học, đòi hỏi nhà văn phải có những tìm tòi, sáng tạophù hợp với những yêu cầu và nội dung mới

Trang 9

Hớng vào đời sống xã hội rộng lớn với những biến cố trọng đại, vănhọc thời kỳ này đã ghi lại đợc những hình ảnh không thể phai mờ của mộtthời kỳ lịch sử đầy gian lao thử thách, nhiều hi sinh nhng cũng hết sức vẻvang của dân tộc ta Với hai cuộc chiến tranh giữ nớc vĩ đại, văn học đãsáng tạo đợc những hình tợng nghệ thuật cao đẹp về Tổ quốc và nhân dân,

về các tầng lớp, thế hệ con ngời Việt Nam vừa giàu phẩm chất truyền thốngvừa thấm sâu tinh thần của thời đại Về nội dung t tởng, văn học thời kỳ này

đã kế thừa và phát huy những nét cơ bản trong truyền thống văn học dântộc, là chủ nghĩa yêu nớc và tinh thần nhân đạo Có thể nói cha có thời kỳnào mà tình cảm dân tộc, ý thức cộng đồng, tình yêu quê hơng đất nớc, tìnhnghĩa đồng bào, lại đợc thấm nhuần sâu rộng và biểu hiện phong phú, nhiều

vẻ nh văn học giai đoạn 1945-1975 Tinh thần nhân đạo truyền thống thểhiện ở lòng nhân ái, tình nghĩa thủy chung, ở khát vọng giải phóng con ngời.Chủ nghĩa nhân đạo của nền văn học mới hớng về quần chúng lao động, đề cao

ý thức và tình cảm giai cấp, khẳng định con đờng giải phóng và sự trởng thànhcủa quần chúng nhân dân trong cách mạng

Các thể loại văn học giai đoạn này cũng phát triển khá toàn diện

mà nổi trội nhất là thơ ca truyện ngắn, truyện vừa Thơ ca kháng chiếnchống Pháp có thể coi là một thành tựu độc đáo của thơ trữ tình hiện đại

Điều đó không chỉ thể hiện ở tiếng nói tâm hồn của quần chúng khángchiến, mà còn thể hiện rõ ở sự tìm tòi đổi mới ý thức, đem đến một tiếngthơ khác biệt với thơ Mới trớc đó Chúng ta có thể kể những trang thơ củaTrần Mai Ninh, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, HồngNguyên Đặc biệt là Tố Hữu, các nhà thơ lớp Thơ Mới nh Xuân Diệu,Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh, Anh Thơ và nhiều ngời khác đã cónhững thành công lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thơ ca hiện đại,nhất là từ sau năm 1954 Lớp nhà thơ chống Mỹ cứu nớc đông đảo, sungsức và không ít tài năng đã đem lại một tiếng nói riêng - tiếng thơ của thế

hệ chống Mỹ cứu nớc

Trang 10

Truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết cũng ngày càng phong phú

và đa dạng hơn về bút pháp, phong cách Truyện ngắn có thể đợc xem là thểloại nổi trội nhất Tuy cha có những tên tuổi đem lại sự cách tân nghệ thuậtlớn lao nh trờng hợp của Nam Cao trớc cách mạng, song đã xuất hiện nhiềucây bút truyện ngắn già dặn, có dấu ấn riêng nh Tô Hoài, Kim Lân, NguyễnThi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thành Long, Đỗ Chu, NguyễnKiên

Tiểu thuyết vốn không có nhiều điều kiện thuật lợi để phát triểntrong thời kỳ chiến tranh, nhng truyện vừa cũng gặt hái khá nhiều thànhcông với nhiều phong cách khác nhau nh Nguyễn Khải, Anh Đức, Phan Tứ,Nguyên Ngọc Sự xuất hiện của các bộ tiểu thuyết nhiều tập với khuynh h-ớng tiểu thuyết sử thi cũng là một dấu hiệu phát triển của thể loại này từ

đầu những năm 60, nh các trờng hợp Sống mãi với thủ đôi của Nguyễn Huy Tởng, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Bão biển của Chu Văn và bộ Cửa biển

hơn hai nghìn trang của Nguyên Hồng

Đi sâu hơn vào cấu trúc của từng thể loại, cũng có thể nhận ranhững biến đổi đáng kể về thi pháp của chúng

Cố nhiên, trong văn học giai đoạn 1945-1975, cũng có không ítnhững phần non yếu, sơ lợc, công thức, minh họa dễ dãi Những hạn chếcủa văn học giai đoạn này một phần là do sự chế định của điều kiện, lịch sửtrình độ ý thức của thời đại và cũng có phần là do các nguyên nhân chủquan từ phía quản lý, lãnh đạo, từ công tác lý luận phê bình và cả từ hạn chếtrong tài năng và bản lĩnh của ngời sáng tác

4 Từ sau tháng 4-1975, nhất là từ giữa thập kỷ 80 trở lại đây, những

biến đổi to lớn của đời sống xã hội đã đa đến sự thay đổi các thang chuẩnkhi nhìn nhận các giá trị của cuộc sống và của cả văn học nghệ thuật Sựthức tỉnh ý thức cá nhân, sự quan tâm nhiều hơn đến con ngời trong tính cụthể, cá biệt, với những nhu cầu trong thời bình, là bớc chuyển tất yếu của ýthức xã hội Con ngời đợc mô tả trong tất cả tính đa dạng, đa chiều của nó

Trang 11

đã tạo thành nét chính trong sự định hớng về giá trị văn học của công chúng

hôm nay Nói khác đi, tinh thần dân chủ và cảm hứng nhân bản là những

đặc điểm nổi bật của văn học thời kỳ đổi mới Sự thay đổi này dĩ nhiên sẽdẫn đến những đổi thay về đề tài, chủ đề, về nhân vật và thể loại về phơngthức trần thuật và cách biểu hiện trữ tình Những "chuyển động" trên đâycủa văn học có thể coi là một quá trình tự nhận thức để đa văn học pháttriển lên một tầm cao mới, phù hợp với xu hớng và tình hình đổi mới, hộinhập của đất nớc và cũng là xu hớng tích cực của thời đại

Nhìn trên tổng thể, văn học Việt Nam thế kỷ XX đã đi qua ba chặng

đờng lớn: từ đầu thế kỷ đến 1945, 1945-1975 và từ sau 1975 Mỗi chặng ờng ấy có những đặc điểm và quy luật vận động riêng, nhng giữa chúngkhông phải là sự đứt đoạn, tách biệt hoàn toàn, mà vẫn có sự kế thừa,chuyển tiếp Từ đầu thế kỷ XX, khi chuyển dần sang phạm trù văn học hiện

đ-đại, thì hiện đại hóa và dân chủ hóa là những yêu cầu cơ bản và cũng là xuhớng vận động chung của nền văn học Trong giai đoạn 1945-1975, donhững điều kiện và đòi hỏi cụ thể của thời đại cách mạng và kháng chiến,

xu hớng vận động chung của văn học là cách mạng hóa và đại chúng hóa.Yêu cầu hiện đại hóa và dân chủ hóa không thật sự nổi lên nh những đòihỏi bức xúc, nhng không có nghĩa là hoàn toàn bị triệt tiêu, mà có sựchuyển hóa, chọn lựa những yếu tố phù hợp với thời đại ấy Chẳng hạn, ph-

ơng châm đại chúng hóa cũng góp phần mở rộng nội dung văn học đến hiệnthực đời sống lao động và đấu tranh của quần chúng, công chúng văn học đ-

ợc mở rộng hơn so với trớc 1945 Văn học thời kỳ đổi mới đã tiếp tục xu ớng hiện đại hóa và dân chủ hóa một cách mạnh mẽ, trong những điều kiệnmới của xã hội và thời đại Văn học Việt Nam từ sau 1975, nhất là từ giữanhững năm 80 trở lại đây, đã đi những bớc tiếp xa hơn trên con đờng hiện

h-đại hóa và dân chủ hóa nền văn học dân tộc ở thế kỷ XX, để hòa nhập đầy

đủ vào tiến trình văn học thế giới

Trang 12

Những biến đổi của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám

1945 thể hiện trên nhiều phơng diện, từ cảm hứng chủ đạo đến nội cung thểtài, thi pháp thể loại, ngôn ngữ và giọng điệu Nhng ở chiều sâu của nhữngbiến đổi ấy chính là sự thay đổi của quan niệm nghệ thuật để hình thành ýthức nghệ thuật mới của thời đại Quan niệm nghệ thuật về con ngời là yếu

tố quan trọng trong ý thức nghệ thuật của một nhà văn hay của cả một giai

đoạn văn học, nó quyết định sự lựa chọn và miêu tả con ngời trong thế giớinghệ thuật Quan niệm nghệ thuật về con ngời là sự hình dung, cách nhìn,cách cắt nghĩa về con ngời trong nghệ thuật, là biểu hiện của thái độ, cáchứng xử của nhà văn với con ngời nh là đối tợng của nghệ thuật

Một thời đại văn học mới thờng đợc ra đời cùng với những hình ợng con ngời mới, thể hiện một quan niệm mới về con ngời Văn học ViệtNam giai đoạn 1945-1975, do sự thống nhất về t tởng và khuynh hớng nghệthuật, đã hình thành một quan niệm chung về con ngời, chi phối sáng táccủa hầu hết các nhà văn và mọi thể loại Quan niệm ấy đợc hình thành vàvận động qua ba chặng đờng (1945-1954, 1955-1964, 1965-1975), nhngvẫn là một quan niệm mang tính thống nhất Có thể thấy những điểm chungthể hiện tính thống nhất trong quan niệm nghệ thuật về con ngời của vănhọc giai đoạn 1945-1975 nh sau:

t-Con ngời trong văn học đợc nhìn và đánh giá chủ yếu ở t cách conngời công dân, con ngời dân tộc, con ngời giai cấp Vì thế, con ngời đợc thểhiện chủ yếu trong các vai xã hội, trong các quan hệ trực tiếp với đời sống

Trang 13

xã hội - lịch sử, với cộng đồng Con ngời cá nhân, con ngời của đời sốngriêng t, thế sự đã không còn là mối quan tâm của văn học Môi trờng xã hội,không gian tồn tại và hoạt động của con ngời trong văn học cách mạng làkhông gian xã hội, là những sự kiện và biến cố lịch sử, cụ thể là những cuộccách mạng và hai cuộc kháng chiến của dân tộc Phù hợp với cách nhìntrên, thì đối với các bình diện của con ngời, văn học cũng tập trung thể hiệnphơng diện ý thức t tởng, các quan hệ và tình cảm với cộng đồng, nh tìnhquê hơng, đất nớc, tình đồng bào, đồng chí Đời sống tự nhiên, bản năng,phần sâu kín của vô thức, tâm linh hầu nh không đợc quan tâm nhìn nhận.

Sự đánh giá, đối với con ngời dựa hẳn trên những tiêu chí cộng đồng, cácgiá trị chung phù hợp với lợi ích của dân tộc và cách mạng, cái riêng thốngnhất với cái chung và khi cần, sẵn sàng hy sinh cho lợi ích chung, số phậncá nhân thống nhất chặt chẽ với vận mệnh của giai cấp, của dân tộc

Quan niệm thống nhất nói trên đợc thể hiện cụ thể trong những biểuhiện và đặc điểm riêng của mỗi chặng đờng

1 Con ngời trong văn học Việt Nam 1945-1954

Cách mạng tháng Tám, rồi cuộc kháng chiến đã đem lại cho nhàvăn sự phát hiện lớn lao: phát hiện ra sức mạnh quật khởi của dân tộc, củaquần chúng và vẻ đẹp, sức hấp dẫn của đời sống cộng đồng Nguyễn ĐìnhThi viết: "Chúng ta đã tìm thấy bao trùm trên chúng ta, bao trùm làng xóm,

gia đình chúng ta một cái gì lớn lao chung ấy là dân tộc" (Nhận đờng, Tạp

chí văn nghệ, số 1,1948)

Văn học Việt Nam trong hơn một năm đầu sau cách mạng thángTám đã kịp ghi lại một số hình ảnh của cảnh tợng vĩ đại ấy và một số chândung những con ngời quần chúng cách mạng - nhân vật mới của thời đại

(Kịch Bắc Sơn hồi ký ở chiến khu của Nguyễn Huy Tởng, bút ký Dân khí miền Trung của Hoài Thanh, Rãnh cày nổi dậy, của Mạnh Phú T, Một lần tới Thủ đô của Trần Đăng, Đờng vô Nam của Nam Cao, ở mặt trận Nam

Trang 14

Trung Bộ của Tô Hoài, Bài thơ Đèo cả của Hữu Loan, Nhớ máu của Trần

Mai Ninh )

Vào cuộc kháng chiến chống Pháp, nhân vật quần chúng đợc xác

định cụ thể hơn, đó là công nông binh Quần chúng công nông binh là nhânvật trung tâm, nhân vật chính diện của nền văn học kháng chiến Hơn thếnữa, quần chúng trở thành nguyên tắc xây dựng nghệ thuật và chuẩn mực

đánh giá tác phẩm: tác phẩm phải biểu hiện đợc t tởng, tình cảm, khát vọngcủa quần chúng, phải học cách nói, cách thể hiện của quần chúng Sở thích

và sự đánh giá của quần chúng là thớc đo thành công và giá trị của tácphẩm nghệ thuật

Nếu nh trong vài năm đầu, nhân vật quần chúng còn thờng đợc thểhiện trong cảm hứng lãng mạn anh hùng với vẻ đẹp bi tráng phảng phất

những mẫu ngời anh hùng tráng sĩ trợng phu ngày trớc (Ngày về của Chính Hữu, Tây tiến của Quang Dũng), thì sau đó, văn học đã nhanh chóng

chuyển sang khám phá nhân vật quần chúng từ cảm quan hiện thực và pháthiện những vẻ đẹp bình dị, vốn có của họ trong đời sống kháng chiến.Trong thơ, Tố Hữu là ngời sớm nhất mở ra phơng hớng này với một loạt bài

sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947: Cá nớc, Phá đờng, Bầm ơi, Bà mẹ Việt Bắc Rồi Đồng chí của Chính Hữu, Lên cấm sơn của Thôi Hữu, O tiếp

tế Thừa Thiên của Lu Trọng L, Bài ca vỡ đất của Hoàng Trung Thông v.v

Trong truyện và ký những năm đầu kháng chiến cũng diễn ra quátrình chuyển biến theo hớng thống nhất giữa quan điểm trần thuật của tácgiả với nhân vật quần chúng, giữa hình tợng tác giả - ngời kể chuyện vớihình tợng quần chúng Trong truyện và ký những năm đầu kháng chiến, th-ờng thấy hiện diện hình tợng tác giả - ngời trần thuật hớng tới các nhân vậtquần chúng, mong muốn khám phá, hiểu biết về họ, gắng hòa nhập với

những vui buồn, xúc cảm của quần chúng (Đôi mắt và ở rừng của Nam Cao, các ký sự của Trần Đăng, tùy bút Đờng vui của Nguyễn Tuân) Các

sáng tác từ giữa cuộc kháng chiến đã chuyển hẳn sang lối trần thuật khách

Trang 15

quan từ điểm nhìn trần thuật của các nhân vật quần chúng, hình tợng tác giả

- ngời trần thuật - hầu nh không xuất hiện nữa, hoặc nếu có (chẳng hạn

trong tập tùy bút Tình chiến dịch của Nguyễn Tuân), thì cũng cố gắng nhập

vào chỗ đứng và tâm trạng của đám đông nhân vật quần chúng

Phát hiện và miêu tả con ngời quần chúng là thành tựu nghệ thuậtquan trọng nhất của văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp, và còn đợctiếp tục phát triển ở các chặng đờng văn học tiếp sau Những đặc điểm của

sự thể hiện con ngời quần chúng, và đó cũng là những nguyên tắc miêu tảnghệ thuật hình tợng con ngời trong văn học thời kỳ này, nổi bật những

điểm sau:

- Tập trung thể hiện phơng diện con ngời công dân, con ngời chínhtrị ở các nhân vật quần chúng Con ngời của đời sống riêng t, của gia đình,gia tộc trớc đây nay đã thành con ngời của quê hơng, đất nớc, ngời côngdân, con ngời kháng chiến, con ngời yêu nớc ý thức chính trị, tình cảmchính trị là những điều hết sức mới mẻ chỉ có trong những nhân vật quầnchúng của nền văn học mới, mang đến cho họ niềm tự hào, niềm tin vào sứcmạnh và vai trò của tầng lớp, giai cấp mình, của quần chúng Đó là một nét

đẹp mới mẻ trong chân dung tinh thần của nhân vật quần chúng trong vănhọc kháng chiến chống Pháp Việc đa lên hàng đầu phơng diện con ngờichính trị, con ngời công dân đã khiến cho văn học thời kỳ này tập trung thểhiện những nét tâm lý chung của quần chúng nh lòng yêu nớc, căm thùgiặc, tình nghĩa đồng bào, tình cảm tiền tuyến hậu phơng, ý thức giai cấp

- Văn học 1945-1954, chủ yếu cha xem xét con ngời nh một cánhân, mà nhìn mỗi con ngời nh một thành tố của cộng đồng, từ đó sáng tạohình tợng con ngời tập thể Quan niệm con ngời tập thể của văn học 1945-

1954 mang tính đặc thù của một thời đại khi con ngời đợc thức tỉnh về sứcmạnh của cộng đồng và khi quần chúng nhân dân đông đảo đợc tập hợp vàocác tổ chức của mình Trong buổi đầu, sự thức tỉnh ấy thờng đi liền với sựphủ định cái cá thể, cái "tôi" đối lập nó với cái chung, với tập thể Một số

Trang 16

tác phẩm từ giữa cuộc kháng chiến lại tập trung xây dựng hình tợng đám

đông quần chúng nh là nhân vật chính Đó là đại đội Trần Phú trong tiểu

thuyết Xung kích của Nguyễn Đình Thi, trung đội dân công trong truyện vừa Nhân dân tiến lên của Vũ Tú Nam, đám đông công nhân trong tiểu thuyết Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, các đơn vị bộ đội và dân công trong Ký sự Cao

- Lạng của Nguyễn Huy Tởng.

- Con ngời quần chúng chủ yếu đợc thể hiện trong hành động thamgia vào các biến cố lịch sử, các hoạt động xã hội chứ không phải trong đờisống thế sự và riêng t Họ là con ngời hành động nên đời sống nội tâm th-ờng trong sáng, dứt khoát, ít có những day dứt và hầu nh không có sự bếtắc Họ sống với hiện tại, hớng về tơng lai, ít khi quay lại với quá khứ, bởiquá khứ đối với họ chỉ là sự cực khổ, tăm tối mà cách mạng đã giúp họ

đoạn tuyệt dứt khoát

Con ngời quần chúng trong văn học thời kỳ kháng chiến chốngPháp là một mô hình nghệ thuật phù hợp với hiện thực của thời đại ấy, nó

có vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng trong sự đơn giản, hồn nhiên của buổi ban

- chung Trong văn học kháng chiến chống Pháp, hầu nh cha đặt vấn đề cáiriêng của con ngời, hoặc nếu có nói đến cuộc sống riêng, số phận của một cánhân nào đó thì cũng là để cụ thể hóa cái chung của dân tộc, giai cấp Quanniệm con ngời hài hòa, thống nhất riêng - chung và đặt lợi ích của tập thểlên trên lợi ích cá nhân đã chi phối các chủ đề chính yếu, các nhân vậtchính và cả việc lựa chọn, xây dựng các cốt truyện tiêu biểu của văn họcthời kỳ này, nhất là trong mảng sáng tác về đề tài cuộc sống hiện tại Cố

Trang 17

nhiên, quan niệm về sự thống nhất này cũng có tính biện chứng, cái riêngkhông phải là "hòa tan" trong cái chung, trong ý thức cộng đồng nh ở vănhọc kháng chiến, và con ngời đi tới sự thống nhất riêng - chung cũng thờng

phải trải qua đấu tranh tự vợt lên mình (Riêng - chung của Xuân Diệu, ánh sáng và Phù sa của Chế Lan Viên, Cái sân gạch của Đào Vũ ).

Một hớng khẳng định sự thống nhất riêng - chung trong văn học lúcnày là sự thể hiện những cuộc đổi đời của con ngời trong xã hội mới, miêutả sự biến đổi số phận và tính cách của nhân vật trong hoàn cảnh xã hội tốt

đẹp, trong môi trờng tập thể (Trời mỗi ngày lại sáng của Huy Cận, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Quê hơng của Nguyễn Địch Dũng ).

Quan niệm có phần một chiều và xuôi chiều về sự thống nhất riêng chung, lý tởng hóa môi trờng tập thể trong văn học thời kỳ này đã hạn chếviệc khai thác nhiều phơng diện về đời t và thế sự của con ngời, nhiều nhânvật rơi vào sơ lợc, công thức, ít có cá tính

-3 Con ngời trong văn học mời năm cả nớc chống Mỹ (1964-1975)

Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong văn học chống Mỹ cứu nớc

là sự tiếp tục của quan niệm con ngời trong văn học hai mơi năm trớc đó,nhng đợc phát triển tập trung vào một hớng lớn và đi tới đỉnh cao của nó làquan niệm con ngời sử thi Đó là con ngời có lý tởng cao cả về độc lập, tự

do và chủ nghĩa xã hội, ý thức sâu sắc về tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đạicủa cuộc chiến đấu chống Mỹ của dân tộc Trong thơ Tố Hữu, Chế LanViên, con ngời luôn sống với những vấn đề có ý nghĩa thời đại, với tinhthần và ý chí của cả dân tộc Con ngời ấy dù ở vị trí nào cũng sống vớinhững lý tởng lớn lao, những tầm "vĩ mô" trong ý thức về dân tộc, thời đại,lịch sử Con ngời đó đối diện với thời gian "hai mơi thế kỷ" của dân tộc, vàphóng mình lên những tầm cao của không gian để nhìn "nam bắc tây

đông", hỏi cả "mặt trời đỏ dậy" để tự hào "cả năm châu chân lý đang nhìntheo" (Tố Hữu)

Trang 18

Cùng với tầm cao nhận thức, lý tởng, con ngời của văn học chống

Mỹ là con ngời của ý chí lớn, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Lý tởng

và nhận thức đã trở thành ý chí và hành động, mỗi con ngời đợc thể hiện

nh là đại diện trọn vẹn cho sức mạnh và quyết tâm của nền văn học thời kỳnày, là ý thức về lịch sử và sự gắn bó với quê hơng, đất nớc

Với quan niệm về con ngời anh hùng toàn vẹn, văn học thời chống

đế quốc Mỹ chú trọng mô tả con ngời ở các phơng diện ý thức - t tởng, ýchí và niềm tin, cả ở hành động anh hùng và cũng rất chú ý khắc họa đờisống tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn ở họ Lòng nhân ái, đức hi sinh, sự thủychung, trong sáng, trọn vẹn trong cả tình cảm riêng và tình cảm chung, đó

là những phẩm chất tâm hồn cao đẹp, giàu tính lý tởng luôn đợc chú ý tô

đậm ở mọi hình tợng con ngời sử thi trong văn học thời kỳ kháng chiếnchống Mỹ

Con ngời sử thi trong văn học thời kỳ này với hai phơng diện nổi bật

là chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp tâm hồn, là một đóng góp của văn học vàoviệc khám phá và thể hiện con ngời, đề cao sức mạnh và vẻ đẹp của con ng-

ời Việt Nam Về phơng thức điển hình hóa, chủ yếu là theo lối xây dựngnhững hình tợng khái quát tập hợp, mỗi con ngời đợc thể hiện là đại diệntrọn vẹn cho nhận thức, ý chí và sức mạnh của dân tộc, của thế hệ, thậm chícủa thời đại Trong giới hạn của quan niệm con ngời sử thi, cố nhiên vănhọc thời kỳ này không tránh khỏi tính phiến diện, tính đơn giọng điệu khithể hiện cuộc sống và con ngời trong chiến tranh ở nhiều tác phẩm, nhânvật anh hùng mang đậm màu sắc lý tởng hóa, cách xây dựng nhân vật theohớng khái quát, tập hợp, kết tinh những phẩm chất chung của cộng đồngnhiều khi dẫn đến tình trạng thiếu cá tính, ít sinh động của những hình tợngnhân vật ấy

Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong văn học giai đoạn

1945-1975 có cơ sở từ trong đời sống xã hội - chính trị của đất nớc, từ hiện thực

Trang 19

chiến tranh và cách mạng, đồng thời cũng thể hiện trình độ ý thức, mức độphát triển của nền văn học.

II Thơ 1945-1975: tiến trình, thành tựu, khuynh hớng

Trong phần này, chúng tôi tìm hiểu một trong những thể loại pháttriển mạnh và có nhiều thành tựu nhất trong nền văn học cách mạng giai

đoạn 1945-1975

1 Tiến trình và những thành tựu của các chặng đờng thơ

Thơ 1945-1975 đã đi qua các chặng đờng sau:

Những năm đầu cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp(1945-1954), 10 năm hòa bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1955-1964) và 10 năm kháng chiến chống Mỹ (1964-1975)

Dới đây chúng tôi sẽ không trình bày lại diễn biến tình hình sángtác thơ trong từng chặng đờng nói trên (Xin xem cụ thể ở bài viết trong

phần Phụ lục kèm theo), mà chỉ nêu tóm tắt những đặc điểm chính của thơ

Trang 20

- Xu hớng khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng, mà đại biểu xuấtsắc nhất là Quang Dũng Thơ Quang Dũng có cốt cách trợng phu hào hùng,lại vừa bộc lộ một tâm hồn tinh tế, hào hoa, đa cảm, một hơi thơ vừa cổkính vừa hiện đại Ngoài Quang Dũng, còn có thể kể Trần Mai Ninh với

Nhớ máu, Hữu Loan với Đèo cả, Chính Hữu với Ngày về.

- Xu hớng tìm tòi đổi mới thơ theo hớng hiện đại, mà đại diện là thơNguyễn Đình Thi Thơ Nguyễn Đình Thi trong những năm đầu kháng chiến

là một hiện tợng rất đáng chú ý, mở ra một hớng tìm tòi cách tân cho thơ ýthức tìm tiếng nói nghệ thuật mới của thời đại cùng với một quan niệm cótính hiện đại về thơ tất yếu dẫn Nguyễn Đình Thi tìm đến lối thơ tự dokhông vần hoặc ít vần Đáng tiếc là những cách tân của Nguyễn Đình Thi

đã không đợc thừa nhận, thậm chí bị phê phán gay gắt tại Hội nghị tranhluận văn nghệ năm 1949 ở Việt Bắc, do đó nó không có cơ hội để tiếp tụcphát triển, ít ra là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

- Đại chúng hóa là xu hớng mà nhiều nhà thơ đã tìm đến ngay từnhững năm đầu của cuộc kháng chiến và nó sớm trở thành khuynh hớngchủ đạo trong thơ ca giai đoạn này Tố Hữu là một trong những ngời mở

đầu cho xu hớng này bằng một loạt bài thơ đợc viết ngay sau chiến thắngViệt Bắc cuối năm 1947 Không kể các nhà thơ xuất hiện trong phong tràoquần chúng, ngay cả các nhà thơ thuộc thế hệ Thơ Mới cũng lần lợt trớc sau

đợc thu hút vào xu hớng đại chúng hóa của thơ kháng chiến (Lu Trọng L,Xuân Diệu, Tế Hanh, Anh Thơ, Nguyễn Bính )

Từ những năm 1950, 1951 trở đi, thơ kháng chiến chủ yếu pháttriển theo hớng đại chúng hóa, với phong trào thơ ca quần chúng đợc pháttriển rộng khắp Những năm cuối cuộc kháng chiến, nhu cầu khái quát lịch

sử đã làm nảy nở một số bài thơ có khuynh hớng trữ tình sử thi (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới, Việc Bắc của Tố Hữu, Quê hơng Việt Bắc và

Đất nớc của Nguyễn Đình Thi).

Trang 21

1.1.2 Những đặc điểm về nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp

- Thơ kháng chiến tập trung biểu hiện những tình cảm cộng đồng vàtinh thần công dân mà bao trùm là tình yêu nớc, với những biểu hiện phongphú, thấm sâu vào mọi mặt trong đời sống của con ngời kháng chiến

- Tập trung thể hiện hình ảnh quần chúng nhân dân qua hình tợngcái "Tôi" trữ tình quần chúng và các nhân vật trữ tình trong thơ ở nhiều bàithơ, tác giả sử dụng phơng thức trữ tình nhập vai các nhân vật quần chúng

để nói đợc một cách trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của quần chúng, bằng ngônngữ và giọng điệu của chính họ

- Đổi mới chất liệu thơ theo hớng mở rộng và tăng cờng chất liệucủa đời sống hiện thực, chủ yếu là hiện thực lao động, chiến đấu, sinh hoạt củaquần chúng nhân dân Điều đó phản ánh sự biến đổi trong quan niệm thẩm mỹcủa thơ ca và cũng là của thời đại Cái đẹp gắn liền với đời sống hiện thựchàng ngày của quần chúng nhân dân, trong cái bình dị, quen thuộc

- Những đổi mới về nội dung nêu trên đã kéo theo sự biến đổi vềngôn ngữ, giọng điệu, về thể thơ Thơ kháng chiến tiếp tục hớng đa câu thơ

về gần với điệu nói, nhng là tiếng nói hàng ngày của đông đảo quần chúng.Khẩu ngữ, phơng ngữ, địa danh, cả lời đối thoại đã có mặt khá phổ biếntrong thơ cùng với những từ ngữ quân sự, chính trị, những cách xng hô thểhiện mối quan hệ mới của con ngời trong đời sống cách mạng Việc đanhiều chất liệu đời sống và ngôn ngữ hàng ngày vào thơ đã làm cho thơkháng chiến trở nên chắc khỏe, sinh động, giàu tính hiện thực Giọng điệu

và nhịp điệu của thơ cũng biến đổi rõ rệt để phù hợp với nội dung cảm xúcmới, với tình điệu và nhịp điệu của cuộc sống cách mạng và kháng chiến

Về thể thơ, cùng với việc sử dụng rộng rãi các thể thơ dân gian, dân tộc nhlục bát, bốn chữ, năm chữ, thì thơ tự do cũng đợc dùng phổ biến và bêncạnh đó là lối thơ hợp thể - xen kẽ giữa thơ tự do với thơ cách luật

Trang 22

1.2 Thơ trong mời năm sau cuộc kháng chiến chống Pháp

- Sự mở rộng đề tài, chủ đề và nội dung cảm hứng trong thơ, bámsát và đáp ứng những nhu cầu đã trở nên đa dạng và cao hơn trớc trong đờisống tinh thần, tình cảm của con ngời ở thời kỳ sau chiến tranh và bớc vàoxây dựng cuộc sống mới Cùng với cảm hứng về cuộc sống mới, về sự hồisinh của đất nớc, về miền Nam và đấu tranh thống nhất, thơ cũng đã khaithác cảm hứng lịch sử, mà chủ yếu là về cuộc kháng chiến chống Pháp vàlịch sử đấu tranh cách mạng

- Sự đa dạng hóa các dạng thức của cái "tôi" trữ tình Một trongnhững dấu hiệu rõ ràng nhất của sự mở rộng và phát triển ấy là sự hiện diệntrở lại của cái "tôi" riêng t, mang bản sắc cá thể, nhng luôn đợc đặt trong sựthống nhất với cái chung Cái tôi tiểu sử với những kỷ niệm và ấn tợng riêng

củ nhà thơ đợc huy động để làm sâu sắc, thấm thía hơn về những vấn đề,những tình cảm chung nh tình cảm với miền Nam, lòng biết ơn và sự gắn bóvới nhân dân, với kháng chiến và cách mạng Cuộc sống trong thời bìnhcũng xuất hiện những nhu cầu và vấn đề của đời sống riêng t, cá nhân, màtrớc hết là khát vọng tình yêu, hạnh phúc, là những niềm vui, nỗi buồntrong đời sống cá nhân của mỗi ngời Thơ tình yêu đã hiện diện trở lại nhmột lẽ tự nhiên trong thơ của nhiều tác giả thuộc các thế hệ khác nhau Sựkhẳng định cuộc sống mới còn đợc thể hiện qua chủ đề về sự hồi sinh củanhững cuộc đời đau khổ, những tâm hồn khô héo trong cuộc đời cũ, đã tìmthấy con đờng đi từ "thung lũng đau thơng ra cánh đồng vui" (Chế LanViên) Thơ Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận đã biểu hiện hành trình củacái tôi nhà thơ "từ chân trời của một ngời đến chân trời của mọi ngời" (Eluya)

Cái tôi trữ tình sử thi xuất hiện từ cuối kháng chiến chống Pháp vẫn

đợc tiếp tục phát triển trong những bài thơ có nội dung khái quát lịch sử, mà

tiêu biểu là tập Gió Lộng của Tố Hữu.

Ngày đăng: 16/04/2013, 21:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh, Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945-1995, Nxb Khoa học xãhội, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945-1995
Nhà XB: Nxb Khoa học xãhội
2. M. Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh C dịch), Trờng viết văn Nguyễn Du và Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
3. M. Bakhtin, Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vơng Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki
Nhà XB: Nxb Giáo dục
4. Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Néi, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, (2 tập), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Nhà XB: Nxb Đại học vàTrung học chuyên nghiệp
6. Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, (tái bản) Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Nhà XB: Nxb Giáo dục
7. Hà Minh Đức (Chủ biên), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
8. Mã Giang Lân, Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
9. Phong Lê, Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trên hành trình của thế kỷ XX
Nhà XB: Nxb Đại học quốc giaHà Nội
10.Phong Lê, Văn học Việt Nam hiện đại lịch sử và lý luận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại lịch sử và lý luận
Nhà XB: Nxb Khoa họcxã hội
11.Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Văn học Việt Nam 1945-1975, (tập I, II) Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1987, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam 1945-1975
Nhà XB: Nxb Giáo dục
12.Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân..., Một thời đại văn học mới, Nxb Văn học, Hà Nội, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một thời đại vănhọc mới
Nhà XB: Nxb Văn học
13.Nguyễn Đăng Mạnh và Nguyễn Văn Long (đồng chủ biên), Lịch sử văn học Việt Nam, tập III, Nxb Đại học S phạm, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử vănhọc Việt Nam
Nhà XB: Nxb Đại học S phạm
14.Lê Lu Oanh, Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
15.Trần Đình Sử, Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phê bình văn học
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
16.Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thế giới nghệ thuật thơ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
17.Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thểloại
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w