1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945)

128 3,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

Ban nghiên cứu đã trình bày một số phong trào đấu tranh của nhân dân QuảngNam thời kỳ vận động cách mạng giai đoạn 1936-1939.- Ban nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS TRẦN VĂN THỨC

Vinh, năm 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầygiáo PGS.TS Trần Văn Thức, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôivới tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc

Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn của mình đến Ban Tuyên giáothành phố Đà Nẵng, ban Tuyên giáo Tỉnh Quảng Nam, Ban Khoa họcquân sự - Phòng Tham mưu – BCH Quân sự Đà Nẵng, Ban Khoa họcQuân sự Tỉnh Quảng Nam, Thư viện thành phố Đà Nẵng, Thư viện TỉnhQuảng Nam, bạn bè, đồng nghiệp, luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ,động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận vănkhông thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong nhận được sự góp ýcủa quý thầy, cô và bạn bè

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quảnêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳcông trình nào khác

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Năm

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích

3.2 Nhiệm vụ

3.3 Đối tượng

3.4 Phạm vi nghiên cứu

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

4.2 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5 Đóng góp của luận văn

6 Bố cục luận văn

1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Nam

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

1.1.3 Truyền thống yêu nước và cách mạng

1.2 Vài nét về phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Nam trước năm 1930

1.3 Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Nam trong những năm 1930-1931

1.4 Phong trào cách mạng ở Quảng Nam trong những năm 1932-1935

1.5 Quảng Nam trong cuộc vận động dân chủ (1936-1939)

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 2 QUẢNG NAM VỚI QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG TIẾN TỚI KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN

(từ tháng 11/1939 đến tháng 3/1945)

2.1 Hoàn cảnh lịch sử

2.2 Chủ trương đấu tranh mới của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự vận dụng vào thực tiễn của Đảng bộ Quảng Nam

Trang 5

2.2.1 Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản

Đông Dương

2.2.2 Đảng bộ Quảng Nam khôi phục cơ sở cách mạng, thực hiện chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

2.2.3 Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Nam và quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền

Tiểu kết chương 2

3.1 Những diễn biến mới của tình hình quốc tế và trong nước

3.1.1 Tình hình chính trị mới

3.1.2 Hội nghị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và “chỉ thị Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”

3.2 Cao trào kháng Nhật cứu nước và quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền

3.3 Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Quảng Nam năm 1945

3.3.1 Quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng Cộng sản Đông Dương

3.3.2 Diễn tiến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Nam

3.3.2.1 Hội An - phát súng đầu tiên giành chính quyền trong toàn tỉnh

3.3.2.2 Uỷ ban bạo động Điện Bàn lãnh đạo giành chính quyền trong toàn huyện

3.3.2.3 Uỷ ban bạo động Duy Xuyên lãnh đạo giành chính quyền trong toàn huyện

3.3.2.4 Uỷ ban bạo động Đại Lộc lãnh đạo giành chính quyền trong toàn huyện

3.3.2.5 Uỷ ban bạo động Quế Sơn lãnh đạo giành chính quyền trong toàn huyện

3.3.2.6 Uỷ ban bạo động phủ Tam Kỳ lãnh đạo giành chính quyền trong toàn phủ

3.3.2.7 Uỷ ban bạo động huyện Thăng Bình lãnh đạo giành chính quyền trong toàn huyện

Trang 6

3.3.2.8 Uỷ ban bạo động khởi nghĩa huyện Tiên Phước lãnh đạo cướp chính

quyền trong toàn huyện

Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC 118

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế kỷ XX đã ghi dấu những chiến công hiển hách của dân tộc ViệtNam trong sự nghiệp chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc Hòa với nhữngchiến công của nhân dân cả nước trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dânPháp xâm lược, giành chính quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nhân dânQuảng Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Nam (Tứ Xuyên lúc bấygiờ) đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của cả dân tộc

Tháng 2-1930, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứngnhững đòi hỏi của thời đại để chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về mặt đường lối

và thổi vào phong trào cách mạng Việt Nam luồng sinh khí mới Đảng sau khi

ra đời đã nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng, khôngngừng phát triển và mở rộng về số lượng Đảng viên và địa bàn hoạt động, cácchi bộ cơ sở Đảng vì thế cũng được hình thành, đảm nhiệm vai trò lãnh đạocách mạng ở mỗi địa phương Sau khi phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương,dân ta sống trong tình cảnh một cổ hai tròng, khó khăn lại càng khó khăn hơn,yêu cầu đặt ra cho Đảng cần phải đưa ra sự chỉ đạo kịp thời phù hợp hơn vớidiễn tiến trên chiến trường Hội nghị Trung ương VI (11/1939) đến hội nghịTrung ương VIII (5/1941) đã hoàn thiện quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiếnlược của cách mạng Việt Nam

Vậy tinh thần đường lối mới của Đảng Cộng sản Đông Dương đượctriển khai xuống các cơ sở trên địa bàn cả nước nói chung và với Đảng bộQuảng Nam nói riêng như thế nào? Kết quả mà nhân dân Quảng Nam giànhđược trong thời kỳ cách mạng Tháng Tám ra sao? Những vấn đề trên sẽ được

tác giả trả lời trong đề tài nghiên cứu “Quảng Nam trong thời kỳ cách mạng Tháng Tám (1939-1945)” Đề tài này không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn

mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc

Trang 8

Về mặt khoa học: Trên thực tế, các công trình nghiên cứu về cuộc vận

động Cách mạng Tháng Tám ở Quảng Nam chưa nhiều, bị chia nhỏ và phântán điều này sẽ gây cản trở cho những ai muốn tiếp cận một cách tổng quát vềcuộc vận động ở địa phương này Chính vì vậy, đề tài luận văn sẽ góp phầnlàm rõ cuộc vận động cách mạng được diễn ra ở Quảng Nam từ năm 1939 đếnnăm 1945, thông qua đó, tác giả phân tích, đánh giá những đóng góp của nhândân Quảng Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong việc làm nênthắng lợi chung của dân tộc Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài cũng là cơ hội

để chúng ta có thể đi đến những nhận thức sâu sắc hơn về chủ trương khởi nghĩa từng phần, giành thắng lợi bộ phận đi đến tổng khởi nghĩa của Đảng

Cộng sản Việt Nam trong Mùa thu Tháng Tám 1945 Chủ trương chủ độngnắm bắt tình hình mới được Đảng bộ Tứ Xuyên thể hiện như thế nào trong suốttiến trình chuẩn bị cướp chính quyền và đưa ra lệnh tổng khởi nghĩa Hơn thếnữa, hiểu và đánh giá một cách toàn diện về phong trào đấu tranh cách mạngtại một địa phương cụ thể sẽ giúp ta xây dựng những quan điểm khoa học vữngchắc, khẳng định về vai trò lãnh đạo tiên quyết của Đảng và sức mạnh nhândân trong những thắng lợi của dân tộc

Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích để giáo viên sử

dụng trong việc biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông.Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu còn hướng tới mục tiêu giáo dục tư tưởng,truyền thống yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ

Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài Quảng Nam trong cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám (1939-1945) làm đề tài luận văn Thạc sĩ của

mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay các công trình nghiên cứu về cuộc Tổng khởi nghĩagiành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám ở Quảng Nam nói riêng, ítnhiều đã được đề cập đến trong lịch sử dân tộc hay được phản ảnh lẻ tẻ trong

Trang 9

các tài liệu lịch sử địa phương bởi một số tác giả và nhóm tác giả tiêu biểu sau:

- Ngô Văn Minh, Đồng chí Võ Toàn với cách mạng Tháng Tám năm

1945 ở Quảng Nam Tạp chí Xây dựng Đảng số 8-2014 Tr 17-18 Thông qua

những hồi ký của đồng chí Võ Chí Công, trên cơ sở đó tác giả đã trình bàynhững đóng góp của đồng chí đối với cuộc vận động cách mạng Tháng Támdiễn ra ở Quảng Nam

- Nguyễn Thái (chủ biên), Lịch sử Đảng bộ Thị xã Hội An 1930-1945, tập I Nxb Đà Nẵng, 1989 Tác giả đã trình bày cơ bản diễn tiến cách mạng ở

Thị xã Hội An trong Cách mạng Tháng Tám-1945

- Phạm Thành, Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Đại Lộc

1930-1954, tập I In tại Xí nghiệp in báo Quảng Nam- Đà Nẵng, 1990 Tác giả đã

trình bày cơ bản sự ra đời và quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng bộhuyện Đại Lộc giai đoạn (1930-1954)

- Bùi Xuân, Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam- Đà Nẵng (1930-1975) Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 Tác giả đã trình bày cơ bản sự ra đời vàquá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ Quảng Nam- Đà Nẵng giai đoạn(1930-1975)

Nhóm tác giả:

- Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam- Đà Nẵng, Cuộc vận động mặt trận dân chủ Đông Dương (1935-1939) trên địa bàn Quảng Nam-

Đà Nẵng (D-2 XII) Xuất bản 1980 Ban nghiên cứu đã trình bày những hoạt

động của Mặt trận dân chủ Đông Dương trong cuộc vận động cách mạng ởQuảng Nam- Đà Nẵng giai đoạn (1935-1939)

- Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ Quảng Nam, Sơ thảo Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam thời kỳ vận động cách mạng 1936-1939(D-I XII) Xuất bản 1970.

Trang 10

Ban nghiên cứu đã trình bày một số phong trào đấu tranh của nhân dân QuảngNam thời kỳ vận động cách mạng giai đoạn (1936-1939).

- Ban nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng, Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam- Đà Nẵng (1930-1975) Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 1986 Ban nghiên cứu đã trình bày khái quát quá trình ra đời vàlãnh đạo cách mạng của Đảng bộ Quảng Nam giai đoạn (1930-1975)

- Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ, Uỷ ban bạo động phủ Thăng Bình.

Bản sao tại Đà Nẵng 1/8/1984 lưu giữ tại Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ,Ban tuyên giáo thành phố Đà Nẵng Ban nghiên cứu đã sao lại tài liệu nhữnghoạt động của Uỷ ban bạo động phủ Thăng Bình trong Cách mạng ThángTám-1945

- Ban nghiên cứu lịch sử Đảng huyện Duy Xuyên, Sơ thảo lịch sử Đảng bộ huyện Duy Xuyên tập I (1930-1945) Nxb Đà Nẵng, 1985 Ban

nghiên cứu đã trình bày cơ bản sự ra đời và quá trình lãnh đạo cách mạng củaĐảng bộ huyện Duy Xuyên giai đoạn (1930-1945)

- Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng huyện Thăng Bình, Lịch sử Đảng bộ Thăng Bình 1930-1975 Nxb Đà Nẵng, 1986 Ban nghiên cứu đã trình bày cơ

bản sự ra đời và quá trình lãnh đạo cách mạng của phủ Thăng Bình giai đoạn(1930-1975)

- Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam- Đà Nẵng (1939-1945) sơ thảo Nxb Đà Nẵng, 1986 Ban nghiên cứu đã trình bày

những bước chuyển đường lối chiến lược cùng những hoạt động của Đảng bộQuảng Nam- Đà Nẵng giai đoạn (1939-1945)

- Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng huyện Thăng Bình, Lịch sử đấu tranh cách mạng xã Bình Dương 1930-975 Nxb Đà Nẵng, 1985 Ban nghiên cứu

đã trình bày cơ những hoạt động của Đảng bộ xã Bình Dương trên cơ sở chỉđạo của Đảng bộ Thăng Bình giai đoạn (1930-1975)

- Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Đồng chí Võ Chí Công- người chiến sĩ cách mạng kiên cường nhà lãnh đạo xuất sắc Nxb Chính trị Quốc

Trang 11

Gia- Sự thật, 2012 Nhà xuất bản đã trình bày những đóng góp của đồng chí

Võ Chí Công đối với cách mạng Việt Nam

- Thành ủy Tam Kỳ - Huyện ủy Núi Thành - Huyện ủy Phú Ninh, Lịch

sử Đảng bộ huyện Tam Kỳ (1930-1975) Công ty CP In & DV Đà Nẵng, Đà

Nẵng, 2007 Ban nghiên cứu đã trình bày cơ bản lịch sử ra đời và quá trìnhlãnh đạo cách mạng của Đảng bộ huyện Tam Kỳ giai đoạn (1930-1975)

- Thường vụ Huyện uỷ Tuy Phước, Lịch sử Đảng bộ Tuy Phước

1930-1945 Nxb Tổng hợp Nghĩa Bình, 1988 Ban nghiên cứu đã trình bày cơ bản

lịch sử ra đời và quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ Tuy Phước giaiđoạn (1930-1975)

Một số tài liệu khác như: Nghị quyết, chỉ thị, báo cáo sơ kết, báo cáotổng kết của Tỉnh ủy Quảng Nam, Đặc Khu ủy Quảng Đà, Ban Cán sự Tỉnhđội Quảng Nam, Đảng ủy Mặt trận 4, Ban Chính trị/Tỉnh đội Quảng Nam,Ban Chính trị/Mặt trận 4, Ban Chính trị một số đơn vị tập trung của hai tỉnhQuảng Nam và Quảng Đà… lưu trữ lưu tại Ban Khoa học Quân sự/Bộ Chỉhuy Quân sự tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng Các tài liệu trên về cơ bản trình bàymột số đường lối, quyết định của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Thường

vụ Tỉnh uỷ về những vấn đề của cách mạng Việt Nam và cách mạng QuảngNam- Đà Nẵng giai đoạn (1930-1975)

Những tài liệu trên là cơ sở để tôi tham khảo thêm vào đề tài của mình

Có thể nói, cho đến hiện nay vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nàonghiên cứu về cuộc vận động Cách mạng tháng Tám ở Quảng Nam (1939-1945) giúp người quan tâm có thể hiểu rõ về nghệ thuật cách mạng, sự tài tìnhtrong đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ địa phương Hy vọng rằng,

đề tài luận văn của tôi được thực hiện sẽ bổ sung những kiến thức, những thôngtin cần thiết về một chặng đường hào hùng của lịch sử Đảng bộ Quảng Nam.Góp phần làm sáng tỏ nghệ thuật chỉ đạo cách mạng của Đảng bộ nói riêng và

Trang 12

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung trong những bước chuyểnquan trọng của lịch sử.

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích

Làm rõ những hoạt động đấu tranh của nhân dân Quảng Nam trongcuộc vận động Cách mạng Tháng Tám 1945 Từ đó rút ra những điểm nổi bậttrong phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Nam với những địa phươngkhác, đồng thời chỉ ra vai trò, đóng góp của Quảng Nam trong thắng lợichung của dân tộc

- Tái hiện lại phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Nam thôngqua những sự kiện lịch sử tiêu biểu

- Rút ra nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử trong cuộc vận độngCách mạng Tháng Tám của nhân dân Quảng Nam (1939-1945)

Trang 13

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Để hoàn thành luận văn, tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu sau:

- Tài liệu gốc: Văn kiện Đảng, các văn bản gốc về các chủ trương, chỉ thịcủa Đảng bộ Quảng Nam trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945

- Tài liệu lưu trữ: các tài liệu lưu trữ tại Phòng khoa học- Công nghệ

và Môi trường quân khu V, thư viện quân khu V, Bảo tàng quân khu V, thưviện tỉnh Quảng Nam, Phòng tư liệu ban tuyên giáo tỉnh Quảng Nam, Phòng

tư liệu ban tuyên giáo thành phố Đà Nẵng, phòng công tác Đảng- Công antỉnh Quảng Nam, thư viện trường Trung cấp cảnh sát giao thông

- Tài liệu nghiên cứu: Các công trình khoa học trong và ngoài nước, cácbài báo, tạp chí nghiên cứu về Quảng Nam, đặc biệt là trong giai đoạn 1939-1945

4.2 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin, các quan điểm chỉ đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh

Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phươngpháp lịch sử, phương pháp logíc, Ngoài ra, để làm rõ các vấn đề nghiên cứu,tác giả còn kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như:phương pháp so sánh, tổng hợp, đối chiếu, phân tích…

5 Đóng góp của luận văn

- Luận văn trình bày có hệ thống quá trình thành lập Đảng bộ QuảngNam, trên cơ sở đó phân tích ý nghĩa sự ra đời và phát triển của chi bộ Đảngnơi đây

- Luận văn trình bày có hệ thống và toàn diện về những chủ trươngchuyển hướng chiến lược mang tính sáng tạo, táo bạo của Đảng bộ địaphương trên cơ sở bám sát tinh thần đường lối cách mạng của Ban thường vụTrung ương Đảng tại các hội nghị Trung ương lần thứ VI (1939) và Hội nghịTrung ương lần thứ VIII (1941)

Trang 14

- Luận văn cung cấp nguồn tư liệu phong phú về phong trào đấu tranhcách mạng của nhân dân Quảng Nam từ sau khi Đảng được thành lập, đặcbiệt thời kỳ vận động cách mạng Tháng Tám từ 1939 đến 1945.

- Đánh giá đường lối lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Nam, những điểm nổibật trong thời kỳ vận động cách mạng Tháng Tám (1939-1945) ở địa phương.Đóng góp của địa phương đối với cách mạng cả nước trong thời gian này

- Đề tài là nguồn tài liệu cung cấp cho giáo viên tham khảo, phục vụgiảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông

Trang 15

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Quảng Nam là một trong 13 tỉnh của Trung Bộ, có diện tích11.656.4km2, nằm trên vĩ độ 15013’ – 16012’ Bắc, kinh độ 107013’ - 108044’Đông, nằm giữa trục giao thông Nam – Bắc về đường sắt, đường bộ, đườngthuỷ và đường hàng không của cả nước và khu vực Đông Nam Á [45, tr 47]

Về mặt địa hình, Quảng Nam có đủ các vùng thượng du trùng điệp núinon, trung du với đồi gò và thung lũng nối tiếp, xen kẽ nhau, đồng bằng vàvùng cồn cát ven biển Vùng đồng bằng Quảng Nam thuộc loại tương đối phìnhiêu ở miền Trung, trong đó có một diện tích đáng kể đã được khai thác sớm

từ thời Chăm Pa, trước khi có người Việt đến định cư

Về khí hậu: chế độ nhiệt ở Quảng Nam lệ thuộc nhiều vào khí hậunhiệt đới gió mùa: gió mùa đông bắc, gió mùa tây nam, gió mùa đông – đông

nam và chế độ mưa Mùa lạnh: Sự giảm thấp nhiệt độ do sự xâm nhập của gió

mùa đông bắc, trong các tháng mùa lạnh ở các vùng trong tỉnh, nhiệt độ trungbình tháng 12, tháng 1 là từ 180C-200C Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thểxuống đến 10,20C (tại vùng đồng bằng ven biển), dưới 100C đối với vùng núi,đặc biệt vùng núi cao có thể xuống đến 10C Mùa nóng: Nhiệt độ tăng tương

đối nhanh trong thời kỳ chuyển tiếp từ mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 4,tháng 5) Nhiệt độ trung bình nhiều năm ở các vùng đồng bằng khoảng 220C –

260C

Trang 16

Tỉnh Quảng Nam là tỉnh duy nhất ở miền Trung, có thể đi thuyền từđầu tỉnh đến cuối tỉnh bằng đường thuỷ nội địa qua sông Hàn, sông VĩnhĐiện, sông Thu Bồn, sông Trường Giang đến vũng An Hoà, ngược lên thịtrấn An Tân, hoặc ra cửa Kỳ Hà đến Dung Quất (Quảng Ngãi).

Lòng đất Quảng Nam chứa nhiều khoáng sản như vàng, than đá, sắt,đồng, chì, kẽm, đá vôi, đá cẩm thạch… nhưng trữ lượng từng loại khoáng sảnkhông lớn nên việc khai thác không đem lại hiệu quả kinh tế cao Riêng vàng

nằm rải rác ở nhiều nơi, nhiều núi, khe suối… Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục đã miêu tả khá cụ thể việc khai thác ở các núi Trà Nô, Trà Tế thuộc

nguồn Thu Bồn

Rừng núi Quảng Nam chiếm 75% diện tích tự nhiên, cao hơn so với tỷ

lệ trung bình của cả nước (61%), hầu hết rừng núi nằm ở phía Tây của tỉnh,trong đó đất rừng chiếm 580.300ha Rừng núi Quảng Nam là nơi có lượngmưa bình quân cao nhất nước, đã trở thành khu vực tích nước và điều tiếtdòng chảy của hệ thống sông suối dày đặc vào mùa khô, phục vụ giao thôngvận tải, nước tưới cho cây trồng trong chăn nuôi và nguồn nước cho sinh hoạtcủa người dân

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo sử cũ, “Quảng Nam được hình thành từ thời Hồng Đức thứ hai(1471), khi vua Lê Thánh Tôn lập ra Thừa tuyên Quảng Nam đạo, đạo thứ 13trong bản đồ Đại Việt”[16, tr.5] Quảng Nam có Hội An là một thành phố cổkính, ra đời từ ba thế kỷ trước, cùng 1 lúc với Kinh Kỳ và Phố Hiến nổi tiếngphồn thịnh một thời Quảng Nam phía Bắc giáp với Đà Nẵng- một trung tâmkinh tế sầm uất được thực dân chú tâm đầu tư, phía Nam giáp với QuảngNgãi Địa hình Quảng Nam núi rừng chiếm diện tích lớn, có đường giaothông quốc lộ chạy qua và giao thương với các tỉnh tây Nguyên Những điềukiện tự nhiên trên đã giúp cho Quảng Nam có điều kiện mở rộng giao lưu vớinhiều thị trường trong nước và nước ngoài “Năm 1930, theo thống kê của

Trang 17

Pháp- Quảng Nam đã có 739.000 dân”[16, tr.6], thực dân Pháp vẫn duy trì bộmáy của Nam triều, nhưng vẫn đặt dưới quyền kiểm soát của Nhà nước bảo

hộ do một viên cống sứ người Pháp đứng đầu Cũng giống như các tỉnh thànhkhác, Quảng Nam dưới chế độ khai thác của thực dân Pháp, nhân dân vô cùngcực khổ, các chính sách khai thác bóc lột về kinh tế, quản lý về chính trị, nôdịch về văn hoá đã biến Quảng Nam thành một trong số những bức tranh ảmđảm chung của Đông Dương “Trên địa bàn Quảng Nam chính quyền thựcdân đã cho xây dựng 2 nhà tù là Hội An và Nhà lao tỉnh Về kinh tế, tư bảnPháp đã chiếm hầu hết nền kinh tế với 7% diện tích đất phục vụ cho việc lậpđồn điền, địa chủ bóc lột nông dân bằng cách cướp đoạt ruộng đất, phát canhthu tô, cho vay nặng lãi, địa chủ ở Quảng Nam chiếm đến 85.220ha ruộng đất,bằng nửa số ruộng đất trong tỉnh” [1, tr.12] Năm 1920, viên công sứ QuảngNam đã báo cáo với cấp trên của y rằng mặc dù mất mùa và nạn đói hoànhhành dữ dội trong tỉnh, việc thu thuế vẫn được tiến hành bình thường

Ách áp bức của thực dân và phong kiến làm cho đời sống của mọi tầnglớp nhân dân lao động đều khó khăn nguyện vọng độc lập, tự do, hạnh phúccàng trở thành nhu cầu bức thiết của tất cả mọi người dân Việt Nam và ngườidân xứ Quảng cũng không ngoại lệ

Những điều kiện tự nhiên xã hội trên đã tác động không nhỏ tới vănhoá, phong tục tập quán xây dựng nên những nét đặc trưng của con người xứQuảng Nhân dân Quảng Nam nói riêng đã xây dựng được cho mình một đờisống văn hoá có những sắc thái riêng trong lối ứng xử, trong dân ca và nhạc

vũ Do tính đặc thù về điều kiện tự nhiên, không giống các tỉnh đồng bằng

Bắc Bộ “xa rừng nhạt biển”, cũng chẳng giống các tỉnh Nam Bộ với đặc

trưng văn hoá miệt vườn, kênh rạch, Quảng Nam nói riêng các tỉnh ven biểnNam Trung Kỳ nói chung với địa hình nhỏ hẹp, lưng tựa vào núi, mặt áp biểnnên trong đời sống văn hoá đều có sự đan xen của các sắc thái văn hoá: rừng,đồng bằng, đô thị, ven biển “Do khác với ngoài Bắc địa bàn tụ cư và khai

Trang 18

thác lâu đời của người Việt, cũng khác với trong Nam được khai phá muộnhơn, lối sống của người dân vùng này chất phác cần, kiệm, không quá câu nệ,

lễ nghi, nhưng cũng không quá phóng khoáng” [46, tr.34] Nhìn chung ngoàitinh thần yêu nước và tính năng động cách mạng, con người ở nơi đây cứngcỏi, trực tính thiên về biện bác lý sự, trọng việc nghĩa, có ý thức cộng đồng,đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn

Những đức tính trên ít nhiều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nétriêng trong quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân địa phương, tính cáchmạng không những được thể hiện trong việc đi đầu trong các phong trào yêunước của những giai đoạn trước mà còn được thể hiện trong suốt các thời kỳcách mạng từ 1930-1945 Đó là thái độ quyết đoán, chủ động, sáng tạo trướcnhững thời điểm có tính bước ngoặt của lịch sử, thẳng thắn, dứt khoát trongđấu tranh tư tưởng đối với các lập trường chính trị cải lương, đế quốc

1.1.3 Truyền thống yêu nước và cách mạng

Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đến khi Đảng Cộngsản Việt Nam ra đời, nhân dân các tỉnh Nam Trung Kỳ nói chung và QuảngNam nói riêng liên tiếp dấy lên nhiều phong trào yêu nước chống Pháp

Hưởng ứng chiếu Cần Vương, dưới sự lãnh đạo của Trần Văn Dư,Nguyễn Duy Hiệu, nhân dân Quảng Nam đã phát động được một phong tràođấu tranh mạnh mẽ Phong trào yêu nước dưới sự dẫn dắt của Nguyên DuyHiệu đã làm chủ được Quảng Nam trong vòng 3 năm, tiến hành thu thuế cấpbằng, phát ấn triệu tổ chức trừ gian, chống trộm cắp Phong trào Cần Vương ởQuảng Nam đến giữa năm 1887 hoàn toàn tan rã [16, tr.85]

Những năm đầu tiên của thế kỷ XX, phong trào yêu nước ở khu vựcnày mang màu sắc mới, thể hiện bằng những cuộc vận động giải phóng dântộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản, mở đầu bằng phong trào vận độngDuy Tân của Phan Châu Trinh- người con đất Quảng kết hợp với phong tràoĐông Du của Phan Bội Châu với việc xuất hiện hàng loạt các hội thương, hội

Trang 19

diễn thuyết, trường tân học, Nông đoàn, Hợp xã đã tạo nên một không khímới ở các tỉnh mà trước hết là sự đổi mới về tư duy “Quảng Nam trở thànhnơi hoạt động chủ yếu của cả hai phái, nên hoạt động ở đây thời kỳ này vừa

có các phong trào theo xu hướng võ trang khởi nghĩa, vừa có hoạt động cảicách về kinh tế, văn hoá, tư tưởng Phan Châu Trinh sinh ra và lớn lên ởQuảng Nam, chính vì vậy mà chúng ta dễ hiểu được rằng đây cũng chính làđại bản doanh của phái cải cách do những hoạt động trực tiếp của Phan ChâuTrinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng là những nhà cải cách có tiếng trênđịa bàn vào thời điểm lúc bấy giờ, tại 3 trường học lớn là Diễn Phong, PhúcBình và Phú Lâm” [16, tr.27], đặc biệt ở làng Phú lâm được xem là một làngkiểu mẫu của phong trào cải cách ở Quảng Nam Sự phát triển mạnh mẽ củacác phong trào yêu nước trên đã tạo tiền đề cho phong trào chống sưu thuếbùng nổ dây chuyền khắp các tỉnh, từ Quảng Nam đến Bình Thuận, lan ra tậncác tỉnh phía Bắc Trung Kỳ trong năm 1908 Phong trào chống thuế ở QuảngNam đã lôi cuốn trên 10 tỉnh vào làn sóng đấu tranh chống thuế ồ ạt, rungđộng khắp nước Bọn thực dân, phong kiến thêm một lần khiếp sợ lực lượngnông dân Ngoài ra, Quảng Nam còn là nơi tích cực hưởng ứng phong tràocủa Việt Nam Quang phục Hội với sự tham gia của vua Duy Tân mà ngườiđứng đầu phong trào không ai khác chính là Thái Phiên, Trần Cao Vân

Ở vùng đồng bào các dân tộc ít người cũng liên tiếp nổ ra những cuộcđấu tranh vũ trang chống Pháp, năm 1900- 1901 nghĩa quân Xê đăng doThăng Mậu lãnh đạo hai lần nổi dậy khởi nghĩa ờ Trà My, đồng bào Cờtu-

huyện Giằng tấn công đồn An Điềm, thực dân Pháp đã phải thừa nhận rằng:

“đại bộ phận các làng Xê đăng vẫn chưa quy thuận…vùng người Cờtu, Xê

đăng vẫn sống trong những làng độc lập, vô chính phủ, nguy hiểm, nhữnghoạt động vũ trang chống đối tiếp diễn” [25, tr.18] Các phong trào trên diễn

ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ, tínhchất phong kiến ngày càng mờ nhạt, thay vào đó tính chất thuộc địa trở nên

Trang 20

nổi bật và trở thành nhân tố chi phối sự vận hành của xã hội Giai cấp phongkiến đã thối nát và phản động, ngọn cờ dân tộc chủ yếu do các sỹ phu yêunước hoặc một số lãnh tụ nông dân lãnh đạo vì chưa có sự cố kết và được dẫndắt bởi một Đảng chính trị nên các cuộc đấu tranh ấy đã không thành công.Với rất nhiều những yếu điểm, con đường đấu tranh theo kiểu phong kiến dầnkhông còn là sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân QuảngNam nói riêng.

Mặc dù chịu nhiều thất bại, các phong trào kháng chiến chống Pháp tạiQuảng Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã phản ánh truyền thống đấutranh bất khuất rất oanh liệt của nhân dân trong tỉnh Truyền thống yêu nước

đó là cơ sở chính trị vô cùng quan trong làm cho phong trào cách mạng củanhân dân ta tiếp thu nhanh chóng đường lối cách mạng của giai cấp côngnhân Việt Nam trong những năm tiếp theo

1.2 Vài nét về phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Nam trước năm 1930

Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi là một bướcngoặt vĩ đại, mở ra một thời đại mới cho phong trào cách mạng thế giới Vớithắng lợi này giai cấp công nhân thế giới bước lên vũ đài chính trị, đảm nhận

sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình

Tại Quảng Nam ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, phongtrào cách mạng trong nước mang lại bầu không khí phấn khởi, tin tưởng, làmbừng sáng truyền thống đấu tranh anh dũng của người dân đất Quảng Vàonhững năm 1925, 1926, 1927 hoà nhịp với phong trào yêu nước đang diễn rarầm rộ khắp Trung, Nam, Bắc, nhân dân Quảng Nam đã tổ chức nhiều hoạtđộng sôi nổi, thông qua các hình thức đấu tranh phong phú như phong trào kýđơn ân xá cụ Phan Bội Châu, cuộc vận động truy điệu nhà ái quốc Phan ChâuTrinh… lôi cuốn nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt

Trang 21

Trong lúc đó, nhiều tờ báo công khai có nội dung tiến bộ được phổ

biến như tờ Tiếng chuông rè, Tân thế kỷ… thu hút đông đảo bộ phận thanh

niên, công nhân, nông dân tham gia phong trào đấu tranh Thông qua nhữngtác phẩm lý luận, các tác phẩm văn học dịch và cả những ấn phẩm của nhữnglãnh tụ Việt Nam tiêu biểu, chủ nghĩa Mac - Lê nin đã được truyền bá vàoViệt Nam và được tiếp nhận dưới nhiều mức độ khác nhau Năm 1927 đãđánh dấu bước phát triển vượt bậc của cách mạng Quảng Nam với việc bùng

nổ phong trào bãi khoá ở Huế đã gián tiếp dẫn tới sự ra đời của Hội Việt Namcách mạng thanh niên ở Quảng Nam- Đà Nẵng Như vậy, làn sóng yêu nướcsôi sục vào giữa những năm 1920 đã làm bừng tỉnh nhân dân Quảng Nam nóiriêng, thôi thúc quần chúng nhất là tầng lớp trí thức tiểu tư sản, học sinh vàcông nhân hăng hái tìm con đường cứu nước mới Đây được xem là tiền đềrất thuận lợi để truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin Dưới nhiều hình thức truyền

bá khác nhau, từ việc sử dụng báo chí công khai, mang nội dung tư tưởng tiến

bộ đến sự lưu hành bí mật các sách báo cách mạng, công tác phổ biến tưtưởng vô sản là trở thành một quá trình tác động hữu cơ, làm xoay chuyểndần nhận thức của lớp quần chúng tiên tiến Việc thành lập tổ chức Thanhniên Cách mạng đồng chí hội ở Quảng Nam là một bước ngoặt lịch sử, quyếtđịnh việc tuyên truyền Chủ nghĩa cộng sản vào mọi tầng lớp nhân dân Tưtưởng Mác- lê Nin dần dần bám rễ sâu vào quần chúng, biểu hiện sinh động là

sự phát triển về chất của phong trào công nhân bằng việc chuyển mình từ đấutranh tự phát sang đấu tranh tự giác… Tiêu biểu phải kể đến các cuộc đấutranh của công nhân mỏ vàng Bồng Miêu 1928, công nhân vệ sinh Hội An.Với truyền thống yêu nước hào hùng của nhân dân xứ Quảng, phong trào yêunước và phong trào công nhân đã hấp thụ được tư tưởng cách mạng mới, các

tổ chức tiền thân của Đảng đã lần lượt thành lập trong tỉnh Trong đó có sựtham gia của nhà chí sỹ cách mạng Đỗ Quang, sau khi được cử đi học ởQuảng Châu, ông trở về nước và được giao nhiệm vụ dẫn dắt và thành lập chi

Trang 22

bộ Đảng ngay trên mảnh đất quê hương Quảng Nam Bên cạnh chi bộ của ĐỗQuang, còn có thêm một tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí hội doNguyễn Tường đứng đầu Tại Hội An có chi bộ do Phan Thêm tổ chức đã

được tiếp xúc với sách báo tiến bộ trong đó có tác phẩm Việt Nam hồn Đầu

năm 1928, một Hội nghị có tính chất Đại hội, với đại diện của Tổng bộ ViệtNam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội dự được diễn ra Đại hội đã bầu raBan chấp hành tỉnh bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội QuảngNam gồm: Đỗ Quang, Phan Long, Thái Thị Bôi, Nguyễn Thái, Lê Văn Hiến,Nguyễn Tường, Phan Thêm do Đỗ Quang làm bí thư Đến tháng 5 năm 1929,

tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã phát triển ra một sốhuyện nông thôn, số lượng hội viên cả Quảng Nam, Đà Nẵng có đến 50 đồngchí (Đà Nẵng 2 chi bộ 27 hội viên, Hội An 2 chi bộ 15 hội viên, Điện Bàn 7hội viên, Tam Kỳ 1 hội viên) [16, tr.21] Tổ chức Việt Nam Thanh niên Cáchmạng đồng chí hội ra đời, hệ tư tưởng vô sản ngày càng có sức thu hút lớpthanh niên học sinh, giáo giới yêu nước vào hoạt động cách mạng, thông qua

họ mà vận động thợ thuyền, dân cày, dân nghèo thành thị Việt Nam Thanhniên Cách mạng đồng chí hội là tổ chức chính trị có ảnh hưởng rộng rãi nhấtlúc bấy giờ ở Quảng Nam Tổ chức này đã phổ biến, tuyên truyền sâu rộng

tác phẩm Đường Kách Mệnh để nhân dân có nhận thức sâu sắc hơn về con

đường cách mạng của dân tộc Thơ ca cách mạng được phổ biến, chủ nghĩaTam dân, chủ nghĩa Găng đi được giải thích để phân biệt sự khác nhau giữacách mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản

“Đến nửa cuối những năm 20 tình hình chính trị chung trong nước cónhững chuyển biến mới Ba tổ chức cách mạng ra đời: Hội Việt Nam Cáchmệnh thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng, Việt Nam quốc dân Đảng Cả 3

tổ chức đều đưa chương trình chính trị của mình ra tranh thủ quần chúng,nhưng chỉ có Hội Việt Nam cách mệnh Đảng phát triển mạnh ở các tỉnh NamTrung Kỳ, đặc biệt phát triển tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định Mùa

Trang 23

hè năm 1928 tỉnh bộ Tân Việt Quảng Nam được thành lập, đây được xem làmột trong những nền tảng góp phần cho sự ra đời của chi bộ Đảng ở QuảngNam sau này Thực tiễn đấu tranh đã góp phần nâng cao ý thức giai cấp, tinhthần giác ngộ của nhân dân đặc biệt là công nhân, làm cho họ thấy được sứcmạnh đoàn kết, đoàn kết càng chặt chẽ, càng mở rộng, sức mạnh càng tăngcường Rõ ràng các cuộc đấu tranh của công nhân Quảng Nam trong nhữngnăm 1927-1930 đều có sự lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanhniên, sự vận động, giúp đỡ của hội viên các hội ái hữu, công hội, tuy mức độchi phối lãnh đạo ở mỗi thời điểm là không giống nhau nhưng nổi bật nhấtvẫn là vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và các công hội Đó

là động lực chính thúc đẩy phong trào phát triển mạnh mẽ, các cuộc đấu tranhtrở thành trường học cách mạng, rèn luyện mỗi cán bộ Đảng viên, gạn lọc, bổsung cho phong trào những người trung kiên, sẵn sàng cống hiến cuộc sốngcho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp Quá trình chuyển biếnnhận thức của công nhân, nông dân, trí thức… phản ánh sinh động xu thế đilên tất yếu của phong trào, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của tổ chức tiên phongcủa giai cấp công nhân, tức Đảng Cộng sản để đáp ứng yêu cầu phát triển củalịch sử “Đầu năm 1928, cuộc hội nghị có tính chất Đại hội, có đại diện củaTổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội dự, đại hội đã bầu raBan chấp hành tỉnh bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội QuảngNam gồm: Đỗ Quang, Phan Long, Thái Thị Bôi, Nguyễn Thái, Lê Văn Hiến,Nguyễn Tường, Phan Thêm do Đỗ Quang làm bí thư” [6, tr.31] “Đến tháng 5năm 1929, tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã pháttriển ra một số huyện nông thôn, số lượng hội viên cả Quảng Nam, Đà Nẵng

có đến 50 đồng chí (Đà Nẵng 2 chi bộ 27 hội viên, Hội An 2 chi bộ 15 hộiviên, Điện Bàn 7 hội viên, Tam Kỳ 1 hội viên) ” [16, tr.41] Tổ chức ViệtNam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội ra đời, hệ tư tưởng vô sản ngày càng

Trang 24

có sức thu hút lớp thanh niên học sinh, giáo giới yêu nước vào hoạt động cáchmạng, thông qua họ mà vận động thợ thuyền, dân cày, dân nghèo thành thị

“Trong lúc phong trào cách mạng Quảng Nam đang trên đà phát triển

và hoạt động hăng say thì Tổng bộ Việt Nam thanh niên kêu gọi thành lậpĐông Dương Cộng sản Đảng, giữa năm 1929 Tổng bộ Tân Việt cách mạng đãchủ trương cải tổ Đảng Tân Việt thành Đông Dương Cộng sản liên đoàn” [62,tr.37] Trước ảnh hưởng của Đông Dương Cộng sản Đảng, Tổng bộ Việt NamThanh niên Cách mạng đồng chí hội đã quyết định cải tổ bộ phận còn lại củaHội, chủ yếu ở Nam Kỳ thành An Nam Cộng sản Đảng, tại Trung Kỳ, TânViệt cách mạng Đảng cũng họp hội nghị thành lập Đông Dương Cộng sảnliên đoàn Cả 3 tổ chức cộng sản đều nhận mình là Đảng chân chính của giaicấp công nhân, đều ra sức đi vào xí nghiệp để vận động công nhân, đều tìmcách tranh thủ sự thừa nhận của Quốc tế cộng sản Trong khi tuyên truyềncách mạng, kết nạp Đảng viên, vận động quần chúng, ba tổ chức cộng sản ấy

đã không tránh khỏi công kích lẫn nhau và tranh giành ảnh hưởng trong quầnchúng, lúc này đây phong trào cách mạng của quần chúng công nông ngàycàng phát triển, đòi hỏi phải có một sự lãnh đạo thống nhất Được sự tintưởng của Quốc tế Cộng sản, đầu năm 1930 đồng chí Nguyễn Ái Quốc thaymặt Quốc tế Cộng sản về Hương Cảng- Trung Quốc trực tiếp chủ trì hội nghịhợp nhất 3 tổ chức cộng sản trên [48, 67] Tin vui ấy bay về Quảng Nam- ĐàNẵng, làm cho những người cộng sản, thợ thuyền, dân cày và quần chúng laokhổ hết sức hoan hỉ Ngày 28 tháng 3 năm 1930, Ban chấp hành lâm thờiTỉnh đã ra thông cáo cho nhân dân toàn tỉnh biết về việc Đảng bộ được thànhlập Ban chấp hành tỉnh uỷ lâm thời do đồng chí Phan Văn Định làm bí thư,đồng chí Phạm Thâm làm phó bí thư và một số đồng chí được chỉ định bổsung vào Ban chấp hành, về sau lại được xứ uỷ tăng cường thêm cán bộ tạođiều kiện mở rộng của Đảng tận các vùng nông thôn Đảng bộ tỉnh thành lậpđánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong phong trào yêu nước chống Pháp của

Trang 25

nhân dân trong tỉnh, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối, về lãnh đạo

và sớm đi vào trào lưu cách mạng vô sản của thời đại

Sau khi được thành lập, các chi bộ Đảng trên địa bàn tỉnh nhà nhanhchóng được thành lập, tạo thành một hệ thống thống nhất từ tỉnh tới cơ sở, cụthể như sau:

“Tại Điện Bàn: Đến tháng 9/1930 tổ chức Đảng nơi đây đã phát triểnthành 5 chi bộ khác nhau: Như chi bộ Bất Nhị, Cẫm Lậu, Hà Mật, ThanhChiêm- Đông Yên, Hà Thanh- Bích Trâm- La Thọ, với số lượng 22 đảngviên” [16, tr.52]

“Ở Duy Xuyên trên chiếc thuyền đậu trên sông Bà Rén, chi bộ ĐảngTân Mỹ Đông được thành lập gồm 4 đảng viên, đồng chí Lê Tuất được cửlàm bí thư chi bộ Đến đầu tháng 10-1930, Duy Xuyên đã có 5 chi bộ là Tân

Mỹ Đông, Mã Châu, Đông Yên, Trà Kiệu, Thi Lai với 29 đảng viên, các tổchức nông hội và cứu tế đỏ của Đảng phát triển rất mạnh và bí mật Phongtrào quần chúng của nhân dân Duy Xuyên được xem là mạnh và điển hìnhtrong toàn tỉnh” [12, tr.41]

“Ở Quế Sơn: Chi bộ Đảng ghép giữa Phú Trạch- Phương Trì- Hoà Mỹ

do đồng chí Đoàn Xuân Trinh làm bí thư chi bộ, trong năm 1930, Quế Sơn đã

có 2 chi bộ Đảng, 11 Đảng viên và một số tổ Nông hội đỏ do Đảng viên tuyêntruyền tổ chức

Ở Tam Kỳ: Đã thành lập được chi bộ Đảng gồm 3 đảng viên do đồngchí Tư Định làm bí thư, cuối năm 1930 số lượng Đảng viên ở Tam Kỳ lên tới

Trang 26

Như vậy, trong một thời gian ngắn, Đảng bộ Quảng Nam đã có Tỉnh

uỷ, Thị uỷ và các tổ chức cơ sở Đảng ở nhiều phủ, huyện với 17 chi bộ, 90đảng viên và hàng trăm quần chúng được kết nạp vào các tổ chức công hội,nông hội, cứu tế đỏ, phụ nữ… dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, phong tràoCách mạng của nhân dân Quảng Nam đã phát triển mạnh mẽ, nhanh chóngrộng rãi và vững chắc Có thể nói, “ngày 28 tháng 3 năm 1930 - ngày chínhthức thành lập Đảng bộ tỉnh là cái mốc lịch sử mở ra một thời kỳ mới chuyểnhẳn phong trào cách mạng của tỉnh Quảng Nam sang một giai đoạn cáchmạng dân tộc dân chủ, tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của giai cấpcông nhân và Đảng tiền phong của nó” [27, tr.53]

1.3 Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Nam trong những năm 1930-1931

Nửa đầu năm 1930 sang đầu năm 1931 từ Quảng Nam đến BìnhThuận đều hình thành được hệ thống Đảng bộ Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộQuảng Nam, trên đà phát triển của phong trào đấu tranh trong tỉnh, các tổchức quần chúng phát triển mạnh, quần chúng cách mạng lên đến hàng chụcngàn người, tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản được củng cố và phát triển rộngkhắp các phủ, huyện, và được tôi luyện qua quá trình lãnh đạo quần chúngđấu tranh

Sau khi được thành lập dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng bộ QuảngNam, hoạt động nổi bật của Đảng bộ tỉnh là tuyên truyền, hưởng ứng lời kêugọi của Đảng Cộng sản Việt Nam nhân ngày quốc tế lao động 1 tháng 5 năm

1930, dấy lên một làn sóng đấu tranh dân tộc và dân chủ mạnh mẽ, “từ thànhthị như Hội An đến nông thôn như Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn,Thăng Bình đều tổ chức treo cờ Đảng và rải truyền đơn ở những nơi đôngngười, những khẩu hiệu chung như đánh đổ đế quốc Pháp và Nam triều phongkiến; giảm sưu, giảm thuế; hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh” [40,

tr.34] Lần đầu tiên cờ đỏ búa liềm xuất hiện, báo hiệu một bước ngoặt lịch sử

Trang 27

trong phong trào cách mạng của nhân dân Quảng Nam Hưởng ứng phongtrào Xô Viết Nghệ Tĩnh, dưới sự lãnh đạo của đảng bộ Quảng Nam, phongtrào cách mạng trên địa bàn cũng vì thế phát triển Đi đôi với công tác tuyêntruyền, Đảng bộ đã tổ chức các hội quần chúng, mở rộng diện tập hợp lựclượng cách mạng, các Công hội, Nông hội, cứu tế được chuyển thành cácCông hội đỏ, Nông hội đỏ, Cứu tế đỏ và lựa chọn thêm những người giác ngộ

để phát triển hội viên, tiêu biểu ở Hội An, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên.Tuy nhiên, sau khi thực dân Pháp đàn áp phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh,chính quyền thực dân tại Quảng Nam đã triệt để thực hiện chính sách khủng

bố trắng, ráo riết truy bắt những người cách mạng và quần chúng yêu nướclàm cho hoạt động của các cơ sở Đảng trên địa bàn tỉnh gặp thêm nhiều khókhăn và trở ngại Nhiều Công hội, Nông hội, tổ chức Đảng và Đảng bộ bị phá

vỡ, các hình thức tra tấn dã man được thi thố công khai như bắt mang gông tạ,quỳ trên sạn, đánh bằng roi mây trói, cùm tréo, cùm ngựa… ở các nhà laochật ních tù chính trị, gần một nửa tổng số là đảng viên, số còn lại là hội viêncác đoàn thể và quần chúng cách mạng Tuy nhiên, chính lúc các Đảng viênkiên trung nhất của Tỉnh uỷ bị bắt và bị giam ở nhà lao Hội An, đây cũngchính là điều kiện để những người con ưu tú đất Quảng có thêm thời giannghiên cứu và biên soạn tài liệu huấn luyện Chi bộ Đảng ở đây đã thể hiệnnhững quan điểm đúng với lập trường của tầng lớp trí thức, phê phán tình trạngthiếu nhận thức trong chi bộ Đảng khiến cho trình độ trí thức của Đảng kém dẫntới công tác tuyên truyền, huấn luyện cũng theo đó mà thiệt thòi, phê phán lốiđấu tranh bạo động thái quá làm cho quần chúng sinh ra tư tưởng hiếu sát, mấthẳn tính chất quần chúng Đối với địa chủ, phong kiến tài liệu của chi bộ cũng

đã lưu ý bộ phận phú nông vẫn có tính chất cách mạng, vì đang bị mấy lần ápbức về kinh tế, chính trị, nên dễ thu hút vào cuộc đấu tranh của nhân dân

Mặc dù trong giai đoạn đầu tiên, Đảng bộ Quảng Nam phải trải quanhiều thiệt hại trước sự đàn áp, truy kích của thực dân Pháp, nhưng ảnh

Trang 28

hưởng Đảng đã ăn sâu bắt rễ trong quần chúng công nông, dân nghèo thànhthị, chính vì vậy những người có tinh thần yêu nước, được cảm tình Đảng đãtìm mọi cách liên kết nhằm gây dựng lại cơ sở Trường hợp nhóm thanh niêncách mạng làng An Hoà huyện Tam Kỳ là một điển hình Nhóm thanh niênnày không bị bắt trong phong trào cách mạng 1930-1931 đã tự duy trì hoạtđộng và chuyển lên thành tổ cứu tế đỏ hoạt động theo điều lệ và chánh cươngcủa Đảng Tổ chức cứu tế đỏ này còn giúp các xã lân cận lập thêm 14 tổ cứu

tế đỏ thu hút trên 70 hội viên Một số hội viên vận động được một số cuộcđấu tranh của nhân dân làm đường sắt Tam Kỳ, có cuộc thu hút đến 500 côngnhân tham gia, và đã cử người vào Quảng Ngãi tìm tổ chức Đảng nhờ thếđược kết nạp và chuyển thành chi bộ Đảng vào cuối năm 1932 Đây là chi bộđầu tiên sau thời kỳ 1930-1931 Sang năm 1931, ở Hội An những anh em cònlại dù bị mật thám theo dõi, vẫn tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho một sốquần chúng ở thị xã và khu vực huyện Điện Bàn, đồng thời tìm cách liên hệvới cơ sở Sài Gòn để tìm tổ chức Đảng Các tổ chức trên mới thành lập thìngay lập tức bị thực dân đàn áp và bị vỡ Sau đổ vỡ của Đảng bộ Tỉnh, tuymột số nơi hoạt động xây dựng lại phong trào, nhưng nhìn chung, phong tràotoàn tỉnh thời kỳ này tạm lắng xuống

Trong tù, sau thời gian ổn định tư tưởng cho nhau, anh chị em tù chínhtrị trong nhà lao tỉnh đã dấy lên một làn sóng đấu tranh quyết liệt đòi phải cảithiện chế độ khắc nghiệt của nhà tù đế quốc: tù bị cùm cả ngày lẫn đêm,không có nước sinh hoạt tối thiểu… Đấu tranh để nuôi dưỡng tinh thần cáchmạng cho nhau, xua tan không khí khủng bố của kẻ thù và xây dựng cho quầnchúng bên ngoài nhà lao niềm tin tưởng vào đấu tranh cách mạng, người vào

tù vẫn hoạt động, vẫn đấu tranh… Các cuộc đấu tranh của những người cộngsản trong nhà lao tỉnh đã có tiếng vang lớn để lại trong quần chúng nhiều ấntượng tốt đẹp về Đảng và làm cho số tù kinh tế, binh lính gác lao phải kính

nể Trong nhà tù đế quốc, người cộng sản vẫn giữ vững niềm tin vào tương

Trang 29

lai, vào quần chúng, vào sự tất thắng của Chủ nghĩa Cộng sản, vẫn tiếp tụchoạt động cách mạng, tiếp tục đấu tranh đem lại quyền lợi chung cho những

tù nhân, đưa lại tia sáng cho cuộc sống tối tăm đau khổ và biến nhà tù thànhtrường học rèn luyện phẩm chất chiến sĩ Cộng sản

Như vậy, ngay sau khi thành lập, chi bộ Đảng Quảng Nam đã bị thựcdân Pháp truy kích, dù có tinh thần và quyết tâm của toàn dân, toàn quânnhưng vì chưa có kinh nghiệm nên chi bộ Quảng Nam đã gặp nhiều khó khăntrong những ngày đầu tiên Tuy vậy, phong trào cách mạng 1930-1931 ởQuảng Nam vẫn để lại dấu ấn đậm nét trong sự nghiệp đấu tranh cách mạngcủa nhân dân Quảng Nam Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, sức mạnh truyềnthống của các phong trào yêu nước trước đây tưởng chừng như bị vùi dập trongmáu lửa, đã được thổi bùng và nhân lên thành lực lượng cách mạng to lớn Lựclượng đó trong trận thử sức đầu tiên với quân thù tuy có bị tổn thất, vẫn hunđúc nên những nhân tố cơ bản, quyết định thắng lợi cho những phong trào đấutranh rộng lớn, phong phú hơn, quyết liệt hơn trong những năm về sau củaQuảng Nam Phong trào trong giai đoạn này đã khẳng định năng lực lãnh đạo

và quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong

là Đảng Cộng sản, chi bộ Đảng ở địa phương, thời kỳ 1930-1931 đánh dấu sựtrưởng thành của một lực lượng lớn mới hình thành, đội ngũ công nông liênminh dưới sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân, đây là thời kỳ côngnhân và nông dân sát cánh và trực tiếp đương đầu với kẻ thù giai cấp, kẻ thùdân tộc… một cuộc thử thách toàn diện, đầu tiên

1.4 Phong trào cách mạng ở Quảng Nam trong những năm 1935

1932-Sau phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp không còn chủquan như trước nữa, điều này minh chứng bằng hàng loạt những chính sách

khủng bố trắng bắt bớ người dân vô tội, truy lùng cộng sản ráo riết đã gây nên

những tổn thất nặng nề cho các cơ sở cách mạng trên toàn quốc Quảng Nam

Trang 30

cũng không nằm ngoài những tầm ngắm của thực dân Pháp, đầu năm 1932tỉnh uỷ lâm thời Quảng Nam sau vô số những nổ lực đã được thành lập lại.Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, các cơ sở Đảng, các tổ chức quần chúng cáchmạng ở một số nơi như Tam Kỳ, Điện Bàn, Duy Xuyên… được củng cố vàbắt đầu một thời kỳ mới Cũng vào thời kỳ này, số tù chính trị án nhẹ, số trốnthoát trên đường đi đày, số bị trục xuất ở Nam Kỳ đều lần lượt trở về Ngaysau khi ra tù hoạt động của các đồng chí cộng sản đã gây ảnh hưởng tốt đốivới phong trào, địa phương nào có nhiều chính trị phạm ở đó phong tràonhanh chóng phát triển, Sở mật thám Trung Kỳ đã phải thừa nhận: “một trongnhững nguyên nhân gây ra các cuộc đấu tranh liên tiếp của công nhân là do cónhiều chính trị phạm được thả tự do và bị quản thúc ở Đà Nẵng” [39, tr.73].Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn 1932-1935 là đấu tranh khôi phục phongtrào, xây dựng lại hệ thống tổ chức Đảng và các hội quần chúng, đấu tranhchống những khuynh hướng chính trị đối lập và phản động… Trên tinh thần

đó tới giữa năm 1933, tỉnh uỷ lâm thời Quảng Nam hoạt động trở lại, ở nôngthôn nhiều tổ chức biến tướng hoạt động hợp pháp như các hội cấy gặt, trợtang… được thành lập và trở thành lá chắn cho hoạt động bí mật của Đảng Ởthành phố nhờ tiếp xúc của các đồng chí vừa mới ra tù, cùng với số đồng chícòn lại cho nên phong trào được khôi phục dần Những hoạt động có tính chấtcứu trợ lẫn nhau giữa những người được trả tự do và những đồng chí còn bịgiam thực chất đây cũng là một hình thức mở rộng phạm vi hoạt động, lợidụng điều kiện để bàn bạc, tăng cường quan hệ công tác của các chiến sĩ cộngsản Nhiều các hoạt động tiếp xúc giúp đỡ lẫn nhau đã nung nấu tinh thần,nâng cao trách nhiệm và nhiệt tình đối với cách mạng ở mỗi người Điều này

đã buộc giới cầm quyền của thực dân Pháp phải thừa nhận rằng: “đây là thời

kỳ những người lao động ở Đông Dương đã có ý thức về sức mạnh của họ, họgia nhập các hội bí mật” [39, tr.74] Trong thời gian 1932-1933, Quảng Namliên tiếp mất mùa, nhưng chính quyền thực dân vẫn ráo riết thực hiện thu các

Trang 31

loại thuế vô lý như thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối… Chính nguyênnhân này đã chi phối tới khẩu hiệu đấu tranh của nhân dân Quảng Nam, nhândân thiên về giải quyết những vấn đề kinh tế trong thời điểm lúc bấy giờ Tuynhiên, dưới sự đàn áp dã man của kẻ thù, số lượng Đảng viên bị bắt giamngày một tăng lên và cuối năm 1935 Đảng bộ Quảng Nam đã buộc phải giảitán, mất liên lạc với Trung ương [8, tr.53].

Vượt qua giới hạn của cuộc đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế, nhiềucuộc đấu tranh chính trị, với hình thức rải truyền đơn vào dịp kỷ niệm ngàythành lập Đảng, kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga được tổ chức tại ĐàNẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quế Sơn và một số địa phương khác Thời kỳ 1932-

1935 tuy ngắn ngủi nhưng kết quả mang lại có ý nghĩa to lớn Phong tràokhẳng định thành quả của cao trào cách mạng 1930-1931, ra đời trong hoàncảnh ngặt nghèo trước sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù, sự đe doạ của chínhquyền sở tại và trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, mất mùa, đói kém, thiếu

sự lãnh đạo công khai trực tiếp của Đảng… tưởng rằng không đứng vữngnhưng phong trào cách mạng Quảng Nam vẫn có bước đi lên rõ rệt

1.5 Quảng Nam trong cuộc vận động dân chủ (1936-1939)

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng,quần chúng lao động ở nước ta trở thành lực lượng để chính quyền thực dân

và đế quốc áp dụng các chính sách khai thác bóc lột sức lao động và tàinguyên thiên nhiên hòng có thể hàn gắn vết thương chiến tranh ở các nướcchính quốc “Cùng với các chính sách sưu, thuế vô lý đã làm đẩy mâu thuẫn

dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt hơn, tức nước vỡ bờ quần

chúng nhân dân, đặc biệt là giai cấp công nhân trên địa bàn tỉnh đã thực hiệnnhiều cuộc biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm…nhưng hết thảy đều bịchính quyền thực dân đàn áp” [48, tr.45] Cuối năm 1935, Đảng bộ tỉnhQuảng Nam- Đà Nẵng bị mật thám Pháp đánh phá, ban Tỉnh uỷ lâm thời bịbắt, cơ sở Đảng bị vỡ nặng Trong lúc này, ở chính quốc có nhiều chuyển

Trang 32

biến về mặt chính trị Mọi tầng lớp nhân dân đều đặt niềm tin, hy vọng vàomột sự đổi mới, nhất là từ khi mặt trận Bình dân Pháp được thành lập (1-1936) và Chính phủ phái tả lên cầm quyền tại Pháp (6-1936).

Trước tình hình đó, Trung ương Đảng chủ trương phát triển các đoànthể quần chúng, phát động phong trào đòi các quyền dân sinh, dân chủ Tỉnh uỷQuảng Nam đã quyết định thành lập các hội ái hữu, tiếp tục đấu tranh lậpnghiệp đoàn, mở rộng hoạt động của các hội quần chúng Từ cuối 1936, saukhi lệnh ân xá được thi hành, một lực lượng tù chính trị được bãi nại, lực lượngcách mạng được bổ sung thêm [9, tr.21] Những cán bộ, hội viên, quần chúngđược tôi luyện qua thử thách của lao tù, có trình độ chính trị, văn hoá, giàukinh nghiệm hoạt động quần chúng… trở về địa phương khơi lên luồng giómới trong phong trào cách mạng Công tác tuyên truyền vận động được đẩymạnh hơn dưới hình thức mới là thành lập các đại lý sách báo, hiệu thuốc songsong với các tủ sách, nhóm đọc sách, báo tiến bộ Những bài viết của các đồngchí mới ra tù trở thành tài liệu quý mang tính thực tiễn để tuyên truyền chủnghĩa Mác- Lê nin và tinh thần cách mạng cho những người yêu nước kế cận

Trong lúc này, các cơ sở Đảng ở hầu hết các địa phương dần dần đượccủng cố, phục hồi Nét mới của phong trào công nhân thời kỳ này là có một

số chi bộ công nhân đã được củng cố, xây dựng mới và hoạt động hiệu quảnhư chi bộ Quảng Hoà Mỹ, chi bộ ở Hội An, điều này chứng tỏ phong tràođang có những bước chuyển tích cực, phong trào từ đây có sự lãnh đạo trựctiếp của Đảng đến từng bộ phận, từng cơ sở, thể hiện bước trưởng thành vềmặt tổ chức của đội ngũ công nhân nói riêng Nắm bắt được một số điều kiệncho phép có lợi, Đảng Cộng sản Đông Dương và chi bộ Đảng trên địa bànQuảng Nam đã phát động phong trào đấu tranh nửa hợp pháp và hợp pháptrong thời kỳ Mặt trận dân chủ Các phong trào quần chúng được phát độngrộng rãi, từ nửa cuối 1936 Đảng đã phát động phong trào lấy chữ ký viết dânnguyện trình lên chính quyền tạo nên một khí thế sôi nổi trong cả tỉnh

Trang 33

“Những cuộc mít tinh công khai, những bản dân nguyện trong đó trình bàynhững yêu cầu cụ thể, những đòi hỏi thiết thực, đòi trả quyền người dân cho

tù chính trị phạm, đòi mởi rộng các ngành hành chính và thương mại, đòi giảiquyết nạn thất nghiệp cho thanh niên, đồng bào dân tộc ở Phước Sơn nhờngười viết đơn kêu kiện, đây là một nét mới của phong trào đấu tranh ở miềnnúi, là kết quả của quá trình vận động quần chúng đầy sáng tạo của Đảng, kếtquả của quá trình nhận thức tự giác của quần chúng” [59, tr.74] Đảng bộQuảng Nam- Đà Nẵng còn thực hiện vận động tham gia tranh cử vào việnDân biểu Trung Kỳ và cuộc vận động đấu tranh thắng lợi chống thực dânPháp tăng thuế trong năm 1938, đòi miễn thuế cho dân nghèo, giảm thuế mônbài cho tiểu thương, tiểu chủ và xoá nợ, bỏ hẳn thuế điền thổ cho nông dânnhững vùng bị thiên tai Trên địa bàn tỉnh, nông dân làng Bình An, TiênPhước chống chủ đồn điền cướp đất, chống lý hương tham nhũng kéo dàitrong hai năm 1938-1939 Trong số những điều kiện chuẩn bị cần thiết củaĐảng bộ Quảng Nam cho thời kỳ vận động của cách mạng Tháng Tám, chúng

ta không thể quên được ý nghĩa của các cuộc đấu tranh nửa hợp pháp và hợppháp trên, đỉnh điểm là phong trào Đông Dương đại hội là sự chuẩn bị đầy đủcho cuộc xuống đường biểu dương lực lượng để đón và trao kiến nghị cho đặcphái viên G Gôđa của chính phủ Mặt trận bình dân Pháp lúc bấy giờ Tháng

2-1937 một cuộc đón rước toàn quyền Gôđa diễn ra đông đúc trên đường phố

Đà Nẵng và đã thu hút được những đại biểu của công nhân lao động Hội An,gồm thợ mộc, thợ nề Cuộc mít tinh của gần 2000 đảng viên và quần chúngcách mạng do phủ Tam Kỳ tổ chức ngày 14-7-1939 Tại Duy Xuyên, được tin

Gô đa và công sứ tới thăm đập Vĩnh Trinh vào ngày 1-3-1937, thợ dệt Thi Lạicùng với nhân dân quanh vùng tập trung đội ngũ đông với hơn 4000 ngườisẵn sàng cuộc tiếp đón, trao kiến nghị

“Hoảng sợ trước cuộc tập hợp lực lượng như vậy, buộc giới cầmquyền sở tại phải huỷ bỏ kế hoạch thăm quan trên, biết được tin đó nhân dân

Trang 34

Duy Xuyên đã nhanh chóng thảo một bức điện ngõ gửi cho ông Gô đa vớinhững nội dung sau:

+ Yêu sách của thợ dệt, thợ may: Áp dụng các luật lệ xã hội, luậtnghiệp đoàn

+ Yêu sách của nông dân: Bỏ thuế thân, có biện pháp chống lại sự ápbức của quan lại

+ Yêu sách của toàn thể nhân dân phủ Duy Xuyên: Phản đối những sựđóng góp bắt buộc để chi vào việc xây dựng phủ đường, xây dựng một nhàthương, ban hành chế độ tự do dân chủ

+ Yêu sách của các chủ khung dệt: Tự do tổ chức các lớp hợp tác xãđúng theo chỉ thị mới

+ Yêu sách của thợ cắt tóc: Bãi bỏ thuế môn bài [39, tr.85]

Những yêu sách trên đây đã được gửi đến chính quyền và bước đầuđược xem xét giải quyết ở những mức độ nhất định

Thể hiện rõ nét nhất của phong trào trong tỉnh thời gian này là cáccuộc vận động chính trị và đấu tranh quần chúng do Đảng bộ Quảng Namlãnh đạo Tháng 3-1937, cuộc vận động bầu cử dân biểu khoá III vào Việndân biểu Trung Kỳ được thực hiện, Quảng Nam được chia thành 5 hạt, bầu cử

5 đại biểu Phái 1884 muốn lợi dụng anh em chính trị phạm có uy tín trongnhân dân, vận động bầu cho danh sách của chúng, ta cũng chủ trương lợidụng lại chúng nhận cho ta một ứng cử viên là Phan Thanh và buộc chúngphải bỏ những ứng cử viên của chúng đã bị nhân dân ta oán ghét” [9, tr.75].Đối với danh sách ứng cử viên của chúng, chủ trương của ta là không đả đảongười nào nhưng tuyên bố không bỏ phiếu cho những người xấu, mặt kháccòn tuyên truyền lôi kéo một số có cảm tình với ta Trong cuộc vận độngtranh cử này, Phan Thanh ứng cử Đại Lộc đã trúng cử với số phiếu áp đảo,với thắng lợi rực rõ trên mặt trận chính trị này của Phan Thanh đã tạo cơ sởcho đà thắng lợi của lực lượng cách mạng tại phiên họp lần thứ nhất của Viện

Trang 35

dân biểu tháng 11-1937 Thắng lợi đó là việc đưa ra một chương trình cónhiều điều khoản tiến bộ hợp với nguyện vọng của nhân dân và bầu ra một số

uỷ viên tiến bộ làm những chức vụ quan trọng trong viện Trong phiên họpngày 6-9-1938 đã bác bỏ dự án thuế do chính phủ đưa ra nhằm tăng thêm 1triệu đồng, bóc lột nặng hơn các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân bị tăng

cả thuế đinh thuế điền thổ và các thứ thuế gián tiếp khác Sau khi Phan Thanhchết, cuộc vận động bầu cử Đặng Thai Mai gặp nhiều khó khăn (Đặng ThaiMai là người tỉnh khác) nhưng cuối cùng thắng lợi cũng thuộc về nhân dân.Hai lần bầu cử đã giúp công khai giáo dục chính trị và tập dượt cho quầnchúng đấu tranh với bọn phản động trong tỉnh, mặt khác qua 2 cuộc bầu cử tathấy sự tin tưởng của nhân dân với Đảng rất cao, nhân dân đã nghe theo Đảng

để ủng hộ cho một ứng cử viên không phải người trong tỉnh giành được thắnglợi nổi bật Đi đôi với các cuộc vận động chính trị kể trên, Đảng bộ chủtrương vận động cải cách xã hội, sửa đổi những tệ tục ở nông thôn, vì những

tệ tục này đã gây nhiều thiệt hại phiền nhiễu cho nhân dân Ta vận động bằngnhiều cách như viết bài hô hào trên báo chí, các đồng chí của ta đã đi tuyêntruyền vận động trong nhân dân, khuyến khích các cụ lão thành, các ông cáchmạng cũ đứng ra làm Trong các phủ, huyện làm đơn mạnh nhất là Tam Kỳ,

có 180 đơn với rất nhiều chữ ký khác nhau, nhiều lý trưởng cùng một sốchánh phó tổng ký vào đơn và đóng triện Điện Bàn, Hoà Vang làm đơn ởmột số xã vùng, Quế Sơn làm 1 đơn lấy chữ ký của tổng lý, Hội An làm đơnlấy chữ ký anh em lao động trong thành phố

Nói chung ở các phủ huyện, những nơi có cơ sở Đảng những nơi chịuảnh hưởng tuyên truyền của Đảng đều có vận động, đưa lại một số cải cáchthiết thực trong việc tang khó, cưới hỏi, tế lễ, giúp đỡ lẫn nhau, dân chủ hoá

bộ máy nông thôn Ngoài ra dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Nam còn

có các cuộc đấu tranh của công nhân xưởng Staca, xưởng chè Phi-a, nhân

Trang 36

viên sở địa chánh Hội An tất cả đều tham gia tích cực vào phong trào cáchmạng chung.

Nhìn lại thời kỳ 1936-1939, Đảng bộ Quảng Nam đã biết tranh thủnhững điều kiện hợp pháp, thông qua việc hình thành các tổ chức biến tướngcác hội quần chúng để mở rộng việc giáo dục và tập hợp lực lượng, hoặc tuỳtừng lúc từng thời điểm kết hợp các hình thức đấu tranh với nhau Đặc biệt,Đảng bộ đã biết phối hợp cả hai mặt trận là đấu tranh trong và đấu tranhngoài nghị trường, vừa liên minh bên trên vừa liên minh bên dưới, cô lập lựclượng phản động, tranh thủ những người tiến bộ và lưng chừng, tranh thủ cả

số quần chúng của các đảng phái cải lương để có thêm lực lượng đồng minh,miễn là có lợi cho phong trào của mặt trận dân chủ So với thời kỳ 1930-1931

và 1932-1935 thì “thời kỳ 1936-1939 có nhiều cuộc đấu tranh hơn, số ngườitham gia đông hơn, có nhiều cuộc biểu tình, mít tinh nổ ra với thời gian dàingày hơn và có tính dây chuyền liên tỉnh, phối hợp nhiều lực lượng, thànhphần xã hội thậm chí là có sự tham gia của bà con đồng bào dân tộc thiểu sốvùng Trà My, Nam Giang” [38, tr.3] Các cuộc đấu tranh ở đồng bằng có tính

ôn hoà hơn ở miền núi, ở vùng cao đồng bào đấu tranh chủ yếu với tính chất

tự phát nhiều với các hình thức như bạo động vũ trang quyết liệt Lần đầu tiêntrong lịch sử chiến đấu của tỉnh nhà, công nhân lao động sát cánh với nôngdân và các lực lượng xã hội khác trong cuộc xuống đường công khai quy mô

và có tổ chức Những hoạt động hưởng ứng phong trào Đông Dương đại hội,cuộc xuống đường đón tiếp Gôđa, hai lần tham gia bầu cử dân biểu TrungKỳ… đã tạo nên không khí sôi nổi, hào hứng trong mọi tầng lớp lao động cảtỉnh Họ tự nguyện, tự giác tham gia phong trào và cũng chính từ hành động

tự giác đó họ nhanh chóng ý thức được vị trí của mình trong đội quân cáchmạng, ý thức được rõ ràng về sức mạnh đoàn kết

Bên cạnh các hoạt động của nhân dân, công nhân và các lực lượngkhác thì trong giai đoạn này ở Quảng Nam còn có sự tham gia của các tổ chức

Trang 37

Hội ái hữu, các hội biến tướng… Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủtrong thời kỳ này không chỉ dừng lại ở những yêu sách đòi cải thiện đời sống,tăng lương, giảm giờ làm, chống cúp phạt, sa thải… mà còn vạch trần bộ mặttàn bạo của chính quyền thực dân, lên án chế độ bóc lột khắc nghiệt, sự ngượcđãi, điều kiện lao động tồi tệ, tính mạng con người bị coi rẻ Vượt qua thời kỳkhủng bố ác liệt của kẻ thù và những khó khăn do hậu quả nặng nề của cuộckhủng hoảng kinh tế… dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, các tổ chứcquần chúng biến tướng, trong ba năm 1935-1937, phong trào đấu tranh củanhân dân Quảng Nam đã liên tiếp nổ ra, từ hẹp phát triển ra chiều rộng, từthấp lên cao… phong trào đã giành được những thắng lợi quyết định trongnhiệm vụ bảo vệ những quyền dân sinh, dân chủ của công nhân lao động.Trong suốt quá trình diễn biến của phong trào, thành thị đã thực sự trở thànhtrung tâm của phong trào Qua phong trào rộng lớn này mà một đội quânchính trị quần chúng đông đảo được hình thành Đội ngũ công nhân, lao độngnhanh chóng được tập hợp, có tổ chức, sớm được trang bị bằng thực tiễn đấutranh và trở thành nòng cốt của phong trào Thực tiễn lãnh đạo quần chúngđấu tranh những năm 1930-1939 đã để lại cho Đảng bộ những kinh nghiệmquý báu về vận dụng thích hợp các phương pháp hoạt động, về tinh thần liênkết hành động giữa các đảng bộ các tỉnh, về khai thác những khả năng cáchmạng của quần chúng để đưa quần chúng vào tổ chức và từng bước hướngquần chúng đấu tranh vì mục tiêu chung do Đảng để ra Nhìn chung, Đảng bộQuảng Nam trong giai đoạn này đã có sự phát triển nhất định so với giai đoạntrước, công tác chuẩn bị lực lượng cho tổng khởi nghĩa đã được quan tâm tới,theo thống kê số lượng Đảng viên ở trên địa bàn Quảng Nam tính tới hết năm

1939 cụ thể như sau:

Tỉnh/thành phố Tỉnh uỷ Huyện uỷ Chi bộ SL Đảng viên

Trang 38

có bề rộng và có khí thế mạnh với sự tham gia của nhiều thành phần, tầng lớpkhác nhau trong xã hội.

đã được thành lập nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng trongtoàn tỉnh, và dưới sự lãnh đạo ấy hệ thống tổ chức Đảng trên địa bàn tỉnh từngbước được gây dựng, số lượng Đảng viên ban đầu chỉ vẻn vẹn có vài đồng chínhanh chóng được nhân lên trong thời gian ngắn Sự lớn mạnh của phong tràocách mạng cũng như sức ảnh hưởng lan toả của Đảng Cộng sản ở địa phương

đã gặp phải sự truy kích gay gắt của chính quyền thực dân phong kiến, 4 lần

Trang 39

bị bể vỡ với những tổn thất có lúc tưởng chừng như không thể vực dậy đượcnữa, nhưng với sức sống hết sức dẻo dai, với tình yêu quê hương đất nướctinh thần và quyết tâm mãnh liệt của những người con Xứ Quảng đã gây dựnglại cơ sở cách mạng lần sau mạnh hơn lần trước, tổ chức chặt chẽ hơn lầntrước Như vậy, thời kỳ 1930-1935 là thời kỳ thử thách quyết liệt của Đảng bộtỉnh trước chiến dịch khủng bố trắng hết sức tàn khóc của địch, và đây cũngđược xem là “màn ra mắt”, lần tập dượt đầu tiên của Đảng bộ Quảng Namdưới sự lãnh đạo của Xứ uỷ và Đảng Cộng sản Đông Dương tạo cơ sở duy trì

và từng bước phát triển phong trào tiến tới cao trào vận động dân chủ sôi nổitrong thời kỳ 1936-1939

Tính tới thời điểm năm 1936-1939 đây là thời kỳ sôi nổi nhất của phongtrào cách mạng ở địa phương kể từ ngày Đảng bộ ra đời Với việc tiến hànhnhiều hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp yêu cầu những mục tiêu thiếtthực về dân sinh, dân chủ đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân Quảng Namủng hộ, tiêu biểu là phong trào chống thuế, chống mê tín dị đoan diễn ra kháquyết liệt, thu hút nhiều thân hào, nhân sĩ, bước đầu mang lại một số kết quảthiết thực, tiêu biểu nhất là cuộc vận động tranh cử vào hội dân biểu tỉnh của chí

sĩ yêu nước Phan Thanh…những cuộc đấu tranh này đã ảnh hưởng lớn về tưtưởng chính trị trong nhân dân Thông qua các hình thức vận động cách mạng,trình độ giác ngộ cách mạng, hiểu biết và ý chí tranh đấu của nhân dân trongtoàn tỉnh được nâng lên Phong trào cách mạng giai đoạn này đã để lại những bàihọc quý báu về xây dựng, tập hợp lực lượng, tổ chức đấu tranh trong công táclãnh đạo cho Đảng bộ Tứ Xuyên Qua cao trào cách mạng 1936-1939 cán bộnhân dân Quảng Nam đã được tập hợp, đoàn kết kết thành lực lượng chính trịđông đảo, lần tập dượt chính trị thứ hai này dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địaphương có ý nghĩa bản lề chuẩn bị những điều kiện cơ bản đẩy mạnh quá trìnhvận động cách mạng diễn ra trên địa bàn Quảng Nam

Trang 40

Chương 2

QUẢNG NAM VỚI QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG TIẾN TỚI KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH

QUYỀN (từ tháng 11/1939 đến tháng 3/1945)

2.1 Hoàn cảnh lịch sử

Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, mở màn cuộc thanhtoán lẫn nhau giữa các nước đế quốc chủ nghĩa để giành giật thị trường vàthuộc địa Để đối phó với nguy cơ trên, Anh- Pháp buộc phải tuyên chiến vớiĐức Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, từ tháng 6-1941 trở đi, với sự thamchiến của Liên Xô, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chuyển sang giai đoạnmới: chiến tranh giữa một bên là bọn phát xít xâm lược Đức- Ý- Nhật và mộtbên là liên minh chống phát xít do Liên Xô đứng đầu Ở Pháp, Chính phủ mặttrận Bình dân bị đổ vỡ, chính phủ tư sản đã giải tán Đảng Cộng sản Pháp, rúthẹp các quyền tự do, dân chủ của nhân dân Ngay từ đầu, chiến tranh thế giớithứ hai đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình Việt Nam, chính quyền thựcdân đã thi hành nhiều thủ đoạn cấm Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động,giải tán tất cả các hội ái hữu và các tổ chức biến tướng của quần chúng, huỷ

bỏ những thành quả mà nhân dân ta đã giành được trong thời kỳ Mặt trậnbình dân Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Bảo Đại đã ra mộtbản thông cáo tỏ rõ thái độ giúp đỡ đế quốc Pháp tham chiến: “bổn phận củachúng ta đã được vạch rõ rằng: chúng ta xiết chặt hàng ngũ bên cạnh nướcPháp để đem tới cho nó sự giúp đỡ của tất cả các năng lực của chúng ta trong

cuộc chiến đấu vĩ đại này”[40, tr.50] Y còn tiếp tục hưởng ứng sắc lệnh phát

xít của thực dân Pháp bằng đạo dụ cấm tất cả các cuộc hội họp tuyên truyềncộng sản ở Trung Kỳ và tịch thu các loại sách báo tiến bộ Thực hiện phát xíthoá bộ máy cai trị, thực dân Pháp tăng cường lực lượng tay sai, cho mật thám

Ngày đăng: 20/07/2015, 11:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đình An (2010), Địa chí Quảng Nam- Đà Nẵng, Nxb KHXH, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Quảng Nam- Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Đình An
Nhà XB: NxbKHXH
Năm: 2010
2. Ban Chấp hành Đảng bộ ĐCSVN huyện Quế Sơn (1985), Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Sơn (1930-1945, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sửĐảng bộ huyện Quế Sơn (1930-1945
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ ĐCSVN huyện Quế Sơn
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1985
3. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Ninh (1986), Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Ninh (1930 - 1975), Công ty CP In - Phát hành sách & TBTH Quảng Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảngbộ huyện Phú Ninh (1930 - 1975)
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Ninh
Năm: 1986
4. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Hội An (1996), Lịch sử Đảng bộ thị xã Hội An 1930-1945, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộthị xã Hội An 1930-1945
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Hội An
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1996
5. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam (20060, Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Quảng Nam (1930 - 2005), Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Quảng Nam (1930 - 2005)
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
6. Ban Chấp hành lâm thời Tỉnh Quảng Nam, Thông cáo thành lập Đảng bộ. Bản sao lưu tại Bảo tàng thành phố Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông cáo thành lậpĐảng bộ
7. Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Nam, Lịch sử công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (1930 - 2010), Công ty CP In - Phát hành sách &TBTH Quảng Nam, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử công tác dân vận củaĐảng bộ tỉnh Quảng Nam (1930 - 2010)
10. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (1986), Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam- Đà Nẵng (1930-1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam- Đà Nẵng (1930-1975)
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng
Nhà XB: NxbChính trị Quốc gia
Năm: 1986
11. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ, Uỷ ban bạo động phủ Thăng Bình, Bản sao tại Đà Nẵng 1/8/1984 lưu giữ tại Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ, Ban tuyên giáo thành phố Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Uỷ ban bạo động phủ ThăngBình
12. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng huyện Duy Xuyên (1985), Sơ thảo lịch sử Đảng bộ huyện Duy Xuyên tập I (1930-1945), Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ thảolịch sử Đảng bộ huyện Duy Xuyên tập I (1930-1945)
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng huyện Duy Xuyên
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1985
13. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng huyện Duy Xuyên (1996), Lịch sử Đảng bộ huyện Duy Xuyên 1930-1975, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sửĐảng bộ huyện Duy Xuyên 1930-1975
Tác giả: Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng huyện Duy Xuyên
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1996
14. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng huyện Thăng Bình (1986), Lịch sử Đảng bộ Thăng Bình 1930-1975, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sửĐảng bộ Thăng Bình 1930-1975
Tác giả: Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng huyện Thăng Bình
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1986
15. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng huyện Thăng Bình (1985), Lịch sử đấu tranh cách mạng xã Bình Dương 1930-975, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sửđấu tranh cách mạng xã Bình Dương 1930-975
Tác giả: Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng huyện Thăng Bình
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1985
16. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng (1979), Quá trình thành lập Đảng Cộng sản tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng (bản dự thảo), In tại nhà in CTHD-QNĐN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình thành lập Đảng Cộng sản tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng (bảndự thảo)
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng
Năm: 1979
18. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng (1986), Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng (1939-1945) sơ thảo, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ QuảngNam - Đà Nẵng (1939-1945) sơ thảo
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1986
19. Ban Thường vụ huyện uỷ Hoà Vang (2007), Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Hoà Vang (1928-1975), Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử đấu tranhcách mạng huyện Hoà Vang (1928-1975)
Tác giả: Ban Thường vụ huyện uỷ Hoà Vang
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2007
20. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam (2010), Lịch sử ngành Tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (1930 - 2010), Công ty CP In - Phát hành sách & TBTH Quảng Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử ngànhTuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (1930 - 2010)
Tác giả: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam
Năm: 2010
21. Bộ chỉ huy quân sự Quảng Nam - Đà Nẵng (1998), Quảng Nam - Đà Nẵng 30 năm chiến đấu và chiến thắng (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng Nam -Đà Nẵng 30 năm chiến đấu và chiến thắng (1945-1975)
Tác giả: Bộ chỉ huy quân sự Quảng Nam - Đà Nẵng
Nhà XB: Nxb Quân đội nhândân
Năm: 1998
22. Bộ chỉ huy quân sự Quảng Nam - Đà Nẵng (1994), Quảng Nam - Đà Nẵng lịch sử chiến tranh nhân dân tập I, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng Nam -Đà Nẵng lịch sử chiến tranh nhân dân tập I
Tác giả: Bộ chỉ huy quân sự Quảng Nam - Đà Nẵng
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1994
23. Bộ Tư lệnh Quân khu V (1986), Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, tập 1, Kháng chiến chống Pháp, Xưởng in Quân khu V, Quảng Nam - Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu 5 - 30 năm chiến tranh giảiphóng, tập 1, Kháng chiến chống Pháp
Tác giả: Bộ Tư lệnh Quân khu V
Năm: 1986

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w