Chủ trương đấu tranh mới của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự vận

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 43)

6. Bố cục luận văn

2.2.Chủ trương đấu tranh mới của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự vận

và sự vận dụng vào thực tiễn của Đảng bộ Quảng Nam

2.2.1. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương

Ngay trước khi chiến tranh thế giới thứ hai sắp nổ ra, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời chỉ thị cho các cấp uỷ Đảng phải chuyển dần trọng tâm hoạt động về nông thôn.

“Ngày 29-9-1939, Trung ương Đảng gửi thông cáo khẩn cấp đến các Đảng bộ, xác định hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc

giải phóng và hướng dẫn về phương hướng, biện pháp chuyển hướng hoạt

động cho phù hợp với tình hình mới. Tháng 11-1939, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ VI bàn một loạt vấn đề quan trọng nhằm bước đầu nêu lên những nội dung cơ bản của chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Nhận thấy từ giữa năm 1940 tình hình thế giới và trong nước diễn biến ngày càng mau lẹ: Ở chính quốc chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức (6-1940); tại Đông Dương khi phát xít Nhật đưa quân vào miền Bắc Việt Nam, Đông Dương từ một thuộc địa của Pháp trở thành thuộc địa của cả Pháp và Nhật; ngày 27-9- 1940 nổ ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn báo hiệu cao trào kháng chiến giải phóng dân tộc bằng hình thức đấu tranh vũ trang của nhân dân Việt Nam”[44, tr.63]. Từ những ngày đầu của tháng 11-1940, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp hội nghị lần thứ VII tiếp tục điều chỉnh một số vấn đề mới về đường lối chỉ đạo chiến lược và quyết định hai vấn đề nóng hổi trước mắt là phát triển ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và xứ uỷ Nam Kỳ đã ra quyết định khởi nghĩa vũ trang bắt kịp sự phát triển của tình thế cách mạng trước khi nhận được chỉ thị cụ thể của Trung ương. Đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước hoạt động. Từ ngày 10-19/5/1941 hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII do Người chủ trì tiếp tục bổ sung, điều chỉnh những

điểm quan trọng hoàn thành sự chuyển hướng chỉ đạo có tính chiến lược và xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng.

Với ba hội nghị Trung ương VI, VII, VIII Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn thành sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong tình hình mới với nội dung quan trọng sau:

“Một là đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết, đây là sự chuyển hướng quan trọng nhất, việc giải quyết vấn đề cách mạng ruộng đất phải rải ra thực hiện từng bước và phải xoay quanh vấn đề cốt lõi là giải phóng dân tộc, bởi vì bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con

đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô lý da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập. Mọi

giai tầng trong nước phải đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao.

Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của những địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, đòi giảm tô, giảm tức và thay khẩu hiệu lập chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới, một chính quyền của chung toàn thể dân tộc trừ bọn tay sai. Như vậy, so với luận cương chính trị 1930 thì đây là một bước phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Đông Dương về lý luận cách mạng dân chủ tư sản tại một nước thuộc địa nửa phong kiến, xem các cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn này là

một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng- một bước của cuộc cách mạng dân

chủ tư sản kiểu mới, tuy vẫn xác định hai tính chất cơ bản của cuộc cách mạng này là phản đế và phản phong nhưng không chủ trương giải phóng ngang nhau, chỉ đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, vì khi kẻ thù đã chuyển hướng sang thời kỳ phát xít, lại là một thứ phát xít quân nhân

thuộc địa nên lại càng tham tàn độc ác bội phần. Do đó, nếu không giải quyết

dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. Như vậy, lý luận về cách mạng dân chủ tư sản có nhiệm vụ chống đế quốc phát xít và nhiệm vụ chống phong kiến. Nhưng trong giai cấp địa chủ phong kiến lại có những thành phần yêu nước. Do đó, nâng cao nhiệm vụ phản đế so với nhiệm vụ phản phong trong thời kỳ cách mạng trước mắt, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thu hút được những thành phần phong kiến yêu nước nhằm tập trung chĩa mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính là đế quốc phát xít xâm lược và tay sai.

Hai là, chủ trương lập Mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để phát

huy sức mạnh toàn dân thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc, nhằm liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, xu hướng Đảng phái chính trị nào, giai cấp nào. Đoàn kết chiến đấu để đánh đuổi Pháp- Nhật giành quyền độc lập cho xứ sở. Nghị quyết Hội nghị còn chỉ rõ các cách mở mặt trận. Một là có thể mở rộng thành phần, hai là phương pháp hiệu triệu hết

sức thống nhất, ba là đổi tên có tính chất dân tộc, bốn là hạ thấp điều lệ các

hội quần chúng và đổi các tổ chức phản đế thành các tổ chức cứu quốc. Đây là sự tiếp thu tư tưởng Mặt trận đúng đắn trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (2-1930), nhờ đó mới có thể phát huy được sức mạnh của toàn thể dân tộc vào mục tiêu giành độc lập.

Ba là, đặt mạnh vấn đề vũ trang cho nhân dân. Vấn đề này Hội nghị

Trung ương VI chỉ mới chủ trương thành lập các đội tự vệ chiến đấu. Ở Hội nghị Trung ương VII đặt mạnh vấn đề bạo động, tổ chức quân đội cách mạng, khởi nghĩa vũ trang. Đến hội nghị Trung ương VIII vấn đề vũ trang khởi nghĩa được đề cập cụ thể hơn, xem việc xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm, chủ trương từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, đồng thời nêu lên những điều kiện thuận lợi để khi thời cơ đến chủ

động lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Bản nghị quết nhấn mạnh, một khi có thời cơ thuận lợi thì với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương, cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn.

Bốn là, chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng

nước Việt Nam, Lào, Campuchia nhằm phát huy cao độ tinh thần yêu nước của mỗi dân tộc.

Năm là, về công tác Đảng, Trung ương Đảng đặc biệt nhấn mạnh phải

xây dựng Đảng vững mạnh trên tất cả các mặt trận chính trị, tư tưởng, tổ chức. Phải nhanh chóng khôi phục và phát triển hệ thống tổ chức Đảng, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động từ Trung ương đến chi bộ để làm tròn sứ mệnh lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành thắng lợi”[36, tr.33].

Sau Hội nghị Trung ương VIII lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết thư kêu gọi toàn dân, chỉ rõ vai trò của đại đoàn kết đối với thắng lợi của cách mạng:

hiện thời đánh Pháp, Nhật ta chỉ cần một điều là toàn dân đoàn kết.

Những tư tưởng trên là ánh sáng soi đường cho cách mạng cả nước nói chung và các tỉnh nói riêng chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để tiến lên giành chính quyền, tuy nhiên đường lối chỉ đạo của Đảng tới các tỉnh Nam Trung Kỳ đặc biệt là tới với Quảng Nam có những thời điểm còn chậm trễ.

Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, từ tháng 8-1939 Xứ uỷ Trung kỳ đã họp bàn kế hoạch chuyển vùng hoạt động cho một số cán bộ Xứ uỷ và chuyển hoạt động vào bí mật, nắm lại lực lượng cốt cán trong các đoàn thể quần chúng, chuyển khẩu hiệu và hình thức đấu tranh cho phù hợp với tình hình mới. Mặc dù đã có chủ trương chuyển hướng hoạt động bước đầu của Xứ uỷ nhưng do chính sách khủng bố khốc liệt của thực dân Pháp và bọn phản động thuộc địa, có sự cấu kết chặt chẽ của chính quyền Nam triều nên cuối năm 1939 cơ quan Xứ uỷ bị vỡ, hầu hết các cán bộ Xứ uỷ bị bắt, đảng bộ các tỉnh ven biển Nam Trung kỳ bị địch đánh phá, phải nhiều lần gây dựng lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 43)