Cao trào kháng Nhật cứu nước và quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 71)

6. Bố cục luận văn

3.2. Cao trào kháng Nhật cứu nước và quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa

này Đảng đã đặt hẳn vấn đề thời cơ cách mạng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, khi mà phát xít Nhật suy yếu, trong nước nạn đói đang xảy ra và khả năng thắng trận của quân Đồng minh đang tiến dần tới hiện thực.

Thường vụ Trung ương Đảng dự đoán hai trường hợp cho Tổng khởi nghĩa: Thứ nhất: Khi quân Đồng Minh kéo vào đánh Nhật, bám chắc được Đông Dương, quân Nhật buộc phải đem quân ra đánh quân Đồng Minh ở phía trước thì đấy là thời điểm tốt để phát động khởi nghĩa ở phía sau. Kế hoạch khởi nghĩa là kết hợp tác chiến trực diện của quân du kích ở phía trước với phát động quần chúng nổi dậy ở phía sau tạo điều kiện thuận lợi cho chiến tranh du kích lan tràn ra khắp nước, Đảng cũng quán triệt cho các cấp đảng bộ phải chủ động trong việc chớp thời cơ khởi nghĩa.

Ban Thường vụ Trung ương Đảng đặc biệt nhấn mạnh trường hợp thứ hai: “nếu cách mạng Nhật bùng nổ, và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật thành lập hay giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940, và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần, thì khi ấy dù quân Đồng Minh chưa đổ bộ, cuộc tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi” [68, tr.373].

Xác định cách mạng Việt Nam đang ở vào đêm trước của tổng khởi nghĩa, chỉ ra kẻ thù chính, duy nhất, trước mắt và công việc cần kíp trước mắt phải làm, nêu lên một cách khoa học, sát thực với điều kiện chính trị Việt Nam về vấn đề thời cơ khởi nghĩa - tất cả những vấn đề này chứng tỏ Chỉ thị

Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta thể hiện được sự lãnh đạo

sáng suốt, kịp thời của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc thay đổi linh hoạt sách lược của mình nhằm tạo ra một bước chuyển biến đột ngột đưa cách mạng lên cao trào.

3.2. Cao trào kháng Nhật cứu nước và quá trình chuẩn bị tiến tớikhởi nghĩa giành chính quyền khởi nghĩa giành chính quyền

Xuyên, cơ quan Tỉnh uỷ từ Tam Kỳ chuyển ra Bà Rén- Quế Sơn, tại đây Tỉnh uỷ đã kịp thời nhận được nhiều tài liệu chỉ đạo của Đảng, đặc biệt là Chỉ thị

Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Bản Chỉ thị lịch sử này

khẳng định cả nước ta đang ở thời kỳ tiền khởi nghĩa và đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trước mắt cho cách mạng nước ta là phát động một cao trào

kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa giành

chính quyền trong cả nước. Bản Chỉ thị chỉ rõ cao trào này bao gồm từ hình thức bất hợp tác, bãi công, bãi thị, phá phách cho đến những hình thức cao như biểu tình thị uy, võ trang du kích sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện. Chỉ thị chỉ ra cho các cấp những công việc cần kíp: thành lập những đội tuyên truyền xung phong võ trang công khai diễn thuyết, mở rộng cơ sở Việt Minh, đặc biệt phát triển những đội tự vệ, tổ chức nhiều đội du kích, thành lập căn cứ địa mới, tổ chức uỷ ban quân sự cách mạng, quân sự hoá các hoạt động và đấu tranh, phát động du kích chiếm các căn cứ làm cơ sở, làm nòng cốt và nơi đứng chân cho tổng khởi nghĩa sắp tới” [18, tr.70]. Đảng bộ Quảng Nam tiếp được bản chỉ thị của Trung ương như người đang cần chạy nhanh tới đích được tiếp thêm sinh lực và trí tuệ. Nhờ thế, Tỉnh uỷ đã sáng tỏ thêm về tình thế trực tiếp cách mạng trong nước, nhận rõ những nhiệm vụ cấp bách phải làm, những mục tiêu phải đạt tới và đặc biệt quan tâm chớp lấy thời cơ phát động khởi nghĩa giành chính quyền, một trong những nhân tố quyết định thắng lợi. Liên tiếp các hội nghị giữa Tỉnh uỷ lâm thời Quảng Nam với Tỉnh uỷ các tỉnh khác như Quãng Ngãi, Đà Nẵng họp đã đưa ra đường lối xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa quá trình chuẩn bị khởi nghĩa. Ở Quảng Nam phong trào các huyện Điện bàn, Quế Sơn, Tiên Phước, Tam Kỳ, Duy Xuyên lên nhanh. Riêng ở Tam Kỳ và Hội An đã có các phủ và tổng uỷ.

Trong tháng 4, 5 và 6-1945, liên tiếp các Hội nghị Tỉnh uỷ mở rộng được diễn ra để kịp thời có những sự chỉ đạo sát sao với tình hình và yêu cầu

diễn tiến cách mạng tại Quảng Nam.

Như đã trình bày ở trên, trong lúc thời cơ cách mạng trong cả nước và tỉnh Quảng Nam đang phát triển theo chiều hướng có lợi, tháng 3- 4/1945, tù chính trị ở các nhà lao lần lượt trở về, bổ sung vào đội ngũ cán bộ địa phương nhiều đồng chí ưu tú, có kinh nghiệm đấu tranh, qua nhiều thử thách giáp mặt kẻthù. Ở Quế Sơn, nhiều đồng chí trở về mang theo những hiểu biết về chủ trương, đường lối mới của Đảng, phổ biến rộng rãi cho nhân dân, chính vì vậy đã làm khuấy lên một khí thế cách mạng khẩn trương chuẩn bị đón thời cơ khởi nghĩa.

“Trên địa bàn Quế Sơn, dưới sự chủ trì của đồng chí Võ Toàn đã triệu tập hội nghị khẩn cấp được diễn ra ở nhà đồng chí Trần Viện. Nhận định tình hình và thời cơ cách mạng, Hội nghị đã chủ trương thành lập Ban vận động khởi nghĩa huyện và đưa ra những nhiệm vụ công tác cấp bách sau:

Ø Đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động và nâng cao giác ngộ chính trị cho quần chúng, vạch trần chân tướng bọn phát xít Nhật cùng nền độc lập giả hiệu của chính quyền Trần Trọng Kim

Ø Đưa quần chúng cốt cán vào nắm thanh niên Phan Anh và hội truyền bá quốc ngữ, vạch âm mưu của địch, hướng quần chúng vào mục tiêu chủ yếu là khởi nghĩa giành chính quyền.

Ø Lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Nhật, chủ yếu là chống thu mua nông sản, chống thuế, chống bắt lính… giành lại quyền lợi thiết thực cho nhân dân.

Ø Ra sức phát triển lực lượng cách mạng, tổ chức các uỷ ban vận động khởi nghĩa ở các tổng, xã, phát triển mạnh mẽ các tổ chức quần chúng cứu quốc, chú trọng kiện toàn các lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ cách mạng, lấy chiến khu Bằng Võ làm trung tâm.

ØTổ chức và giữ vững hệ thống thông tin liên lạc từ huyện đến tỉnh và từ huyện về các tổng, xã, chuẩn bị băng cờ, khẩu hiệu, truyền đơn, áp phích…

quyên góp tài chính, lương thực, giấy tờ và các phương tiện in ấn.

Phương thức hoạt động chủ yếu là công khai và bất hợp pháp nhằm tranh thủ thời gian, đẩy mạnh mọi mặt hoạt động, sẵn sàng đón thời cơ khởi nghĩa. Hội nghị lần này đề ra những chủ trương sát, đúng với tình hình, góp phần quan trọng khôi phục và kiện toàn các tổ chức và lực lượng cách mạng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống Nhật, cứu nước, chuẩn bị những điều kiện trực tiếp cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện” [2, tr.101-106].

Để chủ động giành chính quyền, Hội nghị Tỉnh uỷ đã quyết định kiện toàn Uỷ ban Mặt trận Việt Minh tỉnh lấy mật danh là Việt Minh Vụ Quang (Vụ Quang là tên một ngọn núi ở Hà Tĩnh nơi mà Phan Đình Phùng đã phất cờ khởi nghĩa chống Pháp) để công khai tuyên truyền, hiệu triệu quần chúng và củng cố hệ thống Việt Minh từ xã tổng lên phủ, huyện. Hội nghị chủ trương đẩy mạnh xây dựng khu căn cứ cách mạng từ Duy Xuyên- Quế Sơn- Giằng. Chú trọng đẩy nhanh việc móc nối xây dựng cơ sở trong thành phố Đà Nẵng, vùng xung yếu, vùng núi, tổ chức đón tiếp và phân công nhiệm vụ cho tù chính trị trở về và tham gia công tác, liên lạc với các nhà tù để tìm cách đưa cán bộ ra ngoài hoạt động. Sau hội nghị Tỉnh uỷ ở Thọ Khương- Tam Kỳ (6-1945), công cuộc khởi nghĩa ở Quảng Nam phát triển với nhịp độ khẩn trương và sôi nổi. Các tổ chức lãnh đạo và lực lượng khởi nghĩa hình thành và sẵn sàng hành động. Tỉnh uỷ và uỷ ban Việt Minh được củng cố tăng cường và đã thành lập các ban chuyên môn như Ban Quân sự, Ban tài chính, Ban Binh vận, Ban Phụ vận. Từng đồng chí trong tỉnh uỷ và Việt Minh tỉnh được phân công chỉ đạo từng phủ, huyện, thị và các mặt công tác quan trọng.

Về công tác xây dựng Việt Minh, đến tháng 5-1945 các huyện thị như Hội An, Tam Kỳ, Duy Xuyên, Tiên Phước đã lập được các uỷ ban vận động Việt Minh, và tới đầu tháng 8-1945, hầu hết các tổng và các xã trong tỉnh lập xong Uỷ ban Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc.

Sự chuẩn bị của Đảng bộ Quảng Nam cho tổng khởi nghĩa không chỉ là sự chuẩn bị chu đáo về xây dựng lực lượng vũ trang mà còn không ngừng quan tâm chú ý tới công tác xây dựng các căn cứ địa cách mạng trên địa bàn tỉnh. Trong công tác chuẩn bị về lực lượng cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Nam không thể không nhắc tới việc thành lập được nhiều đội tự vệ ở các xã vùng đông Tam Kỳ: Diêm Trường, Xuân Quang, An Hoà, Thọ Khương, Vân Trai, Tịch Tây, đội du kích Vũ Hùng được thành lập và tiếp tục hoạt động có hiệu quả. Cuối tháng 5-1945, cùng với nhiệm vụ mở rộng và củng cố Mặt trận Việt Minh, Tỉnh uỷ Quảng Nam chủ trương phát triển nhiều đội vũ trang, đẩy mạnh huấn luyện, rèn sắm vũ khí, xây dựng căn cứ du kích liên hoàn của tỉnh từ Tam Kỳ đến Tiên Phước, Quế Sơn.

Tháng 6-1945, Tỉnh uỷ Quảng Nam lập Ban quân sự tỉnh, phân công tỉnh uỷ viên trực tiếp phụ trách các huyện, lỵ. Đội du kích Vũ Hùng được Tỉnh uỷ xây dựng thành lực lượng vũ trang nòng cốt của tỉnh. Đến tháng 7 đội đã phát triển lên được 200 đội viên. Đội du kích Vũ Hùng thực hiện quân sự đi đôi với thực hiện huấn luyện chính trị, giúp các huyện xây dựng lực lượng tự vệ, cử người huấn luyện quân sự. Số lượng tự vệ phát triển nhanh theo đà phát triển của các đoàn thể cứu quốc. “Đến đầu tháng 8-1945 nhiều phủ huyện đã lập được Ban tự vệ, có lực lượng tự vệ tập trung riêng ở huyện, xã. Ở Điện Bàn có 2/3 số xã phủ có đội tự vệ. Hội An có khoảng 2.500 hội viên cứu quốc, số đội viên tự vệ đã lên khoảng 1000, biên chế 5 đại đội, 4 trung đội. Trong đó, làng Kim Bồng có khoảng 1000 hội viên cứu quốc, tự vệ đến 500 hội viên. Làng Thanh Hà 800 hội viên cứu quốc, số đội viên tự vệ lên tới 300. Tỉnh uỷ Quảng Nam cũng chọn các làng Bù Ngót (Quế Sơn, làng Đô, Đhaprang (Phước Sơn) xây dựng thành khu hậu cứ, phòng lúc khởi nghĩa gặp khó khăn” [40, tr.186].

Phong trào cách mạng trong toàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung được đẩy lên cao, nhân dân các huyện ở Quảng Nam không đi xâu, không nộp

thuế, không nộp thóc, không nộp dầu phộng cho Nhật. Quân Nhật đành chịu bất lực, với diễn tiến trên chiến trường Thái Bình Dương và với phong trào du kích Ba Tơ- Quảng Ngãi đã làm chỗ dựa của Nhật nhanh chóng bị lung lay, bộ máy tay sai của chúng hoang mang cực độ. “Các tên phủ trưởng, huyện trưởng Tam Kỳ, Duy Xuyên, Quế Sơn, Điện Bàn…và cả thị trưởng Đà Nẵng đã phải tìm đường liên lạc với Việt Minh hy vọng sau này sẽ được tha tội chết ”[42, tr.182]. Bộ máy tay sai Nhật ở tổng, xã hầu hết nằm im trước khí thế cách mạng của quần chúng đang lên như triều dâng thác đổ. Có nơi quần chúng nhân dân đã treo cờ đỏ Sao vàng như tổng Xuân Phú, Quế Sơn. Có thể nói ở Quảng Nam, những ngày đầu tháng 8-1945, bộ máy thống trị tay sai của Nhật từ phủ, huyện, đến cơ sở đã bị tê liệt, quần chúng được tập hợp dưới cờ hiệu triệu của Mặt trận Việt Minh, sẵn sàng hưởng ướng khởi nghĩa.

Như vậy, trong công tác chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở tỉnh Quảng Nam trước khi chiến cuộc nổ ra thì Đảng bộ Quảng Nam đã thực hiện công tác chuẩn bị chu đáo, có hiệu quả mà nguyên nhân của nó xuất phát từ việc Tỉnh uỷ Quảng Nam đã có phương thức xây dựng lực lượng vũ trang đúng đắn, không xây dựng lực lượng vũ trang chính quy tập trung ngay từ đầu, chỉ tập trung vào việc xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, coi trọng yếu tố con người người trước súng sau. Dùng lực lượng vũ trang ban đầu đi phát động quần chúng, rồi từ phong trào quần chúng quay lại phát triển lực lượng vũ trang như ta đã thấy ở trên, nên chỉ sau một thời gian ngắn cả phong trào chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang đều có bước nhảy vọt. Đặc biệt ngay từ đầu, công tác Đảng, công tác chính trị đã được Tỉnh uỷ coi trọng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng đều có cán bộ Tỉnh uỷ viên trực tiếp phụ trách lực lượng vũ trang tập trung, điều này đã góp phần làm tăng thêm chất lượng chính trị trong lực lượng vũ trang, đưa lực lượng vũ trang phát triển đúng hướng.

Về xây dựng căn cứ địa, mặc dù các tỉnh không thực hiện được việc xây dựng khu căn cứ liên hoàn kéo dài từ Bình Định tới Đà Nẵng giáp Thừa Thiên Huế như kế hoạch đề ra, vì thời gian gấp nhưng cũng đã bước đầu xây dựng được căn cứ địa ở những mức độ khác nhau.

Càng gần tời ngày khởi nghĩa các cuộc mít tinh, biểu tình được tiến hành dồn dập, diễn ra đồng loạt ở nhiều phủ huyện với khí thế cờ giong trống thúc, uy hiếp tinh thần tổng lý địa phương. Các cuộc đấu tranh không dừng lại ở mục tiên đòi dân sinh dân chủ bình thường nữa mà đã trực tiếp tấn công vào chính quyền địa phương, quyết liệt chống bắt xâu, chống vơ vét… Do sự hưởng ứng mạnh mẽ của quần chúng, thế và lực của Việt Minh đã áp đảo những hoạt động của các tổ chức thân Nhật. Bên cạnh đó, những phong trào khác cũng đang trên đà phát triển hoà vào bầu không khí sục sôi của những ngày khởi nghĩa cận kề, đó là phong trào công nhân, phong trào thanh niên, phong trào của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Trà My, Nam Giang, Tây Giang, Tiên Phước.

Thông qua diễn biến và mức độ phát triển của các phong trào của nhân dân địa phương và sự chuẩn bị chu đáo của Tỉnh uỷ và các cấp Đảng ở các phủ, huyện, xã của Quảng Nam chứng minh cao trào cách mạng của quần chúng đang chuyển mạnh sang bước nhảy vọt, tình hình như trên chứng tỏ Quảng Nam đã sẵn sàng võ trang khởi nghĩa.

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w