Quảng Nam trong cuộc vận động dân chủ (1936-1939)

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 31)

6. Bố cục luận văn

1.5.Quảng Nam trong cuộc vận động dân chủ (1936-1939)

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng, quần chúng lao động ở nước ta trở thành lực lượng để chính quyền thực dân và đế quốc áp dụng các chính sách khai thác bóc lột sức lao động và tài nguyên thiên nhiên hòng có thể hàn gắn vết thương chiến tranh ở các nước chính quốc. “Cùng với các chính sách sưu, thuế vô lý đã làm đẩy mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt hơn, tức nước vỡ bờ quần chúng nhân dân, đặc biệt là giai cấp công nhân trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nhiều cuộc biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm…nhưng hết thảy đều bị chính quyền thực dân đàn áp” [48, tr.45]. Cuối năm 1935, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng bị mật thám Pháp đánh phá, ban Tỉnh uỷ lâm thời bị bắt, cơ sở Đảng bị vỡ nặng. Trong lúc này, ở chính quốc có nhiều chuyển

biến về mặt chính trị. Mọi tầng lớp nhân dân đều đặt niềm tin, hy vọng vào một sự đổi mới, nhất là từ khi mặt trận Bình dân Pháp được thành lập (1- 1936) và Chính phủ phái tả lên cầm quyền tại Pháp (6-1936).

Trước tình hình đó, Trung ương Đảng chủ trương phát triển các đoàn thể quần chúng, phát động phong trào đòi các quyền dân sinh, dân chủ. Tỉnh uỷ Quảng Nam đã quyết định thành lập các hội ái hữu, tiếp tục đấu tranh lập nghiệp đoàn, mở rộng hoạt động của các hội quần chúng. Từ cuối 1936, sau khi lệnh ân xá được thi hành, một lực lượng tù chính trị được bãi nại, lực lượng cách mạng được bổ sung thêm [9, tr.21]. Những cán bộ, hội viên, quần chúng được tôi luyện qua thử thách của lao tù, có trình độ chính trị, văn hoá, giàu kinh nghiệm hoạt động quần chúng… trở về địa phương khơi lên luồng gió mới trong phong trào cách mạng. Công tác tuyên truyền vận động được đẩy mạnh hơn dưới hình thức mới là thành lập các đại lý sách báo, hiệu thuốc song song với các tủ sách, nhóm đọc sách, báo tiến bộ. Những bài viết của các đồng chí mới ra tù trở thành tài liệu quý mang tính thực tiễn để tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lê nin và tinh thần cách mạng cho những người yêu nước kế cận.

Trong lúc này, các cơ sở Đảng ở hầu hết các địa phương dần dần được củng cố, phục hồi. Nét mới của phong trào công nhân thời kỳ này là có một số chi bộ công nhân đã được củng cố, xây dựng mới và hoạt động hiệu quả như chi bộ Quảng Hoà Mỹ, chi bộ ở Hội An, điều này chứng tỏ phong trào đang có những bước chuyển tích cực, phong trào từ đây có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng đến từng bộ phận, từng cơ sở, thể hiện bước trưởng thành về mặt tổ chức của đội ngũ công nhân nói riêng. Nắm bắt được một số điều kiện cho phép có lợi, Đảng Cộng sản Đông Dương và chi bộ Đảng trên địa bàn Quảng Nam đã phát động phong trào đấu tranh nửa hợp pháp và hợp pháp trong thời kỳ Mặt trận dân chủ. Các phong trào quần chúng được phát động rộng rãi, từ nửa cuối 1936 Đảng đã phát động phong trào lấy chữ ký viết dân nguyện trình lên chính quyền tạo nên một khí thế sôi nổi trong cả tỉnh.

“Những cuộc mít tinh công khai, những bản dân nguyện trong đó trình bày những yêu cầu cụ thể, những đòi hỏi thiết thực, đòi trả quyền người dân cho tù chính trị phạm, đòi mởi rộng các ngành hành chính và thương mại, đòi giải quyết nạn thất nghiệp cho thanh niên, đồng bào dân tộc ở Phước Sơn nhờ người viết đơn kêu kiện, đây là một nét mới của phong trào đấu tranh ở miền núi, là kết quả của quá trình vận động quần chúng đầy sáng tạo của Đảng, kết quả của quá trình nhận thức tự giác của quần chúng” [59, tr.74]. Đảng bộ Quảng Nam- Đà Nẵng còn thực hiện vận động tham gia tranh cử vào viện Dân biểu Trung Kỳ và cuộc vận động đấu tranh thắng lợi chống thực dân Pháp tăng thuế trong năm 1938, đòi miễn thuế cho dân nghèo, giảm thuế môn bài cho tiểu thương, tiểu chủ và xoá nợ, bỏ hẳn thuế điền thổ cho nông dân những vùng bị thiên tai. Trên địa bàn tỉnh, nông dân làng Bình An, Tiên Phước chống chủ đồn điền cướp đất, chống lý hương tham nhũng kéo dài trong hai năm 1938-1939. Trong số những điều kiện chuẩn bị cần thiết của Đảng bộ Quảng Nam cho thời kỳ vận động của cách mạng Tháng Tám, chúng ta không thể quên được ý nghĩa của các cuộc đấu tranh nửa hợp pháp và hợp pháp trên, đỉnh điểm là phong trào Đông Dương đại hội là sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc xuống đường biểu dương lực lượng để đón và trao kiến nghị cho đặc phái viên G. Gôđa của chính phủ Mặt trận bình dân Pháp lúc bấy giờ. Tháng 2-1937 một cuộc đón rước toàn quyền Gôđa diễn ra đông đúc trên đường phố Đà Nẵng và đã thu hút được những đại biểu của công nhân lao động Hội An, gồm thợ mộc, thợ nề. Cuộc mít tinh của gần 2000 đảng viên và quần chúng cách mạng do phủ Tam Kỳ tổ chức ngày 14-7-1939. Tại Duy Xuyên, được tin Gô đa và công sứ tới thăm đập Vĩnh Trinh vào ngày 1-3-1937, thợ dệt Thi Lại cùng với nhân dân quanh vùng tập trung đội ngũ đông với hơn 4000 người sẵn sàng cuộc tiếp đón, trao kiến nghị.

“Hoảng sợ trước cuộc tập hợp lực lượng như vậy, buộc giới cầm quyền sở tại phải huỷ bỏ kế hoạch thăm quan trên, biết được tin đó nhân dân

Duy Xuyên đã nhanh chóng thảo một bức điện ngõ gửi cho ông Gô đa với những nội dung sau:

+ Yêu sách của thợ dệt, thợ may: Áp dụng các luật lệ xã hội, luật nghiệp đoàn

+ Yêu sách của nông dân: Bỏ thuế thân, có biện pháp chống lại sự áp bức của quan lại

+ Yêu sách của toàn thể nhân dân phủ Duy Xuyên: Phản đối những sự đóng góp bắt buộc để chi vào việc xây dựng phủ đường, xây dựng một nhà thương, ban hành chế độ tự do dân chủ.

+ Yêu sách của các chủ khung dệt: Tự do tổ chức các lớp hợp tác xã đúng theo chỉ thị mới.

+ Yêu sách của thợ cắt tóc: Bãi bỏ thuế môn bài [39, tr.85].

Những yêu sách trên đây đã được gửi đến chính quyền và bước đầu được xem xét giải quyết ở những mức độ nhất định.

Thể hiện rõ nét nhất của phong trào trong tỉnh thời gian này là các cuộc vận động chính trị và đấu tranh quần chúng do Đảng bộ Quảng Nam lãnh đạo. Tháng 3-1937, cuộc vận động bầu cử dân biểu khoá III vào Viện dân biểu Trung Kỳ được thực hiện, Quảng Nam được chia thành 5 hạt, bầu cử 5 đại biểu. Phái 1884 muốn lợi dụng anh em chính trị phạm có uy tín trong nhân dân, vận động bầu cho danh sách của chúng, ta cũng chủ trương lợi dụng lại chúng nhận cho ta một ứng cử viên là Phan Thanh và buộc chúng phải bỏ những ứng cử viên của chúng đã bị nhân dân ta oán ghét” [9, tr.75]. Đối với danh sách ứng cử viên của chúng, chủ trương của ta là không đả đảo người nào nhưng tuyên bố không bỏ phiếu cho những người xấu, mặt khác còn tuyên truyền lôi kéo một số có cảm tình với ta. Trong cuộc vận động tranh cử này, Phan Thanh ứng cử Đại Lộc đã trúng cử với số phiếu áp đảo, với thắng lợi rực rõ trên mặt trận chính trị này của Phan Thanh đã tạo cơ sở cho đà thắng lợi của lực lượng cách mạng tại phiên họp lần thứ nhất của Viện

dân biểu tháng 11-1937. Thắng lợi đó là việc đưa ra một chương trình có nhiều điều khoản tiến bộ hợp với nguyện vọng của nhân dân và bầu ra một số uỷ viên tiến bộ làm những chức vụ quan trọng trong viện. Trong phiên họp ngày 6-9-1938 đã bác bỏ dự án thuế do chính phủ đưa ra nhằm tăng thêm 1 triệu đồng, bóc lột nặng hơn các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân bị tăng cả thuế đinh thuế điền thổ và các thứ thuế gián tiếp khác. Sau khi Phan Thanh chết, cuộc vận động bầu cử Đặng Thai Mai gặp nhiều khó khăn (Đặng Thai Mai là người tỉnh khác) nhưng cuối cùng thắng lợi cũng thuộc về nhân dân. Hai lần bầu cử đã giúp công khai giáo dục chính trị và tập dượt cho quần chúng đấu tranh với bọn phản động trong tỉnh, mặt khác qua 2 cuộc bầu cử ta thấy sự tin tưởng của nhân dân với Đảng rất cao, nhân dân đã nghe theo Đảng để ủng hộ cho một ứng cử viên không phải người trong tỉnh giành được thắng lợi nổi bật. Đi đôi với các cuộc vận động chính trị kể trên, Đảng bộ chủ trương vận động cải cách xã hội, sửa đổi những tệ tục ở nông thôn, vì những tệ tục này đã gây nhiều thiệt hại phiền nhiễu cho nhân dân. Ta vận động bằng nhiều cách như viết bài hô hào trên báo chí, các đồng chí của ta đã đi tuyên truyền vận động trong nhân dân, khuyến khích các cụ lão thành, các ông cách mạng cũ đứng ra làm. Trong các phủ, huyện làm đơn mạnh nhất là Tam Kỳ, có 180 đơn với rất nhiều chữ ký khác nhau, nhiều lý trưởng cùng một số chánh phó tổng ký vào đơn và đóng triện. Điện Bàn, Hoà Vang làm đơn ở một số xã vùng, Quế Sơn làm 1 đơn lấy chữ ký của tổng lý, Hội An làm đơn lấy chữ ký anh em lao động trong thành phố.

Nói chung ở các phủ huyện, những nơi có cơ sở Đảng những nơi chịu ảnh hưởng tuyên truyền của Đảng đều có vận động, đưa lại một số cải cách thiết thực trong việc tang khó, cưới hỏi, tế lễ, giúp đỡ lẫn nhau, dân chủ hoá bộ máy nông thôn. Ngoài ra dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Nam còn có các cuộc đấu tranh của công nhân xưởng Staca, xưởng chè Phi-a, nhân

viên sở địa chánh Hội An tất cả đều tham gia tích cực vào phong trào cách mạng chung.

Nhìn lại thời kỳ 1936-1939, Đảng bộ Quảng Nam đã biết tranh thủ những điều kiện hợp pháp, thông qua việc hình thành các tổ chức biến tướng các hội quần chúng để mở rộng việc giáo dục và tập hợp lực lượng, hoặc tuỳ từng lúc từng thời điểm kết hợp các hình thức đấu tranh với nhau. Đặc biệt, Đảng bộ đã biết phối hợp cả hai mặt trận là đấu tranh trong và đấu tranh ngoài nghị trường, vừa liên minh bên trên vừa liên minh bên dưới, cô lập lực lượng phản động, tranh thủ những người tiến bộ và lưng chừng, tranh thủ cả số quần chúng của các đảng phái cải lương để có thêm lực lượng đồng minh, miễn là có lợi cho phong trào của mặt trận dân chủ. So với thời kỳ 1930-1931 và 1932-1935 thì “thời kỳ 1936-1939 có nhiều cuộc đấu tranh hơn, số người tham gia đông hơn, có nhiều cuộc biểu tình, mít tinh nổ ra với thời gian dài ngày hơn và có tính dây chuyền liên tỉnh, phối hợp nhiều lực lượng, thành phần xã hội thậm chí là có sự tham gia của bà con đồng bào dân tộc thiểu số vùng Trà My, Nam Giang” [38, tr.3]. Các cuộc đấu tranh ở đồng bằng có tính ôn hoà hơn ở miền núi, ở vùng cao đồng bào đấu tranh chủ yếu với tính chất tự phát nhiều với các hình thức như bạo động vũ trang quyết liệt. Lần đầu tiên trong lịch sử chiến đấu của tỉnh nhà, công nhân lao động sát cánh với nông dân và các lực lượng xã hội khác trong cuộc xuống đường công khai quy mô và có tổ chức. Những hoạt động hưởng ứng phong trào Đông Dương đại hội, cuộc xuống đường đón tiếp Gôđa, hai lần tham gia bầu cử dân biểu Trung Kỳ… đã tạo nên không khí sôi nổi, hào hứng trong mọi tầng lớp lao động cả tỉnh. Họ tự nguyện, tự giác tham gia phong trào và cũng chính từ hành động tự giác đó họ nhanh chóng ý thức được vị trí của mình trong đội quân cách mạng, ý thức được rõ ràng về sức mạnh đoàn kết.

Bên cạnh các hoạt động của nhân dân, công nhân và các lực lượng khác thì trong giai đoạn này ở Quảng Nam còn có sự tham gia của các tổ chức

Hội ái hữu, các hội biến tướng… Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ trong thời kỳ này không chỉ dừng lại ở những yêu sách đòi cải thiện đời sống, tăng lương, giảm giờ làm, chống cúp phạt, sa thải… mà còn vạch trần bộ mặt tàn bạo của chính quyền thực dân, lên án chế độ bóc lột khắc nghiệt, sự ngược đãi, điều kiện lao động tồi tệ, tính mạng con người bị coi rẻ. Vượt qua thời kỳ khủng bố ác liệt của kẻ thù và những khó khăn do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế… dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, các tổ chức quần chúng biến tướng, trong ba năm 1935-1937, phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Nam đã liên tiếp nổ ra, từ hẹp phát triển ra chiều rộng, từ thấp lên cao… phong trào đã giành được những thắng lợi quyết định trong nhiệm vụ bảo vệ những quyền dân sinh, dân chủ của công nhân lao động. Trong suốt quá trình diễn biến của phong trào, thành thị đã thực sự trở thành trung tâm của phong trào. Qua phong trào rộng lớn này mà một đội quân chính trị quần chúng đông đảo được hình thành. Đội ngũ công nhân, lao động nhanh chóng được tập hợp, có tổ chức, sớm được trang bị bằng thực tiễn đấu tranh và trở thành nòng cốt của phong trào. Thực tiễn lãnh đạo quần chúng đấu tranh những năm 1930-1939 đã để lại cho Đảng bộ những kinh nghiệm quý báu về vận dụng thích hợp các phương pháp hoạt động, về tinh thần liên kết hành động giữa các đảng bộ các tỉnh, về khai thác những khả năng cách mạng của quần chúng để đưa quần chúng vào tổ chức và từng bước hướng quần chúng đấu tranh vì mục tiêu chung do Đảng để ra. Nhìn chung, Đảng bộ Quảng Nam trong giai đoạn này đã có sự phát triển nhất định so với giai đoạn trước, công tác chuẩn bị lực lượng cho tổng khởi nghĩa đã được quan tâm tới, theo thống kê số lượng Đảng viên ở trên địa bàn Quảng Nam tính tới hết năm 1939 cụ thể như sau:

Tỉnh/thành phố Tỉnh uỷ Huyện uỷ Chi bộ SL Đảng viên

Đà Nẵng Thành uỷ 3 10

Quảng Nam Tỉnh uỷ 3 Phủ uỷ 28 134

Bình Định Tỉnh uỷ 4 40

Phú Yên Tỉnh uỷ 2 Phủ uỷ 13 51

Khánh Hoà Tỉnh uỷ 3 14 Ninh Thuận 3 10 Bình Thuận 1 3 Tổng cộng 1 Thành uỷ 5 Tỉnh uỷ 74 355

Dẫn theo số liệu của tác giả: Ngô Văn Minh (2005), “Cách mạng Tháng Tám tại các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ”, Nxb Đà Nẵng, tr.40.

Thông qua số liệu trên thấy được Quảng Nam là một trong số ít các địa phương thuộc Xứ uỷ Trung kỳ đi đầu trong công tác chuẩn bị lực lượng, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng. Với số lượng cán bộ Đảng viên trên đã lãnh đạo cuộc cuộc biểu tình, mít tinh chính trị công khai, hợp pháp diễn ra rộng lớn trên toàn tỉnh và thu được những kết quả đáng kể. Những thành quả của nhân dân Quảng Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đã đưa phong trào có bề rộng và có khí thế mạnh với sự tham gia của nhiều thành phần, tầng lớp khác nhau trong xã hội.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Quảng Nam mảnh đất của những truyền thống đấu tranh cách mạng, nơi có những con người làm nên dấu ấn của dân tộc những năm đầu thế kỷ XX như cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... thời gian trước khi có Đảng lãnh đạo. Quảng Nam cũng là địa phương diễn ra nhiều phong trào yêu nước sôi nổi, thu hút đông đảo người dân địa phương. Không bao lâu sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, tới 28-3-1930 Đảng bộ tỉnh

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 31)