6. Bố cục luận văn
3.1.2. Hội nghị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
Đông Dương và “chỉ thị Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
Khi Nhật đảo chính lật đổ Pháp cũng là lúc Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đang họp hội nghị mở rộng tại Bắc Ninh. Trước diễn biến mới của tình hình và căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng. Hội nghị đề ra chủ trương mới, thể hiện trong bản chỉ thị Nhật- Pháp
bắn nhau và hành động của chúng ta ra ngày 12-3-1945. “Bản chỉ thị xác
định kẻ thù chính cụ thể trước mắt, duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật, cần phải đem khẩu hiệu đánh đuổi phát xít Nhật thay cho khẩu hiệu đánh đuổi Nhật, Pháp và nêu khẩu hiệu thành lập chính quyền
cách mạng của nhân dân, chống lại chính phủ bù nhìn do Nhật lập ra. Đảng
chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Thay đổi mọi hình thức tuyên truyền cổ động, tổ chức đấu tranh cho phù hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa, nhằm động viên mau chóng quần chúng lên mặt trận cách mạng như tổng biểu tình tuần hành, bãi công chính trị… đến huy động tự vệ tước vũ khí của binh lính bại trận đào ngũ, mất tinh thần, phát động chiến tranh du kích ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Trong khi Đảng ta chủ trương tập dượt quần chúng tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền và ảnh hưởng của Việt Minh đã lan rộng vào tất cả mọi tầng lớp nhân dân” [28, tr.66].
Vấn đề thời cơ khởi nghĩa được Trung ương Đảng nêu lên từ rất sớm. Nếu những năm 1930 vấn đề này chỉ mới được nêu lên những nét chung theo tinh thần của Lê Nin về thời cơ cách mạng và sang năm 1941, có gắn với hoàn cảnh Đông Dương đang chịu sự thống trị của cả Pháp và Nhật, trên thế giới các nước lớn đang ở trong cuộc chiến tranh thì sang năm 1942 trở đi, trong 4 khả năng đã nêu lên ở Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, Đảng nhận định khả năng Liên Xô chiến thắng phát xít Đức, Nhật là quan trọng nhất, là