Uỷ ban bạo động phủ Tam Kỳ lãnh đạo giành chính quyền trong toàn

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 96)

6. Bố cục luận văn

3.3.2.6. Uỷ ban bạo động phủ Tam Kỳ lãnh đạo giành chính quyền trong toàn

trong toàn phủ

Tam Kỳ là một địa bàn quan trọng ở phía nam tỉnh, có thị xã lớn Tam Kỳ được chia ra thành nhiều khu vực để phân công cán bộ phụ trách vận động quần chúng nhất tề nổi dậy khởi nghĩa. Tỉnh uỷ đã tăng cường đồng chí Lê Thanh Hải, tỉnh uỷ viên về giúp địa phương tổ chức khởi nghĩa. Sau khi Hội nghị Tỉnh uỷ diễn ra ở Khương Mỹ- Tam Xuân từ ngày 14-15/8/1945, Phủ uỷ và Ban bạo động phủ Tam Kỳ tiếp tục họp suốt đến trưa ngày 16-8, dựa vào kế hoạch của tỉnh, hội nghị đã quyết định kế hoạch hành động sau:

Ø Dùng mọi hình thức tuyên truyền cổ động để hô hào quần chúng tham gia cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền, gửi thư cho Phủ trưởng Trần Kim Lý buộc chuẩn bị giao chính quyền cho Việt Minh. Tích cực tranh thủ binh lính ở các đồn Đại Lý, cô lập tên đồn trưởng Quảng Lộc gian ác, nắm chắc tình hình để tạo điều kiện cho việc cướp đồn. Phá hoại, gây cản trở về giao thông và thông tin, liên lạc của địch, để đề phòng viện trợ của quân Nhật từ trong ra, ngoài vào.

Ø Vận động một số ghe thuyền và xe cộ vận chuyển lương thực tiếp tế cho lực lượng tự vệ và chuyển tài sản, tài liệu thu của địch về nơi an toàn, đề phòng sự đối phó của địch. Về phương án hành động tập trung lực lượng cướp chính quyền ở phủ lị, đồng thời bố trí một số tự vệ ở lại hỗ trợ cho quần chúng cướp chính quyền ở xã. Lực lượng cướp chính quyền ở phủ lỵ chủ yếu

là tự vệ và quần chúng các xã chung quanh thị trấn Tam Kỳ và vùng nội ô thị trấn. Địa điểm tập trung là Quảng Phú, Khương Mỹ, Xuân Trung, hội nghị đã xây dựng các phương án cướp chính quyền ở các đồn. Hội nghị phân công thường trực Ban bạo động phủ gồm 3 đồng chí là Nguyễn Thế Kỷ, Khưu Thúc Cự và Lê Thuyết, cơ quan đóng tại Tam Xuân. Các đồng chí trong phủ uỷ cũng được phân công phụ trách huy động tổ chức lực lượng và chỉ huy chiếm từng vị trí quan trọng, phụ trách một số công việc cần thiết như: nắm lực lượng bảo an binh, đưa thư cho tên phủ trưởng, tiếp tế tự vệ… kết thúc hội nghị, các đồng chí đều nhanh chóng toả về các địa phương triển khai công việc. Những ngày 16-17/ 8 toàn phủ sục sôi khí thế tất cả đều tập trung cho việc chuẩn bị khởi nghĩa. Truyền đơn, biểu ngữ, băng, cờ… tung bay trên đường quốc lộ, nhà xe…, các đội tự vệ, du kích khẩn trương tập luyện suốt ngày đêm. Các lò rèn và thợ may do ta bố trí, khẩn trương rèn vũ khí và may cờ. Các đồng chí phụ trách binh vận cũng đã nắm được một số lính bảo an, kế hoạch mở phá đường ray xe lửa và cầu sắt, vận động ghe thuyền để chuyển lương thực tiếp tế cho tự vệ cũng được bố trí chu đáo. Như vậy, mọi công tác cần thiết chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa đã được chuẩn bị sẵn sàng, chỉ còn chờ mệnh lệnh của cấp trên” [58, tr.134-135].

Theo kế hoạch của Uỷ ban bạo động tỉnh Quảng Nam, từ 18-8 tiến hành đợt tổng tuyên truyền, uy hiếp tinh thần địch và chuẩn bị tư tưởng cho quần chúng. “Đêm 21, rạng ngày 22-8, các phủ, huyện đồng loạt nổi dậy cướp chính quyền, nhưng do điều kiện khởi nghĩa có sự biến đổi nhanh có lợi cho cách mạng nên Hội An được lệnh khởi nghĩa cướp chính quyền trước. Đúng 19h ngày 18-8-1945, dưới sự chỉ huy của các đồng chí Lê Thanh Hải và Phan Quang Trọng, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo nhân dân xung quanh bao vây và nhanh chóng chiếm được đồn thương chánh Hiệp Hoà. Trong khí thế chiến thắng đó nhân dân đã nhanh chóng kéo về phối hợp cướp chính quyền tại phủ, lỵ và trấn giữ những vị trí xung yếu của thị trấn Tam Kỳ.

Trong đêm 18, rạng ngày 19-8 hầu hết các xã trong phủ dưới sự chỉ đạo của Ban bạo động hoặc Ban vận động cứu quốc xã, có sự hỗ trợ của lực lượng quân tự vệ, quần chúng đã tập trung đi bắt lý hương, buộc phủ trưởng Trần Kim Lý bàn giao chính quyền, thu triện đồng, giấy tờ…. Suốt đêm và ngày hôm sau đó, cả thị trấn Tam Kỳ và hầu hết các xã vùng đồng bằng ven biển, đâu đâu cũng đèn đuốc sáng rực, trống giục liên hồi, băng cờ treo khắp các nẻo đường, cổng chợ, bến đò… Chiều ngày 19-8, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời được thành lập, do đồng chí Lê Thuyết làm Chủ tịch, tổ chức mít tinh làm lễ ra mắt quần chúng, cùng ngày lực lượng tự vệ và quần chúng ở một số xã tiếp tục truy bắt những tên làm tay sai đắc lực cho Pháp, Nhật, đàn áp phong trào cách mạng những năm trước đây như Võ Xuân Khoá, Nguyễn Hoàng” [57, tr.111].

Như vậy, chỉ trong vòng 2 ngày kể từ chiều ngày 18 đến chiều ngày 19-8, làn sóng cách mạng mạnh mẽ của nhân dân tập hợp dưới ngọn cờ cứu nước của Mặt trận Việt Minh, do Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương phủ Tam Kỳ lãnh đạo đã nhanh chóng quật đổ toàn bộ hệ thống chính quyền tay sai của Nhật từ xã đến phủ. Và trong vòng 5 ngày sau đó đã thành lập xong bộ máy Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời từ phủ đến xã. Gần một tháng kể từ trước và sau ngày khởi nghĩa, nhất là những ngày sau khi khởi nghĩa thắng lợi, đã trở thành ngày hội của toàn dân. Từ nông thôn đến thị trấn, vùng núi đến ven biển, ở đâu quần chúng cũng say sưa hội họp, mít tinh, biểu tình, canh gác tuần hành, luyện tập quân sự, tạm ngừng công tác làm ăn tập trung cho công cuộc tổng khởi nghĩa trong toàn huyện.

Thắng lợi của cách mạng ở Tam Kỳ là một thành công tiếp theo trong con đường lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ cơ sở. Trong quá trình sinh ra và lớn lên, trải qua những thời kỳ chuyển biến cách mạng, Đảng bộ Tam Kỳ đã vượt qua nhiều thử thách như con thuyền vượt biển khơi dậy sóng gió, bị kẻ thù đánh phá liên tục nhất là những năm 1942-1943 đã có hàng trăm cán bộ

đảng viên và quần chúng cách mạng bị bắt và tra tấn tù đày, hàng chục đồng chí hy sinh anh dũng nhưng với lòng kiên cường bất khuất của quần chúng và đảng viên trong cũng như ngoài nhà tù đã chung sức vượt qua mọi khó khăn trở ngại, có lúc gần như bế tắc. Tuy có những lần lực lượng bị tổn thất, nhưng nhìn chung tổ chức và hoạt động của Đảng bộ vẫn được liên tục giữ vững, không có thời gian gián đoạn lâu dài. Sự trưởng thành trong chỉ đạo của Đảng bộ còn bắt nguồn từ việc Đảng biết “khai thông sức dân”, gắn bó máu thịt với quần chúng nhân dân, từ nhân dân mà ra vì lợi ích của dân mà chiến đấu và được nhân dân đùm bọc bảo vệ, khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn.

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 96)