Quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng Cộng sản Đông

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 77)

6. Bố cục luận văn

3.3.1. Quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng Cộng sản Đông

Cộng sản Đông Dương

Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã đi đến điểm cuối, Mỹ thả 2 quả nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản, trong khi đó đội quân thiện chiến của Hồng quân Liên Xô đã nhanh chóng hạ gục lực lượng quân Quan Đông. Đến 12h trưa ngày 15-8 đài Tokyo chính thức phát đi lời tuyên bố xin

chấp nhận bản tuyên bố Posdam ngày 26-7 (đầu hàng vô điều kiện). Tin phát xít Nhật đầu hàng làm cho chính phủ Trần Trọng Kim càng nhanh chóng rệu rã” [48, tr.57]. Chớp lấy thời cơ thuận lợi, từ ngày 13-15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào quyết định lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. “Hội nghị đã đề ra 3 nguyên tắc để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổng khởi nghĩa là:

Thứ nhất: Tập trung- tập trung lực lượng vào những việc chính

Thứ hai: Thống nhất- thống nhất mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy

Thứ ba: Kịp thời- kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội. Ba khẩu hiệu đấu tranh lớn được Hội nghị đề ra là: phản đối xâm lược, hoàn toàn độc lập, chính quyền nhân dân. Đồng thời hội nghị còn đề ra phương châm hành động và nhiệm vụ quân sự trong lúc khởi nghĩa là phối hợp quân sự với chính trị, đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê. Thành lập những Uỷ ban nhân dân ở những nơi ta làm chủ, tước vũ khí, tịch thu tài sản của quân Nhật, đánh cho quân Nhật những đòn chí tử, tiêu diệt lực lượng của chúng, chớp lấy những căn cứ chính trước khi quân Đồng Minh vào và nêu lên những chủ trương quan trọng về đối nội, đối ngoại cần thực hiện sau khi tổng khởi nghĩa thắng lợi” [40, tr.187-189]. Đại hội quốc dân Tân Trào thể hiện sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc Việt Nam trước giờ phút quyết định của lịch sử.

Lệnh khởi nghĩa của Uỷ ban khởi nghĩa, lời hiệu triệu của Đảng Cộng sản Đông Dương, của Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam và Thư kêu gọi đồng bào cả nước của Hồ Chí Minh phát ra đúng thời cơ chín muồi. Về phía cách mạng phong trào quần chúng đã lên cao, nhiều cuộc khởi nghĩa từng phần đã nổ ra và những cuộc mít tinh, biểu tình thị uy của quần chúng do Việt Minh tổ chức đang sôi sục, các tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. Về phía Nhật, quân phát xít Nhật đã bại trận, trong lúc này, quân Đồng

Minh chưa kịp vào Đông Dương, đây là một thời cơ lớn cho sự thành công của cách mạng.

Trước yêu cầu mới của cách mạng, tại Tam Xuân- Tam Kỳ, ngày 12- 8-1945, Tỉnh uỷ Quảng Nam đã tổ chức hội nghị bàn kế hoạch hoạt động, nhằm thúc đẩy cao trào chuẩn bị khởi nghĩa mạnh mẽ, chín muồi hơn nữa để kịp đón thời cơ. Trong khi cuộc họp đang diễn ra thì ngày 14-8 được tin báo Nhật hoàng đã đầu hàng Liên Xô và Đồng minh vô điều kiện. Căn cứ vào dự kiến trong bản Chỉ thị Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta được Trung ương Đảng nêu lên trước đó: Nếu giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần thì khi ấy dù quân Đồng Minh chưa đổ bộ, cuộc tổng khởi nghĩa của chúng ta cũng có thể nổ ra và giành được thắng lợi.

Với chủ trương này, Đảng bộ Quảng Nam đã nhất trí tán thành về vấn đề thời cơ tiền khởi nghĩa, Đảng bộ kiên quyết chuẩn bị kịp thời những điều kiện để phát động khởi nghĩa. Chính vì vậy, Hội nghị quyết định phát động ngay toàn dân trong tỉnh nổi dậy khởi nghĩa, không nên ngồi chờ chỉ thị của Trung ương Đảng và xứ uỷ mà bỏ lỡ thời cơ ngàn năm có một, đây là một quyết định quan trọng, kịp thời và chính xác. Quyết định này đã làm cho cuộc khởi nghĩa ở Quảng Nam- Đà Nẵng diễn ra trùng hợp với thời gian cao điểm của Tổng khởi nghĩa toàn quốc, hoà nhịp với cao trào Tổng khởi nghĩa Tháng Tám trong cả nước và thu thắng lợi nhanh gọn.

Thực hiện quyết định khởi nghĩa, Uỷ ban vận động cứu quốc Tỉnh chuyển thành Uỷ ban bạo động Tỉnh, cử bộ phận thường trực gồm các đồng chí Trần Quế, Nguyễn Thuỷ, Võ Toàn, Nguyễn Xuân Nhĩ, Lê Thanh Hải, do đồng chí Võ Toàn làm trưởng ban [65, tr.102]. Với khí thế khẩn trương, Tỉnh uỷ kết thúc sớm cuộc họp việc vạch kế hoạch khởi nghĩa cụ thể giao cho Uỷ ban bạo động bàn định, và các đại biểu nhanh chóng toả về các địa phương lo liệu công việc huy động quần chúng. Cũng ngay trong đêm đó, Uỷ ban bạo

động tỉnh chuyển ra họp ở ngôi nhà ngói cũ gần trạm Nam Phước- Duy Xuyên và quyết định kế hoạch khởi nghĩa như sau:

Ø Phát động một đợt tuyên truyền rầm rộ trong toàn tỉnh bắt đầu từ ngày 18-8 bằng mọi hình thức: tuyên truyền xung phong, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân, nhằm uy hiếp địch, chuẩn bị tinh thần quần chúng hưởng ứng khởi nghĩa.

Ø Đến đêm 21, rạng ngày 22-8-1945, các phủ, huyện nhất quyết đồng loạt nổi dậy cướp chính quyền. Việc khởi nghĩa tiến hành từ các phủ, huyện trước, rồi mới tập trung lực lượng kéo về cướp chính quyền ở tỉnh lỵ Hội An.

ØKhẩu hiệu khởi nghĩa: Đánh đổ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, thành lập chính quyền cách mạng nhân dân, Việt Nam độc lập” [4, tr.118]. Đối với quân Nhật, ta chủ trương lật chúng. Đối với Pháp, ta coi như kiều dân ngoại quốc. Đối với các đảng, phái ta không đánh mà tranh thủ họ, cô lập họ. Tránh tình trạng thêm kẻ thù chống lại ta. Trước mắt cần đề phòng khả năng Nhật giúp bọn bù nhìn chống lại ta. “Cướp chính quyền ở Hội An xong, phải đưa tất cả các tài liệu, vũ khí các loại rút về Duy Xuyên. Nếu bị địch tấn công, ta sẽ lui về Quế Sơn làm nơi căn cứ để tiếp tục chống Nhật” [17, tr.15].

Ø Ở tỉnh, tổ chức lại lực lượng tự vệ sẵn có và phát triển thêm làm lực lượng nòng cốt đi cướp chính quyền. Các địa phương huy động quần chúng biểu tình võ trang kéo đến chiếm phủ, huyện lỵ. Riêng Điện Bàn phải hạ các cây lớn nhằm chặn đường quân Nhật từ Đà Nẵng vào, từ Đại Lộc xuống, hỗ trợ cho các cuộc cướp chính quyền ở Hội An và các phủ, huyện. Tích cực vận động binh lính trong hàng ngũ địch đi theo ta, hoặc trung lập đối lập với các hoạt động của ta. Để kịp thời theo dõi diễn biến của tình hình địch và ta ở những trọng điểm chỉ đạo khởi nghĩa của tỉnh. Cơ quan thường vụ và thường trực uỷ ban bạo động được chuyển ra đóng ở làng Bích Trâm- Điện Bàn. Các uỷ ban bạo động gấp rút thành lập, từ uỷ ban bạo động tỉnh đến uỷ ban bạo động ở phủ, huyện, trừ 1 số đồng chí được cử lại làm nhiệm vụ thường trực,

còn tất cả các uỷ viên đều được phân công xuống địa phương huy động quần chúng khởi nghĩa.

Ø Cơ quan của Tỉnh uỷ và Uỷ ban khởi nghĩa dời ra đóng ở Bích Trâm- Điện Bàn để gần các trọng điểm cho tiện việc chỉ đạo. Công tác chuẩn bị về mặt tổ chức lãnh đạo cách mạng đã được hình thành và phát triển cơ bản Hệ thống tổ chức Đảng và Mặt trận Việt Minh tại Quảng Nam [40, tr. 227]

Địa phương Tổ chức Đảng Tổ chức Mặt trận Tỉnh uỷ Thời gian lập Huyện uỷ Chi bộ

Uỷ ban Việt Minh (cứu quốc)

Thời gian lập

Hội An Thành

uỷ

1 Việt Minh thị xã Cuối 1943

Tam Kỳ Phủ uỷ 8 Uỷ ban vận động

cứu quốc

3-1943

Quế Sơn Huyện

uỷ

Uỷ ban Việt Minh 5-1945 Duy

Xuyên

Phủ uỷ 7 Uỷ ban vận động cứu quốc

6-1945

Điện Bàn Phủ uỷ Uỷ ban vận động

cứu quốc

6-1945 Thăng

Bình

Uỷ ban Việt Minh 6-1945

Đại Lộc 1 Uỷ ban Việt Minh 6-1945

Tiên Phước

Uỷ ban Việt Minh 8-1945 Trong khi đó, “từ đêm 13-8-1945 Uỷ ban khởi nghĩa Trung ương đã ra lệnh Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. Quảng Nam lúc này chưa nhận được chủ trương này, tuy nhiên dưới sự chỉ đạo của cấp Đảng địa phương thì không khí chuẩn bị khởi nghĩa khẩn trương lan rộng. Các chỉ thị bổ sung kế hoạch khởi nghĩa được các đồng chí thường trực Uỷ ban bạo động tỉnh soạn thảo cho đánh máy và liên lạc chuyển ngay đến các Uỷ ban bạo động phủ- huyện” [36, tr.121]. Nhận được lệnh khởi nghĩa từ tỉnh chuyển về, nhân dân hồ hởi

phấn khởi chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. Các đội xung phong mở mít tinh ban ngày kêu gọi đồng bào sửa soạn khởi nghĩa, có nơi dùng cả trống mỏ huy động quần chúng, băng, cờ, biểu ngữ tới tấp giương cao. Các đội du kích tự vệ được bổ sung, luyện tập náo động thôn xóm. Các lò rèn nổi lửa đêm ngày để rèn giáo, kiếm, mã tấu, dao găm, không đủ giáo, đủ mác thì đồng bào chặt tre vót nhọn cầm tay. Nhiều người, trước kia tới giờ chưa đứng trong hàng ngũ cứu quốc cũng hăng hái tham gia biểu tình tuần hành thị uy. Khí thế cách mạng của quần chúng chín muồi, chờ bùng nổ. Lúc này các đội tự vệ, du kích phát triển nhanh về lực lượng, luyện tập nhộn nhịp, lực lượng công nhân, thợ thuyền đã có mặt hầu hết trong các phong trào chuẩn bị khởi nghĩa. Các uỷ ban khởi nghĩa ở những công sở, xí nghiệp được thành lập trước khởi nghĩa đã đóng vai trò chủ đạo trong việc chỉ huy khởi nghĩa, ổn định tổ chức, hướng dẫn sản xuất phục vụ những yêu cầu bức thiết của chính quyền cách mạng còn non trẻ. Cùng với lực lượng tự vệ làm tốt công tác truy quét bọn Việt gian và những phần tử phá rối ở các phủ, huyện, bảo đảm sự hoạt động của bộ máy chính quyền. Mặc dù chưa nhận được chỉ thị Tổng khởi nghĩa nhưng do những điều kiện thuận lợi trên nên Tỉnh uỷ đã chủ trương lệnh khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh. Quyết định khởi nghĩa của Tỉnh uỷ hoàn toàn đúng đắn, đó là kết tinh của trí tuệ của một Đảng bộ đã được rèn luyện, thử thách nhiều năm đến nay đã trưởng thành, có đầy đủ khả năng lãnh đạo thắng lợi phong trào cách mạng.

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w