Phong trào cách mạng ở Quảng Nam trong những năm 1932-1935

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 29)

6. Bố cục luận văn

1.4. Phong trào cách mạng ở Quảng Nam trong những năm 1932-1935

1935

Sau phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp không còn chủ quan như trước nữa, điều này minh chứng bằng hàng loạt những chính sách

khủng bố trắng bắt bớ người dân vô tội, truy lùng cộng sản ráo riết đã gây nên

cũng không nằm ngoài những tầm ngắm của thực dân Pháp, đầu năm 1932 tỉnh uỷ lâm thời Quảng Nam sau vô số những nổ lực đã được thành lập lại. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, các cơ sở Đảng, các tổ chức quần chúng cách mạng ở một số nơi như Tam Kỳ, Điện Bàn, Duy Xuyên… được củng cố và bắt đầu một thời kỳ mới. Cũng vào thời kỳ này, số tù chính trị án nhẹ, số trốn thoát trên đường đi đày, số bị trục xuất ở Nam Kỳ đều lần lượt trở về. Ngay sau khi ra tù hoạt động của các đồng chí cộng sản đã gây ảnh hưởng tốt đối với phong trào, địa phương nào có nhiều chính trị phạm ở đó phong trào nhanh chóng phát triển, Sở mật thám Trung Kỳ đã phải thừa nhận: “một trong những nguyên nhân gây ra các cuộc đấu tranh liên tiếp của công nhân là do có nhiều chính trị phạm được thả tự do và bị quản thúc ở Đà Nẵng” [39, tr.73]. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn 1932-1935 là đấu tranh khôi phục phong trào, xây dựng lại hệ thống tổ chức Đảng và các hội quần chúng, đấu tranh chống những khuynh hướng chính trị đối lập và phản động… Trên tinh thần đó tới giữa năm 1933, tỉnh uỷ lâm thời Quảng Nam hoạt động trở lại, ở nông thôn nhiều tổ chức biến tướng hoạt động hợp pháp như các hội cấy gặt, trợ tang… được thành lập và trở thành lá chắn cho hoạt động bí mật của Đảng. Ở thành phố nhờ tiếp xúc của các đồng chí vừa mới ra tù, cùng với số đồng chí còn lại cho nên phong trào được khôi phục dần. Những hoạt động có tính chất cứu trợ lẫn nhau giữa những người được trả tự do và những đồng chí còn bị giam thực chất đây cũng là một hình thức mở rộng phạm vi hoạt động, lợi dụng điều kiện để bàn bạc, tăng cường quan hệ công tác của các chiến sĩ cộng sản. Nhiều các hoạt động tiếp xúc giúp đỡ lẫn nhau đã nung nấu tinh thần, nâng cao trách nhiệm và nhiệt tình đối với cách mạng ở mỗi người. Điều này đã buộc giới cầm quyền của thực dân Pháp phải thừa nhận rằng: “đây là thời kỳ những người lao động ở Đông Dương đã có ý thức về sức mạnh của họ, họ gia nhập các hội bí mật” [39, tr.74]. Trong thời gian 1932-1933, Quảng Nam liên tiếp mất mùa, nhưng chính quyền thực dân vẫn ráo riết thực hiện thu các

loại thuế vô lý như thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối… Chính nguyên nhân này đã chi phối tới khẩu hiệu đấu tranh của nhân dân Quảng Nam, nhân dân thiên về giải quyết những vấn đề kinh tế trong thời điểm lúc bấy giờ. Tuy nhiên, dưới sự đàn áp dã man của kẻ thù, số lượng Đảng viên bị bắt giam ngày một tăng lên và cuối năm 1935 Đảng bộ Quảng Nam đã buộc phải giải tán, mất liên lạc với Trung ương [8, tr.53].

Vượt qua giới hạn của cuộc đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế, nhiều cuộc đấu tranh chính trị, với hình thức rải truyền đơn vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng, kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga được tổ chức tại Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quế Sơn và một số địa phương khác. Thời kỳ 1932- 1935 tuy ngắn ngủi nhưng kết quả mang lại có ý nghĩa to lớn. Phong trào khẳng định thành quả của cao trào cách mạng 1930-1931, ra đời trong hoàn cảnh ngặt nghèo trước sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù, sự đe doạ của chính quyền sở tại và trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, mất mùa, đói kém, thiếu sự lãnh đạo công khai trực tiếp của Đảng… tưởng rằng không đứng vững nhưng phong trào cách mạng Quảng Nam vẫn có bước đi lên rõ rệt.

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w