Hội An phát súng đầu tiên giành chính quyền trong toàn tỉnh

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 82)

6. Bố cục luận văn

3.3.2.1. Hội An phát súng đầu tiên giành chính quyền trong toàn tỉnh

Hội An là một thị xã không lớn lắm nhưng giữ một vị trí chiến lược của tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng, nhân dân ở đây có tinh thần lao động cần cù, truyền thống yêu nước, dũng cảm chống ngoại xâm, bên cạnh đó người dân khu vực này vốn có truyền thống văn hoá, phong tục tập quán phong phú. “Cuộc vận động thành lập Đảng bộ ở Hội An (1929-1930) là cuộc đấu tranh

tư tưởng giữa nhiều xu hướng nhưng cuối cùng tư tưởng của giai cấp công nhân đã chiến thắng vì nó phù hợp với xu hướng và quy luật của lịch sử trong thời đại mà chủ nghĩa xã hội đã trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người”[7, tr.87]. Điều đó góp phần khẳng đinh rằng ở những nước mà giai cấp chưa phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng nhưng nếu chủ nghĩa Mác-Lê nin thâm nhập vào quần chúng một cách sâu sắc thì vẫn có thể thành lập được tổ chức của Đảng Cộng sản.

Sau quyết định khởi nghĩa của Tỉnh uỷ, ngày 15-8-1945, đồng chí Nguyễn Phe cấp tốc triệu tập cuộc họp thị uỷ ở Hội An để phổ biến kế hoạch khởi nghĩa tới địa phương. Thường trực Uỷ ban bạo động Tỉnh tiến hành công tác chỉ đạo khởi nghĩa theo kế hoạch đã được Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định vào đêm 21 rạng 22-8-1945. Các phủ, huyện khởi sự trước, sau đó tập trung lực lượng kéo về giành chính quyền ở tỉnh lỵ Hội An. Ngày 15-8, đồng chí Nguyễn Phe cấp tốc triệu tập cuộc họp Thị uỷ Hội An tại Kim Bồng để phổ biến nghị quyết và kế hoạch khởi nghĩa của Tỉnh uỷ, sau khi nhất trí với nghị quyết của Tỉnh uỷ, Thị uỷ đã đề ra kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa như sau:

ØTiến hành công khai tuyên truyền về sự đầu hàng của đế quốc Nhật và sự hoang mang của chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, công khai tuyên truyền về Mặt trận Việt Minh và kêu gọi nhân dân tham gia Mặt trận đánh đổ phát xít Nhật và bọn tay sai giành độc lập cho Tổ quốc, giành chính quyền về tay nhân dân.

Ø Phát triển nhanh chóng rộng rãi, nửa công khai các đoàn thể cứu quốc. Tất cả tự vệ cứu quốc và hội viên cứu quốc ráo riết chuẩn bị tập luyện và tự trang bị cho mình vũ khí như gươm, giáo, gậy guộc

Ø Công khai quyên tiền cho quỹ Việt Minh, vận động nhân dân nuôi tự vệ khi luyện tập

Ø In truyền đơn, áp phích phổ biến chương trình Việt Minh chuẩn bị cho đợt tổng tuyển rải truyền đơn, treo cờ, mít tinh và biểu tình thị uy, chuẩn

bị cờ và khẩu hiệu cho ngày khởi nghĩa.

Ø Thành lập Uỷ ban khởi nghĩa thị xã Hội An gồm 5 đồng chí Nguyễn Phe, Hoàng Kim Ảnh, Nguyễn Hàng, Võ Văn Thắng, Trần Duy Mãi do đồng chí Nguyễn Phe làm trưởng ban và chuyển các uỷ ban Việt Minh xã, ấp thành uỷ ban khởi nghĩa” [4, tr.118].

Cuộc họp của thị uỷ ngày 15-8 có ý nghĩa lịch sử rất lớn đối với Đảng bộ và nhân dân Hội An. Căn cứ vào tình hình thực tế, Thị uỷ Hội An đã đề ra những chủ trương thích hợp, kịp thời để thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ và giải quyết các nhiệm vụ cấp bách đang đặt ra.

Tuy vậy, khi có tin báo của cơ sở ta bắt được cờ và truyền đơn của bọn phản đế chuẩn bị lợi dụng lực lượng thanh niên Phan Anh (tổ chức phản động do luật sư Phan Anh cầm đầu) chiếm đoạt chính quyền tỉnh lỵ trước khi ta nổi dậy khởi nghĩa. Thường trực uỷ ban khởi nghĩa bạo động quyết định cử đồng chí Võ Toàn xuống Hội An vào chiều ngày 17-8-1945 trực tiếp kiểm tra tình hình chuẩn bị khởi nghĩa và cùng Uỷ bản bạo động Hội An bàn kế hoạch cướp chính quyền sớm hơn. Đồng chí Võ Toàn sau khi thị sát tình hình đã triệu tấp gấp các đồng chí trong uỷ ban bạo động thị xã để họp bàn. Cuộc họp nhất trí nhận đình tình hình địch ở đây khủng hoảng cao độ, tình thế cách mạng trực tiếp đã xuất hiện. Với lực lượng tự vệ cứu quốc sẵn có ở nội và ngoại thành cơ sở nội ứng của ta đang nắm giữ những đầu mối quan trọng ở đồn Bảo An như gác cổng, giữ kho súng, ta cần khởi nghĩa ngay trong đêm 17-8 không để đến ngày hôm sau vì có khả năng tên tỉnh trưởng bù nhìn Tôn Thất Giám thoả hiệp với bọn phản đế trao lại quyền hành cho chúng. Là tỉnh lỵ, Hội An khởi nghĩa trước càng tạo điều kiện thuận lợi cho ta tiến hành khởi nghĩa toàn tỉnh và sau đó thì cướp chính quyền ở các địa phương huyện, lỵ khác. Cuộc họp quyết định một mặt triển khai việc huy động quần chúng nhân dân nổi dậy, một mặt cử đồng chí Nguyễn Tấn Ưng đi Điện Bàn xin ý kiến của Thường vụ Tỉnh uỷ và Thường vụ Uỷ ban bạo động Tỉnh quyết định

cho phép Hội An khởi nghĩa trước. Nhận được cấp báo của Hội An, Thường vụ tỉnh uỷ và Thường trực Uỷ ban bạo động Tỉnh thảo luận, cân nhắc và nhanh chóng quyết định thay đổi kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền sớm của Hội An.

Chiều ngày 17-8, không khí thị xã Hội An khác hẳn mọi ngày, đồng bào bàn tán, trông đợi Việt Minh. Ở rạp chiếu bóng, bọn Hoàng Phê tổ chức nói chuyện với thanh niên Phan Anh vào lúc 3h chiều, có mời cả tên Tỉnh trường, tranh thủ thời cơ đó, đang lúc họp bàn việc khởi nghĩa, ta chủ trương thảo ngay bức tối hậu thư tấn công tên Tỉnh trưởng, ra lệnh cho y phải trao quyền cho Việt Minh thì tính mạng mới được bảo đảm, nhận được bức tối hậu thư, tên Tỉnh trưởng không dám ra mặt chống lại mà viết thư trả lời có tính chất nước đôi, chờ khất chờ thỉnh cầu cấp trên của hắn.

Càng về chiều tối, công việc huy động khởi nghĩa càng khẩn trương và sôi động hẳn lên. Nhân dân Hội An khi biết được thời cơ cách mạng đã đến, dù có phải tổn thất, hy sinh cũng phải cương quyết thì khí thế bừng bừng như lửa. “Từ kế hoạch chung, Thị uỷ Hội An đã soạn thảo kế hoạch cụ thể cướp đồn Bảo An, đây là nhiệm vụ then chốt của khởi nghĩa. Đồn này có khoảng 120 tên lính, nhưng Nhật đã điều một số đi chốt ở Cửa Đại và tăng cường cho các đồn nên chỉ còn khoảng 60 tên, 22h chúng ta nhận được thông tin từ nội ứng trong đồn thông báo tên tỉnh trưởng đã đến tận đồn trực tiếp ra lệnh cho tên quản đốc thu hết súng ống cất vào kho khoá kỹ, cho đóng hết cửa đồn lấy hết đạn và lưỡi lê của lính gác cổng chính, thủ đoạn đó cho thấy tên thị trưởng không bao giờ tự nguyện rút khỏi vị trí địa vị thống trị của chúng, ngay cả khi chúng lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất”[43, tr.68].

“Tuy lệnh khởi nghĩa ở Hội An mới ra chiều ngày 17-8, nhưng lực lượng khởi nghĩa đã được chuẩn bị sẵn sàng. Ngoài số lượng quần chúng đã được tổ chức trong khoảng 2.500 người, Uỷ ban quyết đinh động viên thêm lực lượng ngoài tổ chức tham gia, do đó lực lượng tham gia đã lên tới 5000

người, lực lượng tự vệ 3 xã có 5 đại đội và 4 trung đội, tổng số khoảng 700 người” [4, tr.112]. Khắp nơi tự vệ, vũ trang, các tổ chức cứu quốc nhanh chóng tập hợp theo đơn vị. Uỷ ban khởi nghĩa Hội An do đồng chí Nguyễn Phe làm trưởng ban trực tiếp chỉ huy chung, đồng chí Võ Toàn theo dõi và chỉ đạo với cương vị thay mặt Uỷ ban khởi nghĩa Tỉnh, đồng chí Phạm Thị Nể với cương vị Tỉnh uỷ viên và trưởng ban binh vận cũng nằm trong ban chỉ huy khởi nghĩa. Giờ phút quyết định đã đến, tình hình không cho phép chậm trễ, không một trở ngại nào có thể làm chùn bước những người cộng sản trong việc thực hiện quyết tâm đập tan xiềng xích nô lệ. Kế hoạch chiếm đồn đến giờ phút cuối mới được khẳng định, quyết định không tiến đánh từ cổng sau mà đánh từ cổng chính và ra lệnh cho lực lượng tự vệ chuẩn bị búa rìu sẵn sàng phá kho súng.

3h sáng ngày 18-8, lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa được phát ra, lực lượng khởi nghĩa gồm các đội tự vệ vũ trang và lực lượng quần chúng nhân dân tiến xuống chùa Cầu. Có lực lượng nội ứng trong binh lính mở cửa đồn, lực lượng khởi nghĩa ào vào phá kho súng thu được 125 khẩu trang bị cho tự vệ. Chiếm đồn Bảo An xong, ta nhanh chóng biên chế lại đội ngũ, nhanh chóng chia thành nhiều mũi toả đi phá các nhà lao, giải thoát các tù nhân, chiếm kho bạc, sở mật thám, sở cánh sát, toà thương chính, toà tỉnh trưởng. Một cuộc mít tinh được tổ chức ngay tại chỗ, đại biểu Việt Minh đứng lên dõng dạc tuyên bố lật đổ chính quyền bù nhìn của Nhật, thành lập chính quyền của nhân dân.

6h sáng ngày 18-8-1945, nhân dân Hội An đã được chứng kiến lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước dinh tỉnh trưởng, chứng kiến giờ phút thiêng liêng của ngày hội cách mạng lật đổ ách áp bức hàng ngàn năm của chế độ phong kiến và thực dân, xây dựng chính quyền công nông đầu tiên ở Hội An, đồng chí Võ Toàn đã tuyên bố: “ phát xít Nhật đã đầu hàng, chính quyền ở Quảng Nam đã thật sự thuộc về tay nhân dân, đồng chí kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt

Minh và đoàn kết chặt chẽ để bảo vệ chính quyền, bảo vệ nền độc lập của tổ quốc” [4, tr.123]. 8h sáng cùng ngày các công sở đã chiếm xong, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hội An đã thắng lợi hoàn toàn. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh lỵ diễn ra nhanh chóng, chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ, ta đã chiếm lĩnh được các cơ quan nguỵ quyền, làm chủ hoàn toàn thị xã Hội An.

Cuộc khởi nghĩa ngày 18-8 của nhân dân Hội An là cuộc quật khởi anh hùng, táo bạo, bất ngờ của nhân dân Hội An và thành công trọn vẹn trong một đêm trước kẻ thù trong tay công cụ bảo vệ hiện đại hơn rất nhiều. Đó không chỉ là thắng lợi của lực lượng cách mạng thị xã Hội An mà còn là thắng lợi của toàn tỉnh vì nó là đã tiêu diệt toàn bộ cơ quan đầu não bù nhìn của kẻ thù, làm cho chính quyền tay sai các huyện nhanh chóng rệu rã, đồng thời ảnh hưởng quyết định đến thái độ quân đội Nhật, tạo nên một đột phá khẩn cấp, báo hiệu cho thắng lợi rộng lớn của cuộc khởi nghĩa Quảng Nam- Đà Nẵng. Cuộc khởi nghĩa ở Hội An đã góp phần xứng đáng làm cho tỉnh Quảng Nam trở thành một trong 4 tỉnh phát động tổng khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên trong cả nước. Sau khởi nghĩa chính quyền cách mạng đã thực hiện nhiều chính sách đem lại quyền lợi thiết thực cho nhân dân mà chủ yếu là nhân dân lao động; phát động toàn dân bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chính quyền cách mạng. Những việc làm đó đã góp phần nâng cao lòng tin và ý chí chiến đấu tạo ra cơ bản cho cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thuận lợi.

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w