Hoàn cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 40)

6. Bố cục luận văn

2.1.Hoàn cảnh lịch sử

Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, mở màn cuộc thanh toán lẫn nhau giữa các nước đế quốc chủ nghĩa để giành giật thị trường và thuộc địa. Để đối phó với nguy cơ trên, Anh- Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, từ tháng 6-1941 trở đi, với sự tham chiến của Liên Xô, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chuyển sang giai đoạn mới: chiến tranh giữa một bên là bọn phát xít xâm lược Đức- Ý- Nhật và một bên là liên minh chống phát xít do Liên Xô đứng đầu. Ở Pháp, Chính phủ mặt trận Bình dân bị đổ vỡ, chính phủ tư sản đã giải tán Đảng Cộng sản Pháp, rút hẹp các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Ngay từ đầu, chiến tranh thế giới thứ hai đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình Việt Nam, chính quyền thực dân đã thi hành nhiều thủ đoạn cấm Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động, giải tán tất cả các hội ái hữu và các tổ chức biến tướng của quần chúng, huỷ bỏ những thành quả mà nhân dân ta đã giành được trong thời kỳ Mặt trận bình dân. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Bảo Đại đã ra một bản thông cáo tỏ rõ thái độ giúp đỡ đế quốc Pháp tham chiến: “bổn phận của chúng ta đã được vạch rõ rằng: chúng ta xiết chặt hàng ngũ bên cạnh nước Pháp để đem tới cho nó sự giúp đỡ của tất cả các năng lực của chúng ta trong cuộc chiến đấu vĩ đại này”[40, tr.50]. Y còn tiếp tục hưởng ứng sắc lệnh phát xít của thực dân Pháp bằng đạo dụ cấm tất cả các cuộc hội họp tuyên truyền cộng sản ở Trung Kỳ và tịch thu các loại sách báo tiến bộ. Thực hiện phát xít hoá bộ máy cai trị, thực dân Pháp tăng cường lực lượng tay sai, cho mật thám

bủa giăng rình rập khắp nơi, dựng lên ở các làng nhiều điểm canh, xích hậu, soát giấy thuế thân, bắt những người tình nghi xã khác. Không khí chính trị ngột ngạt, khủng bố kéo dài. Một số lý hương trước ngã theo phong trào cách mạng nay phân hoá: một ít ra mặt bắt cách mạng, một số cơ hội sợ bị liên can nên nói xấu cách mạng; một số khá hơn thì nằm im, không dám liên hệ với ta. Nhân lúc chính phủ Pháp đầu hàng Đức, tháng 9-1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, thực hiện chính sách thực dân phát xít giấu mặt, đó là duy trì

hiện trạng ở Đông Dương, sử dụng thực dân Pháp bộ máy của thực dân Pháp

để đạt được những mục tiêu của mình. Đây là trường hợp ngoại lệ, duy nhất mà Pháp thực hiện ở Đông Nam Á, Đông Dương được xem là vùng duy nhất thuộc Đông Nam Á đặt dưới sự điều khiển quân sự của Nhật mà ở đó chính quyền thuộc địa của người da trắng còn được giữ nguyên. Chính sách này là một sự tính toán của phát xít Nhật bởi nó đem lại cho Nhật nhiều điều lợi, một mặt Nhật không phải đương đầu với Pháp, mặt khác thông qua Pháp giữ trị an và nắm được kinh tế Đông Dương phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược các nước Đông Nam Á của Nhật, Nhật thực hiện chính sách mỵ dân, tránh được tiếng bóc lột nhân dân Đông Dương để qua đó tuyên truyền cho chủ nghĩa xây dựng khu vực Đông Nam Á thịnh vượng. Khi nhận xét chính sách này của Nhật, Giáo sư Trần Văn Giàu đã cho rằng: “Chính sách của giặc Nhật ở Đông Dương có thể tóm tắt trong một câu này: dùng phương pháp lừa dối và thủ đoạn tàn ngược để cướp bóc về kinh tế, chia rẽ về chính trị và tấn công về quân sự và đưa quân sang Đông Dương, Nhật muốn nhân cơ hội Pháp bại trận, nhận trước lấy một phần thuộc địa của Pháp, chiếm lấy những nguồn nhiên liệu béo bở ở Đông Dương để cung cấp cho chiến tranh, lấy Đông Dương làm nơi căn cứ quân sự đánh Hoa Nam và triệt đường tiếp tế quân nhu khí giới cho Tàu, hòng nhanh chóng ra khỏi vũng bùn lầy Trung Quốc, dùng Đông Dương để làm cái cầu tiến bước xuống miền Nam Đông Dương, Á Châu” [40, tr.51]. Như vậy, thực dân Pháp buộc phải vào thế hợp

tác với Nhật, tuy phải ngậm bồ hòn làm ngọt nhưng nhà cầm quyền của Pháp vẫn ra sức tuyên truyền chính sách Pháp- Việt phục hưng. Thực dân Pháp một mặt hô hào trừng thanh quan lại để đánh lạc hướng cuộc đấu tranh của nhân dân, một mặt chúng giăng lưới mật thám khắp nơi, bí mật bắt một số phần tử thân Nhật trong đạo Cao Đài, xây dựng căn cứ riêng ở miền núi để chuẩn bị chống Nhật. Như vậy, một miếng mồi ngon không thể tồn tại cả hai chủ được, mâu thuẫn này luôn tiềm ẩn những âm mưu kế hoạch thanh trừng nhau đầy bất ngờ của cả Nhật lẫn Pháp.

Ở Quảng Nam- Đà Nẵng, thực dân Pháp và quan lại Nam triều thực hành chính sách phát xít, ra mặt đàn áp nhân dân. Chúng khủng bố trắng, xoá bỏ các quyền dân sinh, dân chủ, cấm nhân dân hội họp, đóng các hiệu sách, ở các huyện nhiều chủ hiệu sách báo, hiệu thuốc bị theo dõi, truy lùng khủng bố. Số chính trị được xếp vào những người hoạt động cho phong trào đấu tranh công khai các năm 1936-1939 đều bị chính quyền sở tại bắt và quản thúc, các đồng chí chủ chốt trong Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và một số cán bộ chủ chốt ở các huyện bị bắt giam, chính quyền thực dân đưa các đồng chí này ra xử để nhằm uy hiếp tinh thần nhân dân. Nhân dân phải chịu ba tầng áp bức của Pháp, Nhật và triều Nguyễn. Đời sống của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội hết sức khó khăn bởi giá cả leo thang. Trước tình hình đó, nhân dân Quảng Nam càng thấy rõ bộ mặt thật tàn ác của bè lũ đế quốc và tay sai, không ai còn trông mong vào những luận điệu cải cách của thực dân Pháp, quần chúng nhân dân căm thù kẻ địch, càng như vậy họ càng hướng về cách mạng, che dấu cán bộ thoát ly và chờ đợi có sự lãnh đạo của Đảng là vùng lên đấu tranh. Hình thức đấu tranh nửa hợp pháp và hợp pháp trong thời kỳ Mặt trận dân chủ trước sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước không còn phát huy tác dụng được nữa, cần một sự thay đổi lớn về mặt đường lối chỉ đạo cách mạng trên cơ sở thực tiễn sự phát triển của tình hình cách mạng nước nhà.

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 40)