Uỷ ban bạo động Điện Bàn lãnh đạo giành chính quyền trong toàn

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 87)

6. Bố cục luận văn

3.3.2.2. Uỷ ban bạo động Điện Bàn lãnh đạo giành chính quyền trong toàn

toàn huyện

Tin Hội An khởi nghĩa thắng lợi làm rụng rời hàng ngũ lý hương ở các tổng, xã và cổ vũ mạnh mẽ khí thế khởi nghĩa của quần chúng. 1h sáng ngày 18-8-1945 tại Điện Bàn, lệnh khởi nghĩa đã về tới uỷ ban bạo động, tức thì các loại thanh la, trống, mõ vang dậy từ tổng này vang tận sang tổng khác làm hiệu lệnh huy động quần chúng. Đèn đuốc sáng lên, đồng bào thức trắng đêm

lo lắng cờ biểu ngữ, chuẩn bị cơm nước, sắm sẵn dao mác, gậy guộc, các làng chưa có cơ sở cũng hưởng ứng rầm rộ. Theo kế hoạch của Uỷ ban bạo động phủ Điện Bàn quần chúng được huy động thành ba cánh quân lớn để về phủ, lỵ: “một cánh từ Giáp Năm theo quốc lộ 1 kéo vào; một cánh từ Gò Nồi kéo sang đò Phương Trì; một cánh từ Bắc Nhị theo tỉnh lộ 100 kéo xuống” [18, tr.100]. Mờ sáng các cánh quân hỗ trợ cho Hội An khởi nghĩa xuất phát từ Giáp Năm, từ Bình Long kéo vào hướng Vĩnh Điện. Đang lúc lực lượng của ta đang tuần hành thị uy, trống rung cờ phất thì gặp xe Nhật từ Đại Lộc xuống và từ Quảng Ngãi, Vĩnh Điện chạy ra. Lực lượng xuất phát từ Giáp Năm vào đến Giáp Ba thì giáp mặt xe Nhật. Quân Nhật bị lâm vào thế bất lợi, xe bị nghẽn đường vì cây cối ngã, giường tủ của đồng bào vứt ra đường làm chướng ngại vật. Mặt khác, quân Nhật còn phải đối mặt với đoàn quân biểu tình đông đảo tua tủa giáo mác, gậy guộc uy hiếp địch. Trong khí thế sục sôi khởi nghĩa, cuộc chạm trán bất ngờ giữa đoàn biểu tình với kẻ thù dẫn tới sự đột biến mà người chỉ huy khởi nghĩa chưa thể lường hết được. Bất chấp hiểm nguy, một bộ phận cốt cán trong quần chúng dũng cảm xông lên tiến công quân Nhật. Anh em nhào tới dùng dao, rựa chặt lốp xe, leo lên chém lính Nhật. Bọn Nhật hoảng hốt xả súng phá vây, dọn đường tháo chạy, 23 chiến sĩ khởi nghĩa bị thương, mặc dù có tổn thất nhưng các cánh quân khởi nghĩa vẫn không nao núng, củng cố lại đội hình, tiếp tục cuộc tuần hành kéo về phủ lỵ. Cùng với 2 cánh quân kia, lực lượng ở tuyến Gò Nồi cũng nhanh chóng xuất phát và nhanh chóng tên phủ trưởng bù nhìn Nguyễn Bá Luân phải đầu hàng, giao nộp toàn bộ ấn tín, tài liệu, vàng bạc, súng đạn. 9h sáng ngày 18-8, chính quyền ở phủ Điện Bàn đã về tay nhân dân. Điều đáng chú ý trong chủ trương cụ thể của chi bộ Đảng ở Điện Bàn chính là chủ trương không gây căng thẳng với Nhật nêu ra đúng lúc đã tranh thủ được sự đồng tình của binh lính Nhật, tạo điều kiện cho các đoàn xe vượt qua trở ngại, thẳng tiến về Duy Xuyên.

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w