Uỷ ban bạo động huyện Thăng Bình lãnh đạo giành chính quyền trong

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 99)

6. Bố cục luận văn

3.3.2.7.Uỷ ban bạo động huyện Thăng Bình lãnh đạo giành chính quyền trong

quyền trong toàn huyện

Khi được tin Hội An đã khởi nghĩa và nhanh chóng giành được chính quyền các đồng chí trong Đảng bộ phủ Thăng Bình đã cử người về tỉnh xin chỉ thị, đồng thời họp thường trực Uỷ ban bạo động phủ tại Kế Xuyên quyết định huy động nhân dân toàn phủ chia thành nhiều cánh kéo về phủ, lỵ tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

“2h chiều ngày 18-8, ta gửi tối hậu thư cho tên Nguyễn Phổ phủ trưởng phủ Thăng Bình ra lệnh cho cơ sở nội ứng ở phủ đường phối hợp hành động. Ngay khi chỉ thị của tỉnh vừa đến, các cánh quân xuất phát nổi trống, mõ, trương băng cờ, hô khẩu hiệu như sấm dậy. Hàng ngàn quần chúng mang theo gươm giáo, mõ, liềm kéo đi chật đường tuần hành thị uy” [40, tr.109].

Trong lúc các đoàn biểu tình đang trên đường tiến quân về phủ lỵ thì một nhóm phản đế ở chợ Được kéo theo khoảng trên 100 quần chúng đến phủ đường buộc tên phủ trưởng giao chính quyền. 17h ngày 18-8, đoàn xe lực lượng võ trang tỉnh từ Duy Xuyên kéo đến thị trấn Hà Lam, đồng chí Võ Toàn ra lệnh tước súng ống của binh lính trong phủ, nhưng nhóm người nói trên đứng ra cản trở không cho ta lấy súng. Thấy sự việc xảy ra không bình thường, đồng chí Võ Toàn đã lớn tiếng quát: “trong lúc lực lượng võ tranh

của tỉnh hành quân khởi nghĩa, ai không tuân lệnh, coi như chống lại khởi nghĩa,sẽ dùng quân luật bắn chết ngay” [11, tr.112]. Bọn này hoảng sợ đã để ta thu 6 khẩu súng, nhưng lại đề nghị cho phép họ cùng cử người nắm chính quyền. Ta bác bỏ đề nghị đó và ra lệnh cho họ tạm giữ tài sản của phủ chờ Uỷ ban bạo động phủ đến tiếp nhận.

Đoàn xe của lực lượng võ trang tỉnh rời phủ lỵ Thăng Bình trên 3km thì gặp đoàn biểu tình của Uỷ ban bạo động phủ do đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm, Võ Dần hướng dẫn và kéo ra. Được đồng chí Võ Toàn cho biết tình hình, các đồng chí nhanh chóng kéo quân khởi nghĩa về phủ đường tiếp chính quyền chấp nhận sự đầu hàng của phủ trưởng. “Các cánh quân khởi nghĩa khác, mặc dù đường xa đêm tối vẫn lần lượt kéo đến hội quân tại phủ. Dưới ánh trăng, ngày hội khởi nghĩa của nhân dân Thăng Bình sục sôi khí thế chưa từng thấy” [14, tr.92]. Như vậy, cùng lúc với Quế Sơn, Thăng Bình đã thuộc về tay nhân dân, chỉ trong vòng 7 ngày ở các xã Thăng Bình đã giành được chính quyền và nhanh chóng xây dựng được chính quyền cơ sở.

3.3.2.8. Uỷ ban bạo động khởi nghĩa huyện Tiên Phước lãnh đạo cướp chính quyền trong toàn huyện

Tiên Phước là một huyện trung du thuộc tỉnh Quảng Nam, người Tiên Phước rất ưa thích thơ ca, hò vè… Tiên Phước tuy bị cách trở về mặt giao lưu, xa nơi phồn hoa đô thị, tuy nhiên Tiên Phước vốn có truyền thống yêu nước đánh giặc ngoại xâm với những di tích lịch sử như Gò Miếu, Gò Quảng… Chính những điều kiện đó đã phần nào tác động đến tinh thần cách mạng của nhân dân địa phương Tiên Phước.

Sau khi cướp chính quyền ở tỉnh lị Hội An xong, một đoàn xe chở anh em tự vệ trang bị vũ khí súng ống đầy đủ làm nhiệm vụ áp tải chiến lợi phẩm đưa về Duy Xuyên cất giữ và làm thêm nhiệm vụ hỗ trợ cho một số phủ, huyện nhanh chóng cướp chính quyền. “Ngày cướp chính quyền ở huyện định vào sáng ngày 19-8, đồng bào ở các tổng được lệnh huy động từ chiều 18-9

tập trung thành 4 cánh quân tuần hành suốt cả đêm, vượt suối trèo đèo tiến về huyện lỵ cho kịp giờ quy định” [40, tr.115]. Ai nấy đều tự võ trang những vũ khí sẵn có, một sợi dây dừa vài ba ngày gạo ăn, lực lượng khởi nghĩa đi đến đâu đều giục trống liên hồi và thắp đuốc sáng rực đường, cán bộ chỉ huy cất tiếng loa: “thời cơ đã đến rồi, có lệnh nổi dậy cướp chính quyền giành độc lập, mời đồng bào hăng hái tham gia” [69, tr.137]. Quần chúng sôi nổi hưởng ứng gia nhập đoàn biểu tình mỗi lúc một đông hơn. Vì đường núi cách trở không bắt được liên lạc với nhau, các cánh quân đều dừng lại chờ lệnh chỉ đạo của Uỷ ban bạo động huyện.

21h ngày 18-8, một chuyện bất trắc xảy ra khi đồng chí Huỳnh Đắc Hương, trưởng ban bạo động huyện trên đường đi kiểm tra tình hình, gặp lúc bọn mật thám đang họp kín và đồng chí Hương bị chúng phát hiện rượt bắt và bắt được đồng chí.

3h sáng ngày 19-8, đoàn xe võ trang của tỉnh cắm cờ Việt Minh chạy lên đến gần huyện lỵ Tiên Phước thì gặp lực lượng quần chúng khởi nghĩa ở các xã đang tập trung chờ lệnh. Được tin báo đồng chí Huỳnh Đắc Hương bị bắt, với số đông quần chúng khởi nghĩa đã đứng chực sẵn, anh em lực lượng võ trang tỉnh tiến vào bắt tên huyện trưởng phải đầu hàng và thả người của ta ra. Tên huyện trưởng ương ngạch nhưng sau khi nghe đồng chí Võ Toàn nạt lớn: “cách mạng đến giành chính quyền về tay nhân dân, kẻ nào cản trở thì bị xử bắn ngay tại chỗ, vợ con y khóc lóc, tên huyện trưởng sụp xuống xin cách mạng tha tội chết, hứa trả lại chính quyền cho Việt Minh và tháo cùm cho đại biểu Việt Minh” [69, tr.121]. Lực lượng võ trang tỉnh giao cho đồng chí Phạm Bằng tiếp tục tiếp nhận chính quyền, chỉ huy lực lượng quần chúng khởi nghĩa đang có mặt tại huyện đường.

Sáng sớm ngày 19-8, trước cuộc mít tinh của quần chúng ta tuyên bố truất bỏ tên huyện trưởng bù nhìn, giao hẳn cho lực lượng tự vệ canh giữ. Đồng chí Phạm Bằng được cử làm chủ tịch Uỷ ban nhân dân cách mạng

huyện Tiên Phước. Hai ngày sau Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời của huyện chính thức làm lễ ra mắt. Sau ngày giành chính quyền ở huyện lỵ, suốt cả tuần lễ, nhân dân trong huyện cả những nơi xa xôi nhất đã chuẩn bị cơm đùm, cơm nắm khăn gói kéo tới chào mừng chính quyền cách mạng. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Tiên Phước đã giành chính quyền thắng lợi vẻ vang cùng với tỉnh lỵ Hội An và sáu phủ, huyện bạn (Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ), đánh đổ chính quyền tay sai của Nhật nhanh chóng trên một phạm vi rộng lớn, tạo ra thế và lực mới để tiến lên hoàn thành tốt đẹp cuộc tổng khởi nghĩa toàn tỉnh Quảng Nam.

Thắng lợi của nhân dân Tiên Phước góp phần thể hiện rõ sự nhạy bén của Đảng bộ Quảng Nam, đã dám quyết định chuyển ngày khởi nghĩa sớm hớn dự định, dám chuyển từ phương án khởi nghĩa trước ở các phủ, huyện sang phương án khởi nghĩa ngay ở cơ quan đầu não của địch ở tỉnh lỵ trước tiên, đồng loạt nổi dậy cướp chính quyền ở phủ, huyện lỵ.

Tiểu kết chương 3

Bước vào cuộc tập dượt thứ ba, Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam gặp phải vô vàn những khó khăn khách quan, đó là sự truy lùng gắt gao của quân địch là những điều kiện chủ quan xuất phát từ kinh nghiệm lãnh đạo, từ lực lượng cách mạng buộc Đảng bộ Tứ Xuyên bước vào giai đoạn giữa năm 1944 -1945 với bài toán hóc búa về đường lối chỉ đạo cách mạng. Sau khi tin Nhật đảo chính lật đổ Pháp được Ban Chấp hành Trung ương Đảng cập nhật, phân tích những trường hợp có thể xảy ra đối với cách mạng nước nhà, cuộc họp ngày 12-3-1945 của Đảng kịp thời đưa ra những chủ trương quan trọng để có thể chủ động nắm bắt được thời cơ cách mạng. Công tác chuẩn bị cho những ngày tiền khởi nghĩa diễn ra sâu rộng khắp nơi trong cả nước. Tại Quảng Nam mọi cuộc họp của Đảng bộ đều xoáy sâu vào công tác tập trung lực lượng quần chúng, lực lượng vũ trang…chuẩn bị khởi nghĩa; các hội công nhân cứu

quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc ở các huyện trong địa bàn tỉnh phát triển mạnh, đội quân du kích Vũ Hùng sau thời gian huấn luyện tập dượt đã trở thành lực lượng vũ trang có tổ chức chặt chẽ với tinh thần cách mạng lên cao. Công tác tuyên truyền rộng rãi tin Nhật đầu hàng Đồng minh và cao trào kháng Nhật cứu nước càng được triển khai nhanh chóng; phong trào bước đầu gặt hái được nhiều thành quả có ý nghĩa, nhân dân lao động sùng sục khí thế, các tầng lớp trung gian dưới sự vận động của các đồng chí đảng viên đã ngã về cách mạng. Phong trào kháng Nhật lan rộng trong toàn tỉnh, khí thế của những ngày tiền khởi nghĩa như ngọn lửa có sức nóng lan toả khắp các thôn xóm, phố phường Tứ Xuyên. Với những thay đổi mau lẹ của tình hình, dựa trên những chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ đã chủ động phân tích mọi khả năng có thể diễn ra, xây dựng kế hoạch phương án cụ thể cho việc giành chính quyền ở các huyện, thị xã trong toàn tỉnh. Các uỷ ban bạo động được thành lập, trở thành những cánh tay nối dài Đảng bộ với từng địa phương. Như vậy những điều kiện đảm bảo cho khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa trên địa bàn tỉnh đã được chuẩn bị một cách kỹ lượng. Vào thời điểm quyết định về mặt chiến thuật của cách mạng thì khó khăn lại tới với Quảng Nam khi sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Xứ uỷ Trung kỳ do sự truy kích kịch liệt của kẻ thù đã không tới kịp với địa phương nhưng với sự nhạy bén của một Đảng bộ có bề dày truyền thống và kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng trải qua nhiều sóng gió từ khi mới thành lập đến nay, Đảng bộ Tứ Xuyên đã quyết định phát động toàn tỉnh đứng lên giành chính quyền khi thời cơ khởi nghĩa cận kề. Khi có những tình tiết mới có lợi cho cách mạng, Đảng bộ đã chỉ đạo linh hoạt thay đổi phương án từ khởi nghĩa ở các phủ, huyện trước sang khởi nghĩa cùng một lúc với tỉnh, lỵ tạo điều kiện hỗ trợ các phủ, huyện giành chính quyền toàn tỉnh nhanh chóng. Hội An nhanh chóng trở thành phát súng đầu tiên trong toàn tỉnh đứng dậy khởi nghĩa và nhanh chóng giành được chính quyền, như một hiệu ứng

đôminô, ngọn lửa cách mạng mà nhân dân Hội An thắp lên đã bùng cháy khắp nơi trong các phủ, huyện xung quanh như Đại Lộc, Duy Xuyên, Tiên Phước, Quế Sơn, Tam Kỳ, Điện Bàn, Thăng Bình; Cách mạng Tháng Tám ở Quảng Nam đã thắng lợi. Với quyết tâm của nhân dân, sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng, tổ chức cách mạng, Đảng bộ và nhân dân đại phương đã vượt lên mọi khó khăn cùng nhau đoàn kết dưới lá cờ vẻ vang của Đảng và Mặt trận giúp cho việc giành chính quyền ở Quảng Nam nhanh chóng thu được thắng lợi trọn vẹn. Đây được xem là một sự bứt phá sáng tạo của tỉnh nhà, ghi dấu ấn đậm nét lịch sử nghệ thuật quân sự, nghệ thuật lãnh đạo nhân dân giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám- 1945 ở Quảng Nam.

KẾT LUẬN

Chặng đường lịch sử hào hùng mà nhân dân toàn tỉnh đã trải qua, nhìn lại thắng lợi của tổng khởi nghĩa trong cách mạng Tháng Tám 1945 ở Quảng Nam ta không thể không ghi nhận dấu ấn mạnh mẽ bởi sự ra đời, lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã đưa cách mạng Tứ Xuyên nhanh chóng đi đến thắng lợi, để tỉnh nhà trở thành một trong số ít những địa phương đầu tiên giành được chính quyền trong cả nước.

Đảng bộ Tỉnh được thành lập đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân toàn tỉnh, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối, về lãnh đạo và sớm đi vào trào lưu cách mạng của thời đại. Ngay khi mới thành lập, Đảng bộ đã sớm xây dựng được hệ thống tổ chức Đảng thống nhất từ tỉnh đến phủ, huyện, thị, thành phát triển được một số khá đông đảng viên và hội viên các đoàn thể tại các địa phương trên. Mới thành lập Đảng đã bắt tay ngay vào hoạt động đấu tranh bất chấp bộ máy thống trị, đàn áp của đế quốc, phong kiến. Đảng bộ đã vạch rõ nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh nhằm giành lại nhà máy cho thợ thuyền, giành lại ruộng đất cho dân cày, ủng hộ chính quyền Xô Viết- Nghệ Tĩnh, ủng hộ Nga-Xô. Nhờ vào các hoạt động đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cách mạng sôi nổi, táo bạo, đồng bào trong tỉnh đã sớm nhận rõ cộng sản là cách mạng của thợ thuyền, dân cày và các tầng lớp bị áp bức bóc lột khác dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng lên giành quyền định đoạt vận mệnh của mình, vận mệnh của đất nước.

Cũng như các tỉnh khác trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Quảng Nam nằm dưới sự quản lý trực tiếp của triều đình Huế và chính quyền thực dân, phát xít. Tại đây, hoạt động tuyên truyền lừa bịp nhân dân và vận động những người theo cộng sản của chính phủ Trần Trọng Kim được tiến hành mạnh hơn so với các tỉnh Bắc Bộ khác, âm mưu tranh cướp chính quyền của nhiều Đảng phái phản động, hoạt động tuyên truyền vận động cán bộ Việt

Minh của chính phủ Trần Trọng Kim làm xuất hiện tư tưởng hữu khuynh trong một số ít cán bộ ta, đồng thời gây khó dễ cho công tác tư tưởng của đảng viên các chi bộ nơi đây. Biết được những khó khăn trên mới thấy được sự cố gắng vượt bậc của các Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng tại địa phương theo kịp với phong trào chung của cả nước. Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng, Đảng bộ đã biết cụ thể hoá đường lối trong các tình thế cách mạng khác nhau để thực hiện chủ trương của Đảng. Trong những năm 1930-1931, thực hiện nhiệm vụ chính là tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lê nin, tuyên truyền đường lối đấu tranh của Đảng. Trong thời gian từ năm 1937 đến trước ngày 9-3-1945 là thời kỳ chưa có tình thế cách mạng trực tiếp, Đảng bộ đã tập hợp giáo dục và tập dượt cho quần chúng đấu tranh đòi những quyền lợi trước mắt nhưng không rời bỏ khẩu hiệu chống đế quốc, chống chiến tranh… Khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng lại tập trung mũi nhọn đánh Pháp, đuổi Nhật và giành chính quyền, những chỉ đạo đó của Đảng bộ Quảng Nam đã bám sát những chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đảng đề ra.

Quá trình vận động cách mạng Tháng Tám ở Quảng Nam nằm trong bối cảnh chung của cao trào vận động cách mạng giải phóng dân tộc 1939- 1945, bắt đầu bằng sự chuyển hưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương, thể hiện tập trung nhất trong các Nghị quyết quan trọng VI, VII, VIII. Quá trình vận động cách mạng ở đây xuất phát từ công tác xây dựng lực lượng cách mạng hay nói cách khác đi từ quá trình vận động quần chúng, trên cơ sở quần chúng đã giác ngộ đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, hăng hái tham gia vào các đoàn thể cứu quốc, Đảng trang bị thêm những kiến thức cần thiết nhằm huấn luyện họ trở thành lực lượng vũ trang cho cách mạng. Phương thức vận động quần chúng của đảng bộ cũng đi từ thấp đến cao, vừa tập hợp quần chúng vào tổ chức vừa đưa quần chúng ra tranh đấu, về hình thái vận động cũng căn bản xây dựng ở cả 3 vùng: miền

núi, đồng bằng, đô thị, đứng chân ở nông thôn rồi đi từ nông thôn để tiến lên thúc đẩy phong trào ở thành thị và kết thúc ở thành thị. Tại Quảng Nam khi gần đến ngày khởi nghĩa, để có những chỉ đạo kịp thời sát sao, cơ quan Tỉnh uỷ chuyển về đứng chân gần tỉnh lỵ hoặc ở nơi ở của tỉnh lỵ để chỉ đạo phong trào mà cụ thể đây là cơ quan của Tỉnh uỷ đã chuyển về Bà rén- Quế Sơn tới

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 99)