Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Nam và quá trình

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 58)

6. Bố cục luận văn

2.2.3.Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Nam và quá trình

và quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền

Như đã trình bày ở trên, Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến nước ta. Hội nghị Trung ương VIII đã có những chỉ đạo ứng phó chủ động với tình hình mới của cách mạng nước nhà, bám sát đường lối của Đảng bộ Quảng Nam đã chủ trương chuyển hướng chiến lược đẩy mạnh hơn nữa phong trào đấu tranh cách mạng và quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Trên địa bàn Quảng Nam thời gian này phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra rầm rộ với tinh thần và khí thế sục sôi, chuẩn bị cho thời điểm giành chính quyền.

“Tại Tiên Phước, cuộc đấu tranh trực diện đòi công sứ Pháp ở Hội An chấm dứt việc bắt đồng bào vùng cao đi xâu dưới sự lãnh đạo của Trgia, cuộc biểu tình của đồng bào huyện Giằng không những thu hút được đông đảo bà con nơi đây mà còn nhận được sự ủng hộ của đồng bào dân tộc Cờ Tu, M’Nông… cuộc đấu tranh trên buộc viên toà công sứ Pháp ở Hội An chấp nhận miễn xâu cho đồng bào dân tộc ở huyện Giằng. Sự kiện này góp phần khuyến khích đồng bào các huyện bạn ủng hộ Việt Minh, ủng hộ cách mạng” [71, tr.69].

Cùng với những cố gắng khôi phục lại phong trào của các đảng viên bên ngoài, các đảng viên trong nhà lao cũng tích cực hoạt động, chi bộ Cộng

sản cũng được thành lập ở nhà lao Hội An. Từ trong nhà lao các đảng viên tìm cách tiếp cận thông tin từ bên ngoài thông qua nhiều con đường khác nhau, bằng các hình thức như ám thị, nhờ người thân truyền thông tin vào trong và ngược lại. Nhờ hoạt động của các đồng chí tù chính trị nên nhà tù trở thành trung tâm chuẩn bị cán bộ cho phong trào bên ngoài. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương cũng chủ yếu được các đảng viên học tập ngay tại nhà tù. Bên cạnh đó, một số chi bộ nhà lao cũng làm tốt công tác biên soạn tài liệu học tập và gửi ra cho các tổ chức Đảng bên ngoài. “Đầu năm 1940 chi bộ Cộng sản ở nhà lao Hội An nhận được cuốn sách Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô từ bên ngoài gửi vào để dịch ra tiếng Việt, các tài liệu lý luận cũng được sao chép ra để tuyên truyền như chủ nghĩa duy vật biện chứng; Chủ nghĩa duy vật lịch sử; Cương lĩnh của Đảng, Điều lệ tóm tắt của Đảng, vấn đề thời cơ cách mạng. Bằng những hình thức đó, các Đảng viên trong nhà lao thường xuyên cập nhật thông tin và có những chỉ đạo kịp thời ra bên ngoài. Mặt khác, trong các nhà lao cũng diễn ra nhiều phong trào đấu tranh chống chính sách hà khắc, ngặt nghèo của chính quyền thực dân với tù nhân. Tinh thần bất khuất, lạc quan cách mạng của những chiến sĩ cộng sản đã có tiếng vang trong nhân dân. Họ hiểu được rằng cộng sản là những người được họ tin yêu, gần gũi. Ấn tượng sâu sắc về người Cộng sản, về Đảng ra trong lòng người dân Tiên Phước trong buổi đầu, được nhân lên trong phong trào Việt Minh ngày càng dâng cao như dòng thác lũ tràn ngập mọi miền đất nước, đã thôi thúc người dân Tiên Phước đi theo Đảng nổi dậy võ trang khởi nghĩa” [40, tr.97-99]. Với những hoạt động tích cực của chi bộ Cộng sản trong nhà lao đã góp phần không nhỏ vào việc cổ vũ phong trào cách mạng trong toàn tỉnh cũng như quá trình chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa của tỉnh nhà. Và một điều mà chúng ta cũng nhận thấy trong thời gian này phần lớn các cán bộ chủ chốt của Đảng đã bị bắt giam nên chi bộ nhà lao thường được xem như là tổ chức Đảng cấp trên đối với các tổ chức Đảng bên ngoài. Vì vậy, không phải

tổ chức Đảng bên ngoài chỉ đạo hoạt động của các tổ chức Đảng trong các nhà tù mà ngược lại, tổ chức Đảng cơ sở bên ngoài thường tìm cách báo cáo tình hình vào bên trong và xin ý kiến chỉ đạo của tổ chức Đảng bên trong nhà tù để định chủ trương, tìm mối cơ sở chưa bị lộ để gây dựng lại phong trào. Nhờ liên hệ được với tổ chức Đảng bí mật trong nhà lao Hội An, các đảng viên bên ngoài không chỉ lập lại được Tỉnh uỷ lâm thời Quảng Nam mà còn khôi phục được phong trào ở các phủ, huyện. Nóng lòng trước những diễn biến mới của tình hình thế giới và trong nước, từ trước tháng 3-1945 tổ chức Cộng sản ở nhà lao Hội An đã tổ chức cho một số Đảng viên vượt ngục về bổ sung cán bộ có năng lực cho phong trào tại địa phương [18, tr.106]. Những hoạt động tích cực của các đồng chí trong nhà lao Hội An đã làm cho hình ảnh người tù chính trị được nhân dân quý trọng, uy tín của Đảng càng được tăng thêm vì quần chúng thấy được trước sự khủng bố của địch, Đảng vẫn hoạt động và đấu tranh không ngừng, những cơ sở và thanh niên có tinh thần hăng hái với cách mạng đang khao khát theo Đảng đấu tranh. Đó là những nhân tố thuận lợi để Đảng tuyên truyền, vận động, phục hồi các tổ chức, phát triển phong trào.

Bên cạnh phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc thiểu số, lực lượng tù chính trị trong nhà lao Hội An thì các phong trào đấu tranh thị uy của nhân dân các địa phương trong toàn tỉnh vẫn diễn ra sôi nổi, làm hệ thống chính quyền của địch chống đỡ khó khăn thêm. “Thực hiện nghị quyết của Thường vụ Tỉnh uỷ, nhiều cuộc mít tinh được tổ chức ở nhiều nơi trong tỉnh, băng rôn, biểu ngữ, truyền đơn, khẩu hiệu. Không khí biểu tình, mít tinh diễn ra khắp nơi, các huyện, phủ như Hội An, Tam Kỳ, Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc nổi bật nhất là ở huyện Quế Sơn. Nhiều nơi còn có phong trào xây dựng làng kiểu mẫu, bài xích tệ lý hào tham nhũng, cờ bạc, xôi thịt, vận động đọc sách báo tiến bộ, trao đổi thời sự trong ngoài nước, phổ biến tin chiến sự quân đội Đồng Minh thắng quân phát xít. Phong trào cứu quốc theo điều lệ Việt Minh phát triển mạnh mẽ trong toàn tỉnh, phong trào lên cao thu

hút các tầng lớp trên như phú nông địa chủ nhỏ và lý hương tham gia vào mặt trận Việt Minh” [18, tr.37].

Để chủ động trước mọi tình huống và diễn tiến cách mạng phức tạp thì công tác chuẩn bị chu đáo cho khởi nghĩa là một trong những khâu quan trọng quyết định thành công của cách mạng. Nắm rõ nguyên lý đó, Đảng bộ Tứ Xuyên đã chủ trương cho các phủ, huyện xây dựng các đội tự vệ cứu quốc trong đó Tam Kỳ đã xây dựng được 18 tiểu đội, Quế Sơn 8 tiểu đội, Điện Bàn 3 tiểu đội. Trong công tác chuẩn bị lực lượng cách mạng, qua một thời gian củng cố, xây dựng Đảng bộ Quảng Nam- Đà Nẵng đã có bước phát triển vượt bậc trên các mặt, toàn tỉnh có gần 70 chi bộ với hơn 200 đảng viên, trải khắp các phủ, huyện đến tỉnh giữ vững được quan hệ với Xứ uỷ. Theo tự thuật của đồng chí Võ Toàn “tới tháng 3-1942 số lượng các tổ chức Đảng ở Tứ Xuyên có thay đổi như sau:

Địa phương Huyện uỷ Số chi bộ Số Đảng viên Ghi chú

Tam Kỳ Duy Xuyên Điện Bàn Đại Lộc Quế Sơn Thăng Bình Hội An Hoà Vang Đà Nẵng Lao Hội An Tiên Phước Phủ uỷ Phủ uỷ Phủ uỷ Phủ uỷ Huyện uỷ Huyện uỷ Thành uỷ Thành uỷ 16 11 10 2 10 5 5 2 2 1 1 61 50 10 52 22 18 6 20 10 3 Tổng cộng 65 Trên 200

(Trích theo Võ Toàn- Tự thuật về thời gian hoạt động tại Quảng Nam

Mặt trận Quảng Nam đã thành lập được 20 Ban vận động cứu quốc ở các huyện, các đoàn thể cứu quốc như nông dân, thanh niên, phụ nữ, lão thành trong tỉnh phát triển, số hội viên và đoàn viên lên tới 5000 người” [64, tr.17]. Lực lượng bán vũ trang thành lập được 30 tiểu đội tự vệ ở các phủ, huyện, tiến hành rèn giáo mác trang bị vũ khí cho việc cướp chính quyền”[10, tr.165]. Với yêu cầu mới Đảng bộ Quảng Nam đã chủ trương thành lập liên tỉnh tỉnh uỷ- thành uỷ Quảng Nam- Đà Nẵng (2-1942). Với sự hợp nhất này đã tạo điều kiện cho các chi bộ Đảng ở địa phương nhanh chóng nắm bắt được đường lối của Đảng và Xứ uỷ Trung kỳ hơn. Nhưng không lâu sau do sự phát triển mạnh của phong trào cách mạng ở cả 2 tỉnh nên tạm thời liên tỉnh thành uỷ- tỉnh uỷ ở Quảng Nam và Đà Nẵng đã buộc phải chia ra hoạt động riêng, tỉnh uỷ Quảng Nam một lần nữa được thành lập. Các chủ trương của Tỉnh uỷ đang được khẩn trương triển khai thực hiện thì nổ ra cuộc đảo chính của phát xít Nhật, nhằm lật đổ để thay thế nền thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. Phong trào cách mạng của Quảng Nam cùng với phong trào cách mạng chung của cả nước bước vào thời kỳ mới, tiến tới võ trang khởi nghĩa sôi nổi, quyết liệt hơn.

Những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ trước, tình hình chính trị trong nước có những diễn biến mau lẹ đưa đến những tình thế cách mạng thuận lợi. Với chính sách cai trị thời chiến, bọn thống trị ở tỉnh sau khi đã thẳng tay dùng bạo lực phát xít đàn áp hòng xoá bỏ thành quả của phong trào 1936- 1939, dập tắt mọi đòi hỏi cải cách dân sinh, dân chủ của quần chúng, chúng còn ngang nhiên trắng trợn đàn áp mọi hoạt động cộng sản, truy nã cán bộ thoát ly. Chính trong điều kiện thử thách đầy sóng gió ấy, hai lần Đảng bộ bị thiệt hại nặng, cả Ban Tỉnh uỷ sa lưới giặc nhưng phong trào tỉnh nhà lại được khôi phục nhanh chóng. Điều này chứng tỏ phong trào của nhân dân Quảng Nam là một phong trào có tính liên tục và bền vững. Cứ mỗi đợt Đảng bộ bị khủng hoảng thì phong trào tiến lên một bước mới, ảnh hưởng của Đảng

không hề bị giảm sút mà ngày một sâu rộng trong quần chúng. Cuối năm 1941 đầu 1942, phong trào cứu quốc của tỉnh lại lên cao, nhiều địa phương đã xuất hiện tình trạng bộ máy lý hương bị vô hiệu hoá. Có làng nhân dân đều là Việt Minh, xã thôn sục sôi khí thế tiền khởi nghĩa.

Cũng ở thời điểm thử thách đó, đường lối vũ trang khởi nghĩa của Trung ương Đảng từng bước được xác lập, thể hiện trong phong trào một cách rõ ràng ở việc Đảng bộ thường thường xuyên có ý thức chăm lo những mặt công tác then chốt như: khôi phục và phát triển nhanh thực lực chính trị của Đảng bộ ra toàn tỉnh và thành phố; xây dựng lực lượng tự vệ, du kích; tìm manh mối liên lạc với Xứ uỷ; mở rộng sự liên kết với các tỉnh bạn và xây dựng căn cứ bàn đạp. Nhiều khi bị đứt liên lạc với Xứ uỷ, Đảng bộ phải tự lực xoay sở, xây dựng phương hướng hoạt động sao cho không đi chệch hướng chỉ đạo của Đảng. Những yếu tố đảm bảo cho sự hoạt động đúng hướng trên của Đảng bộ tỉnh trong lúc này xuất phát từ việc Đảng bộ đã phát huy tinh thần cách mạng tiến công; vai trò cán bộ thoát ly biết giữ vững mối liên hệ máu thịt với quần chúng; mối liên hệ giữa tổ chức Đảng trong và ngoài nhà lao; kết quả học tập lý luận Mác- Lê nin ứng dụng vào công tác thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt, trong đó nổi bật là sự gắn bó với Đảng của nhân dân Quảng Nam- Đà Nẵng và sự hoạt động tích cực của các đồng chí ở các nhà lao trong và ngoài tỉnh lo lắng đến việc khôi phục phong trào tỉnh nhà”[18, tr.56].

Để phù hợp với tiến triển của tình hình cách mạng, tháng 9-1944 Tỉnh uỷ lâm thời được thành lập lại do đồng chí Trần Văn Quế làm bí thư. Sau khi được thành lập trở lại, Tỉnh uỷ đã thường xuyên tổ chức các hội nghị, các cuộc họp triển khai đường lối cách mạng từ Xứ uỷ về kịp thời có những định hướng mới phù hợp với hoàn cảnh ở tỉnh nhà. Tháng 2-1945, Tỉnh uỷ đã họp hội nghị tại Vân Trai (Tam Kỳ) để đẩy mạnh phong trào lên nhanh hơn nữa mới theo kịp diễn biến của tình hình. Hội nghị chủ trương trong một thời gian ngắn phải nối lại hầu hết các cơ sở cũ, phát triển thêm cơ sở mới và các đoàn

thể cứu quốc ra khắp tỉnh, chú trọng xây dựng cơ sở ở miền núi và vùng giáp giới các tỉnh bạn nhằm tạo thế liên hoàn cho cách mạng khi tiến hành võ trang khởi nghĩa. Vào tháng 5-1945, hội nghị mở rộng của tỉnh uỷ tại bến đò Ông Đốc- Đại Lộc trên một chiếc thuyền trên dòng sông Thu Bồn, bên cạnh nhiệm vụ mở rộng và củng cố mặt trận Việt Minh, tỉnh uỷ cũng đã chủ trương phát triển nhiều đội tự vệ vũ trang, đẩy mạnh huấn luyện, rèn sắm vũ khí xây dựng căn cứ du kích của tỉnh liên hoàn từ Tam Kỳ đến Tiên Phước- Quế Sơn, phân công tỉnh uỷ viên phụ trách chỉ đạo phong trào, chú ý xây dựng cơ sở vùng yếu, thành phố Đà Nẵng và miền núi của tỉnh [69, tr.71-75].

Sau Hội nghị mở rộng, đường lối vũ trang khởi nghĩa được Đảng bộ thống nhất cao, làm cho phong trào Việt Minh trong tỉnh phát triển ngày càng mạnh mẽ và đều khắp. Ở Tiên Phước, 6 tổ chức Việt Minh được lập lại ở Thạnh Bình, Tiên Bình, Sơn Yên, Cây Cốc, Tài Đa, Cẩm Y và nhanh chóng phát huy được vai trò của mình. Tại các chi bộ Đảng như chi bộ Đảng ở Thạnh Bình, Tiên Bình, Tài Đa, Tiên Thọ… tinh thần khởi nghĩa của các chi bộ và nhân dân đã lên cao, đặc biệt là tại Thạnh Bình, công việc chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành khá sớm.

Nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác cho cán bộ, đảng viên trong tình hình mới, Tỉnh uỷ đã tổ chức một số lớp huấn luyện ngắn hạn ở Kim Bồng và Cửa Đại. Nằm ở vị trí xung yếu về chính trị, lại được Xứ uỷ và Tỉnh uỷ chú trọng chỉ đạo nên phong trào cách mạng ở Hội An lúc này phát triển nhanh chóng, trở thành đầu mối liên lạc giữa các địa bàn trong tỉnh. “Chi bộ Đảng ở Hội An nhanh chóng phát triển mạnh, tới năm 1942, Đảng bộ đã có 3 chi bộ và có 12 đồng chí” [54, tr.59]. Cho đến cuối năm 1942 các đoàn thể cứu quốc ở Hội An phát triển thêm một bước đáng kể. Điều đó chứng tỏ phong trào cách mạng của nhân dân Quảng Nam trong giai đoạn này có tính liên tục và bền bỉ, sau mỗi đợt Đảng bị khủng bố, phong trào lại tiến lên một bước mới. Ảnh hưởng của Đảng không hề bị giảm sút mà

ngày càng sâu rộng trong quần chúng, tổ chức Đảng ngày càng phát triển vững chắc, các tổ chức quần chúng bị địch phá vỡ, ta lại mày mò móc nối xây dựng lại cơ sở cách mạng, phong trào cách mạng ngày càng đi lên, cơ sở phản động, hệ thống kèm kẹp của địch ngày càng bị suy yếu đi. Đó là cội nguồn để đảng viên, cán bộ và nhân dân Hội An phát huy hơn nữa, chuẩn bị thực lực cho phong trào cách mạng chuyển sang nhiệm vụ mới: khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Các phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Nam và quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền đã đưa Tứ Xuyên vào thế sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ mà Xứ uỷ giao phó.

Tiểu kết chương 2

Trong thời gian ngắn từ cuối năm 1939 đến giữa năm 1944, dưới tác động của điều kiện mới tình hình chính trị trong tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp. Chính sách cai trị thời chiến và sự điên cuồng đánh phá của kẻ địch đặt

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 58)