Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Nam trong những

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 26)

6. Bố cục luận văn

1.3. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Nam trong những

trong những năm 1930-1931

Nửa đầu năm 1930 sang đầu năm 1931 từ Quảng Nam đến Bình Thuận đều hình thành được hệ thống Đảng bộ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Nam, trên đà phát triển của phong trào đấu tranh trong tỉnh, các tổ chức quần chúng phát triển mạnh, quần chúng cách mạng lên đến hàng chục ngàn người, tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản được củng cố và phát triển rộng khắp các phủ, huyện, và được tôi luyện qua quá trình lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Sau khi được thành lập dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Nam, hoạt động nổi bật của Đảng bộ tỉnh là tuyên truyền, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Việt Nam nhân ngày quốc tế lao động 1 tháng 5 năm 1930, dấy lên một làn sóng đấu tranh dân tộc và dân chủ mạnh mẽ, “từ thành thị như Hội An đến nông thôn như Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn, Thăng Bình đều tổ chức treo cờ Đảng và rải truyền đơn ở những nơi đông người, những khẩu hiệu chung như đánh đổ đế quốc Pháp và Nam triều phong kiến; giảm sưu, giảm thuế; hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh” [40, tr.34]. Lần đầu tiên cờ đỏ búa liềm xuất hiện, báo hiệu một bước ngoặt lịch sử

trong phong trào cách mạng của nhân dân Quảng Nam. Hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, dưới sự lãnh đạo của đảng bộ Quảng Nam, phong trào cách mạng trên địa bàn cũng vì thế phát triển. Đi đôi với công tác tuyên truyền, Đảng bộ đã tổ chức các hội quần chúng, mở rộng diện tập hợp lực lượng cách mạng, các Công hội, Nông hội, cứu tế được chuyển thành các Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Cứu tế đỏ và lựa chọn thêm những người giác ngộ để phát triển hội viên, tiêu biểu ở Hội An, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên. Tuy nhiên, sau khi thực dân Pháp đàn áp phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, chính quyền thực dân tại Quảng Nam đã triệt để thực hiện chính sách khủng bố trắng, ráo riết truy bắt những người cách mạng và quần chúng yêu nước làm cho hoạt động của các cơ sở Đảng trên địa bàn tỉnh gặp thêm nhiều khó khăn và trở ngại. Nhiều Công hội, Nông hội, tổ chức Đảng và Đảng bộ bị phá vỡ, các hình thức tra tấn dã man được thi thố công khai như bắt mang gông tạ, quỳ trên sạn, đánh bằng roi mây trói, cùm tréo, cùm ngựa… ở các nhà lao chật ních tù chính trị, gần một nửa tổng số là đảng viên, số còn lại là hội viên các đoàn thể và quần chúng cách mạng. Tuy nhiên, chính lúc các Đảng viên kiên trung nhất của Tỉnh uỷ bị bắt và bị giam ở nhà lao Hội An, đây cũng chính là điều kiện để những người con ưu tú đất Quảng có thêm thời gian nghiên cứu và biên soạn tài liệu huấn luyện. Chi bộ Đảng ở đây đã thể hiện những quan điểm đúng với lập trường của tầng lớp trí thức, phê phán tình trạng thiếu nhận thức trong chi bộ Đảng khiến cho trình độ trí thức của Đảng kém dẫn tới công tác tuyên truyền, huấn luyện cũng theo đó mà thiệt thòi, phê phán lối đấu tranh bạo động thái quá làm cho quần chúng sinh ra tư tưởng hiếu sát, mất hẳn tính chất quần chúng. Đối với địa chủ, phong kiến tài liệu của chi bộ cũng đã lưu ý bộ phận phú nông vẫn có tính chất cách mạng, vì đang bị mấy lần áp bức về kinh tế, chính trị, nên dễ thu hút vào cuộc đấu tranh của nhân dân.

Mặc dù trong giai đoạn đầu tiên, Đảng bộ Quảng Nam phải trải qua nhiều thiệt hại trước sự đàn áp, truy kích của thực dân Pháp, nhưng ảnh

hưởng Đảng đã ăn sâu bắt rễ trong quần chúng công nông, dân nghèo thành thị, chính vì vậy những người có tinh thần yêu nước, được cảm tình Đảng đã tìm mọi cách liên kết nhằm gây dựng lại cơ sở. Trường hợp nhóm thanh niên cách mạng làng An Hoà huyện Tam Kỳ là một điển hình. Nhóm thanh niên này không bị bắt trong phong trào cách mạng 1930-1931 đã tự duy trì hoạt động và chuyển lên thành tổ cứu tế đỏ hoạt động theo điều lệ và chánh cương của Đảng. Tổ chức cứu tế đỏ này còn giúp các xã lân cận lập thêm 14 tổ cứu tế đỏ thu hút trên 70 hội viên. Một số hội viên vận động được một số cuộc đấu tranh của nhân dân làm đường sắt Tam Kỳ, có cuộc thu hút đến 500 công nhân tham gia, và đã cử người vào Quảng Ngãi tìm tổ chức Đảng nhờ thế được kết nạp và chuyển thành chi bộ Đảng vào cuối năm 1932. Đây là chi bộ đầu tiên sau thời kỳ 1930-1931. Sang năm 1931, ở Hội An những anh em còn lại dù bị mật thám theo dõi, vẫn tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho một số quần chúng ở thị xã và khu vực huyện Điện Bàn, đồng thời tìm cách liên hệ với cơ sở Sài Gòn để tìm tổ chức Đảng. Các tổ chức trên mới thành lập thì ngay lập tức bị thực dân đàn áp và bị vỡ. Sau đổ vỡ của Đảng bộ Tỉnh, tuy một số nơi hoạt động xây dựng lại phong trào, nhưng nhìn chung, phong trào toàn tỉnh thời kỳ này tạm lắng xuống.

Trong tù, sau thời gian ổn định tư tưởng cho nhau, anh chị em tù chính trị trong nhà lao tỉnh đã dấy lên một làn sóng đấu tranh quyết liệt đòi phải cải thiện chế độ khắc nghiệt của nhà tù đế quốc: tù bị cùm cả ngày lẫn đêm, không có nước sinh hoạt tối thiểu… Đấu tranh để nuôi dưỡng tinh thần cách mạng cho nhau, xua tan không khí khủng bố của kẻ thù và xây dựng cho quần chúng bên ngoài nhà lao niềm tin tưởng vào đấu tranh cách mạng, người vào tù vẫn hoạt động, vẫn đấu tranh… Các cuộc đấu tranh của những người cộng sản trong nhà lao tỉnh đã có tiếng vang lớn để lại trong quần chúng nhiều ấn tượng tốt đẹp về Đảng và làm cho số tù kinh tế, binh lính gác lao phải kính nể. Trong nhà tù đế quốc, người cộng sản vẫn giữ vững niềm tin vào tương

lai, vào quần chúng, vào sự tất thắng của Chủ nghĩa Cộng sản, vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng, tiếp tục đấu tranh đem lại quyền lợi chung cho những tù nhân, đưa lại tia sáng cho cuộc sống tối tăm đau khổ và biến nhà tù thành trường học rèn luyện phẩm chất chiến sĩ Cộng sản.

Như vậy, ngay sau khi thành lập, chi bộ Đảng Quảng Nam đã bị thực dân Pháp truy kích, dù có tinh thần và quyết tâm của toàn dân, toàn quân nhưng vì chưa có kinh nghiệm nên chi bộ Quảng Nam đã gặp nhiều khó khăn trong những ngày đầu tiên. Tuy vậy, phong trào cách mạng 1930-1931 ở Quảng Nam vẫn để lại dấu ấn đậm nét trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Nam. Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, sức mạnh truyền thống của các phong trào yêu nước trước đây tưởng chừng như bị vùi dập trong máu lửa, đã được thổi bùng và nhân lên thành lực lượng cách mạng to lớn. Lực lượng đó trong trận thử sức đầu tiên với quân thù tuy có bị tổn thất, vẫn hun đúc nên những nhân tố cơ bản, quyết định thắng lợi cho những phong trào đấu tranh rộng lớn, phong phú hơn, quyết liệt hơn trong những năm về sau của Quảng Nam. Phong trào trong giai đoạn này đã khẳng định năng lực lãnh đạo và quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản, chi bộ Đảng ở địa phương, thời kỳ 1930-1931 đánh dấu sự trưởng thành của một lực lượng lớn mới hình thành, đội ngũ công nông liên minh dưới sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân, đây là thời kỳ công nhân và nông dân sát cánh và trực tiếp đương đầu với kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc… một cuộc thử thách toàn diện, đầu tiên.

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w