Đảng bộ Quảng Nam khôi phục cơ sở cách mạng, thực hiện chủ trương

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 47)

6. Bố cục luận văn

2.2.2.Đảng bộ Quảng Nam khôi phục cơ sở cách mạng, thực hiện chủ trương

chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

Nắm bắt được chủ trương mới của Trung ương Đảng, Đảng bộ Quảng Nam nhanh chóng bắt tay vào khôi phục cơ sở cách mạng chuẩn bị các công tác cho việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng.

Tại Quảng Nam- Đà Nẵng khi được Bí thư Xứ uỷ là Lê Duẩn phổ biến tình hình mới, Tỉnh uỷ có chỉ thị cho một số cán bộ thoát ly nhưng do những cán bộ này còn do dự, thiếu khẩn trương nên bị sa vào tay địch, còn lại hầu hết Đảng viên do bị lộ qua phong trào công khai hợp pháp những năm 1936- 1939 nên rất lúng túng khi phải chuyển phương thức hoạt động. Vì thế phong trào ở tỉnh bị vỡ nặng ngay từ cuối năm 1939. Ngay sau khi có sắc lệnh ngày 28-9-1939 của toàn quyền Catroux, mật thám Pháp liền tiến hành ngay nhiều cuộc bắt bớ các Đảng viên Cộng sản, giải tán các hội ái hữu. “Cuối năm 1939 ở Quảng Nam đã có 68/144 số đảng viên đã bị bắt ”[40, tr.67]. Cả tỉnh chỉ còn một số huyện còn 1 số uỷ viên và 2 chi bộ ở Tam Kỳ, một số ít đảng viên ở Duy Xuyên, những đảng viên Cộng sản ở Quảng Nam bị bắt giam ở nhà lao Quảng Nam và đều bị đưa về địa phương tuyên án nhằm răn đe phong trào cách mạng ở mỗi địa phương. Tuy nhiên, do tình đời sống quá bức xúc và nhờ sự giáo dục phát động của Đảng bộ, quần chúng vẫn tiếp tục đấu tranh theo khẩu hiệu trước đây. Ở Hội An có cuộc đấu tranh của gần 300 viên chức, đòi tăng lương, giảm giờ làm, nói chuyện, trao đổi về nước Nga Xô viết. Đồng bào ở Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn tiếp tục chống nạn hào lý tham nhũng, chiếm đoạt ruộng công, chống mua rẻ dân phu, đòi chia lại công điền, giảm bớt sưu thuế… điểm đặc biệt ở các phong trào trên là tinh thần đấu tranh bền bỉ của nông dân, công nhân các địa phương, trong đó phải kể đến 400 nông dân Ngọc Phô- Thăng Bình, đã buộc chính quyền tay sai phải chia lại đất công. “Ở làng Trà Nhiều- Điện Bàn, nông dân kéo qua bãi

Thanh Châu đấu tranh chống bọn hào lý chiếm đoạt đất sa bồi, trước tinh thần và quyết tâm của nhân dân địa phương binh lính và hào lý ở đây đã phải trả lại hoa màu trên đất ruộng của mình”[72, tr.49].

Thanh niên là lực lượng hăng hái nhất, đứt liên lạc với Đảng nhiều thanh niên đi tìm Đảng. Khi chưa bắt được mối, thanh niên bí mật truyền tay nhau những sách báo tiến bộ, chép cho nhau những bản nhạc, bài ca cách mạng. Những hoạt động và đấu tranh trên đây bùng nổ là do lòng yêu nước phẫn uất cao độ đối của đồng bào ta với chế độ áp bức bất công của thực dân Pháp và phong kiến. Đó là nhân tố thuận lợi để cho Đảng bộ tiếp tục tuyên truyền, vận động, phục hồi tổ chức, phát triển phong trào nhanh chóng. Lợi dụng việc thực dân Pháp giam giữ chung những tù nhân chính trị tại nhà lao Hội An, nhưng tù nhân ở đây đã tranh thủ tuyên truyền, tổ chức huấn luyện chính trị nhằm chuẩn bị cho anh em cán bộ ta khi ra tù có vốn lý luận cơ bản để hoạt động sâu rộng trong quần chúng, xây dựng phong trào tốt hơn, đồng thời chính họ là những người sẽ bí mật liên lạc với bên ngoài chuyển một số tài liệu, trong đó có cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô in bằng tiếng Pháp mà các đồng chí này sẽ dịch ra tiếng Việt tuyên truyền ra bên ngoài. Như vậy, lần đầu tiên những Đảng viên Cộng sản Quảng Nam được học tập về chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, đường lối và cương lĩnh của Đảng ta, điều lệ tóm tắt của Đảng Cộng sản Đông Dương, vấn đề thời cơ cách mạng và một số phương pháp vận động quần chúng. Những đồng chí bị lãnh hạn tù dài hạn thì được trang bị sâu hơn những lý luận cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lê nin. Phần lớn quần chúng cách mạng trong lao đều được huấn luyện chính trị, anh em phấn khởi say sưa học tập, nhờ vốn lý luận đã được học được trong lao tù, trình độ giác ngộ về chủ nghĩa cộng sản được nâng lên, việc tiếp thu đường lối, chủ trương chính sách của Đảng càng vững vàng hơn, năng lực công tác phát triển cho nên sau này trong hoạt động khởi nghĩa Đảng

bộ Quảng Nam có được một đội ngũ cán bộ, cốt cán có khả năng làm nòng cốt cho phong trào.

Trong lúc các đồng chí lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện bị địch giam cầm, thì ở Tam Kỳ các đồng chí Võ Toàn, Nguyễn Sắc Kim được cử lập lại phủ uỷ Tam Kỳ và liên hệ với các phủ và huyện bạn. Một số đồng chí trong thành uỷ đã kịp thời họp bàn và phổ biến chủ trương chuyển hướng hoạt động của Đảng, chuyển hướng từ mặt trận Dân chủ sang Mặt trận phản đế làm nhiệm vụ đấu tranh đánh đuổi đế quốc, giải phóng dân tộc và các hình thức tổ chức đều phải chuyển vào bí mật, thực hiện chủ trương đó trong hoàn cảnh bị đứt liên lạc và bị cô lập, các đồng chí trong Tam Kỳ đã tích cực bắt liên lạc với chi bộ Đảng ở Hội An. Lúc bấy giờ, tình hình hoạt động cách mạng ở Tam Kỳ có phần nổi hơn ở Điện Bàn, Duy Xuyên. “Đầu năm 1939, công tác phát triển Đảng tiến hành khá, toàn tỉnh có 80 Đảng viên, khi bể vỡ có huyện bị bắt sạch, nay nhiều nơi đã được gây dựng lại cơ sở: Tam Kỳ 3 chi bộ, Duy Xuyên 1 chi bộ, Điện Bàn 2 chi bộ, Hoà Vang 2 chi bộ, nhiều tổ chức biến tướng được lui vào hoạt động bí mật nay đã gây dựng lại. Phong trào cách mạng phát triển mạnh, yêu cầu cần tới sự chỉ đạo sát sao, kịp thời và thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh”[18, tr.15].

Trước yêu cầu thực tiễn của phong trào cách mạng ở địa phương, tháng 1-1940 phủ uỷ Tam Kỳ được lập lại. Trên cơ sở những hiểu biết ban đầu về sự chuyển hướng hoạt động của Đảng, phủ uỷ Tam Kỳ đã vạch ra phương hướng hoạt động: tiếp tục củng cố các chi bộ đã có, chuyển hết các chi bộ quần chúng cũ sang các tổ chức phản đế, duy trì các tổ chức biến tướng vì nhận thấy các tổ chức này còn thiết thực, cử cán bộ bắt mối liên lạc với các phủ huyện trong tỉnh và Xứ uỷ. Chính nhờ những hoạt động tích cực của Xứ uỷ Tam Kỳ mà vào tháng 3-1940 Tỉnh uỷ lâm thời Quảng Nam được lập lại. Thành lập lại Tỉnh uỷ là một sự kiện quan trọng quyết định việc nhanh chóng phục hồi hệ thống tổ chức Đảng và tổ chức quần chúng trong tỉnh. Với tinh

thần đó tại các địa bàn khác như huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tiên Phước đã được lập lại và bắt đầu bắt được liên lạc với nhau. Mặc dù bị lộ, một vài cán bộ của Xứ uỷ bị bắt nhưng việc phục hồi các tổ chức Đảng nhanh chóng, thuận lợi là nhờ Đảng viên và cơ sở cách mạng đóng trong dân vẫn còn nhiều. Mặc dù các Xứ uỷ và Tỉnh uỷ đều tích cực hoạt động nhưng vẫn chưa liên lạc được với nhau.

Mãi đến tháng 10-1940 Tỉnh uỷ Lâm thời Quảng Nam mới chính thức liên lạc được với phái viên Xứ uỷ Trung Kỳ và chính thức nhận được Nghị quyết Trung ương lần thứ VI của Đảng. Tại thời điểm lúc bấy giờ số lượng các tổ chức Đảng có sự biến động, theo số liệu của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam cụ thể như sau:

Tổ chức Đảng trước khi họp hội nghị chùa Hang (10/1940) [18, tr.23]

Huyện Huyện uỷ Số chi bộ

Đảng viên

Cước chú

Tam Kỳ Huyện uỷ 9

Điện Bàn Huyện uỷ 1 8 Ghép La Huân Giáng La, Cẩm Văn Duy Xuyên Huyện uỷ 2 8 Mã Châu, Thi Lai

Hoà Vang 2 8 Phú Lộc, Thanh Khê

Quế Sơn 2 8 Phương Trì, tổng Xuân Phú

Thăng Bình 2 8 Bể vỡ tháng 6-1940

Trong tháng đó, hội nghị Tỉnh uỷ mở rộng tại Chùa Hang- Tam Kỳ đã được diễn ra. Với Nghị quyết Trung ương nhấn mạnh việc tổ chức quán triệt chủ trương trên của Đảng, toàn thể đảng viên; các Xứ uỷ phải củng cố và xây dựng cơ sở Đảng ở các trung tâm kỹ nghệ, hầm mỏ và đồn điền. Theo chỉ thị của Trung ương, Hội nghị Tỉnh uỷ bàn việc hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, xét không đủ khả năng hưởng ứng bằng một cuộc khởi nghĩa trong tỉnh, Tỉnh uỷ chủ trương chỉ có thể hưởng ứng ở mức độ rải truyền đơn, phá đường sá và làm một số việc cần thiết khác. “Các đại biểu hết sức phấn khởi tiếp thu

đường lối của Trung ương Đảng và trong hội nghị Tỉnh uỷ mở rộng tại Chùa Hang- Tam Kỳ đã quyết định những vấn đề cơ bản sau đây:

Ø Quán triệt nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc, tiến hành giáo dục đảng viên và quần chúng trong tổ chức thấy rõ sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng. Tỉnh uỷ chủ trương đẩy mạnh hoạt động, đi sâu tuyên truyền, xây dựng tổ chức bí mật, trên cơ sở đó mà chọn lọc người để phát triển Đảng, xây dựng thêm chi bộ mới, phát động quần chúng căm thù bọn Pháp, Nhật cướp nước và chống chiến tranh đế quốc. Bên cạnh củng cố Đảng và phát triển các hội phản đế, ra báo Khởi nghĩa làm tài liệu tuyên truyền, chuyển hướng tư tưởng, nhận thức cho cán bộ quần chúng, quán triệt nhiệm vụ trước mắt là đánh đuổi giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc.

ØCủng cố tổ chức của Đảng từ các phủ uỷ, huyện uỷ đến chi bộ, đẩy mạnh và phát triển đảng viên, các hội quần chúng phải tổ chức bí mật, lấy tên là các hội phản đế, phát triển mạnh hội cứu quốc ở các phủ, huyện.

Ø Bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh chính thức gồm 5 đồng chí, do đồng chí Hồ Tỵ làm Bí thư (Hồ Tỵ bí danh Định; Trương An bí danh Thu; Võ Toàn bí danh Xuân; Huỳnh Cự bí danh Hạ; Nguyễn Sắc Kim bí danh Đông)”[18, tr.21-22].

Hội nghị Tỉnh uỷ mở rộng họp ở Chùa Hang có ý nghĩa như một đại hội Đảng bộ tỉnh, có đầy đủ các đại biểu các phủ, huyện trực thuộc về dự và Bầu Ban chấp hành Đảng bộ chính thức; mặt khác nó có ý nghĩa nối lại sự lãnh đạo của Xứ uỷ Trung kỳ với chi bộ Đảng ở Quảng Nam. Điều quan trọng nhất là hội nghị được tiếp thu Nghị quyết VI của Trung ương Đảng, nhận thức thấu suốt tình hình chung và thấy rõ điều kiện cách mạng của tỉnh, hội nghị đề ra chương trình hành động mới cho toàn Đảng bộ. Hội nghị Chùa Hang đánh dấu bước chuyển hướng nhận thức quan trọng về đường lối giải phóng dân tộc của Đảng bộ, chuẩn bị những điều kiện hướng tới khởi nghĩa giành chính quyền.

Sau hội nghị Chùa Hang, phong trào trong tỉnh phát triển mạnh theo hướng mới của Đảng, sớm chuẩn bị cho công cuộc giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do. Tổ chức Đảng được củng cố, có nơi phát triển, các phủ uỷ Duy Xuyên, Tam Kỳ, Điện Bàn được củng cố lại, một số chi bộ mới được thành lập. Các đồng chí trong Tỉnh uỷ phân công nhau đến những nơi chưa có cơ sở để tổ chức phong trào. Đại Lộc thành lập chi bộ và một số tổ quần chúng ở Đức Hạ, Hội An thành lập chi bộ Kim Bồng. Nhiều nơi phát triển đảng viên và hội viên đoàn thể quần chúng bí mật. Sau Hội nghị Chùa Hang, các chi bộ Đảng phát triển nhưng cũng nhanh chóng bị thực dân Pháp uy hiếp, truy quét.

Hệ thống tổ chức Đảng và quần chúng bị bể vỡ cuối năm 1939 được nhanh chóng khôi phục, riêng tại Quế Sơn trong năm 1941 đã khôi phục và phát triển được 117 tổ quần chúng cách mạng với gần 400 hội viên và hàng ngàn quần chúng cảm tình khác

Sang giữa năm 1940, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi mau lẹ, phát xít Đức chiếm nước Pháp. Tại Quảng Nam, quân Nhật đến Đà Nẵng, đóng giữ sân bay, hải cảng và các đường giao thông chiến lược quan trọng, chúng xây dựng căn cứ hậu cần, các kho và bái chứa vũ khí. Giặc Nhật hành hạ, đánh đập, giết chóc rất dã man nhiều đồng bào ta, một số đồng bào phải bỏ mạng trong các đợt phu phen tạp dịch của địch. Trước tình hình đó, nhân dân Quảng Nam cũng như đồng bào cả nước quyết vùng lên đánh Pháp, đuổi Nhật, giành lấy độc lập tự do. “Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9- 1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (11-1940) và binh biến Đô Lương (1-1941) nổ ra báo hiệu một thời kỳ cách mạng mới, thời kỳ vũ trang khởi nghĩa sôi động ở nước ta. Từ sau khi nhận được Nghị quyết VIII của Trung ương phong trào ở Quảng Nam phát triển rất nhanh. Đến đầu năm 1942, toàn tỉnh đã lập được 6 ban chấp hành Phủ, Huyện uỷ, 70 chi bộ khoảng 230 đảng viên. Ngoài ra còn có 20 đảng viên thoát ly hoạt động vào giúp các tỉnh Nam Trung Kỳ do Tỉnh uỷ trực tiếp quản lý” [23, tr.60-62]. Phong trào Việt Minh phát triển rầm rộ,

thu hút cả tín đồ Tin Lành, Cao Đài, lý hương, giáo chức, binh lính tham gia, lập được 20 uỷ ban vận động cứu quốc, khoảng 5000 hội viên. Hoạt động của các đoàn thể cứu quốc diễn ra sôi nổi, nhiều cuộc mít tinh được tổ chức liên tiếp ở nhiều nơi, có cuộc biểu tình đã tập hợp tới 500 người, lôi kéo cả lý hương tham gia. Kết hợp nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là đánh đổ Pháp, Nhật giải phóng dân tộc, Đảng bộ Quảng Nam lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành những quyền lợi kinh tế hàng ngày như chống tịch thu của cải, chống độc quyền mua bán ép giá của Liên nông thương đoàn nhằm tạo phong trào quần chúng rộng rãi qua đó dễ tập hợp lực lượng, tập dượt cho quần chúng đón thời cơ khởi nghĩa.

Do thiếu cảnh giác đề phòng khủng bố phương thức công tác bí mật lơi lỏng, lại bộc lộ lực lượng trong các cuộc mít tinh, nên từ tháng 3-1943 có nhiều tổ chức cơ sở Đảng, quần chúng nhân dân ở Quảng Nam bị địch truy lùng gây nên những tổn thất nhất định. Xứ uỷ Trung Kỳ kịp thời chỉ đạo, uốn nắn phong trào ở đây qua nhiều văn bản khác nhau để đối phó với những chính sách lùng sục cộng sản ráo riết của Pháp và tay sai. “Mật thám Pháp tiến hành hàng loạt vụ vây bắt tại huyện Duy Xuyên trong tháng 9 và tháng 10. Sau đó, toà án Quảng Nam đã tuyên án tất cả 623 trường hợp thuộc 4 phủ, huyện với mức án từ 2 đến 10 tháng tù cấm cố và 20 năm tù quản thúc” [40, tr.78].

“Trong số 623 trường hợp trên, con số cụ thể ở từng địa phương như sau: Huyện Quế Sơn: 205 trường hợp từ 2 tháng tù đến 10 năm tù cấm cố và 20 năm quản thúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện Đại Lộc: 85 trường hợp từ 3 tháng tù đến 10 năm tù cấm cố và 20 năm quản thúc.

Phủ Thăng Bình: 74 trường hợp từ 3 tháng đến 6 năm tù cấm cố và 20 năm quản thúc.

Phủ Tam Kỳ: 295 trường hợp từ 3 tháng tù đến 12 năm tù cấm cố và 20 năm quản thúc. Tỉnh uỷ Quảng Nam bị vỡ, chỉ còn 2 tỉnh uỷ viên là đồng

chí Võ Toàn và Nguyễn Sắc Kim phải tạm chuyển vào các tỉnh phía trong, cũng từ những tổn thất trên, Nghị quyết của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã phê bình Đảng bộ Quảng Nam trong quá trình lãnh đạo đã phạm sai lầm đưa ra “chủ trương tranh đấu quá trớn, không biết lượng trình độ hiện có của quần chúng và năng lực thực tế của Đảng để đến nỗi bị

Một phần của tài liệu Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945) (Trang 47)