1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình yêu làng quê việt nam trong thơ nguyễn bính trước cách mạng tháng tám 1945

139 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 842,07 KB

Nội dung

Qua hàng loạt hình ảnh, sự vật, hiện tượng, được biểu hiện ta có thể nhận thấy chiều sâu tình cảm của Nguyễn Bính đã gởi gắm vào trong thơ ông, mỗimột hình ảnh của làng quê mà Nguyễn Bín

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU

HÌNH ẢNH LÀNG QUÊ TRONG THƠ CA VIỆT NAM

1.1 Trong văn học dân gian

1.2 Trong thơ ca trung đại

1.3 Trong thơ ca hiện đại

2.1.2 Cảnh sắc của làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính hiện lênrất đẹp

2.1.3 Làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính hiện lên rất mực gầngũi, thân thương, hiền hòa

2.2 Làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính thắm đượm mối quan hệ yêu thương

Trang 3

2.2.1 Cảnh làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính làm nền cho mọimối quan hệ yêu thương

2.2.1.1 Tình yêu quê hương

2.2.1.2 Tình yêu thương cha mẹ

2.2.1.3 Tình cảm chị em

2.2.1.4 Tình nghĩa vợ chồng

2.2.1.5 Tình cảm bạn bè

2.2.1.6 Tình yêu đôi lứa

2.2.2 Làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính luôn gắn bó với conngười

CHƯƠNG 3:

TÌNH YÊU LÀNG QUÊ LÀ MỘT ÂM HƯỞNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ

NGUYỄN BÍNH TẠO NÊN TÍNH DÂN TỘC ĐỘC ĐÁO

3.1 Làng quê Việt Nam là đề tài lớn trong thơ Nguyễn Bính

3.2 Cách thể hiện đề tài làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Thơ mới là trào lưu thi ca công khai phát triển rộng rãi trên văn đàn trong nhữngnăm 1932 - 1945 Phong trào Thơ mới ra đời khi mà xã hội Việt Nam đã có nhiều

chuyển biến lớn về mọi mặt trong cuộc sống, bên cạnh những tên tuổi như: Xuân Diệu,

Huy Cận, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Hồ Dzếnh … Nguyễn Bính nổi

lên như một phong cách riêng độc đáo đem đến cho làng thơ Việt Nam những hương

vị mới Thơ mới ra đời ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây thì NguyễnBính lại mang vào phong trào Thơ mới một phong vị mộc mạc, chân quê, một lối vívon đậm đà màu sắc ca dao, dân dã độc đáo

Nhắc đến Nguyễn Bính thì đa số người đọc đều nghĩ ngay đến nhà thơ của cuộcsống làng quê Thật đơn giản vì thơ Nguyễn Bính thể hiện những điều rất gần gũi, thânthiết với cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta, mỗi người dân Việt Nam ThơNguyễn Bính đến với bạn đọc như một cô gái quê kín đáo, mịn mà, duyên dáng.Người đọc thấy ở thơ ông những nét dung dị, đằm thắm, thiết tha, đậm sắc hồn dântộc, gần gũi với ca dao Cái tình trong thơ Nguyễn Bính luôn luôn mặn mà, chân chất,mộc mạc, chân thành, sâu sắc và tế nhị hợp với phong cách, tâm hồn của người Á

Đông Vì thế người viết đã chọn đề tài: “Tình yêu làng quê Việt Nam trong thơ

Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945” Trước tiên với bản thân người viết

xuất phát từ niềm yêu thương, say mê và sự ngưỡng mộ thơ của ông Bên cạnh,nghiên cứu đề tài này, còn giúp cho người viết thấy được những cái hay, cái đẹp tronghồn thơ Nguyễn Bính Đồng thời, chúng ta có thể thấy được những sáng tạo độc đáo

về nội dung lẫn nghệ thuật của thơ ông Qua đó, chúng ta đánh giá được chính xác hơnđóng góp và vai trò của Nguyễn Bính trong nền thơ ca nước nhà

Ngoài ra, nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho người viết có điều kiện tìm hiểu sâusắc hơn ở tất cả các phương diện tác phẩm của ông mà đặc biệt là tình yêu làng quêtrong thơ Nguyễn Bính

2 Lịch sử vấn đề:

Qua khảo sát và tìm hiểu, người viết đã nhận thấy vấn đề chưa được nghiên cứumột cách trực tiếp và toàn diện, mà chỉ có những công trình nghiên cứu cùng những ýkiến có liên quan Cụ thể như sau:

Trang 5

Trước hết phải kể đến quyển “Thi nhân Việt Nam” (1932-1945), Hoài Thanh đã

có sự so sánh khá tinh tế giữa các nhà thơ viết về làng quê: “Đồng quê xứ Bắc đã gây

cảm hứng cho nhiều nhà thơ Nhưng mỗi nhà thơ xúc cảm một cách riêng Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ưa sống trong tình quê mà ít chú ý đến cảnh quê, Anh Thơ không nhà quê một tí nào Anh Thơ là một người thành thị đi du ngoạn nên chỉ thấy cảnh quê, Bàng Bá Lân cũng ít sống trong tình quê, nhưng hiểu cảnh quê hơn Anh Thơ, hiểu hơn vì mến hơn” [23;Tr.175], không dừng lại ở đó mà nhà phê bình

Hoài Thanh còn viết: “Tôi muốn nói Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê

nhiều lắm Và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta.

Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta Giá Nguyễn Bính sinh ra thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm và những tác phẩm của người, bây giờ đã có vô số những nhà thông thái nghiên cứu”.[23;Tr.371] Hoài Thanh đã đề cập đến “chất quê” trong thơ Nguyễn Bính “Chất quê” ấy được thể hiện qua những cảnh vật của làng quê Hình ảnh của một thôn quê

hiện lên rất mực gần gũi, thân thương, hiền hòa Đọc thơ Nguyễn Bính ta không chỉhình dung ra một làng quê với bao cảnh mộc mạc, giản dị, mà ta còn cảm nhận đượcbiết bao hương vị của quê hương

Cùng với nhận xét của Hoài Thanh thì Đoàn Thị Đặng Hương trong quyển “Nhìn

lại một cuộc cách mạng trong thi ca” đã có nhận xét khá cụ thể hơn: “Những “dậu mùng tơi”, “giăng sáng”, “vườn chè”, “trống chèo”, “hoa xoan”, “hoa bưởi”, “ hoa cam”, “cánh buồm nâu”, “vườn dâu”, “vườn cam” … tất cả đã đi vào thơ Nguyễn Bính một cách trữ tình, duyên dáng của ca dao Chắc chắn ở thế kỉ này chưa có nhà thơ nào dám dùng mã hiện thực như: ao bèo, con lợn, giàn giầu không, giếng thơi…

để mà diễn tả nỗi buồn, nỗi mất mát của tình quê, trong tâm hồn con người Việt Nam hiện đại” [5;Tr.33] Qua hàng loạt hình ảnh, sự vật, hiện tượng, được biểu hiện ta có

thể nhận thấy chiều sâu tình cảm của Nguyễn Bính đã gởi gắm vào trong thơ ông, mỗimột hình ảnh của làng quê mà Nguyễn Bính khắc họa là bấy nhiêu cung bậc tình cảm

được biểu hiện tạo nên thơ Nguyễn Bính luôn mang đậm nét “chân quê”.

Với nét “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính, tuyển tập 40 năm Tạp chí Văn học

đã nhấn mạnh: “Nói Nguyễn Bính “chân quê” là để khu biệt ông với các nhà thơ khác.

Quả thật dày đặc trong thơ Nguyễn Bính những yếu tố quen thuộc để làm “xuất lộ hồn

Trang 6

quê”: con sông, bờ giậu, thôi đê, đám hát, hội làng … Ngay cả khi Nguyễn Bính viết

về phố xá thì dường như ở đây vẫn có một làng quê giữa lòng thành thị”.[25;Tr.375]

Nguyễn Bính được xem là nhà thơ “chân quê” nhưng chân tài Viết về làng quê, ông

đã miêu tả được cái văn hóa làng quê, cảnh quê, tình quê, hồn quê

Vương Trí Nhàn trong “Thi sĩ của hồn quê” cũng cho rằng: “Ở Việt Nam, mấy

chục năm nay, quá trình phát triển công nghiệp mới phôi thai; cả với người dân ở các

đô thị, nếp sống làng xóm không phải là cái gì xa lạ Dù vậy, những hình bóng đường nét gợi phong vị sinh hoạt xưa, những giếng nước, cây đa, vườn dâu, khung cửi, một đêm hội chèo, những phiên chợ quê … Nếu được miêu tả chân thật vẫn có sức gợi cảm mạnh mẽ Tình yêu dai dẳng của mọi người với thơ Nguyễn Bính chứng nhận điều đó”,[14;Tr.17] với nhận định này ta càng thấy nét “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính

càng được khẳng định hơn

Mã Giang Lân nhận xét: “Thiên nhiên cảnh vật làng quê Việt Nam chỉ là cái nền

để nhà thơ bộc lộ cảm xúc, những mối tình trai gái, những cuộc đời mộc mạc nhớ thương dang dở”[9;Tr.430] Có thể nói, nhà thơ Nguyễn Bính đã mượn cảnh để bộc lộ

tình cảm

Hoài Việt trong “Nhà văn trong nhà trường” xem nhà thơ Nguyễn Bính như là

“thi sĩ yêu thương” Nguyễn Bính không chỉ ca ngợi cảnh quê mà cảm thông với

những kiếp người bất hạnh Thơ ông không chỉ nặng tình mà còn nặng nghĩa Bởi đối

với mọi người: “Tâm hồn Nguyễn Bính thoáng một chút là rung lên Nhưng đây là

những thoáng quê hương, những thoáng gió thổi từ đồng nội tới vì thế mà thơ anh đậm đà tính dân tộc rõ nét nhất”.[28;Tr.62]

Bàn về “tình yêu làng quê” trong thơ Nguyễn Bính, Tạp chí Văn học số 10 tác giả Hoàng Anh đã viết: “Tình quê trong thơ Nguyễn Bính nói rộng ra là tình cảm

hướng về cái đẹp, cái thiện, khao khát trở về cội nguồn, hồn cốt thiêng liêng của đời sống dân tộc Điều quan trọng là Nguyễn Bính đã biết cách cụ thể hóa cái gọi là hồn quê trừu tượng kia bằng những biểu hiện của tình yêu chân thực đằm thắm, cũng như nét tâm lý điển hình gợi lên dáng dấp sinh hoạt của một thời Một người mẹ nghèo khổ tiễn con gái về nhà chồng, một cô thôn nữ e thẹn trong đêm hát chèo, một anh trai làng lo sợ và ghen bóng ghen gió khi đón người yêu đi tỉnh về, những rạo rực say mê khi mùa xuân đến, nỗi cô đơn của người hàng xóm, giấc mơ anh quan trạng huy hoàng

ăn sâu vào tiềm thức từ gã thư sinh đến anh lái đò … và bao nỗi tâm tình chân chất,

Trang 7

giản dị không khỏi làm người ta xúc động đến nỗi nao lòng”.[19;Tr.15] Điều mà ta

cảm nhận được trong thơ Nguyễn Bính không chỉ đơn giản là tình cảm của tác giả đối

với quê hương qua những cảnh vật, những nét “chân quê” mà còn là tình cảm của ông

trong sự thông cảm những nỗi buồn, nỗi đau của người dân quê

Cảm nhận thơ Nguyễn Bính, Hà Minh Đức trong quyển “Nhìn lại cuộc cách

mạng trong thi ca” đã dành khá nhiều trang viết để nhận định về hình ảnh quê hương,

cảnh vật và con người trong thơ Nguyễn Bính Qua tìm hiểu, ông có nhận xét:

“Nguyễn Bính có những chất liệu thi ca riêng, Nguyễn Bính đã tạo nên khuôn mặt làng quê của riêng mình”.[5;Tr.186] Vì “thơ Nguyễn Bính không có nhiều những bức tranh quê cụ thể như Anh Thơ, hoặc tỉ mỉ với cảnh, với người như Đoàn Văn Cừ nhưng lại khơi gợi thế giới nội tâm ở tình đời, tình người”.[5;Tr.188] Hay ông cũng đã

khẳng định chính nét “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính cũng tạo nên vẻ đẹp trong thơ ông: “Cái đẹp trong thơ Nguyễn Bính nghiêng về cái đẹp truyền thống, đậm đà

chất dân dã, đồng quê “hương đồng gió nội”: bầu trời xanh trong, nắng hoe vàng, hoa nở và ngào ngạt hương bay, cánh bướm trắng, rồi những cô gái với thắt lưng xanh, yếm thắm, má ửng hồng, …”.[5;Tr.108] Đó là vẻ đẹp bình dị, sáng trong và dân

dã của đồng quê, vừa chân thực, vừa lãng mạn Ông không dừng sự cảm nhận của

mình ở nét “chân quê” mà từ nét “chân quê” để nhận diện ra “tình quê” trong thơ

Nguyễn Bính

Lại Nguyên Ân trong bài viết: “Sự có mặt của Nguyễn Bính” ông có nhận xét:

“Nhưng có phải cái giọng quê, lời quê, tình quê ấy ở Nguyễn Bính cứ nhạt dần theo năm tháng tha hương? Có thể có chuyện nhạt dần, nhưng do tha hương thì chưa chắc.

Có lẽ, chính trong cảnh tha hương, Nguyễn Bính mới cất lên tiếng hát tình quê thiết tha làm mê đắm lòng người đến vậy Giữa chốn thị thành, giữa chốn quê người, Nguyễn Bính đem lời quê ra kể chuyện quê, ai mà chẳng có một quê, và người ta lắng nghe”.[1;Tr.99] Hay Vũ Quần Phương trong bài viết “Đóng góp của thơ Nguyễn Bính” ông cũng có lời nhận xét: “Đọc thơ Nguyễn Bính, vì vậy chúng ta được nhập vào hồn quê hơn là cảnh quê Nói về cảnh thì Anh thơ, Đoàn Văn Cừ có nhiều chi tiết đặc sắc hơn, nhưng dựng được cái hồn của quê thì chưa ai bằng Nguyễn Bính”.

[21;Tr.231] Qua đó cho thấy, tâm hồn Nguyễn Bính là một tâm hồn đằm thắm, bắt rễ

từ những hoa đồng cỏ nội, những ao muốn vạt cần, những mồ hôi và nước mắt, những

Trang 8

lam lũ thường nhật của quê hương gắn bó suốt cuộc đời mình dù có lúc ông phải lênhđênh khắp xứ người.

Thảo Linh với công trình: “Nguyễn Bính, nhà thơ chân quê” đã tuyển chọn

những ý kiến, lời bình có thể xem là tiêu biểu của các nhà nghiên cứu nổi tiếng về thế

giới nghệ thuật thơ của Nguyễn Bính Cụ thể: Vương Trí Nhàn cho rằng: “Nguyễn

Bính là thi sĩ của hồn quê Nguyễn Bính vốn là tài năng bậc nhất, hơn nữa một tài năng tự nhiên, nghĩa là vừa dồi dào vừa độc đáo”.[10;Tr.20] Ngoài ra còn rất nhiều

bài viết, sách nghiên cứu đề cập đến thơ Nguyễn Bính như: Nguyễn Bính và tôi – Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Bính – thơ và đời – Hoàng Xuân, tuyển tập Nguyễn Bính của nhóm tác giả Vũ Quốc Ái, Quang Huy, Đỗ Đình Thọ, Kim Ngọc Diệu – Thơ tình Nguyễn

Bính, … điều đó cho chúng ta thấy, Nguyễn Bính đã có nhiều đóng góp phần lớn cho

thơ ca lãng mạn Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng

Những ý kiến vừa nêu trên chỉ tập trung vào thể hiện những khía cạnh có liên

quan đến “tình yêu làng quê” trong thơ Nguyễn Bính, nhưng ở đây chúng ta điều nhận thấy những bài viết được đưa ra hầu hết đều đề cập đến nét “chân quê”, và nét “chân

quê” ấy cũng là một khía cạnh để làm nên “tình yêu làng quê” đằm thắm sâu sắc.

Những bài viết về thơ Nguyễn Bính khi đề cập đến vấn đề “tình yêu làng quê” trong

thơ ông thì chưa có bài viết nào hoàn chỉnh các vấn đề Vì vậy, người viết chọn đề tài:

“Tình yêu làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945” Với đề tài này, người viết sẽ tập trung đi sâu vào tìm hiểu, khám phá, làm rõ

vấn đề và đưa vấn đề trở thành một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, trọn vẹn, có hệthống

3 Mục đích yêu cầu:

Với đề tài này, mục đích đầu tiên mà người viết hướng tới đó là có thể khám phá,đánh giá và làm sáng tỏ được nét nổi bật, độc đáo trong thơ Nguyễn Bính Hay nói

cách khác là tìm hiểu về một khía cạnh cụ thể, tìm hiểu “Tình yêu làng quê Việt Nam

trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945” Và từ đây có thể cảm

nhận trọn vẹn hơn, sâu sắc hơn hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đồng thờicũng để hiểu thêm thái độ, tâm tư, tình cảm của dân tộc Việt Nam

Mặt khác, nghiên cứu đề tài này còn giúp người viết vun bồi kiến thức cho bảnthân và làm hành trang cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy sau này

Trang 9

4 Phạm vi đề tài:

Đây là đề tài nghiên cứu “Tình yêu làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính

trước Cách mạng tháng Tám 1945” Do vậy, phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung ở

phần “tình yêu làng quê” và đi sâu nghiên cứu một số tác phẩm của Nguyễn Bính

trước Cách mạng tháng Tám 1945 Cụ thể ở những nguồn tư liệu tập trung vào các tập

thơ: Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi, Hương cố nhân, Người con gái lầu hoa, Mười

hai bến nước, Một nghìn cửa sổ, Mây tần, Đêm sao sáng, Bức thư nhà Để luận văn

hoàn chỉnh và phong phú hơn về nội dung, người viết còn đi vào nghiên cứu một số tài

liệu có liên quan đến Nguyễn Bính để làm nổi bật “Tình yêu làng quê Việt Nam trong

thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945” Tình yêu làng quê ấy được thể

hiện trong tình cảm của ông đối với hình ảnh làng quê và con người làng quê

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài này người viết cần phải kết hợp rất nhiều thao tác khác nhau.Trước tiên người viết đã tập hợp và chọn lọc những tài liệu có liên quan đến đề tài này.Bên cạnh đó, phải chọn lọc một số tác phẩm tiêu biểu nhất trong các tập thơ để phân

tích làm nổi bật được phương diện “tình yêu làng quê” trong thơ của Nguyễn Bính.

Đồng thời, người viết đã sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu với một số tác phẩmkhác cùng giai đoạn để làm nổi bật được điểm khác biệt và cái hay trong thơ NguyễnBính Ngoài ra, để người đọc dễ cảm nhận và tiếp thu được cái hay trong thơ của ông,người viết không thể bỏ qua việc bình giảng, phân tích, chứng minh để diễn giải vàkhái quát vấn đề cùng nhiều phương pháp nghiên cứu thích hợp khác

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:

HÌNH ẢNH LÀNG QUÊ TRONG THƠ CA VIỆT NAM

1.1 Trong văn học dân gian

Từ bao đời nay, làng quê đã trở thành một đề tài quen thuộc trong thơ văn ViệtNam Hình ảnh làng quê hiện lên dưới ngòi bút của các thi sĩ dân gian hay các nhà vănnhà thơ trung đại, hiện đại cũng đều gợi được những nét gần gũi, thân quen, hiền hòa,bình dị

Trong văn học dân gian, ca dao dân ca là tiếng nói trực tiếp của người dân laođộng Có không biết bao nhiêu câu ca dao ca ngợi vẻ đẹp của những người dân laođộng Nhiều cảnh làng quê thanh bình, yên ả đã đi vào lòng độc giả thuộc nhiều thế hệ.Bởi nó đã diễn tả đầy đủ tình cảm, tâm tư của con người Việt Nam đối với quê hươngđất nước

Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng miêu tả vẻ đẹp quê hương đấtnước tươi đẹp và hùng vĩ Đó là bức tranh thiên nhiên vùng ngoại thành Hà Nội xưahiện lên rất đẹp qua bàn tay kiến tạo của các nghệ nhân:

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gầy dựng nên non nước này?”

Bài ca dao trên ca ngợi nhiều hơn tả và chỉ tả bằng cách nhắc đến các địa danh:

cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, đài Nghiên, Tháp Bút, những cảnh trí tiêu biểu nhất của

Hồ Hoàn Kiếm Cảnh phong phú đa dạng gợi vẻ đẹp thơ mộng, thiêng liêng, gợi tìnhyêu, niềm tự hào của quê hương, đất nước, con người với những tình cảm chân thành,

thiết tha, sâu lắng, nồng nàn Câu cuối “Hỏi ai gầy dựng nên non nước này?” câu hỏi

tự nhiên như lời nhắn nhủ, tâm tình làm xúc động người đọc, người nghe “Rủ nhau”

là một môtíp thường gặp trong ca dao Thể hiện tình yêu thương, đoàn kết và gắn bó

giữa con người với nhau “Rủ nhau xuống bể mò cua…, Rủ nhau đi cấy đi cày….”

Ngoại thành Hà Nội xưa đẹp vì có Hồ Gươm trong xanh, còn đẹp hơn vì cónhững cảnh thơ mộng, dịu dàng:

Trang 11

“Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Đây là một bài ca dao tả cảnh, rất thực Vào sáng sớm cảnh vật phủ mờ sương

khói Làng mạc, cỏ cây “mịt mờ” trong “ngàn sương” và “khói tỏa” Sương phủ

trắng bao la; mênh mông và mịt mù; huyền ảo và thơ mộng Cảnh vật Hồ Tây đượcmiêu tả tuyệt đẹp: hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh hài hòa, sống động Những

khóm trúc ven hồ, cành lá um tùm rậm rạp, đeo nặng sương mai “la đà” sát mặt nước, sát mặt đất, rung rinh, đu đưa trước làng gió nhẹ Từ láy tượng hình “la đà” – một nét

vẽ thoáng và gợi cảm, đầy ấn tượng Hình ảnh cây tre, cây trúc rất gần gũi, thân thuộcvới con người Việt Nam Tre, trúc là cảnh sắc của làng quê thể hiện sự gần gũi, gắn bógiữa con người và cảnh vật Sau khi tả cành trúc, tác giả dân gian nói về âm thanh gần,xa: tiếng chuông, canh gà Chính tiếng chuông ngân lên trong sương sớm như ru hồncon người hòa vào mộng ảo của cảnh vật, để ta thêm yêu quê hương; tiếng gà sangcanh lại làm ta tỉnh mộng, song lại trở về nhịp sống đời thường, dân dã Tiếng gà gáy,tiếng chày giã đó đã diễn tả nhịp sống lao động cần mẫn của nhân dân ta Qua âmthanh ấy, ta cảm nhận một ngày mới đang bắt đầu của nhân dân ta thanh bình, no ấm

và yên vui Những câu ca dao này gợi nên trên nét đẹp thân thương của một vùng quêngoại thành Hà Nội xưa Không gian yên bình lắng đọng, tác giả dân gian đã dùng

“động” để tả “tĩnh”, phải là một người có cái nhìn tinh tế mới có thể cảm nhận được

nét tinh túy của cảnh vật Bài ca dao làm đẹp tâm hồn mỗi con người Việt Nam, nólàm ta thêm yêu quê hương đất nước

Những câu ca dao viết về làng quê Việt Nam cũng thường đề cập đến đặc sảncủa các làng quê Món ăn nói lên những đặc sắc của mỗi địa phương mang ít nhiều vếttích của một tập quán, lễ nghi Cao hơn nữa, các món ăn còn thể hiện một phần tìnhyêu quê hương, nghĩa đồng bào Chẳng những thế mà có người phải bùi ngùi tấc dạkhi tha hương cầu thực gởi niềm thèm được ăn những món ăn thô sơ của nơi chônnhau cắt rốn

Con người sinh ra ai cũng có một quê hương, một đất nước Tình yêu quê hươngđất nước là tình cảm thiêng liêng cao quý, được thể hiện mọi lúc mọi nơi Đối với

Trang 12

những người đi xa luôn chạnh lòng nhớ về làng xưa Và lúc ấy, những điều họ nhớkhông phải là cái gì đó cao xa, lớn lao mà thường là những món ăn rất dân dã:

“Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

“Bồng em đi dạo vườn cà

Cà non chấm mắm cà già làm dưa Làm dưa ba bữa dưa chua Chị kia xách dĩa lại mua ba tiền”

Món canh rau muống, cà dầm tương cùng với món cà non chấm mắm hay cà giàlàm dưa cũng đã giữ trong lòng người dân niềm lưu luyến đối với làng xóm Nhữngmón ăn ấy không phải là sơn hào hải vị mà chỉ là món ăn rất đời thường, dân dã Vậy

mà, khi đi xa điều mà anh nhớ trước tiên về quê nhà lại là: “canh rau muống, cà dầm

tương” Hình ảnh “dãi nắng dầm sương” nghĩa là người dân lao động cực nhọc vất

vả Bài ca dao trên, đọc qua ta nghe âm điệu dung dị, hòa nhã mà cũng không kém sâusắc, ta cảm thấy nao nao như đồng cảm với người ra đi, nỗi nhớ ấy như in hằn trongtâm trí, nỗi nhớ gắn liền với sự thương cảm, tình yêu thương

Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước ấy đã được thể hiện qua những món ăn,bằng lời ru của bà, của mẹ:

“Mẹ ơi rau đắng cá đồng, Bát canh mẹ nấu ấm hoài lòng con”

“Tình yêu quê hương đất nước còn là sự thương nhớ thèm thuồng món ăn mà do

mẹ cho mình ăn lúc mình nhỏ tuổi” [6;Tr.556] Chỉ có canh rau đắng, cá đồng thôi mà

sẽ là hành trang con mang theo suốt cuộc đời Câu ca dao ấy là nỗi nhớ về món ăn đặcsản của miền quê và cũng là tình cảm người con đối với công lao của cha mẹ

Tình yêu quê hương còn gắn liền với những sản vật cảnh đẹp của quê hươngđược thể hiện qua lời nói đầy tự hào của nhân dân Đó là những món ăn hết sức bình

dị, dân dã và mang màu sắc địa phương:

“Nhật Tân đào nở tưng bừng, Làng Quảng bánh mật, bánh chưng giãi đầy,

Tây Hồ xách bị cả ngày,

Trang 13

Nghi Tàm chặt rễ được ngay quan tiền.

Yên phụ buôn trán dưới thuyền, Xuống đò phố mới bán than quạt trà.

Làng Võng bán lợn bán gà, Làng Thụy nấu rượu la cà cả đêm”.

“Bánh mật, bánh chưng” của làng Quảng “rượu” của làng Thụy là những thứ

tưởng chừng như rất bình thường trong cuộc sống của người dân nhưng đã tạo nên nétđặc trưng độc đáo cho làng nghề ở Hà Nội xưa

Hầu như mỗi người dân Việt Nam, ai ai cũng vậy, mỗi khi đặt chân đến một nơi

nào đó, câu đầu tiên của miệng sẽ là “Đặc sản ở đây là gì?” Rõ ràng nếp sống truyền

thống đã len lỏi vào tận ngõ ngách trong tâm hồn họ

Ca dao điễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam –

ca ngợi tổ quốc thân yêu bằng những lời thơ bình dị, dễ đi vào lòng người Ra đờitrong xã hội cũ ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương,tình nghĩa cất lên từ những cuộc đời mộc mạc, bình dị, chân chất nhưng đằm thắm ântình của người bình dân Việt Nam sau lũy tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sânđình…đã rất quen thuộc, gần gũi với người lao động

Từ xưa trong tình yêu thương luôn gắn liền với hình ảnh cây đa, máiđình,….Tình yêu được tô đậm hơn qua khung cảnh lao động Hầu như làng quê truyềnthống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng, cuối làng, giữalàng Cuộc sống làng quê diễn ra sôi động xung quanh gốc đa Đó cũng là điều kiện để

để người dân trao đổi và bộc lộ tình cảm với nhau:

“Cây đa cũ bến đò xưa Người thương có nghĩa nắng mưa cũng chờ”

“Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu"

Cùng chung mảnh đất của quê hương, nhân dân ta gắn bó, chia sẻ với nhau trongmối quan hệ tình làng nghĩa xóm Lòng yêu quê hương xóm làng, tình cảm thiết thagắn bó với cảnh vật nơi sinh ra và lớn lên là nguồn vô tận cho sáng tác dân gian Dòngsông, ngọn núi, mái đình, ngôi chùa, giếng nước, bờ tre, cánh đồng,…đã trở thành hiệntượng quen thuộc của ca dao, dân ca

Trang 14

“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân êm như chẹn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”

Bài ca dao chia làm hai phần vừa độc lập vừa gắn bó với nhau: hai câu đầu tảcảnh đồng lúa trong cảnh bình minh; hai câu sau tả dáng hình cô thôn nữ như nhữngchẹn lúa đòng Hai câu đầu, mỗi câu kéo dài mười hai tiếng, câu thứ ba không phải sáutiếng mà là bảy tiếng, chỉ câu bốn mới trở lại tám tiếng bắt vần giống lục bát Sự độcđáo này khiến giọng điệu câu ca phóng túng, linh hoạt, ngôn ngữ như cũng được mởrộng theo đối tượng miêu tả, cảnh và người hòa hợp, gắn bó đậm chất đồng quê Đây

là lời của cô thôn nữ trước đồng ruộng mênh mông, vừa ca ngợi vẻ đẹp cánh đồng, vừa

ý thức được vẻ đẹp của chính mình Hình ảnh “chẹn lúa đòng đòng” đầy sức sống,

“chẹn” là nhánh của bông lúa, lúa tốt bông dài chẹn, “đòng” là bông lúa non chưa đứt

màng Người phụ nữ ví mình như những bông lúa non phất phơ dưới ánh nắng của

buổi bình minh Hình ảnh “chẹn lúa đòng đòng” kết hợp với ánh nắng ban mai rất đẹp

và hài hòa thiên nhiên đầy sức sống

Hình ảnh con trâu đối với người nông dân là nguồn sống,“người bạn” thân thiện,

gắn bó Ca dao xưa vốn đã nói nhiều đến con vật quý này:

“Trâu ơi ta bảo trâu này!, Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công”.

Người nông dân quý con trâu như người bạn gắn bó thân thiết, luôn trân trọng,chăm sóc trâu như người trong nhà Hơn nữa, chúng ta còn bắt gặp người nông dân tròchuyện cùng con trâu như bộc lộ tình cảm với người bạn thân hữu Đây là những bài

ca dao ngợi ca cảnh đẹp quê hương đất nước, những sản vật của từng vùng quê

Hình ảnh quê hương đất nước trong thơ ca dân gian được biểu hiện qua nhữngcâu ca dao, dân ca ngợi ca những cảnh đẹp, những sản vật, những nét thơ mộng củatừng vùng, từng miền Cảnh đẹp đó hết sức đa dạng, phong phú được thi vị hóa nhằmmục đích giới thiệu, mời gọi Đồng thời qua đó các tác giả dân gian cũng gởi gắm tìnhcảm và thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước mình

Trang 15

“Có nơi nào đẹp tuyệt vời Như sông như núi, như người Việt Nam”

Niềm tự hào về non sông đất nước Việt Nam tươi đẹp đã đi vào thơ ca không chỉ

ở vẻ đẹp của vườn cây trĩu quả, đồng ruộng xanh ngào ngạt mà còn là vẻ đẹp củanhững địa danh gắn liền với những cuộc chiến tranh của dân tộc chống giặc ngoạixâm Những địa danh ấy qua thời gian vẫn còn tồn tại để rồi mỗi lần nhắc đến nhữngtên gọi ấy con người Việt Nam lại tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc

Tình cảm của người dân phong phú: Tình yêu quê hương đất nước, tình cảm giađình, tình yêu lứa đôi,…của người dân tất cả được đưa vào ca dao phản ánh một cáchlinh hoạt bằng những từ ngữ, hình ảnh dân dã đồng quê Tuy không có giá trị thẩm mĩcao nhưng thể hiện được sự gần gũi trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân

1.2 Trong thơ ca trung đại

Cũng giống như văn học dân gian, văn học trung đại cũng đầy ắp những hình ảnhtươi đẹp về quê hương đất nước Văn học dân gian có tác dụng khơi nguồn để văn họctrung đại hoàn thiện hơn Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ hình ảnh làng quê được thể hiện vớinhững sắc thái khác nhau

Tác giả phải kể đến đầu tiên đó là Nguyễn Trãi, ông là một tác gia lớn trong nềnvăn học trung đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung Thơ văn của ông cũng

có một phần nói về hình ảnh làng quê Đối với Nguyễn Trãi quê hương chính là nơixuất phát những tình cảm cao đẹp Thơ ông nói rất nhiều về quê hương đất nước bằngmột tình cảm thiết tha sâu lắng Đó là những hồi ức đẹp của thời thơ ấu:

“Quê cũ nhà ta thiếu của nào Rau trong nội, cá trong ao”

(Ngôn chí 13)

Nhắc đến Nguyễn Trãi chúng ta như bị ám ảnh bởi cái hay của áng “thiên cổ

hùng văn Bình Ngô đại cáo” và tài thao lược của ông đã giúp Lê Lợi giành thắng lợi

vẻ vang trước quân Minh Nhưng chúng ta không quên một điều ông cũng là nhà thơtrữ tình nên ông cũng mở rộng tâm hồn đón lấy vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên, tạo vật và

vẻ đẹp của làng quê Việt Nam

Hình ảnh làng quê trong thơ Nguyễn Trãi là cảnh mùa xuân tươi mát, mơn mởnnơi làng quê nông thôn có cỏ xanh, có mưa xuân, đường đồng quạnh quẽ, con đò gốibãi vắng lặng Làng quê hiện lên một cách buồn tẻ nhưng thơ mộng:

Trang 16

“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi Lại có mưa xuân nước vỗ trời Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách Con đò gối bãi suốt ngày ngơi”.

(Bến đò ngày xuân)Đối với Nguyễn Trãi, quê hương chính là nơi xuất phát của những tình cảm caođẹp, thơ ông nói rất nhiều về quê hương bằng một tình cảm thiết tha, lắng đọng Làngquê trong thơ Nguyễn Trãi còn là bức tranh mùa hè đậm sắc màu âm thanh Bức tranhmùa hè có sắc đỏ của thạch lựu, màu xanh lục của hòe, màu hồng của sen, có âm thanhlao xao của chợ cá, tiếng cầm ve dắng dỏi, một bức tranh được cảm nhận bằng nhiềugiác quan cho thấy sự tinh tế của Nguyễn Trãi cũng như sự yêu đời, yêu cuộc sống ởtâm hồn nhà thơ: “Rỗi bóng mát thuở ngày hè

Hòe lục đùn đùn tán rợp trương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tịch mùa hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Vẽ có Ngưu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

(Bảo kính cảnh giới 43)Không những thế mà tình cảm thân thiết của tác giả đối với quê cũ, ngày trở về ở

ẩn ông không hề thấy xa lạ trước cuộc sống bình thường, nghèo khó mà trái lại ông vuisướng và rất yêu quê hương mình Phong cảnh làng quê mộc mạc của những năm ở ẩn

ở Côn Sơn đã đi vào thơ Nguyễn Trãi một cách bình dị, thơ mộng, đầy sắc màu Bứctranh đó đã diễn tả khá đầy đủ cảnh vật, con người, cuộc sống nơi làng quê thanh bần

mà ông đã từng sống Thông qua đó ông bày tỏ tình cảm thiết tha nồng nàn với quêhương đất nước, nơi đã gắn bó thân thiết với ông vào những ngày cuối đời:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi nệm êm”

(Côn Sơn ca)

Trang 17

Những năm sống ẩn dật ở Côn Sơn là những năm tháng thanh bần nhất trongcuộc đời Nguyễn Trãi Cảnh vật thiên nhiên nơi làng quê đối với nhà thơ như: thầy trò,bạn bè, con cái Ông như say sưa trong vòng tay dịu hiền của thiên nhiên cảnh vật:

“Láng giềng một áng mây bạc Khách khứa hai hàng núi xanh

……….

Cò nằm, hạc lặn trên bầy bạn

Ấp ủ cùng ta làm cái con”

(Ngôn chí 20)Hình ảnh áng mây, dãy núi, con cò, con hạc đều là hình ảnh quen thuộc ở làngquê Côn Sơn, ngày nào cũng được nhìn thấy nó, ngắm nghía nó nhưng đối với NguyễnTrãi chúng là những người bạn láng giềng thân thiết nhất luôn quấn quýt, vui đùa cùngnhà thơ Không chỉ có mây, có núi làm bạn cùng nhà thơ mà ngay cả trúc, mai, chim,bướm, hoa lá cũng bầu bạn cùng nhà thơ:

“Gối dãi mây, đầu trúc mưa Cầm mưa gió, mặc thông đàn”

“Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi Hầu chất so le dưới khóm hoa”

Trang 18

Hình ảnh làng quê có khi còn là bức tranh chớm hè thơ mộng với màu sắc củasen, tiếng chim hót ríu rít trên những cành tre:

“Sen nõn bên ao đêm trước hè Song mai đã thoắt chớm hè sang Lưng trời gió vút đều ngân vẳng Khắp chốn cành cao chim vang”

(Đầu mùa hạ)Hình ảnh làng quê trong thơ Nguyễn Trãi tuy bình dị, giản đơn nhưng thơ mộng,phóng khoáng, thoát tục, ẩn chứa một nhân cách cao đẹp, một tâm hồn rộng mở vớiđời, với tạo vật

Nguyễn Trãi đã có cảm xúc thật mãnh liệt trước những hình tượng thiên nhiênnguyên sơ của tạo vật như ánh sáng tà dương hay bầu trời, mặt nước

“Tà dương bóng ngủ thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu”

(Ngôn chí 13)

“Trời nghi ngút nước mênh mông Hai ấy cũng xem một thức cùng”

(Nước trời một sắc)Hình ảnh bầu trời mặt nước hay bóng tà dương ấy là cảnh vật quen thuộc củalàng quê Cảnh đó nơi đâu cũng có nhưng chỉ ở làng quê vẻ đẹp nó mới hiện lên rõnhất

Đến thơ Nguyễn Đình Chiểu, hình ảnh quê hương trong thơ ông không phải làcuộc sống bình dị, thanh bình vốn có của chốn làng quê mà quê hương trong thơ ông

là hình ảnh cả một vùng sông nước bỗng mịt mờ khói lửa, câu thơ mang sức nặng củabối cảnh không gian và thời gian của quê hương Việt Nam thời Pháp thuộc:

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng tây, Một bàn cờ thế phút sa tay,

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy.

Mất tổ đàn chim giáo giác bay, Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”.

(Chạy giặc)

Trang 19

Vẽ lên khung cảnh quê hương vang dậy tiếng súng giặc, nhà thơ cảm nhận nỗiđau của quê hương mình Nhà thơ đau đớn khi nhìn thấy từng mảnh đất quê hương lầnlượt rơi vào tay giặc.

Trong nền văn học Việt Nam nói chung và nền văn học trung đại nói riêng, thơ

bà Huyện Thanh Quan là một văn học quý báu trong kho tàng văn học nước ta Thơ bàmang đậm màu sắc hoài cổ Nhưng hoài cổ thì đâu chỉ có riêng nhà thơ Hoài cổ làcảm hứng chung của nền văn học trung đại, khi mà tư tưởng thẫm mĩ là hướng về quákhứ, hướng về khuôn mẫu của tiền nhân với quan niệm của thời đã qua Trong quyển

thơ Nôm đường luật, Lã Nhâm Thìn đã từng nhận xét: “Cái làm nên sức hấp dẫn, làm

nên nét riêng của thơ Huyện Thanh Quan là hoài cổ mà không quên hiện tại và hoài

cổ trong nỗi niềm hoài hương” [3;Tr.419] Hình ảnh làng quê trong thơ bà Huyện

Thanh Quan thường là những bức tranh đượm buồn Điều đó xuất phát từ cái buồn củathời đại, cái buồn trong tâm hồn nhà thơ Ánh sáng trong làng quê của bà thường mờ

nhạt “bóng tà dương”, “bảng lảng bóng hoàng hôn”, còn con người thì nhỏ nhoi cô

độc trước cái lớn lao, bao la của không gian cảnh vật Đó là cảnh đèo Ngang vào mộtbuổi chiều tà, cây cối rậm rạp hoang vu và cảnh vật con người nhỏ nhoi, lẻ loi, cô độc:

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

(Qua đèo Ngang)

Cũng như bức tranh trong bài “Qua đèo Ngang”, bức tranh làng quê trong bài

“Chiều hôm nhớ nhà” cũng vào một buổi chiều “bảng lảng” với những âm thanh xa

vắng của “tiếng ốc”, “trống dồn” Con người ở đây gần như tĩnh tại, thanh thản:

“Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

Gác mái ngư ông về viễn phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn”

(Chiều hôm nhớ nhà)Bức tranh quê còn là cảnh chiều mưa gợi lên sự tiêu sơ mang cái hồn xa vắng:

Trang 20

“Thánh thoát tàu tiêu máy hạt mưa Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ Xanh om cổ thụ tròn xoe tán Trắng xóa tràng giang phẳng lặng lờ”.

(Tức cảnh chiều thu)Miêu tả bức tranh quê thì không thể nào bỏ qua Nguyễn Khuyến Bức tranh làngquê trong thơ Nguyễn Khuyến hết sức sinh động phong phú nhưng chân chất bình dịgắn liền với cuộc sống con người cũng như cảnh vật thiên nhiên nông thôn Việt Nam.Làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến có cảnh núi non, chùa chiền hiện lên một cáchhoang vắng nhưng nên thơ:

“Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá

Sư cụ nằm chung với khói mây Dặm thế ngõ đâu tầng trúc ấy Thuyền ai khách đợi bến đâu đây Chuông chùa văng vẳng tiếng người không biết Trâu thả sườn non ngủ gốc cây”.

(Nhớ cảnh chùa đọi)Bức tranh nông thôn trong thơ Nguyên Khuyến còn có phiên chợ ngày tết củanăm đói kém cơ cực Một cái tết buồn bã, đìu hiu của một miền quê nghèo:

“Tháng chạp hai mươi bốn chợ đồng Năm nay họp chợ có đông không?

Dở trời mưa bụi còn hơi rét Nếm rượu Tường Đình được mấy ông?”

(Chợ đồng)Bên cạnh những cảnh cơ cực, lo toan, bức tranh làng quê trong thơ NguyễnKhuyến còn có cái vui ríu rít trong những ngày giáp tết được mùa, mọi người nhộnnhịp quây quần bên nồi bánh chưng đón tết:

“Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng Ngoài cửa bi bô rủ chung thịt”.

(Cảnh tết)

Trang 21

Thiên nhiên đi vào thơ Nguyễn Khuyến với đủ mọi khía cạnh: con người, cảnhvật, cuộc sống,… một cách sâu sắc, tinh tế qua đó càng chứng tỏ rằng ông là nhà thơcủa làng cảnh quê hương Việt Nam sâu sắc nhất, thắm thiết nhất.

Và đặc sắc hơn tất cả, trong sáng, dịu êm của hình ảnh làng quê Việt Nam trong

thơ Nguyễn Khuyến phải kể đến chùm thơ thu gồm 3 bài: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.

Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là 3 bức tranh đặc sắc về cảnh nông thôn Bắc Bộ:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

(Thu điếu)Bức tranh mùa thu được miêu tả bằng những hòa sắc tinh tế, những đường nét

gợi cảm, nhạc điệu cũng độc đáo Khung cảnh hẹp, làn ao nhỏ, chiếc thuyền “bé tẻo

teo” Nhà thơ thu mình lại “tựa gối ôm cần” hòa điệu với thiên nhiên, tan hòa với non

nước Cái tình của nhà thơ đối với quê hương làng quê, với non sông đất nước thấmtrong mỗi chữ làm xúc động hết thảy mỗi tâm hồn người Việt Nam

“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào, Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào, Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”.

(Thu vịnh)Theo nhận xét của Xuân Diệu thì trong ba bài thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến,

bài thơ “Thu vịnh” mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái

nhẹ, cái cao Bức tranh mùa thu với màu sắc thanh đạm, đường nét uyển chuyển,

Trang 22

không gian cao rộng, cảnh vật huyền ảo dưới ánh nắng trong, thể hiện nỗi lòng thathiết của nhà thơ đối với quê hương đất nước Nhân vẻ đẹp của đêm thu, nhà thơ cũngbộc bạch tâm sự sâu kín, chân thật của mình hết sức cảm động.

“Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm màu xanh ngất?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng gần hay, hay chả mấy,

Độ năm ba chén đã say nhòe”.

(Thu ẩm)Thiên nhiên mùa thu của quê hương làng cảnh Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoacủa Nguyễn Khuyến đẹp một cách thanh cao, gợi cảm, hồn hậu, khiến chúng ta càngthêm yêu, thêm quí quê hương đất nước của mình Ba bài thơ là ba bức tranh thu hếtsức tiêu biểu cho phong cảnh làng quê Việt Nam Không yêu quí quê hương mình,không đặt cả tâm hồn vào cảnh vật, không thể vẽ nên được những bức tranh chân thật

và thú vị đến thế

Nếu trong ba bài thơ thu, nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa thu chủ yếu bằng ấntượng thị giác thì trong mùa hè nhà thơ đã cảm nhận bằng mọi giác quan: xúc - thị,khứu - thính giác:

“Tựa cửa gió reo man nét mặt Ngẩng đầu trời nắng hấp hay mi Thoáng thơm cánh mũi hoa đâu nhỉ Líu ríu cành tre có tiếng chim”.

(Hạ nhật ngẫu thành)Hình ảnh làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến còn có bức tranh ngày xuân trongthời loạn ly: “Xuân về ngày tết càng lơ láo

Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ Lẩn thẩn lấy chi đàn tắt bóng Sao còn đàn hát vẫn say sưa”.

(Ngày xuân dặn các con)

Trang 23

Bức tranh làng quê còn có không khí ngày hè nóng nực oi ả:

“Tháng tư đầu mùa hạ Tiết trời thực oi ả Tiếng dế kêu thiết tha Đàn muỗi bay tơi tả”.

“Sông kia rày đã nên đồng Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”.

(Sông lấp)Sông Vị Hoàng, con sông quê hương của nhà thơ nay không còn nữa, thế nhưngtrong lòng nhà thơ luôn dâng trào một nỗi xót xa, nuối tiếc trước sự đổi thay của dòngsông quê hương, mới ngày nào còn chảy hiền hòa soi bóng những hàng cây xung

quanh bây giờ đã bị lấp phẳng lì không còn chút dấu vết cũ bởi “chổ làm nhà cửa chỗ

trồng ngô khoai” Sông lấp đã vượt ra ngoài đề tài hiện thực để trở thành tiếng nói trữ

tình sâu lắng, tiếng nói của một tấm lòng da diết với quê hương, với thời đại

Làng quê trong thơ ca trung đại được các thi nhân thể hiện trong thơ của mình đó

là vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, của miền thôn dã, vẽ đẹp của những địa danh quêhương gắn với những chiến công hiển hách của dân tộc chống kẻ thù, hay nỗi nhớ quêhương sâu nặng của các nhà thơ khi xa quê hương,… từ đó khơi dậy niềm tự hào vềquê hương đất nước

1.3 Trong thơ ca hiện đại

Viết về làng quê, cũng như các thi nhân thời trung đại cũng thường viết về bứctranh làng quê Viêt Nam với đủ hình ảnh, màu sắc sinh động Quê hương trong thơ

Trang 24

Anh Thơ cũng gần gũi, quen thuộc đó là một chiều xuân mưa bụi êm đềm, bến sôngvắng, con đò, quán nước, hoa xoan tím, đàn cò bay:

“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”.

(Chiều xuân)Làng quê hiện lên vắng vẻ, im lìm nhưng vẫn có được cái ấm áp của cuộc sốngđời thường

Có người cho rằng đọc thơ Anh Thơ mà không nói đến những câu tả cảnh thì thật

là một thiếu sót không nhỏ Chỉ một vài nét chấm phá với một vài hình ảnh quen thuộcmộc mạc của làng cảnh Việt Nam, Anh Thơ đã vẽ lên được bức tranh mùa thu vớihình ảnh bông hoa mướp vàng rụng, một lũ chuồn chuồn nhớ nắng bay ngẩn ngơ và bờtre buồn xao xác trong ngọn gió heo may…đậm đà hương vị quê hương

“Gió may thổi bờ tre buồn xao xác!

Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây.

Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác

Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay”.

(Sang thu)Cũng một hình ảnh dòng sông, bến nước mà tình quê hương thật man mác trong

thơ Huy Cận, một làng quê nghèo “Lặng lẽ sau tre trúc” thấp thoáng đi về miền sông

nước, cảnh vật hiện lên một cách vắng lặng đìu hiu với những âm thanh xa vắng, nhỏnhoi của phiên chợ vãn:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót, Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”.

(Tràng giang)Nghệ thuật tạo hình của nhà thơ thật là đặc sắc Cánh chim bé nhỏ bên núi mây

bạc khổng lồ, cái bé nhỏ càng trở nên bé nhỏ Cảnh vật từ “lặng lẽ” chuyển sang động: mây “đùn”, chim “nghiêng”, “bóng chiều sa” Hình ảnh vừa nói được cái hùng

vĩ của thiên nhiên, vừa bộ lộ lòng thương yêu đối với cảnh vật

Trang 25

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

(Tràng giang)Làng quê Việt Nam với những nét bình dị đã lôi cuốn hấp dẫn tâm hồn của biếtbao thế hệ Tuy Hàn Mặc Tử điên loạn, đau đớn vật vã với mối tình đơn phương vàcăn bệnh hiểm nghèo, nhưng nhà thơ vẫn dành những tình cảm tha thiết để viết nên

những trang thơ đặc sắc về làng quê, đặc biệt ở hai bài “Đây thôn Vĩ Dạ” và “Mùa

xuân chín” làng quê hiện lên một cách thơ mộng với nét đẹp duyên dáng của thôn Vĩ

Dạ với những hàng cau thẳng tắp, xanh như ngọc:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

(Đây thôn Vĩ Dạ)Làng quê là bức tranh mùa xuân chứa chan niềm vui của sự sống, thiên nhiêntươi tốt, con người vui tươi trong không khí hội hè của tình yêu đôi lứa:

“Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi Ngày mai trong đám xuân xanh ấy

Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”

(Mùa xuân chín)Cùng viết về quê hương Bàng Bá Lân lại có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sốngcủa con người làng quê Việt Nam thời bấy giờ

“Chiều hôm đón mát cổng làng, Gió hiu hiu đẩy mây vàng êm trôi.

Đồng quê vờn lượn chân trời, Đường quê quanh quất bao người về thôn.

Sáng hồng lơ lửng mây son, Mặt trời thức giấc, véo von chim chào…”

(Cổng làng)

Trang 26

Đồng quê xứ Bắc đã tạo cảm hứng cho nhiều nhà thơ Nhưng mỗi nhà thơ xúc

cảm một cách riêng Như khi Bàng Bá Lân tả cảnh một buổi sáng: “Cổng làng rộng

mở ồn ào, Nông phu lững thững đi vào nắng mai….Tác giả vẽ lên hình ảnh đường làng

quê đông đúc về chiều khi những anh nông phu sau một ngày lao động vất vả trở về,

và hình ảnh buổi sáng trong trẻo, cổng làng lại mở và những người nông phu lại tiếptục công việc của một ngày mới

Nếu trong thơ Bàng Bá Lân là hình ảnh con người làng quê cần cù, chăm chỉ làm

ăn, luôn bận rộn từ ngày này sang ngày khác, thì trong thơ Đoàn Văn Cừ lại là hìnhảnh con người thôn quê bận rộn tất bật với những phiên chợ tết để chuẩn bị cho mộtcái tết thật tươm tất:

“Trên con đường viền trắng mép đồi xanh Người các ấp tưng bừng ra chợ tết

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc Những thằng cu con áo đỏ chạy lon xon Vài cụ già trống gậy bước lom khom

Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ”.

(Chợ tết) Đoàn Văn Cừ đã vẻ lên một cách khái quát quang cảnh với cảnh vật, con người

từ nam, phụ, lão, ấu Trong phiên chợ tết, làng quê được miêu tả một cách thật tỉ mỉ,đặc sắc nên đã làm mới lạ, một khung cảnh quen thuộc từ bao đời, giữ lại mãi cho maisau cái phong vị dân dã xóm làng cũng như nét sinh hoạt đặc sắc của quê hương.Nói đến Thơ mới bên cạnh những nhà thơ tiêu biểu của làng cảnh Việt Nam như:Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Huy Cận,…chúng ta không thể không nhắcđến Tế Hanh Một cây bút tiêu biểu của phong trào Thơ mới Tế Hanh là nhà thơ nặnglòng với quê hương Tiếng thơ ông là tiếng lòng thổn thức một tình yêu quê hươngmãnh liệt, gắn bó máu thịt Cảnh sắc quê hương trong thơ Tế Hanh bao giờ cũng quenthuộc, gần gũi trong đời sống con người Việt Nam Ông không thích nói những gì quá

xa xôi đối với cuộc sống con người mà trái lại quê hương luôn gần gũi thiết thực vàbình dị Bởi vậy, thơ Tế Hanh mang nhiều chất đọng và cảm xúc chân thành Với tấmlòng tha thiết với quê hương, làng xóm, với người thân được Tế Hanh thể hiện trong:

Quê hương, Lời con đường quê, Những ngày nghỉ học,…

Trang 27

Bức tranh làng quê trong thơ Tế Hanh lại viết về miền quê gắn liền với biển, vớianh dân chài lực lưỡng:

“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”

(Quê hương)Hay “Cánh buồm gương cao như mảnh hồn làng

Rướm thân trắng bao la thâu góp gió…

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Khắp dân làng tấp nập đón ghe về”.

(Quê hương)Quê hương có dòng sông xanh biếc, chỉ cách biển nửa ngày Người dân vùng quê

Tế Hanh chủ yếu sống gắn liền với sông nước có nhiều cảnh sắc như: cảnh chiếcthuyền ra khơi chuẩn bị đánh bắt và sau một chuyến đi đầy ấp cá tôm, ngày về trên bếnđợi bao nhiêu tình thương dồn nén bấy lâu nay được biểu hiện mạnh mẽ, người tronglàng háo hức đón ghe về Cuộc sống bình thường mà chan chứa một tình thương, niềmvui hạnh phúc “Tôi ôm đám lúa quanh nương sắn

Bao cái ao rêu nước đục lầy Những buổi mai nắng chói xa Hồn tôi lóng lánh ánh dương xa”.

(Lời con đường quê)Chỉ khi nào sống thực cho quê hương mới thấy hết được cái đẹp và mới phát hiện

ra giá trị của quê hương đối với đời sống con người Tình của quê hương được lắngvào và đọng lại ở cảnh sắc, cái hồn hậu chân chất trong thơ Tế Hanh

Nhắc đến “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm ta nghĩ ngay đến vùng đất nổi

tiếng với điệu hát quan họ và làm tranh dân gian có từ lâu đời tại làng Đông Hồ Vùng

đất của “những hội hè đình đám” với những nét văn hóa truyền thống mà nhà thơ từng

ca ngợi: “Quê hương ta lúa niếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”

(Bên kia sông Đuống)

Trang 28

Kinh Bắc còn là vùng có nhiều cảnh đẹp nên thơ với dòng sông Đuống hiền hòa.Sinh ra và lớn lên tại vùng đất có truyền thống văn hóa và có nhiều cảnh đẹp nên từnhỏ hình ảnh quê hương đất nước Kinh Bắc tươi đẹp đã đi vào lòng nhà thơ một cách

sâu sắc “Bên kia sông Đuống” còn là sự khái quát về bức tranh làng quê Việt Nam

trước và sau khi giặc Pháp chiếm đóng, trước khi giặc Pháp đến, làng quê yên bình vớibãi mía nương dâu, làng nghề truyền thống, hội hè đình đám Nhưng khi giặc chiếm

đóng đã gieo rắc đau thương: “Ruộng ta khô”, “nhà ta cháy”, và cảnh chết chóc đau

thương, bao cảnh chia lìa, bao nỗi sợ hãi ám ảnh trẻ thơ…

“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” là một trong những bài thơ đặc sắc của nhà thơ

Nguyễn Duy, viết về làng quê Việt Nam Người mẹ trong bài thơ là một người phụ nữnhân hậu, đảm đang, chân lấm tay bùn, chịu thương chịu khó Có thể nói, qua bài thơnhà thơ đã thể hiện được tiếng lòng yêu quê hương của mình, mà trong đó sâu sắc nhấtvẫn là tình yêu đối với mẹ Bởi chính mẹ là người đã đưa hồn của làng quê vào nhữngcâu hát ru khi nhà thơ còn nhỏ Những câu hát ru ấy như những ngụm nước mát, tronglành trên những bước đường đi tới của nhà thơ

“Cái cò…sung chát…đào chua…

câu ca mẹ hat gió đưa về trời

ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)Làng quê trong thơ ca hiện đại được các nhà thơ thể hiện với muôn hình muôn

vẻ, nhiều miền quê hương với vẻ đẹp riêng đã được các nhà thơ đến từ nhiều vùngkhác nhau thể hiện trong thơ mình tạo nên một bức tranh làng quê đậm đà màu sắc dântộc Qua đó các nhà thơ đều muốn gởi gắm tình yêu, niềm tự hào,… của mình đối vớiquê hương đất nước Làng quê Việt Nam trong những nét bình dị đã lôi cuốn, hấp dẫntâm hồn của biết bao thế hệ người Việt Nam Người ta có thể tìm thấy nhiều miền quêhương với vẻ đẹp riêng

Truyền thống yêu quê hương đất nước vẫn mãi là tư tưởng cao đẹp và tình cảmđằm thắm trong truyền thống thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay Ngay từ những ngàyđầu dựng nước và giữ nước, tình cảm đó đã được thể hiện trong những câu ca dao cangợi quê hương, cho đến những cảm xúc thiêng liêng của Nguyễn Trãi và những tìnhcảm chân thật tha thiết đối với quê hương đất nước, cuộc sống làng quê trong thơ

Trang 29

Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến,… truyền thống đó được kế thừa

và phát triển trong thơ Tế Hanh, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Bàng Bá Lân, NguyễnBính,… Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ văn học hình ảnh làng quê được cảm nhận theo mộtcách riêng Và có lẽ, văn học hiện đại đã để lại nhiều cảm xúc cho người viết hơn cả,

nên người viết đã chọn đề tài “Tình yêu làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính”.

Trang 30

một trong những tên tuổi lớn của Thơ mới – được coi là nhà thơ “chân quê”, với hồn thơ “quê mùa” Nguyễn Bính được xem là tiêu biểu hơn cả “Ông như cây đàn độc

huyền cất lên lảnh lót một giai điệu riêng không thể nào pha trộn trong làng thơ ca thuở ấy Thơ ông mới mẻ, đầy sức lôi cuốn song lại thuần khiết đến độ tinh khiết, không hề biết đến sự lai tạp” [ 3;Tr.219 ] Trong khi phần lớn các thi sĩ cùng thời chịu

ảnh hưởng của thơ phương Tây thì Nguyễn Bính lại tìm về với hồn thơ dân tộc Làng

Thiện Vịnh, quê hương Nguyễn Bính ở giữa vùng Chiêm Khê, mùa thối “Làng nước

xanh ngắt, quanh năm tiêu điều lam lũ, ảm đạm, nheo nhóc” (Tô Hoài), đến thôn Vân

quê mẹ, một vùng đất của nhiều cây trái và nhiều loài hoa và cũng chính thiên nhiên

ấy đã góp phần tạo nên màu sắc cho thơ viết về làng quê Việt Nam của Nguyễn Bính.Đến với bức tranh quê của Nguyễn Bính, ta không chỉ nhìn thấy được cảnh quê màcòn cảm nhận được tình quê, nỗi lòng của người dân quê chân chất mộc mạc; đượctiếp xúc với những nét văn hóa làng quê Tất cả những hình ảnh ấy xuất hiện trong thơông như hòa quyện, gắn bó với nhau tạo nên một nét đẹp thơ mộng, huyền diệu đặcsắc cho bức tranh quê

2.1.1.1 Nét quen thuộc về cảnh sắc làng quê trong thơ Nguyễn Bính

Trong cảnh thiên nhiên làng quê ở nông thôn trong thơ Nguyễn Bính chúng tathấy nhà thơ hay đề cập đến những hình ảnh quen thuộc gần gũi nơi làng quê như:

Trang 31

mảnh vườn, dòng sông, con thuyền, con đê, lũy tre làng, cây đa, …Đây là những bức

tranh thiên nhiên thơ mộng gắn bó với cuộc sống của người dân quê

Thi nhân Việt Nam trước đó đã bao lần miêu tả vẻ đẹp của phong cảnh làng quê.Song cơ bản hầu hết những bức tranh quê trong thơ cổ điển nặng tính ước lệ nên màu

sắc dân tộc còn nhòe nhạt Ngay cả Nguyễn Khuyến được Xuân Diệu coi là “nhà thơ

của làng cảnh Việt Nam” thì màu sắc dân tộc trong những bức tranh quê của ông cũng

chưa thật đậm đà, rõ nét Phải đến Thơ mới, phong cảnh làng quê mới thật sự “rất đậm

đà phong vị quê hương” (Hoài Thanh) Hình ảnh con đường làng trong thơ Huy Cận

không còn xa lạ với “dặm liễu sương sa”, “ngàn mai gió cuốn” mà gần gũi thắm thiết như bất cứ con đường nào của mỗi làng quê Việt Nam: “Đường trong làng hoa dại với

mùi rơm” Hình ảnh dòng sông của Anh Thơ không ngập một màu tuyết trắng của

Đường thi mà đúng là dòng sông Việt Nam với “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng…

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng – Bên chòm hoa xoan tím rụng tơi bời”.

Những sớm bình minh làng quê trong Thơ mới cũng thơm hương đồng đất Việt Nam:

“Sáng hôm nay sương biếc tỏa mơ hồ - Như hương khói đượm đầu của mái rạ” (Thế

Lữ) Đặc biệt, nói đến phong cảnh Việt Nam là không ai không nhắc đến những bàithơ tả cảnh sắc làng quê của Nguyễn Bính Màu sắc dân tộc cứ bàng bạc trong từnghình ảnh bình dị, mộc mạc, gần gũi với người làng quê Cảnh sắc thôn quê trong thơNguyễn Bính được hiện lên từ những cảnh vật thiên nhiên cho đến cảnh sinh hoạt củangười làng quê thật tự nhiên thắm tình làng quê

“Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng, Lúa thì con gái mượt như nhung.

Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng”.

(Xuân về)Làng quê nào cũng có những ngày như vậy, những giây phút tĩnh tâm, tĩnh lặng

để rồi lại bước vào nhịp tuần hoàn quen thuộc của thời vụ Nhộn nhịp và náo độngnhất là không khí hội xuân, Nguyễn Bính miêu tả gợi cảm nhất là không khí làng quêvào mùa xuân Xuân về, làng quê trả lại với sự thanh bình, tạo vật cũng như bước vàovận hội của mùa xuân: hoa nở, bướm bay, thiên nhiên sinh sôi nảy nở Mỗi lứa tuổi

đến với hội hè riêng của mình Bức tranh miêu tả cảnh “Xuân về” với bao gần gũi thân

quen Hình ảnh mảnh vườn, cánh đồng là cảnh của thôn quê và chỉ có thôn quê mới

Trang 32

có, thêm vào là hình ảnh “lúa”, “hoa”, “bướm” làm cho khung cảnh làng quê bình yên

và thơ mộng, vừa làm cho không khí xuân vừa gợi tỏa bao hương thơm, màu sắc vàchứa chan thi vị Những hình ảnh chân thực của làng quê đi vào thơ Nguyễn Bính làmcho những câu thơ trở nên sống động

Đến với bức tranh quê trong thơ của Nguyễn Bính, Bên cạnh hình ảnh mảnhvườn, cánh đồng còn có hình ảnh hết sức quen thuộc với cuộc sống của người dân quênông thôn đó là con đê làng hò hẹn:

“Hôm qua, em đi tỉnh về, Đợi em ở mãi con đê đầu làng”.

(Chân quê)Hay

“Tơ gạo phương xa tản mạn về, Nắng về đồng lúa chín vàng hoe.

Một con diều giấy không ăn gió, Õng ẹo chao mình xuống vệ đê”.

(Tơ trắng)Cánh đồng, bờ đê là những hình ảnh quen thuộc gắn bó với cuộc sống của ngườidân quê ở nông thôn Hình ảnh con đê trong thơ Nguyễn Bính hiện lên một cách thơmộng cùng với cánh diều và hình ảnh đồng lúa chín vàng hoe Người đọc dễ dàngnhận ra bằng trực cảm của màu sắc, đường nét, âm thanh làm cho cảnh quang trongthơ ông hiện ra trước mắt thật rõ ràng, sinh động

Chúng ta đã từng bắt gặp hình ảnh bờ đê trong thơ Anh Thơ: “Trên đê trắng,

chỏm đầu phơ phất gió; Lũ cu con ngơ ngẫn chạy theo diều; Bỏ mặc cả trâu bò nằm

vệ cỏ; Mắt mơ màng trông gió gợn hiu hiu” (Chiều hè) Trên con đê vào một buổi

chiều oi ả của những ngày hè, bọn trẻ con với mái tóc phất phơ nô đùa bên cánh diềubiếc, chúng dường như thả hồn, thả ước mơ theo cánh diều mà quên đi nỗi cơ cực vất

vả của cuộc sống thực tại và công việc thường nhật của chúng Ở bài thơ “Chiều hè”

nhà thơ miêu tả hình ảnh con đê gắn liền với hình ảnh nô đùa, sự mải mê của lũ trẻ convới cánh diều biếc

Nhắc đến làng quê thì không thể nào không nhắc đến dòng sông có một vị trí rấtquan trọng trong đời sống người dân làng quê Bao giờ cũng thế dòng sông gắn bó vớicon người làng quê qua chiếc thuyền Cũng chính hình ảnh dòng sông, con thuyền đã

Trang 33

tạo nên vẻ đẹp riêng của làng quê, nó vừa biểu hiện cho sự yên ả thanh bình vừa tạonên vẻ thơ mộng trong cảnh thiên nhiên làng quê Nguyễn Bính miêu tả dòng sông,con thuyền với góc độ đẹp nhất trong toàn bức tranh quê:

“Có chiếc thuyền nằm trên cát mịn,

Có đàn trâu trắng lội ngang sông”.

(Không đề)Cảnh sắc quê hương với bao hình ảnh đẹp, gợi cảm, chân thực: hình ảnh dòngsông, con thuyền trong thơ Nguyễn Bính như một đối tượng thẩm mĩ Nó vừa tạo nên

vẻ đẹp riêng của làng quê, vừa gợi nên cuộc sống thanh bình, êm ả của người dân quê.Chỉ một khúc sông với một chiếc thuyền nằm trên cát mịn cũng đủ để gợi nên nét đẹpcủa làng quê

Hình ảnh cái giếng đầu làng được xem như một điển hình hội tụ của làng quêViệt Nam Ở đó ngày này sang ngày nọ liên tiếp đón nhận tình cảm, cách thức sinhhoạt của con người nông thôn Biết bao trai gái trong làng làng có đôi cũng từ buổi đầugặp gỡ, hẹn hò bên giếng:

“Tôi ở thôn Đoài, cô thôn Đông, Biết còn gặp gỡ được nhau không?

Cách hai bờ giếng nhưng xa cách, Như kẻ đầu sông kẻ cuối sông”.

(Nhặt nắng)Chỉ thực sự yêu thương nhạy cảm mới cảm nhận hết nét đẹp vừa bình dị vừa đẹpnhư vậy Hình ảnh làng quê không chỉ dừng lại ở hình ảnh cái giếng mà Nguyễn Bínhcòn đưa vào trong thơ mình hình ảnh cây tre đã quen thuộc với con người Việt Nam.thiết nghĩ khi nhắc tới cây tre là hình ảnh đã hiện lên đầy đủ, sắc nét nữa là khác, gắnliền với những kỉ niệm tuổi thơ ở làng quê cùng với lũy tre xanh:

“Còn nhớ năm xưa đuổi bướm vàng, Mải vui quên cả nắng chang chang.

Tuổi ngây thơ sống êm như mộng, Trong lũy tre xanh: giới hạn làng”.

(Sống lại)Hình ảnh lũy tre đầu làng đã chứng kiến bao đôi lứa yêu nhau, cảnh vui vầy củangười dân ngồi nghỉ mát ở lũy tre đầu làng, thấm đượm tình làng nghĩa xóm Chính vì

Trang 34

vậy, lũy tre xanh đầu làng gắn với con người Việt Nam biết bao nhiêu kỉ niệm và nơi

ấy đã ăn sâu vào tâm hồn tình cảm của con người Việt Nam từ xưa đến nay

“Hôm nay nắng đã về đây, Hôm nay nắng đã về cây tre vàng,

Lá tre rơi xuống đường làng,

Lá tre rơi xuống vai nàng đi qua”.

(Đường làng)

Hình ảnh “cây tre” còn là hồn quê, hồn dân tộc, cây tre Việt Nam hiện lên với

bao vẻ đẹp, không một làng quê Việt Nam nào là không có lũy tre bao bọc Cây tregiống như người bạn thân thiết của người dân quê tự bao đời Vì vậy, hình ảnh cây tre

đã trở thành quen thuộc và gần gũi với làng quê

Nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam nhắc đến cây đa, là nhắc đến văn hóanông thôn Hướng đến cây đa, bến đò xưa cũng là nhớ đến cội nguồn Nơi đây conngười sinh ra và trưởng thành, dòng sông kia đưa những luồng nước mát vào tận đáylòng như nhắc nhở những ai đi xa phải nhớ về quê hương, nhớ cây đa cũ, bến đò xưa:

“Cây đa cũ, bến đò xưa

Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ”.

(Ca dao)

Tóm lại, dưới ngòi bút của Nguyễn Bính, những cảnh vật đơn sơ, mộc mạc: dòng

sông, con thuyền, mảnh vườn, con đê …trở nên tươi đẹp, tràn đầy sức sống Bằng cảm

quan tinh tế, Nguyễn Bính đã phát hiện được cảnh sắc làng quê qua các mùa trongnăm, từ mùa thu đến mùa hạ, cảnh cuối hạ sang xuân rồi mùa xuân về trên làng quêvới biết bao tưng bừng rộn rã; tất cả đều đi vào thơ ông một cách tự nhiên không cầu

kì nhưng vô cùng sinh động, nhưng cũng rất quen thuộc với người Việt Nam Bứctranh quê trong thơ Nguyễn Bính thật toàn bích về cảnh sắc Tìm hiểu về vẻ đẹp củalàng quê trong thơ Nguyễn Bính ta sẽ thấy như đang sống trong cảnh thơ mộng, bìnhyên với những cảnh vật quen thuộc, gần gũi với mỗi con người thôn quê

2.1.1.2 Nét quen thuộc về con người làng quê trong thơ Nguyễn Bính

Thơ Nguyễn Bính viết cho tất cả mọi người Con người quê hương hiện lên trongthơ ông đủ mọi lứa tuổi với những dáng vẻ khác nhau, có khi là những em bé hồn

nhiên, ngây thơ, trong sáng “Có hai cô bé học trò, Xem con kiến gió đi đò lá tre” (Bên

sông) Một chút tinh nghịch của tuổi học trò, một chút ngộ nghĩnh của những em bé

Trang 35

quê làm cho hồn thơ Nguyễn Bính thật gần gũi Tưởng như em sắp bước ra khỏi trangthơ, khuất sau những bụi tre, những bờ lau chơi trò ú tim hay những trò chơi dân dãkhác Nguyễn Bính cũng viết về lớp người già, như là những lát cắt cuộc đời hằn in

vào năm tháng Đó là “bà lão lưng còng” ở xóm Tây, đó là những người mẹ “như

bóng nắng chiều” suốt đời tần tảo Chiếm vị trí trung tâm trong thơ Nguyễn Bính là

những nam thanh nữ tú của làng quê, những người đang rộn ràng, xốn xang với những

nhịp đập mới của “lòng yêu đương”, của những rung động ngây thơ trong sáng, e ấp

buổi ban đầu Vẻ đẹp của cô gái quê được đặc tả bởi những hình ảnh thiên nhiên đẹp,

tươi sáng đầy hương sắc: “Một đi làm nở hoa sen; Một cười làm rụng hàng nghìn hoa

mai; Hương thơm như thể hoa nhài; Những môi tô đậm làm phai hoa đào; Nõn nà như thể hoa cau; Thân hình yểu điệu như màu hoa lan” (Lòng yêu thương) Ấy là những

cô gái “lòng trẻ còn như cây lụa trắng, mẹ già chưa bán chợ làng xa”, “lòng thấy

giăng tơ một mối tình” (Mưa xuân) để rồi “mắt xanh biêng biếc một mình tương tư”

(Vài nét rừng) Đó là những cô gái duyên dáng với hương đồng nội: “Các chị trong

làng đi bán lụa; Giắt đầu từng nắm lá hương nhu” (Cuối tháng ba), không chỉ những

hình ảnh cô gái mà còn những hình ảnh chàng trai hiền lành, chân thật với một tâm

hồn trong sáng và thanh khiết: “Hồn tôi giếng ngọc trong veo; Trăng thu trong vắt

biển chiều trong xanh” (Tình tôi) Có lúc nồng nàn mãnh liệt, có lúc đôi chút dại khờ:

“Cái ngày cô chửa lấy chồng; Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa” (Qua nhà) Ngoài ra,

Nguyễn Bính còn khắc họa hình ảnh của những người dân quê lam lũ vất vả, chân chấtthật thà quanh năm dầm sương dãi nắng nhưng họ có một tâm hồn chân chất hiền lành

Đó là hình ảnh của người lái đò: cô gái lái đò (Cô lái đò), anh trai làng lái đò (Giấc mơanh lái đò), người mẹ làng quê với công việc ruộng nương vất vả (Lòng mẹ), cô gái dệtcửi (Mưa xuân), cô hàng xóm chăn tằm, ươm tơ (Đàn tôi), cô gái hái mơ (Cô háimơ)…Tất cả những hình ảnh ấy gợi lên sự gắn bó với công việc làng quê của nhữngngười làng quê

Hình ảnh người dân quê trong thơ Nguyễn Bính là những người sống cuộc đờitrầm lặng với những công việc rất giản đơn bình thường Nhưng ẩn chứa bên trong cáihình dáng lam lũ, vất vả, siêng năng cần mẫn ấy là cả một tâm hồn cao quý, bao tìnhcảm chân thành với những ước mơ cao đẹp, sống đầy nghĩa đầy tình Đó là nhữngngười không chỉ biết bổn phận, biết gánh vác công việc mà là những người chịu khó

Trang 36

biết huy sinh Với hình ảnh người mẹ, người vợ, nhà thơ cũng đã có những vần thơ hếtsức thiết tha:

“Tết đến, mẹ tôi vất vả nhiều,

Mẹ tôi lo việc đủ trăm điều”.

(Tết của mẹ tôi)Hay “Vì tằm tôi phải chạy dâu

Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay”.

(Thời trước) Hình ảnh người mẹ, người vợ ở đây như nhận hết những lo toan khó nhọc vềmình, hết lòng hi sinh vì chồng con Họ là những người rất năng động trong công việc,sống nghĩa tình Thế nhưng, họ cũng là người rất kín đáo, nhất là trong chuyện tìnhcảm Họ trở nên rụt rè, e dè, nhút nhát, e lệ, ngại ngùng đôi khi còn sợ sệt Vì vậy, màngười làng quê trong thơ Nguyễn Bính có đặc sắc riêng Người con trai đã thươngthầm nhớ trộm người con gái mà anh ta từng đưa đò cho cô sang sông Anh ta giấu kíntình cảm ấy trong lòng Anh thẹn thùng không dám nói ra điều mơ ước lòng mình từbấy lâu:

“Năm xưa chở chiếc thuyền này, Cho cô sang bãi tước đay chiều chiều.

Để anh mơ mãi, mơ nhiều, Tước đay xe võng nhuộm điều, ta đi”.

(Giấc mơ anh lái đò)Nguyễn Bính không chỉ nắm được tâm trạng của những chàng trai mà còn hiểuđược nỗi lòng của những cô gái quê có tâm hồn bình dị, mộc mạc:

“Em là con gái trong khung cửi, Dệt lụa quanh năm với mẹ già.

Lòng trẻ còn như cây lụa trắng,

Mẹ già chưa bán chợ làng xa”.

(Mưa xuân)Hiện lên trong bài thơ là khung cảnh của một gia đình nề nếp có mẹ già có cô gáituổi hoa niên Hình ảnh cô gái hiện lên dịu dàng, trong trắng nhưng dường như khuônkhổ của gia đình và công việc cần mẫn quanh năm, tưởng như có sự tách biệt củangười con gái với cuộc sống bên ngoài Những cô gái quê quanh năm chỉ biết vui với

Trang 37

ruộng vườn nhưng hội chèo về hát đã khiến họ xin phép mẹ đi xem để được gặp ngườiyêu, tình yêu trong lòng họ thật sôi nổi.

Những đêm mưa xuân “phơi phới bay” lại có hội chèo đi qua ngang ngõ thì đặc

biệt những cô gái đương yêu thì làm duyên làm dáng :

“Nhớ thuở hội xuân chèo đóng trống, Xin mình giấy đỏ đánh môi son”.

(Trở về quê cũ)Lại có những cô gái theo bà đi hát chèo ở làng quê lần đầu tiên đeo đôi khuyênbạc Đây cũng là nguyên cớ của biết bao niềm sung sướng, thẹn thùng:

“Nàng đẹp mà nàng lại có duyên Trai thôn thầm liếc, liếc thầm khen Thấy cô nhìn mình, nàng quá thẹn Níu bà về để tháo đôi khuyên”.

(Đôi khuyên bạc)Ngoài ra, hình ảnh những cô gái quê, người đã lấy chồng, người đang thời thiếu

nữ, người mới dậy thì, … có lẽ được ngòi bút Nguyễn Bính khắc họa nhiều, thậm chí

là nhiều hơn cả trong số người chân quê Phải thế chăng, cũng như các bà mẹ, họ làhình ảnh của quê hương, nhưng là quê hương tươi trẻ Nhớ về làng quê xưa là nhớ tớinhững cô thôn nữ chăn tằm dệt vải; những người con gái ấy thật chăm chỉ, cần cù vàcũng duyên dáng, tình tứ biết bao bên khung cửi – con thoi đi về giữa những sợi tơgiăng mắc như hình ảnh cụ thể hóa cho những nhớ nhung quấn quýt trong lòng cô gái:

“Gieo thoi, gieo thoi, lại gieo thoi Nhớ nhớ, mong mong, mãi mãi rồi Thoi ạ làm sao thoi lại cứ

Đi về giăng mắc để trêu tôi”.

(Nhớ)Chính những hình ảnh đó đã nói lên phần nào số phận của các cô gái Có những

cô gái bị ép lấy chồng chấp nhận lấy người mình không yêu (Lỡ bước sang ngang).Rồi có những cô gái mãi chờ người tình, nhưng đợi mãi đợi mãi cô đành chấp nhận lấychồng nhưng lòng vẫn ngóng trông một người (Cô lái đò) Tuy vậy họ luôn khao khát

có được một hạnh phúc đơn sơ giản dị, một cuộc sống tốt đẹp hơn (Hôn nhau lầncuối) Như vậy, Nguyễn Bính đã dành tình cảm chân thật của mình để phát hiện ra

Trang 38

những rung động nhỏ bé trong tâm hồn người nhà quê Những tình cảm chân thật chấtphác ấy luôn làm cho mối quan hệ con người thêm ấm áp Tình yêu chốn thôn quê thậtsâu sắc.

Người làng quê trong thơ Nguyễn Bính luôn sống hết mình trong tình cảm, chịulắm khó khăn, gặp nhiều cảnh đời bi kịch Thế nhưng họ không hề bi quan trước nỗikhổ đau của số phận mình Cao quý và đáng trân trọng là nhà thơ đã khắc họa nhữnghình ảnh người mẹ chịu nhiều vất vả, đảm đang, chịu cực, lam lũ ẩn bên trong là tâmhồn đôn hậu, thuần phác nhưng cũng rất mực thương con cái Nguyễn Bính dành khánhiều bài thơ để viết về những người mẹ, có lẽ vì ở thời nào chẳng thế, hình bóngngười mẹ cũng là hình bóng quê hương Trong phong trào Thơ mới cũng có những bài

thơ cảm động về mẹ: Chiếc rổ may (Tế Hanh), Nắng mới (Lưu Trọng Lư), Đường về

quê mẹ (Đoàn Văn Cừ) …

Con người trong tác phẩm của Nguyễn Bính phần lớn là người nông dân tay lấm

chân bùn, chân chất làm ăn, chịu thương chịu khó Suốt ngày: “Bán mặt cho đất, bán

lưng cho trời”, nhưng họ đều là con người đáng trân trọng, đáng được yêu thương,

đùm bọc, chở che Bởi ở mỗi con người họ đều toát lên nét tính cách cần cù, siêngnăng, chịu khó, biết vươn lên chính đôi bàn tay trắng của mình Ở họ luôn có tình cảmđằm thắm, cởi mở, cư xử thật thà, thân thương trìu mến Cùng thời với Nguyễn Bínhcòn có Bàng Bá Lân một cây bút rất tiêu biểu với những bài thơ viết về con người làngquê Hình ảnh con người làng quê trong thơ Bàng Bá Lân cần cù, chăm chỉ làm ăn,luôn bận rộn từ ngày này sang ngày khác nhưng sâu thẳm tâm hồn họ là một tình yêulàng quê sâu đậm, luôn lạc quan với cuộc sống cũng như công việc của mình

Nguyễn Bính đã ca ngợi nét đẹp ngoại hình của những người nông dân, đồng thờirất cảm phục ở tính cần mẫn, tần tảo chịu gian lao vất vả của người vùng quê đồngruộng sông nước Ở họ không một tiếng kêu than, không chán nản dù công việc cónặng nhọc đến mấy Tóm lại hình ảnh người dân quê trong thơ Nguyễn Bính hiện lênrất sinh động Họ là những người chân chất, hiền lành, sống cuộc đời bình dị và gắn bóvới những công việc rất bình thường nhưng tâm hồn họ lại sáng trong, tinh khiết

2.1.1.3 Những nét văn hóa làng quê trong thơ Nguyễn Bính

Trong phong trào Thơ mới, có lẽ chỉ Nguyễn Bính, với hồn quê đậm đà củamình, mới khắc họa được sinh động những nét văn hóa làng quê Đọc thơ NguyễnBính, người ta như sống lại những ngày tết cổ truyền, những ngày hội xuân, những

Trang 39

ngày hội làng, những đêm hát chèo, những buổi lễ chùa, những nét tín ngưỡng tôn giáo

và phong tục tập quán, lớp học thầy đồ, những trò vui dân dã, cách ăn mặc và nếp sống

xa xưa, giấc mơ quan trạng…Với Nguyễn Bính, quê hương là cội nguồn của sáng tác,

là nơi in sâu nhiều kỉ niệm và đó cũng là cốt lõi đời mình “Nguyễn Bính tuy không

sinh ra trong một gia đình nông dân làm ruộng nhưng sống gia truyền ở nông thôn nên là một thôn dân, một nhà quê, kẻ quê theo nghĩa đối lập với thị dân kẻ chợ Tuổi thơ với một năng khiếu của một thi sĩ bẩm sinh, ông đã tiếp thu trọn vẹn tinh hoa của nền văn minh thôn dã, nền văn hóa xóm làng, đặc biệt là chất thơ bàng bạc của nó”

[10;Tr.177]

Tết là nét sinh hoạt mang tính phong tục của dân tộc ta, mỗi nhà thơ có cách miêu

tả riêng về “Tết” Đến với tác phẩm Nguyễn Bính, ông nói về những ngày “Tết” rất sinh động đầy vẻ trang trọng Bài thơ “Tết của mẹ tôi” đã gợi được hương vị ngày Tết

cổ truyền dân tộc: “Sáng mùng một sớm tinh sương; Mẹ tôi cấm chúng tôi ra đường;

Mở hàng mỗi đứa năm xu rưỡi; Rửa mặt hoa mùi nước đượm hương” (Tết của mẹ

tôi), những tập tục đã có truyền thống lâu đời, khung cảnh gia đình đầm ấm, tất cảđược tạo dựng bởi bàn tay tảo tần, đảm đang của người mẹ hiền:

“Sân gạch, tường hoa, người quét lại,

Vẽ cung trừ quỷ, giồng cây nêu.

Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó, Dọn nhà, dọn cửa, rửa bàn thờ”.

(Tết của mẹ tôi) Cảnh nhộn nhịp của những ngày tết cổ truyền với những nghi lễ, tập tục, tiệc

tùng và niềm vui được mặc áo mới của lũ trẻ con trong ba ngày tết: “Mặc quần áo mới

lên trên nhà; Thắp hương, thắp nến lễ ông bà” (Tết của mẹ tôi) Cũng như Nguyễn

Bính, thì Anh Thơ cũng đã có những bài thơ viết về tết với những hình ảnh rất quenthuộc Ngày tết không chỉ là cảnh lau chùi quét dọn chuẩn bị nhà cửa để đón năm mới

mà còn là tiếng mổ lợn eng éc hết sức vui tươi nhộn nhịp:

“Và rất nhiều ông già ngồi lau quét Trước bàn thờ thành kính thắp tuần nhang Trong khi ấy tiếng lợn kêu eng éc

Khắp xóm làng lẫn tiếng chửi nhau rang”.

(Đêm ba mươi tết)

Trang 40

Làng quê nông thôn còn hiện lên qua những ngày lễ hội xuân ở đình làng vớinhững phong tục tập quán truyền thống của những người dân quê vào những đêmtrăng rằm, khung cảnh làng quê hiện ra đẹp như bức tranh lụa, mơ màng như một giấcchiêm bao.

“Hội làng mở giữa mùa thu, Trời cao, gió cả, trăng như ban ngày”.

(Đêm cuối cùng)Khung cảnh hiện lên thật tưng bừng, náo nhiệt Điều này chứng tỏ Nguyễn Bính

là người rất am hiểu về truyền thống, tập tục của làng quê Ngày tết, người dân Bắc Bộtrang điểm và mặc trang phục theo truyền thống dân tộc mình Viết về những nét vănhóa của làng quê Nguyễn Bính không chỉ viết về ngày tết, những buổi lễ hội mà ôngcòn khắc họa được nét văn hóa làng quê qua cảnh ăn mặc, những nét dáng bề ngoài

của người dân quê Đó còn là những trang phục của những cô gái với hình ảnh “cái

yếm lụa sồi”, “cái dây lưng đũi”, “cái áo tứ thân”, “cái khăn mỏ quạ” là bộ quần áo

truyền thống của người phụ nữ làng quê Việt Nam Nhà thơ đã mượn nét “chân quê”

để thể hiện “tình quê” Hay những trang phục của những cô gái trong ngày đi lấy

chồng: “Này áo đồng tiền, quần lĩnh tía

Này gương, này lược, này hoa tai”.

(Lòng mẹ)Đặc biệt, ông còn miêu tả rất cụ thể hình ảnh của những người đi lễ chùa Đó làhình ảnh những cô gái, những cụ già đi trẩy hội chùa ngày xuân cầu phước lộc đã trởthành một sinh hoạt văn hóa tâm linh thấm sâu trong tâm thức người Việt:

“Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa Gậy trúc dắt bà già tóc bạc Tay lần tràng hạt miệng nam mô”.

(Xuân về)Điều ấy muốn nói lên ở người nông thôn Bắc Bộ không đánh mất những giá trịvăn hóa truyền thống mà giá trị ấy còn được phát huy, tô thắm, kính cẩn Có điềuNguyễn Bính không chỉ tài hoa khi dựng cảnh những ngày hội làng quê mà ông còn rất

am hiểu và khéo léo khi đặc tả những nét văn hóa làng quê qua những dáng bề ngoài

Ngày đăng: 24/11/2015, 14:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Quốc Ái - Quốc Huy - Đỗ Đình Thọ - Kim Ngọc Diệu – Tuyển tập Nguyễn Bính, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội – 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập NguyễnBính
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
2. Lê Bảo - Thơ Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội – 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
3. Lê Bảo - Hà Minh Đức - Giảng văn văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục – 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng văn văn học Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục– 2000
4. Bùi Hạnh Cẩn - Nguyễn Bính và tôi, Nhà xuất bản văn hóa Thông Tin, Hà Nội – 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bính và tôi
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa Thông Tin
5. Huy Cận - Hà Minh Đức - Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội – 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca
Nhà XB: Nhà xuấtbản Giáo dục
6. Phan Cư Đệ - Phong trào thơ mới, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội – 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào thơ mới
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
7. Hà Minh Đức - Một thời đại thi ca, Nhà xuất bản văn hóa Thông Tin, Hà Nội – 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một thời đại thi ca
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa Thông Tin
8. Hà Minh Đức - Đoàn Đức Phương - Nguyễn Bính _ về tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục – 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bính _ về tác gia và tác phẩm
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục – 2001
9. Mã Giang Lân - Tìm hiểu thơ, Nhà xuất bản văn hóa Thông Tin, Hà Nội – 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thơ
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa Thông Tin
10. Thảo Linh - Nguyễn Bính nhà thơ chân quê, Nhà xuất bản văn hóa Thông Tin, Hà Nội – 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bính nhà thơ chân quê
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa ThôngTin
11. Nguyễn Tấn Long - Việt Nam thi nhân tiền chiến, Nhà xuất bản văn học – 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam thi nhân tiền chiến
Nhà XB: Nhà xuất bản văn học –1996
12. Vũ Nam - Giai thoại Nguyễn Bính, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội – 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai thoại Nguyễn Bính
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
14. Vương Trí Nhàn - Cánh bướm và đóa hướng dương, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội – 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cánh bướm và đóa hướng dương
Nhà XB: Nhà xuất bản Phụ nữ
15. Hồ Sĩ Hiệp - Nguyễn Bính - Thâm Tâm, Nhà xuất bản văn học, thành phố Hồ Chí Minh – 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bính - Thâm Tâm
Nhà XB: Nhà xuất bản văn học
16. Đoàn Hương - Văn luận, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội – 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn luận
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
17. Lê Đình Kỵ - Thơ mới, những bước thăng trầm, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh – 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ mới, những bước thăng trầm
Nhà XB: Nhà xuất bản thành phố HồChí Minh – 1993
18. Đoàn Đức Phương - Nguyễn Bính _ Hành trình sáng tạo thi ca, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội – 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bính _ Hành trình sáng tạo thi ca
Nhà XB: Nhà xuất bảnGiáo dục
19. Vũ Quần Phương - Tạp chí văn học, số 10, tháng 10 – 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí văn học, số 10, tháng 10
20. Vũ Quần Phương - Nguyễn Bính trong nền thơ Việt Nam (trả lời phỏng vấn về Nguyễn Bính) – Tạp chí thể thao và văn hóa, 4 – 4 - 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bính trong nền thơ Việt Nam (trả lời phỏng vấnvề Nguyễn Bính)
21. Ngô Văn Phú - Phong Vũ - Nguyễn Phan Hách - Nhà văn Việt Nam thế kỷ 20, Nhà xuất bản Khoa học nhân văn – 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Việt Nam thế kỷ 20
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học nhân văn – 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w