Tình yêu thương cha mẹ

Một phần của tài liệu tình yêu làng quê việt nam trong thơ nguyễn bính trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 72 - 77)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.2. Tình yêu thương cha mẹ

Làng quê là sợi dây kết nối tình cảm của con người. Sống trong làng quê, bao nhiêu mối quan hệ tốt đẹp được giữ gìn từ bao đời. Đặc biệt, là tình yêu đối với cha mẹ là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả và rất đáng trân trọng đối với bất cứ ai. Tình

yêu thương cha mẹ gắn liền với tình cảm gia đình luôn ghi khắc trong lòng Nguyễn Bính. Trong ca dao tình cảm yêu thương ấy được thể hiện qua hành động của con

người: “Đi đâu mà bỏ mẹ già

Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai dâng”

(Ca dao)

Kính trọng yêu thương cha mẹ đó là bổn phận và trách nhiệm của mỗi con người. Khi cha mẹ già yếu phải phụng dưỡng, chăm nom. Nhưng tình yêu đối với cha mẹ không phải chỉ thể hiện qua hành động. Vì trong mỗi hoàn cảnh riêng của mình, mỗi con người đều thể hiện sự quan tâm, lo lắng cho cha mẹ một cách khác nhau. Nhưng điều cốt yếu là tình cảm ấy xuất phát tự đáy lòng của con người.

Nguyễn Bính là một nhà thơ giang hồ. Suốt cuộc đời lúc nào ông cũng lênh đênh nơi đất khách quê người. Vì vậy mà ông luôn xa cha mẹ, xa gia đình. Mặc dù xa quê, xa tình cảm gia đình nhưng Nguyễn Bính vẫn luôn ghi khắc hình bóng của cha mẹ trong trái tim mình:

“Con đi quạnh cửa quạnh nhà, Cha già đập lúa mẹ già giũ rơm,

Cha dậm gạo, mẹ thổi cơm…”

(Thư gửi thầy mẹ)

Hình ảnh cha mẹ hiện lên trong nỗi nhớ thương của ông. Ông thương cha mẹ già yếu nơi làng quê với công việc vất vả, tất bật, quanh năm suốt tháng lúc nào cũng không ngơi tay. Ông nhớ mãi hình ảnh thân thương của người cha đang “đập lúa”, “dậm gạo”, người mẹ già trong khói bếp chiều hôm để “thổi cơm”“giũ rơm”.

Hình ảnh ấy cứ day dứt, trăn trở, ông không có điều kiện được kề cận phụng dưỡng mẹ cha, ông đã nhận thấy được trách nhiệm và bổn phận của mình:

“Con dan díu nợ giang hồ Một mai những tưởng cơ đồ làm nên

Ai ngờ ngày tháng lưu niên Đã không gợi chút báo đền dưỡng sinh”

(Thư gửi thầy mẹ) Hay “Mẹ cha thì nhớ thương mình,

Mình đi thương nhớ người tình xa xôi”.

Vì Nguyễn Bính nhận ra được lầm lỗi của mình đối với cha mẹ nên ông đau lòng và xót xa cho chính cha mẹ mình. Tình cảm đối với cha mẹ của Nguyễn Bính vô cùng sâu nặng, giữa chốn thị thành những kỉ niệm của làng quê, quê hương nơi mái ấm gia đình cứ hiện về trong trí nhớ của ông. Tình cảm của Nguyễn Bính đối với cha mẹ là tình cảm ở một làng quê chứ không phải ở thị thành. Bởi tình cảm đó gắn với làng quê trong công việc và cảnh vật của làng quê. Hình ảnh “cây lê”, “vườn chè” trong tấm lòng đối với cha mẹ đã làm đậm nét quê trong thơ ông:

“Thầy ơi, đừng chặt vườn chè Mẹ ơi đừng bán cây lê con trồng”

(Thư gửi thầy mẹ)

Vườn chè”, “cây lê” là hình ảnh tượng trưng cho làng quê nhưng phải chăng hình ảnh này cũng thể hiện tình cảm của tác giả đối với cha mẹ mình. Một gia đình hòa thuận sống trong một làng quê êm đềm hiện lên đâu đây trong thơ Nguyễn Bính khi ông cất lên một tiếng“chân quê” mộc mạc:

“Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê”

(Chân quê)

Tình cảm gia đình ở một làng quê đầm ấm gắn với cảnh một cuộc sống giản dị nơi vườn chanh,“hoa chanh” làm cho ta cảm thấy rõ được từng nét “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính. Hình ảnh “vườn chanh”, “hoa chanh” là cảnh vật của một khu vườn ở một làng quê. Và “thầy u mình” là cách xưng hô với cha mẹ của mình, từ ngữ đậm tính dân quê, cái dân quê ấy đã gợi lên cuộc sống bình thường của gia đình ở làng quê nhưng nó đầy tình cảm chân thành.

Nguyễn Bính day dứt trong nỗi nhớ thương cha mẹ, cái chí tạo dựng sự nghiệp đã dứt ông xa gia đình để sống cuộc sống lênh đênh nơi xứ lạ quê người. Những lúc gặp sự thất bại, gặp những nỗi buồn ông lại ngậm ngùi nhớ về gia đình quê hương:

“Cúi mặt soi gương chén rượu đầy Bốn mắt nhuộm chung màu lữ thứ Đôi lòng hòa một vị chua cay

Đứa thương cha yếu, thằng thương mẹ Cha mẹ chiều chiều con nước mây”.

Trong cái đắng cay của cuộc sống thăng trầm, tác giả cảm thấy đau lòng khi nghĩ về cha mẹ. Nơi quê nhà, mẹ cha đang từng giờ từng phút trông ngóng đứa con xa quê trở về. Tình cảm của Nguyễn Bính đối với cha mẹ thật sâu nặng. Trong những lúc thất bại trong cuộc đời thì tình cha mẹ như cái nôi êm đềm chở che cho con.

Trong tình cảm gia đình thì tình đối với người mẹ được Nguyễn Bính trân trọng nhất. Hình ảnh người mẹ ngập tràn trong thơ ông. Mẹ là những gì đáng yêu nhất, thân thương nhất trong cuộc đời con người. Tình yêu của mẹ dành cho những đứa con bao la vô cùng. Chẳng vậy mà người con gái trước khi xa mẹ, xa gia đình để về nhà chồng, cô đã khóc nức nở:

“Gái lớn ai không phải đi lấy chồng Can gì mà khóc, nín đi không!’

(Lòng mẹ)

Trong mối quan hệ gia đình có lẽ tình cảm giữa mẹ và con gái là tình cảm sâu đậm nhất, gần gũi nhất cho nên Nguyễn Bính đã đưa tình cảm ấy vào thơ ông rất sâu sắc. Người mẹ là người hiểu được lòng con nhiều nhất và cũng nhận biết được tình cảm của mẹ dành cho mình. Người con gái không nỡ xa mẹ nên cô đã khóc thật nhiều trong phút cuối cùng ở nhà mình. Mẹ đã phải cực nhọc, vất vả sớm chiều để nuôi cô và đàn em của cô. Vì từ nay mẹ còn phải vất vả nhiều hơn nữa. Hiểu được tâm trạng của con gái, người mẹ ấy đã kìm nén xúc động của mình để an ủi, khuyên bảo cho con gái an lòng:

“Ruộng tôi cày cấy dâu tôi hái Nuôi dạy em cô tôi đảm đương

Nhà cửa tôi coi, nợ tôi giả Tôi còn mạnh chán khiến cô thương”.

(Lòng mẹ)

Vì thương con không muốn con phải lo lắng cho mình người mẹ đã nói với con trong thái độ cứng rắn. Bề ngoài bà nói với con bằng lời nói dửng dưng nhưng bên trong là tiếng nói yêu thương đối với con mình. Bao nhiêu công việc mà người mẹ làng quê phải đảm đương, vậy mà mẹ vẫn không hề than vãn. Những công việc cứ chồng chất lên đôi vai gầy mòn của mẹ, mẹ vẫn chịu đựng hy sinh một mình để rồi sau đêm tiễn con về nhà chồng lòng mẹ cảm thấy quặn đau.

Trong thơ Nguyễn Bính, hình ảnh người mẹ quê nghèo hiện lên thật giản dị, chân thực và gây xúc động nhiều hơn cả. Đấy là những bà mẹ nông thôn Việt Nam nhân hậu đảm đang, nhận hết về mình những khó nhọc, lo toan hết lòng vì chồng con, vì những người thân yêu. Đặc biệt, ông hóa thân vào người mẹ, nói lên được nỗi lòng của bậc làm cha làm mẹ thương nhớ con khi con của mình đi làm dâu người khác. Họ càng đau khổ xót xa khi biết được con mình gặp cảnh trái ngang, lận đận, đoạn trường trong kiếp làm dâu nhà người:

“Con ạ! Đêm nay mình mẹ khóc Đêm nay lòng mẹ lại đưa thoi”.

(Lòng mẹ)

Người mẹ làng quê xa con nên rất nhớ thương con. Bà cảm thấy khổ đau vì bà không nỡ xa đứa con gái yêu của bà. Cũng hình ảnh người mẹ trong ngày con gái về nhà chồng, hình ảnh người mẹ trong bài thơ“Lỡ bước sang ngang” cũng đầy sự chua xót:

“Mẹ trông theo mẹ thở dài Dây pháo đỏ bỗng vang trời nổ ran”.

(Lỡ bước sang ngang)

Mẹ lúc nào cũng dõi theo bước chân con trong cuộc đời. Lúc nào mẹ cũng suy nghĩ, lo lắng cho con. Phải là người rất tinh tế, Nguyễn Bính mới cảm nhận được tình cảm sâu nặng thầm kín của người mẹ quê đối với con gái mình. Tình cảm của người mẹ quê đối với con gái thật gần gũi, gắn bó. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Bính chọn hình ảnh người mẹ già tiễn con gái về nhà chồng để thể hiện tình mẹ con trong thơ ông. Bối cảnh tiễn đưa ấy diễn ra ở một làng quê. Có am hiểu chất quê, ta mới thấy được cuộc đưa tiễn ngậm ngùi này.

Đặc biệt, với Nguyễn Bính, một người mồ côi mẹ từ rất sớm, ông không có may mắn biết được cái tình của mẹ. Vậy mà, ông đã hiểu và đã viết ra được những câu thơ đắng lòng và rưng rưng về nỗi lòng của người mẹ khi con gái đi lấy chồng. Có người mẹ đưa tiễn con ra trấn ải xa, con đi rồi, còn mình mẹ đứng lặng giữa sân ga, dáng mẹ đổ bóng xuống sân ga trông thật sầu thảm. Chỉ với một chi tiết dáng lưng còng đổ bóng xuống sân ga, Nguyễn Bính đã nói lên được nỗi nhớ da diết, xót thương đau đớn vô cùng của người mẹ khi phải xa con:“Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng; Lưng còng đổ bóng xuống sân ga” (Những bóng người trên sân ga). Và bâng khuâng chua xót biết

bao trước hình ảnh người mẹ lạnh lẽo cô đơn trong mùa thu thiếu vắng bóng dáng những đứa con gái yêu dấu khi cô đi lấy chồng ở nơi xa:

“Xóm Tây bà lão lưng còng Có hai cô gái lấy chồng cả hai

Gió thu thở ngắn than dài Bà đem áo rét ra ngoài sân phơi”.

(Phơi áo)

Tình yêu thương trong thơ Nguyễn Bính không chỉ được thể hiện qua tình yêu thương của người mẹ đối với con mình mà còn là tình thương, sự hiếu thảo của con dành cho mẹ: “Mẹ em như bóng nắng xế chiều

Sống được bao nhiêu biết bấy nhiêu Em em còn trẻ người non dạ

Há nỡ theo anh, nỡ bỏ liều”.

(Lòng nào dám tưởng)

Người con đã ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình đối với gia đình. Nhất là bổn phận đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ.

Nguyễn Bính luôn đi sâu vào các mối quan hệ ở làng quê để cảm nhận tâm tư tình cảm của người dân quê. Ngoài tấm lòng của người mẹ, người cha đối với con và tình yêu thương kính trọng của con đối với cha mẹ Nguyễn Bính còn đề cập đến tình chị em. Và tình cảm chị em cũng góp phần tạo nên “tình quê” sâu đậm trong thơ Nguyễn Bính.

Một phần của tài liệu tình yêu làng quê việt nam trong thơ nguyễn bính trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)