Tình cảm bạn bè

Một phần của tài liệu tình yêu làng quê việt nam trong thơ nguyễn bính trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 82 - 83)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.5. Tình cảm bạn bè

Trong tình cảm đối với người làng quê đôi khi Nguyễn Bính cũng nhắc đến tình bạn bè thân thiết đầy những kỉ niệm:

“Hai đứa thường nhân buổi vắng nhà Người ta bắt trước chị người ta Ra vườn nhặt những hoa cam rụng Về bỏ đầy nồi cất nước hoa”.

(Hoa với rượu)

Tình bạn tuổi thơ gắn với một làng quê có vườn, có hoa, có bướm, những kỉ niệm mà đôi bạn đã từng có được thật êm đềm thơ mộng. Chỉ ở làng quê mới có được tình bạn tuổi thơ ngọt ngào hương hoa cam, hoa bưởi và những cánh bướm đầy màu sắc. Khi miêu tả cảnh làng quê, tác giả nhắc đến hình ảnh con đường làng rất quen thuộc, gần gũi với người dân. Con đường đến trường của đôi bạn thuở chung lớp chung trường cũng đẹp hơn và lãng mạn hơn:

“Lá sen vương vấn hương thơm ngát, Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ.

Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc, Theo về tận cửa mới tan mơ”.

(Trường huyện)

Tình bạn tuổi học trò ở làng quê gắn với những buổi đi học trên con đường làng quê đầy hoa và bướm. Hình ảnh lá sen đội đầu là hình ảnh của làng quê, đồng quê bình dị mà gần gũi thân thương, gắn bó.

Vườn hoa cam rụng trắng không chỉ có những giây phút xao lòng mà ở đó còn có những kỉ niệm về tình bạn tuổi thơ êm đềm:

“Ra vườn nhặt những hoa cam rụng Về bỏ đầy nồi cất nước hoa”.

Khu vườn là nơi để lại những trò chơi thật vui với người bạn cùng trang lứa. Khi xa quê hương tác giả không khỏi nhớ nhung về hình ảnh thiên nhiên thơ mộng đầy hương hoa của xứ đồng để rồi một tiếc nuối thoáng qua khi những hình ảnh đẹp của làng quê, của tình bạn chỉ còn trong quá khứ:

“Xa rồi vườn cũ hoa cam rụng Gặp lại chi nhau muộn mất rồi”.

(Hoa với rượu)

Nói đến tình bạn, đôi khi Nguyễn Bính cũng nhắc đến trong tình hàng xóm, láng giềng. Trong đời sống làng quê, tình cảm láng giềng có vai trò rất quan trọng đối với người làng quê. Người làng quê trân trọng tình hàng xóm và nó cũng là tình bạn. Chẳng vậy mà cũng đã nhiều lần Nguyễn Bính nhắc đến người hàng xóm trong thơ ông. Ngay cả chuyện riêng tư, tình cảm hình như người hàng xóm cũng có liên quan:

“Láng giềng đã đỏ đèn đâu

Chờ em chừng chập miếng trầu em sang”.

(Chờ nhau)

Sự liên quan gián tiếp của người hàng xóm trong chuyện tình yêu của đôi trai gái làng quê cho ta thấy được tình cảm hàng xóm trong cộng đồng làng quê. Người làng quê thường sống rất giàu tình nghĩa: họ quan tâm lo lắng cho nhau, chia sẻ với nhau cả những lúc vui buồn. Có thể nói tình hàng xóm là sự liên kết trong tình bạn và tình hàng xóm tạo nên nét đặc trưng được cảm nhận rất tinh tế trong cách quan sát của Nguyễn Bính: “Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm

Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong”

(Xuân về)

Nhà thơ không cảm nhận sức sống của mùa xuân qua cảnh thiên nhiên mà nhà thơ cảm nhận qua ánh mắt của cô hàng xóm, cho ta thấy được sự quan tâm sâu sắc của người làng quê đối với nhau.

Một phần của tài liệu tình yêu làng quê việt nam trong thơ nguyễn bính trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)