Cuộc vận động cách mạng tháng Tám (1939 - 1945)_5 ppt

12 480 0
Cuộc vận động cách mạng tháng Tám (1939 - 1945)_5 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cuộc vận động cách mạng tháng Tám (1939 - 1945) Hơn 8 vạn quân Pháp tan rã, 1.662 tên bị giết và hàng ngàn quan chức, kiều dân Pháp ở Đông Dương bị cầm tù. Chỉ còn một số tàn quân Pháp chạy qua biên giới sang Trung Quốc. về sự kiện này, Hồ Chí Minh nhận xét: “ngày 9 – 3 năm nay, Nhật tước khí giới quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”[ 7;435.]. Sự biến 9 – 3 – 1945 là hệ quả tất yếu của cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế ở Đông Dương. Chính quyền thực dân Pháp tan rã, các võ quan Nhật thay thế các chức Toàn quyền, Thống sứ, Khâm sứ, Thống đốc mà trước đây người Pháp đảm nhiệm. Nhật muốn nhanh chống ổn định chính quyền từ Trung ương đến địa phương nhưng chúng không có đủ thì giờ làm việc đó. Bọn tay sai Nhật tranh giành nhau quyền lợi. Bọn thân Pháp do dự không dám cộng tác với Nhật, vì nếu một ngày kia Pháp quay trở lại thì chúng mất quyền lợi. Quân Nhật vừa lo truy quét tàn quân Pháp, vừa lo đối phó với cuộc đổ bộ của quân đồng minh vào Đông Dương, vừa lo đối phó với cao trào cách mang rộng lớn của nhân dân. Tình thế đó không làm cho chính quyền Nhật ổn định và đứng vững lâu dài được. Đối với phong trào cách mạng Đông Dương, cuộc đảo chính về mặt khách quan đã loại bớt được một kẻ thù là thực dân Pháp. Còn quân phiệt Nhật, tuy lực lượng còn nguyên vẹn và nhiều âm mưu xảo trá, nhưng thất bại của chúng ở Thái Bình Dương và Đông Dương chỉ còn là vấn đề thời gian. Ngay trong đêm 9 – 3 – 1945, khi tiếng súng đảo chính vừa nổ, Hội nghị mở rộng Ban thường vụTrung ương củng bắt đầu họp tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) do Tổng bí thư Trường Chinh chủ trì. Tham dự Hội nghị có Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lương Bằng là các ủy viên thường vụ và Ủy viên Trung ương Đảng, một số đại biểu của xứ Ủy Bắc Kì. Những nhận định về tình hình và chủ trương mới của đảng đề ra trong Hội nghị được tập trun gtrong bảng chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ra ngày 12 – 3 – 1945. Bảng chỉ thị phân tích 3 nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương là: “1. Hai con chó đế quốc không thế ăn chung một miếng mồi béo bỡ như Đông Dương. 2.Tàu Mỹ sắp đánh vào Đông Dương. Nhật phải hạ Pháp để trừ cái họa bị Pháp đánh sau lưng khi quân đồng minh đổ bộ. 3. Sống chết Nhật phải giữ cái cầu trên con đường bộ nối liền các thuộc địa Nam Dương với Nhật; vì sao khi phi Luật Tân bị Mỹ chiếm, đường thủy của Nhật đã bị cắt đứt”[ 7;365.]. Chỉ thị xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương sau đảo chính là phát xít Nhật. vì vậy khẩu hiệu “đánh đuổi phát xit Nhật” sẽ thay cho khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Pháp – Nhật”. để chống lại chính quyền do tay sai Nhật dựng lên, chỉ thị nêu khẩu hiệu “ Thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương”. Chỉ thị chủ trương “Phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ sẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa”, thay đổi mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho phù họp với thời kì tiền khởi nghĩa. Hình thức đấu tranh “có thể bao gồm từ hình thức bất họp tác, bãi công, bãi thị, phá phách cho đến những hình thức cao hơn như biểu tình, thị uy, vũ trang du kích… và sẵn sàng chuyển qua hình thức Tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện”. Tình hình ấy cho phép “gắn khẩu hiệu đòi cơm áo, chống thu thóc, thu thuế với khẩu hiệu chính quyền cách mạng của nhân dân”, “chuyển qua những hình thức đấu tranh cao hơn: tổng biểu tình tuần hành, bãi công chính trị, mít tinh công khai, bãi khóa, bãi thị, bất họp tác với Nhật về mọi phương tiện”, “huy động đội tự vệ tước vũ khí của binh lính (Pháp) bại trận”, “phát động du kích ở những nơi có địa hình, địa thế”, “thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng ở các nhà máy, hầm mỏ, làng ấp, đường phố, trại lính…, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng Việt Nam”. Chỉ thị nhận định: điều kiện Tổng khởi nghĩa đã có nhưng chưa thật chín muồi. Nhưng những cơ hội tốt giúp cho những điều kiện Tổng khởi nghĩa sẽ chín muồi nhanh chống. Đó là chính trị ngày càng khủng hoảng trầm trọng, phát xít Nhật không rảnh tay đối phó với cao trào cách mạng của nhân dân ta. Nạn đói diễn ra từ cưối năm 1944 đang trầm trọng và sẽ gây ra nhiều tay họa khủng khiếp càng làm cho nhân dân ta căm thù giặc Nhật. chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt, quân đồng minh sẽ vào Đông Dương đánh Nhật. Đảng dự kiến hai trường hợp cho Tổng khởi nghĩa nổ ra. Thứ nhất, khi quân đồng minh vào bám chắc địch ở Đông Dương, quân Nhật đem quân ra đánh đồng minh thì đấy là thời điểm phát động khổi nghĩa. Thứ hai, cách mạng Nhật bùng nổ lập chính quyền cách mạng của nhân dân, hay giặc Nhật mất nước như Pháp hồi năm 1940, Nhật đầu hàng, quân đội của chúng ở Đông Dương mất tinh thần, khi ấy, dù cho quân đồng minh chưa vào Đông Dương, Đảng cũng phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền [7; 365- 367]. Chỉ thị của Đảng cũng nêu không chờ cả hai trường hợp ấy xuất hiện đồng thời rồi mới hành động. Vì như thế là ỷ lại vào quân đồng minh và tự bó tay mình trong khi tình thế chuyển biến thuận lợi. Như vậy, dự kiến quân Nhật đầu hàng là trường hợp quan trọng hơn cả. Tư tưởng chủ động của Đảng trong chỉ thị là “phải hành động ngay, hành động cương quyết, nhanh chống, sáng tạo, củ động, táo bạo”. Chỉ thị là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, Việt Minh và nhân dân trong cao trào kháng Nhật và bọn tay sai. 4.1. 2 Khởi nghĩa từng phần Sau Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng, chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và truyền đơn in khẩu hiệu của Việt Minh được phổ biến và chuyển tới nhiều vùng trong nước như Bắc Giang, Phổ Yên, Hiệp Hòa, Tiên Du, vào các tỉnh miền trung, Sài gòn, Nam bộ…, từ đó, cách mạng Việt Nam tiến lên cao trào kháng Nhật cứu nước, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, tiến hành chiến tranh du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần, giành cính quyền từng bộ phận. Tại căn cứ Việt bắc, liên tình ủy Cao – Bắc – Lạng quyết định khỏi nghĩa giành chính quyền ở những nơi đã đủ điều kiện. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và cứu quốc quân phối hợp với nhân dân nổi dậy. hàng loạt các xã, tỉnh, châu thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, nhân dân đã giành được chính quyền. Ở Bắc Giang nhiều xã thuộc vùng Thượng Yên Thế, Hữu Lũng, Bố Hạ, Hòa Hiệp…, quần chúng nổi dậy biểu tình thị uy, vũ trang, lập Ủy ban giải phóng. Hàng ngàn quần chúng kéo đi tước vũ khí của lính đồn. nhiều tri huyện, tri phủ bỏ chạy. toàn bộ huyện Hiệp Hòa, một phần Yên Thế,Phú Bình được giải phóng. Tại Bắc Ninh, sau đêm Nhật đảo chính Pháp, chi bộ Đảng xã Trung Màu (Tiên Du) lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng ở hai xã Trung Màu và Dương Hút. Trong tình hình ấy, tỉnh ủy Bắc Ninh chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa phong trào quần chúng tiến lên.vì vậy chỉ trong tháng 3 và tháng 4, số hội viện Việt Minh trong tỉnh đã tăng lên hàng vạn người. Tại Hưng Yên, đêm 11 - 3 – 1945, đội tự vệ chiến đấu địa phương đã đánh đồn Bần Yên Nhân thu toàn bộ vũ khí. Hàng ngàn đảng viên, cán bộ cách mạng khác đang bị giam trong các nhà tù Nghĩa Lộ, Sơn La, Hỏa Lò (Hà Nội), Buôn Ma Thuột, Hội An (Quảng Nam)…nhân cơ hội Nhật – Pháp bắn nhau đã đấu tranh đòi tự do, hoặc nổi dậy phá nhà giam , vượt ngục ra ngoài hoạt động đó là nguồn bổ sung cán bộ quan trọng cho cách mạng, là một trong những nhân tố thúc đẩy cao trào tiền khởi nghĩa. Các tỉnh miền Trung cũng tích cực chuẩn bị khởi nghĩa theo chủ trương của Đảng. Nhưng ở vào thời điểm này, khởi nghĩa từng phần mới kịp thời ở Quãng Ngãi. Ở Quãng Ngãi, ngày 11 – 3 – 1945, những Đảng viên, cán bộ cách mạng đang bị giam trong trại tập trung Ba Tơ, khi nghe tin Nhật đỏa chính Pháp, đã phá trại giam, lấy súng địch diệt địch, thành lập đội du kích Ba Tơ. Đây là đội du kích đầu tiên của miền Trung do Đảng tổ chức, lãnh đạo, trở thành lực lượng nòng cốt trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Ngãi và ở những tỉnh khác của miền Trung Nam Kì. Ở Nam Kì, trong tháng 3 và tháng 4, chỉ thị của Trung ương chưa đến được Nam Kì, nhưng một số địa phương có phong trào mạnh từ trước cũng có những hình thức đấu tranh chống những tên quận trưởng, tỉnh trưởng gian ác, như ở Mỹ Tho. 4.1.3 Phong trào phá kho thóc cứu đói Khi phong trào khởi nghĩa từng phần lên cao, cũng là lúc Bắc Kì, bắc Trung Kì, diễn ra nạn đói trầm trọng do chính sách vơ vét, tích trữ lương thực của Nhật – Pháp. Để giải quyết nạn đói và thúc đẩy phong trào cách mạng đi lên, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương tháng 3 – 1945 đề ra khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. Khẩu hiệu này đưa ra giữa lúc nạn đói khủng khiếp đang diễn ra ở Bắc Kì và bắc Trung Kì,đáp ứng nguyện vọng cấp bách nhất của quần chúng, do đó, đã thổi bùng ngọn lửa căm thù trong đông đảo nhân dân, và phát động quần chúng vùng dậy với khí thế cách mạng hừng hực tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, “một khẩu hiệu sát đúng với tình hình cụ thể có sức dấy lên cả một phong trào”. Ở Bắc Giang, Bắc Ninh, hàng ngàn quần chúng đi phá kho thóc của Nhật, Pháp; Hiệp Hòa, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, thu hàng ngàn tấn thóc chia cho dân. ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, hàng chục kho thóc bị phá. Ở Phú Thọ trong một thời gian ngắn 14 kho thóc bị phá. Ở Ninh Bình, ngày 15 – 3 quần chúng các quyện Nho Quan, Gia Viễn đã phá 12 kho thóc, thu hàng trăm tấn thóc chia co dân nghèo. Ở Thái Bình, trong tháng 3 và tháng 4, nhân dân các huyện Phụ Dực, Thư Trì, Tiền Hải, Vũ Tiên, Tiên Hưng đã thu 1.000 tấn thóc chia cho dân. Ở Hải Dương, nhân dân phá 39 kho thóc và lấy 43 thuyền gạo với 2.000 tấn. Riêng các huyện phía nam tỉnh đã phá 26 kho thóc, thu 26 thuyền với hơn 1.000 tấn gạo. Ở Hưng Yên, Hòn Gai, Hà Đông, Sơn Tây nhân dân phá kho thóc, gạo của Nhật. Ở ngoại thành Hà Nội, nhân dân tiến hành phá các kho thóc, gạo của Nhật ở phố Bắc Ninh, phố Lê Lợi, Phà Đen thu hàng trăm tấn. Ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình cũng diễn ra nhiều cuộc phá kho thóc, cứu đói. Phong trào phá kho thóc, cứu đói dưới sự lãnh đạo của Đảng là một trong những hình thức tập dượt quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, kết hợp đấu tranh kinh tế, chính trị, vũ trang, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. 4.1.4 Phong trào đấu tranh ở thành thị và các khu công nghiệp Phong trào đấu tranh ở thành thị thu hút đông đảo công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động, thanh niên, học sinh …tham gia. Trong phong trào phá kho thóc, cứu đói, công nhân và dân nghèo Hà Nội cùng đi phá các kho thóc của Nhật. công nhân bến cảng Hải Phòng bí mật đốt phá các kho lương thực ở bến Sáu Kho, cho nhân dân vào lấy gạo. Công nhân mỏ Đông Triều chặn bắt tàu thuyền chở gạo của Nhật, công nhân Sài gòn quyên góp gạo, tiền gửi ra bắc giúp đồng bào cứu đói. Phong trào công nhân đấu tranh tiến lên hình thức cao hơn, như phá [...]... hành Đông đảo giáo viên, học sinh đã hưởng ứng phong trào Việt Minh Ở Sài gòn và các tỉnh Nam bộ , từ tháng 5- 1945 xuất hiện phong trào thanh niên tiền phong Dưới hình thức hoạt động công khgai hợp Pháp,tổ chức, tập hợp, rèn luyện quần chúng yêu nước, cách mạng chuẩn bị đón thời cơ khởi nghĩa Chỉ vài tháng sau, ở Sài gòn, Nam bộ, có hàng cục vạn người tham gia tổ chức Thanh niên tiền phong Đến ngày... trường Quốc học, thanh niên tiền tuyến, do chính phủ Trần Trọng Kim lập; những sinh viên yêu nước tham gia tổ chức Việt Minh để thu hút học sinh vào đoàn thể cứu quốc Phong trào cách mạng ở thành thị, cuẩn bị điều kiện cho cuộc khởi nghĩa ở thành phố thắng lợi ... thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn, công nhân tuyên truyền gây thanh thế cho Việt Minh Những hoạt động treo cờ diễn thuyết ở chỗ đông người, các rạp hát, trường học, ngã 3 đường trên tàu điện diễn ra ở Hà Nội Ở Hà Nội, học sinh thanh niên bất hợp tác với Nhật, không học tiếng của Nhật, tổ chức những cuộc mít tinh, tuyên truyền tinh thần yêu nước tại Mễ Trì, chợ Canh, Láng Thanh niên tổ chức tuyên . Cuộc vận động cách mạng tháng Tám (1939 - 19 45) Hơn 8 vạn quân Pháp tan rã, 1.662 tên bị giết và hàng ngàn quan chức,. tỉnh Nam bộ , từ tháng 5- 19 45 xuất hiện phong trào thanh niên tiền phong. Dưới hình thức hoạt động công khgai hợp Pháp,tổ chức, tập hợp, rèn luyện quần chúng yêu nước, cách mạng chuẩn bị đón. cả. Tư tưởng chủ động của Đảng trong chỉ thị là “phải hành động ngay, hành động cương quyết, nhanh chống, sáng tạo, củ động, táo bạo”. Chỉ thị là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, Việt

Ngày đăng: 26/07/2014, 12:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan