luận văn về vấn đề đóng cửa và mở cửa của một số nước châu Á trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương tây
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 231 VẤN ĐỀ “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỬA” CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á TRƯỚC SỰ XÂM NHẬP CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY (TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX) THE PROBLEM OF “DOOR-CLOSING” AND “DOOR-OPENING” OF SOME ASIAN COUNTRIES BEFORE THE PENETRATION OF WESTERN COLONIALISN (FROM THE 16 TH CENTURY TO THE SECOND HALF OF THE 19 TH CENTURY) SVTH: ĐỖ BÁ LƢU Lớp 05ls, Khoa lịch sử, Trường Đại học sư phạm, ĐHĐN GVHD: TH.S DƢƠNG THỊ TUYẾT Khoa lịch sử, Trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Đề tài cho chúng ta hiểu rõ tình trạng trì tuệ, suy yếu mọi mặt của một số nước châu Á, mà cụ thể ở đây là Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản trước khi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập. Qua đó cũng giúp chúng ta có một cái nhìn khách quan, toàn diện về sự lựa chọn “đóng cửa” hoặc “mở cửa” đất nước của các nước châu Á trước sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Trên cơ sở thực tiễn lịch sử đó góp phần vào hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại của các nước trong xu thế hội nhập thế giới, khu vực hiện nay, đặc biệt là đối với đất nước ta. SUMMARY: The theme enables us to know clearly of the situation of stagnancy, regression in every aspect among some of the Asian countries, particularly Vietnam, China, Thailand, Japan before the penetration of Western colonialism. It also helps us have an objective, overall view on the option whether “to close the door” or “to open the door” of the countries in Asia before the penetration of Western colonialism. On that basis of historical reality much will be countributed to the planning of strategies, foreign policies of the countries in the present trend of regional and global intergration especially for our country. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vào thế kỉ XVI sau những phát kiến mới về địa lí “báo hiệu buổi bình minh của thời đại tƣ bản chủ nghĩa”, nhiều nƣớc phƣơng Tây bắt đầu quá trình xâm nhập vào phƣơng Đông tìm kiếm thị trƣờng buôn bán và truyền đạo. Châu Á rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên cho nên từ sớm châu lục này đã thu hút sự chú ý của ngƣời phƣơng Tây. Khi xâm nhập vào các nƣớc châu Á từ những hoạt động buôn bán và truyền đạo, các nƣớc thực dân phƣơng Tây chuyển sang chính sách xâm lƣợc. Trƣớc sức ép của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây, vì chủ quyền độc lập quốc gia dân tộc xen lẫn quyền lợi giai cấp bị đe dọa, giai cấp thống trị các nƣớc châu Á buộc phải đứng trƣớc sự lựa chọn: hoặc “đóng cửa” hoặc “mở cửa” đất nƣớc. Hiện nay, trong xu thế hội nhập thế giới, khu vực thì vấn đề “mở cửa” là hết sức quan trọng, đòi hỏi các nƣớc lựa chọn con đƣờng đúng để phát triển đất nƣớc theo kịp thời đại. Riêng Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc thì vấn đề đó càng trở nên bức thiết. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 232 Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên mà tôi chọn đề tài: “Vấn đề “đóng cửa” và “mở cửa” của một số nƣớc châu Á trƣớc sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây (từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)”. 2. Lịch sử vấn đề “Vấn đề “đóng cửa” và “mở cửa” của một số nƣớc châu Á trƣớc sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây (từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)” là vấn đề quan trọng không chỉ đối với các nƣớc châu Á lúc bấy giờ mà còn mang tính thời sự hiện nay. Cụ thể vấn đề đó đƣợc đề cập trong các tác phẩm: - “Lịch sử Trung Quốc” của Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý, Nxb giáo dục, 2003. - “Ngoại giao giữa Việt Nam và các nƣớc phƣơng Tây dƣới triều Nguyễn (1802 - 1858)” của Trần Nam Tiến, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. - Cuốn “Lịch sử cận đại Nhật Bản” của Vĩnh Sính, Nxb Văn hóa Tùng Thƣ, 1990. - “Lịch sử vƣơng quốc Thái Lan” của Vũ Dƣơng Minh, Nxb Giáo dục, 1994. Ngoài ra còn nhiều tác phẩm khác, các tạp chí lần lƣợt đề cập đến vấn đề đóng cửa, mở cửa. Tuy nhiên các tác phẩm trên còn rất chung chung, sơ lƣợc chƣa làm sáng tỏ vấn đề. Vì vậy tôi muốn làm sáng tỏ vấn đề một cách khoa học và nghiêm túc đáp ứng yêu cầu ngƣời học. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. -Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: “Vấn đề “đóng cửa” và “mở cửa” của một số nƣớc châu Á trƣớc sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây (từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)”. - Phạm vi nghiên cứu : Một số nƣớc châu Á, ở đây tôi chỉ tập trung nghiên cứu các nƣớc: Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản (từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX). 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Nguồn tư liệu Tƣ liệu thành văn của các tác giả ngƣời Việt, tài liệu dịch của các tác phẩm tác giả nƣớc ngoài, các tạp chí, thông tin trên mạng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài tôi sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp: tổng hợp, phân tích đánh giá, nhận xét đối chiếu, so sánh khi sử dụng tài liệu. 5. Đóng góp của đề tài: - Giúp ngƣời nghiên cứu hiểu rõ thực chất của chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của một số nƣớc châu Á khi chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây xâm nhập. - Những bài học kinh nghiệm trong xu thế hiện nay - Tƣ liệu tham khảo cho ngƣời học tập, nghiên cứu lịch sử. 6. Cấu trúc đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài có phần nội dung gồm 2 chƣơng. Chƣơng 1: Châu Á trƣớc khi chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây xâm nhập. Chƣơng 2: “Đóng cửa” hay “mở cửa”, sự lựa chọn của các quốc gia châu Á trƣớc sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 233 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Châu Á trước khi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập. 1.1. Tình hình thế giới (từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX). Chế độ tƣ bản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội phong kiến tuy còn non yếu nhƣng chủ nghĩa tƣ bản đã thể hiện rõ tính ƣu việt nhiều mặt của mình so với chế độ phong kiến, gây nên ảnh hƣởng lớn lao đối với xã hội phong kiến. Chủ nghĩa tƣ bản đã xác lập và thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội. Về kinh tế: Thông qua các cuộc cách mạng tƣ sản: cách mạng Hà Lan (1566), cách mạng Anh (1640), chiến tranh giải phóng dân tộc ở Bắc Mĩ (1776), cách mạng tƣ sản Pháp (1789)… và cuộc cách mạng công nghiệp (bắt đầu từ cuối thế kỉ XVIII) nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa thực sự xác lập, thắng lợi và đã xây dựng cơ sở vật chất vững chắc cho chủ nghĩa tƣ bản. Về chính trị: Thể hiện qua cuộc đấu tranh giai cấp, giai cấp tƣ sản đã giành lấy chính quyền và thiết lập thể chế chính trị nhà nƣớc sau khi cách mạng kết thúc. Về xã hội: Cùng với sự xác lập và thắng lợi của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa thì nó kéo theo sự chuyển biến về tình hình xã hội. Giai cấp phong kiến bị phân hóa do sự xâm nhập của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa vào trong nông nghiệp. Bộ phận này gọi là quý tộc tƣ sản hóa, có nhiều quyền lợi gắn với nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa. Sau khi quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa xác lập thì trong lòng xã hội tƣ bản nảy sinh cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt giữa giai cấp tƣ sản và vô sản. Tuy nhiên có thể khẳng định từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX chủ nghĩa tƣ bản đã dần xác lập và thắng lợi về kinh tế, giai cấp tƣ sản giữ địa vị thống trị trong xã hội, đó cũng là một bƣớc tiến trong lịch sử nhân loại so với chế độ phong kiến. Sự phát triển của xã hội tƣ bản Âu, Mĩ là việc không thể tách rời đƣợc sự cƣớp bóc của họ tại những khu vực có nền kinh tế lạc hậu trên thế giới. Chủ nghĩa thực dân tiến hành xâm lƣợc các nƣớc Á, Phi, Mĩ latinh. Đồng thời với sự xâm lƣợc đó, sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân đã làm cho nền kinh tế, xã hội ở các nƣớc Á, Phi, Mĩ latinh có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa thâm nhập vào làm quan hệ sản xuất phong kiến lung lay, nó chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa. Còn xã hội thì xuất hiện những giai cấp tầng lớp mới. Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản cũng bị cuốn vào vòng xoáy của chủ nghĩa thực dân. 1.2. Tình hình một số nước châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản) trước khi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập. Châu Á rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên cho nên thu hút sự chú ý của ngƣời phƣơng Tây. Các cuộc phát triển địa lí đã mở ra thời đại xâm chiếm thuộc địa của thực dân Âu, Mĩ. Trƣớc khi chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây xâm nhập các nƣớc châu Á nhƣ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản đang ở trong tình trạng suy yếu mọi mặt. Về kinh tế: Nền kinh tế vẫn là kinh tế tự nhiên xây dựng trên nền tảng tiểu nông kết hợp chặt chẽ với thủ công gia đình. Bọn địa chủ, quan lại phong kiến tìm cách chiếm ruộng đất và thu tô nặng (trên 50% hoa lợi của nông dân). Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề. Tuy nhiên vào đầu thời cận đại ở các nƣớc đã xuất hiện những yếu tố tƣ bản chủ nghĩa: công trƣờng thủ công ra đời, sản xuất hàng hóa nhỏ ngày càng lệ thuộc vào những ngƣời thu mua, quan hệ hàng hóa tiền tệ thâm nhập vào nông thôn. Về chính trị: Cho đến đầu thế kỉ XIX tình hình chính trị các nƣớc cũng rất phức tạp, rối ren. Ở các nƣớc nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền suy yếu trở nên bảo thủ phản động. Về xã hội: Quan hệ hàng hóa tiền tệ phát triển làm xói mòn những giá trị tƣởng chừng bất biến, làm thay đổi các đẳng cấp trong xã hội. Phong trào đấu tranh nông dân liên tiếp nổ ra Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 234 chứng tỏ chế độ phong kiến đã suy yếu. Đó là điều kiện thuận lợi cho các nƣớc thực dân xâm nhập vào các nƣớc châu Á. Một giai đoạn đầy khó khăn thử thách phía trƣớc đang chờ đợi các nƣớc phong kiến châu Á. Chương 2: “Đóng cửa” hay “mở cửa” sự lựa chọn của các quốc gia châu Á trước sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây. 2.1. Trung Quốc và Việt Nam giữa hai khuynh hướng “đóng cửa” và “mở cửa” trong quan hệ với các nước tư bản Âu – Mĩ. 2.1.1. Đối với Trung Quốc. Đứng trƣớc sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân, triều đình Mãn Thanh thực hiện chính sách “đóng cửa” vào thế kỉ XVIII, phong tỏa duyên hải, cấm buôn bán với nƣớc ngoài. Nhƣng thực dân phƣơng Tây khao khát thị trƣờng rộng lớn, đông dân tìm cách mở toang cánh cửa Trung Quốc. Đi đầu là thực dân Anh tìm cách mở cửa bằng buôn bán thuốc phiện, món hàng thu lợi nhuận lớn. Chiến tranh thuốc phiện nổ ra (1840) triều đình Mãn Thanh bị đánh bại buộc phải kí điều ƣớc Nam Kinh (1842). Trung Quốc buộc phải mở cửa đất nƣớc, chính sách “bế quan tỏa cảng” bị phá sản. 2.1.2.Đối với Việt Nam. Vào cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII, khi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong cho phép ngƣời phƣơng Tây đến giao dịch buôn bán thì nền ngoại thƣơng Việt Nam phát triển, góp phần hình thành hai trung tâm thƣơng nghiệp lúc bấy giờ là Phố Hiến và Hội An. Nhƣng đến nửa đầu thế kỉ XIX các vua triều Nguyễn lại khá lúng túng vừa muốn “mở cửa” hòa nhập với thị trƣờng thế giới, vừa muốn “đóng cửa” ngăn chặn chủ nghĩa thực dân nên quan hệ giữa Việt Nam và phƣơng Tây rơi vào bế tắc, luẩn quẩn. Trên cơ bản thì triều Nguyễn vẫn thực hiện chính sách “đóng cửa”, “tự thủ khép kín” với bên ngoài. 2.2. Chính sách mở cửa của Nhật Bản, Thái Lan trong quan hệ với các nước phương Tây. 2.2.1. Nhật Bản Trong quan hệ với các nƣớc phƣơng Tây do lo sợ an ninh chủ quyền dân tộc bị đe dọa nên ngay từ thế kỉ XVII (1639) Nhật Bản đã tiến hành “đóng cửa” với bên ngoài. Nhƣng bƣớc sang thế kỉ XIX tình hình trong nƣớc và thế giới đã thay đổi. Trƣớc sự đe dọa của phƣơng Tây (đặc biệt là Mĩ), Mạc phủ Tôcƣgaoa buộc phải kí một loạt hiệp ƣớc bất bình đẳng với các nƣớc tƣ bản Âu, Mĩ chấp nhận “mở cửa” đất nƣớc. 2.2.2. Thái Lan Trong nửa thập kỉ đầu XIX, Thái Lan nhờ thi hành chính sách ngoại giao “lựa chiều” cho nên dù chịu sức ép từ phƣơng Tây Thái Lan vẫn giữ đƣợc thế bình đẳng ngang bằng trong quan hệ với các nƣớc phƣơng Tây. Nhƣng đến giữa thế kỉ XIX trƣớc áp lực ngày càng tăng của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây, Rama Mông kút đã chủ trƣơng “mở cửa” giao lƣu với thế giới, mặc dầu phải kí những điều kiện bất lợi, kí nhiều hiệp ƣớc không bình đẳng với nƣớc ngoài. 2.3. Hệ quả của chính sách đóng cửa và mở cửa. 2.3.1. Đối với Việt Nam, Trung Quốc Nó đều tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa xâm nhập vào các nƣớc, tạo nên sự biến chuyển trong nền kinh tế, xã hội các nƣớc. Trung Quốc và Việt Nam thực thi chính sách “đóng cửa” gây nên hệ quả tiêu cực cho đất nƣớc. Trung Quốc buộc phải kí các hiệp ƣớc bất bình đẳng, bị các nƣớc đế quốc xâu xé chia nhau từng bƣớc biến thành nƣớc nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Còn với Việt Nam triều Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 235 Nguyễn đã hèn nhát, lần lƣợt kí các hiệp ƣớc bán nƣớc để rồi thực dân Pháp biến nƣớc ta thành nƣớc thuộc địa nửa phong kiến vào cuối thế kỉ XIX. 2.3.2. Đối với Thái Lan, Nhật Bản Tạo điều kiện cho hai nƣớc hòa nhập vào nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa, phát triển đất nƣớc. Thái Lan nhờ thi hành chính sách “mềm dẻo”, “lựa chiều” đã giữ vững “độc lập dân tộc” dù chỉ là trên danh nghĩa. Nhật Bản học hỏi văn minh, kĩ thuật phƣơng Tây, tạo tiền đề cho những cải cách Minh Trị Thiên hoàng sau này, vƣơn lên địa vị bình đẳng với các nƣớc tƣ bản Âu, Mĩ. 2.3.3. Những bài học kinh nghiệm trong xu thế hiện nay. Để lại bài học kinh nghiệm về nắm bắt xu thế thời đại luôn nâng cao vị thế của đất nƣớc trên trƣờng quốc tế.Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hội nhập quốc tế là tất yếu với mỗi quốc gia. Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản đều nắm bắt đƣợc quy luật này. Tuy nhiên mỗi nƣớc khi “mở cửa” lại lựa chọn những con đƣờng và nguyên tắc khác nhau tùy vào điều kiện thực lực mỗi nƣớc. Riêng với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Đảng ta quán triệt đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. KẾT LUẬN Qua đề tài giúp hiểu rõ hơn tình hình một số nƣớc châu Á trƣớc khi chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây xâm nhập đều là những quốc gia phong kiến lỗi thời, lạc hậu đang trên đà suy vong, khủng hoảng. Qua đó cũng nắm bắt đƣợc chính sách mà các nƣớc khi thi hành trƣớc áp lực của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây. Mỗi nƣớc lựa chọn con đƣờng khác nhau có kết quả không giống nhau. Từ bài học của lịch sử để lại những bài học kinh nghiệm trong xu thế hiện nay đó là phải hòa nhập vào thế giới, khu vực mới phát triển đất nƣớc. Riêng Việt Nam đang trên đà hội nhập, vƣơn ra biển lớn, đất nƣớc đang thay da đổi thịt từng ngày. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc nhất định chúng ta sẽ hội nhập thành công, thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nƣớc ta sẽ giàu mạnh sánh ngang với các cƣờng quốc năm châu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Thanh Bình (2005), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX một cách tiếp cận, Nxb Đại học Sƣ phạm. [2] Phan Ngọc Liên, Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Ngọc Cơ (2005), Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, Nxb Đại học sƣ phạm. [3] Vũ Dƣơng Ninh (1990), Vƣơng quốc Thái Lan lịch sử và hiện tại, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp. [4] Vũ Dƣơng Ninh (chủ biên) (2006), Chuyên đề lịch sử thế giới, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. [5] Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý (2003), Lịch sử Trung Quốc, Nxb Giáo dục. [6] Nguyễn Huy Quý (2004), Lịch sử cận đại Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia. [7] Vĩnh Sính (1990), Nhật Bản cận đại, Nxb Văn hóa tùng thƣ (1990). [8] Trần Nam Tiến (2006), Ngoại giao giữa Việt Nam và các nƣớc phƣơng Tây dƣới triều Nguyễn (1802 - 1858), Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.