Mở cửa hội nhập

10 646 3
Mở cửa hội nhập

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hội nhập là gì ? Đó là sự gắn kết nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới theo luật chơi chung

Mở của hội nhập: Khái niệm: Hội nhập là gì ? Đó là sự gắn kết nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới theo luật chơi chung. Xin nói rõ là gắn kết kinh tế, còn về chính trị , văn hóa chúng ta có những đặc thù riêng cho nên chúng ta thường dùng khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế . Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi. Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái niệm này được Béla Balassa đề xuất từ thập niên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách. Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong các giáo trình nhập môn về kinh tế học quốc tê, hội nhập kinh tế thường được cho là có sáu cấp độ: khu vực/hiệp định thương mại ưu đãi, khu vực/hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế tiền tệ, và hội nhập toàn diện. Tuy nhiên trong thực tế, các cấp độ hội nhập có thể nhiều hơn và đa dạng hơn. Hội nhập kinh tế có thể là song phương - tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - tức là có quy toàn thế giới giống như những gì mà Tổ chức Thương mại Thế giới đang hướng tới. Quá trình hội nhập của Việt Nam: Điểm xuất phát: trước năm 1986: Dấu ấn quan trọng: Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc, 9 giờ sáng ngày 20 tháng 9 năm 1977, lễ thượng cờ Việt Nam được chính thức tổ chức tại cửa chính trụ sở LHQ. Nhưng những năm sau đó sau “ vấn đề Campuchia” chúng ta lại bị rơi vào thế hầu như bị cô lập, như chúng ta đã biết trong thời gian này chúng ta chỉ có quan hệ với các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em. Và hậu quả là làm cho nền kinh tế suy kiệt trong nền kinh tế quan liêu bao cấp khép kín, và là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Điểm tới: sau năm 1986: Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đặt ra từ Đại hội VI (năm 1986) trên cơ sở đường lối đổi mới và “mở cửa” nền kinh tế và trên cơ sở chính sách, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 3 (khoá VI) chỉ rõ: Việt Nam sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước, các công ty nước ngoài trên cơ sở cùng có lợi và không có điều kiện chính trị ràng buộc, hạn chế đến mức thấp nhất cái giá phải trả. Đại hội VII (năm7/1991) đã thông qua Cương lĩnh của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, đồng thời cũng nêu ra tư tưởng hội nhập kinh tế quốc tế là: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Cụ thể hoá đường lối Đại hội VII, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 3 (khoá VII) đã ra chuyên đề Chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá mà Đại hội VII nêu ra, đánh dấu bước khởi đầu của tiến trình hội nhập của Việt Nam. Đại hội VIII (năm 1996) đã khẳng định chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, đó là xây dựng một nền kinh tế “mở” và đẩy nhanh quá trình hội kinh tế khu vực và quốc tế. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 4 (khoá VIII) đã nêu nhiệm vụ cụ thể cho quá trình này là tích cực chủ động xâm nhậpmở rộng vào thị trường quốc tế vững chắc, tích cực, khẩn trương đàm phán với Mỹ, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Có kế hoạch cụ thể để chủ động cam kết gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Như vậy, Đại hội VIII và các Nghị quyết Trung ương khoá này đã chỉ đạo tiến trình hội nhập khẩn trương hơn. Đến Đại hội IX (năm 2001), tiếp tục khẳng định chủ trương Đại hội VIII nêu ra và đã đưa ra một khẩu hiệu: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Đồng thời, Đại hội IX nhấn mạnh: Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường. Đại hội X nhấn mạnh yêu cầu “đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững”. Điểm mới nữa là Đại hội X đã nêu cao nhiệm vụ “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”, “hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương”. Như vậy, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từng bước được hình thành cùng với sự phát triển của đất nước. Các bước đi trong quá trình hội nhập Đối với bên ngoài: Chúng ta đã thực hiện lần lượt các bước đi cụ thể. Đó là: Năm 1993 đã khai thông quan hệ với Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); 1/1995 gửi đơn xin gia nhập WTO. Ngày 25/7/1995 đã chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời tham gia vào AFTA và Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT); 3/1996 tham gia Diễn đàn Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập; 15/6/1996 gửi đơn xin gia nhập APEC; 11/1998 được công nhận là thành viên của APEC; năm 2000 ký Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ… Một số điểm trọng tâm: Việt nam trong quá trình hội nhập ASEAN. Khái quát chung về Tổ chức ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asia Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên (riêng Đông Timo chưa kết nạp). Buổi sáng ngày 28-7-1995, quốc kỳ Việt Nam đã được kéo lên tại Trung tâm hội nghị Quốc tế tại thủ đô Bandar Seri Begawan, Brunei đánh dấu việc Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN bên cạnh Brunei, Malaysia, Indonesia, Phillippines, Singapore, Thái Lan và mở đầu cho quá trình thống nhất, quy tụ cả 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam châu Á vào tổ chức này. Sau Việt Nam, các nước Lào, Campuchia, Myanmar cũng gia nhập ASEAN.( Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã gửi thư cho Ngoại trưởng Brunei, nước Chủ tịch đương nhiệm Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) chính thức đặt vấn đề Việt Nam gia nhập ASEAN). Cộng đồng kinh tế ASEAN (cam kết chung khi gia nhập). ASEAN đã nhấn mạnh trên việc hợp tác khu vực trong “ba trụ cột” về an ninh, văn hoá xã hộihội nhập kinh tế. Các nhóm khu vực đã có những thành quả lớn nhất trong hội nhập kinh tế, với mục tiêu tạo lập một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Khu vực Tự do Thương mại Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái đầu của ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. (Sáng kiến về AFTA vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA đượcđược ký kết vào năm 1992 tại Singapore). Theo Hiệp định về Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực Chung (CEPT), sáu quốc gia gia nhập ASEAN trước sẽ xóa bỏ khoảng 98% tổng số dòng thuế của mình đối với các quốc gia thành viên khác vào năm 2006. Thời hạn dành cho bốn quốc gia gia nhập sau là năm 2013,( Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) từ 1/1/1996). Khu vực Đầu tư Toàn diện Khu vực Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) sẽ khuyến khích dòng chảy tự do của đầu tư bên trong ASEAN. Các nguyên tắc chính của ACIA như sau • Mọi ngành công nghiệp đều phải được mở cửa cho đầu tư, ngoại trừ những ngành sẽ từ từ bị loại bỏ theo lộ trình • Quy tắc đối xử quốc gia được trao ngay lập tức cho các nhà đầu tư ASEAN với ít ngoại lệ • Hạn chế ngăn trở đầu tư • Hợp lý hoá quá trình và các thủ tục đầu tư • Tăng cường minh bạch • Tiến hành các biện pháp khuyến khích đầu tư Việc thực hiện đầy đủ ACIA với việc loại bỏ các danh sách ngoại lệ hiện tại trong chế biến nông nghiệp, đánh cá, lâm nghiệp và khai thác mỏ được quy định vào năm 2010 cho hầu hết thành viên ASEAN và năm 2015 cho Campuchia, Lào, Myanmar, và Việt Nam. Thương mại trong Dịch vụ Một Thoả thuận Khung của ASEAN về Thương mại trong Dịch vụ được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Bangkok tháng 12 năm 1995. Theo AFAS, các quốc gia thành viên ASEAN tham gia vào các vòng đàm phán tự do hoá thương mại trong dịch vụ liên tục này với mục tiêu ngày càng tạo ra các cam kết cấp độ cao hơn. Các cuộc đàm phán đã dẫn tới các cam kết đặt ra các lộ trình cho các cam kết cụ thể là một bộ phận của Thoả thuận Khung. Các lộ trình thường được gọi là các gói cam kết dịch vụ. Hiện tại, ASEAN đã ký kết bảy gói cam kết theo AFAS. Thị trường hàng không duy nhất Thị trường Hàng không Duy nhất ASEAN (SAM), do Nhóm Làm việc Vận tải Hàng không ASEAN đệ trình, được Cuộc họp các Quan chức Vận tải Cao cấp ASEAN ủng hộ, và được các Bộ trưởng Vận tải ASEAN xác nhận, sẽ đưa ra mọt thoả thuận bầu trời mở cho khu vực vào năm 2015. ASEAN SAM được mong đợi sẽ hoàn toàn tự do hoá đi lại bằng đường hàng không giữa các quốc gia thành viên, cho phép ASEAN được hưởng lợi ích trực tiếp từ sự tăng trưởng giao thông đường không trên thế giới, và cũng tự do hoá cho các dòng chảy du lịch, thương mại, đầu tư và dịch vụ giữa các quốc gia thành viên. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 12 năm 2008, những hạn chế trên các quyền tự do hàng không thứ ba và thứ tư giữa các thành phố thủ đô của các quốc gia thành viên về dịch vụ chở khách đường không sẽ bị xoá bỏ, trong khi đó từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, sẽ có sự tự do hoá hoàn toàn trong việc chuyên chở hàng hoá bằng hàng không trong khu vực. Tới ngày 1 tháng 1 năm 2011, quyền tự do lưu thông thứ năm giữa mọi thành phố thủ đô sẽ được tự do hoá. Các thoả thuận tự do thương mại với các quốc gia khác ASEAN đã ký kết các thoả thuận tự do thương mại với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,, Australia, New Zealand và gần đây nhất là Ấn Độ. Ngoài ra, hiện nay tổ chức này đang đàm phán thoả thuận tự do thương mại với Liên minh châu Âu. Đài Loan cũng đã thể hiện sự quan tâm tới một thoả thuận với ASEAN nhưng cần vượt qua những trở ngại về ngoại giao từ Trung Quốc. Thác thức và cơ hội: Những năm gần đây, sự thay đổi nhanh chóng của môi trường địa-chính trị khu vực (với sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự gia tăng hiện diện và can dự của Mỹ ở Châu Á, sự chuyển mình của Ấn Độ và nhất là sự trì trệ trong ASEAN) đã thôi thúc ASEAN đổi mới, điều chỉnh chính sách nhằm tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy liên kết khu vực. các Khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương (RTA và BFTA) với các đối tác ngoài khối. Bên cạnh đó, ASEAN đã và đang có những linh hoạt hơn trong việc áp dụng “phương thức ASEAN” bằng các thực hiện nguyên tắc hay công thức 10- X từ năm 2002… Việc quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (CAFTA) từ 2002, và đặc biệt là tuyên bố Bali II năm 2003 về sự thiết lập AC dựa trên 3 trụ cột chính là Cộng đồng Kinh tế (AEC), Cộng đồng An ninh (ASC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC) vào năm 2020 là những quyết định đúng hướng, kịp thời của ASEAN trước nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Việc hình thành và tăng cường các cơ chế hình thức hợp tác và liên kết mới này đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ASEAN, trong đó có Việt Nam: 1. Thứ nhất, việc thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ đưa ASEAN trở thành một khối có sự liên kết vững chắc, một thị trường duy nhất có cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu thông tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư vốn và nhân công có tay nghề sẽ thúc đẩy cải cách hệ thống pháp luật và nền hành chính quốc gia trong nước, tiếp cận được nhiều hơn các yếu tố bên ngoài, nhất là vốn, thị trường và công nghệ hiện đại, làm tăng cơ hội việc làm và nâng nhanh mức sống của dân chúng. 2. Thứ hai, sự thiết lập Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) sẽ làm tăng nhanh mức độ tin cậy và ý thức cộng đồng trong ASEAN, thúc đẩy hợp tác chính trị-an ninh nội khối lên tầm cao mới. Điều này sẽ góp phần tạo ra sự thăng bằng trong hợp tác khu vực và quốc tế, giúp ASEAN vừa tăng cường tính mở, vừa duy trì được bản sắc, phong cách ứng xử truyền thống của mình, làm tăng khả năng phòng ngừa và tiến tới giải quyết các xung đột có thể xảy ra trong tương lai. Điều này sẽ có lợi cho Việt Nam – nước có vị trí chiến lược, đang thu hút sự chú ý của các nước lớn. Bên cạnh những thuận lợi trên, Việt Nam đã và sẽ gặp phải những thách thức phải vượt qua để tham gia đầy đủ và có hiệu quả cao hơn vào hoạt động của ASEAN, tương xứng với vị trí và vai trò của mình trong Hiệp hội: - Về hợp tác trong Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC): đối với Việt Nam, thách thức không phải là nhỏ trong khi gia nhập ASC. Hợp tác an ninh không chỉ thuần túy hay nghiêng về hợp tác an ninh phi truyền thống mà cả về hợp tác chính trị và quốc phòng. Sự khác biệt về chế độ chính trị và hệ tư tưởng còn là một trong những trở ngại khá lớn đối với Việt Nam trong ASC. Tuy nhiên, với việc duy trì cơ chế theo "Phương thức ASEAN" trong ASC, thì sự tác động của cộng đồng này đối với đời sống chính trị và an ninh ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng sẽ không lớn. - Trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Về khía cạnh chính trị, thì sự hội nhập sâu rộng về kinh tế đòi hỏi Việt Nam phải hài hòa về mặt pháp luật cũng như ứng xử. Điều này ít hay nhiều sẽ đụng chạm đến chủ quyền và an ninh quốc gia. Về kinh tế, Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi và hiệu quả quản lý còn bất cập, hệ thống các thể chế kinh tế thị trường phát triển chưa đồng bộ, còn yếu kém . AEC sẽ tạo ra sức ép lớn đối với các sản phẩm và thị trường của Việt Nam trong và ngoài nước. Còn tác động về mặt xã hội: có thể tạo ra các dòng di cư lớn, trong đó có “chảy máu chất xám”, làm tăng nạn thất nghiệp và tệ nạn do nhiều công ty bị phá sản và nhiều người chưa thể làm quen hay điều chỉnh phù hợp với cơ chế hay môi trường mới. Thành tựu: Năm 1990, Việt Nam đã xuất khẩu sang ASEAN đạt 348,6 triệu USD, nhưng đến năm 1998 đạt 2349 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN:

Ngày đăng: 15/04/2013, 20:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan