Hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doan Vốn Nhà nước 1 Tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước

Một phần của tài liệu quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước, quá trình tiếp nhận phần vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước và kế hoạch niêm yết cổ phiếu.doc (Trang 46 - 57)

L: EIU (2005) M: VDR (2006)

2.2 Hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doan Vốn Nhà nước 1 Tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước

2.2.1 Tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước

Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ 01/8/2006 đến nay SCIC đã tiến hành tiếp nhận rất nhiều doanh nghiệp và đang từng bước tiến hành thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy quá trình tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp cũng như thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp theo chỉ đạo của chính phủ. Theo QĐ 151/2005 và QĐ 152/2008, SCIC có nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn

hai thành viên trở lên, công ty cổ phần được chuyển đổi từ các công ty Nhà nước độc lập hoặc mới thành lập. Điều đó có nghĩa là SCIC có nhiệm vụ tiếp nhận và thức hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước đầu tư tại các doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển đổi hoặc cổ phần hóa.

Tuy mới chính thức đi vào hoạt động từ 01/08/2006, nhưng đến tháng 10/11/2006, SCIC đã tiếp nhận được 139 doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau, đến tháng 3/2007 tổng số doanh nghiệp nhận bàn giao về SCIC là 452 doanh nghiệp với tổng giá trị phần vốn là 3.400 tỷ đồng. Sau một năm hoạt động, SCIC đã nhận bàn giao 687 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp đã bàn giao về SCIC là 6.563 tỷ đồng, đến 31/12/2007, số doanh nghiệp SCIC nhận bàn giao đã là 829 doanh nghiệp với số vốn Nhà nước là 7.710 tỷ đồng, và tính đến 31/6/2008, SCIC nhận 876 doanh nghiệp với giá trị vốn Nhà nước là 8.035 tỷ đồng.

Sau khi tiếp nhận các doanh nghiệp, SCIC thể hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước thông qua người đại diện của SCIC tại doanh nghiệp.

Đối với công ty TNHH một thành viên, người đại diện có quyền và nghĩa vụ: thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn SCIC đã đầu tư tại công ty; quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, bổ nhiệm miễn nhiệm các chức danh quản lý công ty, thành viên HĐQT, giám đốc, (Tổng giám đốc) hoặc chủ tịch HĐQT; quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của công ty; thực hiện giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty; quyết định các dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị lớn hơn 50% tổng trị giá tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty; quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế; quyết định tổ chức lại công ty và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ của SCIC.

Đối với công ty liên doanh và công ty TNHH có hai thành viên trở lên, người đại diện có quyền và nghĩa vụ sau: chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ

tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn của Tổng công ty góp; được chia lợi nhuận sau thuế tương ứng với phần vốn góp vào công ty; được cử người tham dự hội đồng thành viên, tham gia thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên; có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần góp vốn; xem sổ đăng ký thành viên, sổ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm, các tài liệu khác và bản trích lục hoặc bản sao các tài liệu này; nhận lại giá trị hoặc tài sản của công ty khi bị phá sản hoặc giải thể; được ưu tiên góp vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ, được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của SCIC theo quy định của luật doanh nghiệp; thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.

Đối với công ty cổ phần, người đại diện có quyền và nghĩa vụ sau: được tham dự và biểu quyết tất cả các vốn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi phần vốn góp; được chuyển nhượng cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty, được nhận cổ tức và mua cổ phần mới chào bán tương ứng với cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty; được đề cử người vào HĐQT và BKS của công ty; được nhận phần vốn hoặc tài sản còn lại nếu doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quyết định của Pháp luật.

2.2.2 Quản lý vốn đầu tư của SCIC tại doanh nghiệp

Quản lý vốn Nhà Nước tại doanh nghiệp để tạo ra giá trị và hiệu quả tối đa là một nhiệm vụ quan trọng của SCIC được Nhà nước giao cho. Thực hiện nhiệm vụ này, SCIC tiếp tục chuyển đổi, cơ cấu lại doanh nghiệp theo hướng: tập trung thoái đầu tư với những doanh nghiệp Nhà Nước không cần thiết phải đầu tư theo hướng giảm số lượng, tăng chất lượng quy mô, tập trung vào những lĩnh vực chiến lược có tác động thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; triển khai tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua việc tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược có năng lực trong và ngoài nước cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đấu giá, niêm yết trên thị trường chứng khoán qua đó có được giá trị gia tăng tối đa cho phần vốn Nhà Nước đầu tư tại doanh

nghiệp, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp tục nâng cao giá trị thương hiệu và có điều kiện phát triển bền vững, đóng góp cho sự phát triển lành mạnh của thị trường vốn.

Để thực hiện được điều này, các doanh nghiệp tiếp nhận về SCIC sẽ được phân loại theo các tiêu chí thông thường, đánh giá để có các phương án quản lý, đầu tư phù hợp với từng nhóm. Dự kiến các doanh nghiệp sẽ được phân theo 3 nhóm lớn.

Nhóm A: các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực then chốt, SCIC sẽ tập trung tái cơ cấu với tư cách là nhà đầu tư, củng cố nâng cao giá trị công ty để giúp các doanh nghiệp phát triển. Mở rộng quy mô vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư, giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn trong nước và quốc tế.

Nhóm B: áp dụng các biện pháp linh hoạt nhằm tăng trưởng và phát triển vốn Nhà Nước thông qua việc niêm yết và đấu giá trên thị trường chứng khoán.

Nhóm C: Từng bước thực hiện thoái đầu tư vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp để tập trung vốn vào các dự án chiến lược tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khác tham gia.

2.2.2.1Từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp nhỏ và triệt thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp này

Có thể coi quá trình cải cách các doanh nghiệp Nhà Nước như là việc chính thức hoá những diễn biến trên thực tế. Đó là một quá trình hợp lý hoá những doanh nghiệp Nhà Nước dưới dạng "những công ty cổ phần ảo" thành những công ty cổ phần hợp pháp. Phần lớn những doanh nghiệp Nhà Nước bị lỗ, làm thất thoát các nguồn lực của Nhà Nước và đóng góp rất ít cho Ngân sách Nhà Nước là những doanh nghiệp Nhà Nước nhỏ, trực thuộc các cơ sở của các bộ chủ quản hoặc các cấp chính quyền địa phương mà qua đó Chính phủ trung ương rất ít có quyền kiểm soát. Việc chuyển đổi những doanh nghiệp Nhà Nước nhỏ là một cố gắng để cải thiện năng lực kinh tế mà cũng là một biện pháp qua đó Chính phủ trung ương có thể phá bỏ quyền lực của chính quyền các cấp mà trước đó đã sử dụng những doanh nghiệp Nhà Nước

nhỏ làm công cụ để làm thất thoát tài sản của Nhà Nước và thu lợi riêng từ các ưu đãi của Nhà Nước.

2.2.2.2Thực hiện từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước lớn đồng thời giữ lại cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp này

Việc Nhà Nước giữ lại các doanh nghiệp lớn cũng không có gì khó lý giải. Việt Nam vẫn chưa bước vào chương trình tư nhân hoá nhanh chóng. ở khởi điểm của cuộc cải cách Việt Nam là một nước XHCN có định hướng tạo ra một vai trò chính thức lớn hơn cho hoạt động của khu vực tư nhân. Nhà Nước hoàn toàn có dự định tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất "kinh tế Nhà Nước đóng một vai trò chủ đạo" tiếp tục được coi là điều tất yếu (Van Arkadie và Mallon (2003). Ví dụ: Nghị quyết 5 kỳ họp thứ 3 Đại hội Đảng IX ngày 24/9/2001 nêu rằng: "Doanh nghiệp Nhà Nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và là lực lượng nòng cốt và chủ yếu của kinh tế Nhà Nước trong việc đảm bảo vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" và rằng "đa số các doanh nghiệp Nhà Nước phải là các doanh nghiệp Nhà Nước quy mô vừa hoặc lớn".

Bảng 2.5. Chỉ số tài chính của các doanh nghiệp Nhà Nước 1997

Đơn vị tính: tỷ đồng Công ty 100 công ty lớn nhất 200 công ty lớn nhất Tổng Tổng vốn Nhà Nước 40.492 44.332 70.075 Tổng đóng góp cho ngân sách 14.094 15.651 23.919

Tổng lợi nhuận trước thuế 3.275 4.942 8.177

Tổng nợ 29.369 40.237 101.439

Bảng 2.5 thể hiện tầm quan trọng của việc giữ lại các doanh nghiệp Nhà Nước lớn. Những doanh nghiệp Nhà Nước lớn giai đoạn này chiếm hơn 1/2 nguồn thu ngân sách năm 1997. Khoảng 1/3 lợi nhuận trước thuế và 1/3 tổng nợ. Những doanh nghiệp Nhà Nước lớn cũng là những công cụ qua đó Chính phủ có thể thực hiện những kế hoạch Nhà Nước và những chính sách sau khi xoá bỏ kế hoạch hoá tập trung.

Quá trình cải cách đang mở rộng để bao gồm những doanh nghiệp Nhà Nước lớn và những tổng công ty. Mục đích yêu cầu nêu ra của cải cách doanh nghiệp Nhà Nước là chuyển đổi tất cả doanh nghiệp Nhà Nước thành các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp đến năm 2010. (Nguồn VDR 2006) nội dung này được phản ánh trong tài liệu sau:

- Quyết định 58 ngày 26/4/2002 được sửa đổi bằng quyết định 155 ngày 24/8/2004 phân loại các ngành chiến lược trong đó Nhà Nước sẽ giữ 100% và 50% cổ phần trong các công ty với những doanh nghiệp Nhà Nước còn lại thì không cần Nhà Nước nắm giữ cổ phần đa số sau khi chuyển đổi.

- Luật doanh nghiệp Nhà Nước 2003 đưa ra mô hình công ty cổ phần đối với các Tổng công ty trong đó tất cả các công ty thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

- Nghị quyết 34 ngày 03/02/2004 yêu cầu mở rộng chương trình cổ phần hoá để gộp cả những doanh nghiệp Nhà Nước lớn và các Tổng công ty.

- Nghị định 153 ngày 09/8/2004 đưa ra mô hình công ty mẹ – công ty con để tổ chức các Tổng công ty cùng với tất cả các công ty thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

- Nghị định 84 ngày 13/5/2004 yêu cầu cổ phần hoá thí điểm 3 Tổng công ty lớn.

- Nghị định 187 ngày 16/11/2004 mở rộng phạm vi đến những doanh nghiệp Nhà Nước lớn, các Tổng công ty và các Ngân hàng thương mại Nhà Nước. Việc mở rộng cải cách theo dự định này liên quan tới hai yếu tố:

+ Những ngành chiến lược của Nhà Nước và cơ cấu của các Tổng công ty dựa trên cấp độ, quyền hạn được quy định trong Luật doanh nghiệp. Các ngành chiến lược của Nhà Nước là các ngành kinh tế trong đó Nhà Nước sẽ nắm giữ vai trò kiểm soát. Những ngành này được xác định bằng mức độ yêu cầu đầu tư của Nhà Nước cho từng ngành cụ thể cùng những điều kiện bổ sung dựa trên quy mô của các công ty.

+ Những công ty được cơ cấu lại thành mô hình công ty mẹ – công ty con thì tất cả các doanh nghiệp thành viên phải chuyển đổi và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, ảnh hưởng chi phối của công ty mẹ đối với công ty con được xác định bằng cấp độ đầu tư trong các công ty thành viên. Mô hình này đã trở thành mô hình dự kiến cho tất cả các Tổng công ty. Nhà Nước sẽ giữ cổ phần đa số trong các công ty mẹ hoạt động trong các ngành chiến lược. Khi các công ty thành viên chuyển đổi thì cơ cấu công ty và cấp độ quyền hạn được quy định trong Luật doanh nghiệp sẽ quyết định mức độ chi phối của Nhà Nước đối với những công ty này thông qua Tổng công ty.

Là một phần của quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà Nước, Chính phủ đã đưa ra những danh mục, những ngành mà Chính phủ sẽ giữ quyền kiểm soát. "Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà Nước" không được xác định rõ cho đến khi ban hành Chỉ thị 20 ngày 21/4/1998, Chỉ thị đưa ra danh mục những ngành trong đó Nhà Nước sẽ không cổ phần hoá doanh nghiệp mà Nhà Nước sẽ giữ độc quyền hoặc cổ phần đa số.

Nghị định 44 năm 1998 là nghị định hướng dẫn khi cổ phần hoá bắt đầu được đẩy mạnh, kết hợp với danh mục đi kèm Chỉ thị 20 bảng danh mục này vẫn chưa chi tiết lắm, đưa ra những danh mục Nhà Nước quan tâm trên cơ sở đó xác định những ngành chiến lược do Nhà Nước kiểm soát.

Với Quyết định 58 năm 2002 mức độ chi tiết đã tang đáng kể, những ngành lớn của Chỉ thị 20 và Nghị định 44 vẫn còn đó, song đã được phân hạng và điều chỉnh.

Nhóm thứ nhất đã được tổ chức sắp xếp quanh những ngành trong đó Nhà Nước dự định giữ 100% vốn. Phần này được chia thành ngành độc quyền của Nhà Nước và những ngành bổ sung trong đó các doanh nghiệp Nhà Nước đáp ứng những điều kiện cụ thể sẽ vẫn nằm trong quyền kiểm soát của Nhà Nước. Những chỉ số bao gồm đầu tư của Nhà Nước từ mức 20 tỉ đồng trở lên. Nộp ngân sách 3 tỷ đồng năm, trong 3 năm liên tục, đi đầu trong triển khai áp dụng công nghệ, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Nhóm thứ hai là những ngành Nhà Nước sẽ giữ cổ phần chi tiết phối từ trên 50% với điều kiện vốn đầu tư của Nhà Nước từ 10 tỉ đồng trở lên và mức nộp ngân sách 1 tỉ đồng năm, trong 3 năm liên tiếp.

Quyết định 155 ngày 24/8/2004 đã chỉnh sửa lại những danh mục chi tiết và những tiêu chí của Quyết định 58. Quyết định 155 trong nhiều lĩnh vực giống với quyết định 58. Song có hai thay đổi quan trọng đó là nhóm ngành Nhà Nước cần giữ 100% và 50% được nâng từ mức 20 tỉ thành 30 tỉ đồng và 20 tỉ đồng. Thêm nữa là mức nộp ngân sách được nâng lên mức 2 tỷ đồng đối với nhóm 50% hoặc cao hơn.

Phần lớn các ngành nằm trong nhóm "100% có điều kiện" trong quyết định 58 được chuyển sang nhóm vốn Nhà Nước 50% hoặc cao hơn trong quyết định 155.

Tới năm 2002 việc kiểm soát của Nhà Nước trong những ngành chiến lược đã được xác định bằng mức độ đầu tư của Nhà Nước. và đến năm 2004 cùng với yêu cầu quy mô công ty phải t ăng lên phần lớn việc kiểm soát của Nhà Nước tập trung vào những doanh nghiệp Nhà Nước trong nhóm "50% hoặc cao hơn". Những công ty này được quản lý theo Luật doanh nghiệp Nhà Nước năm 2003. Nhưng khi những công ty này chuyển đổi thì chúng sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Những doanh nghiệp 100% vốn Nhà Nước sẽ trở thành những công ty TNHH một

thành viên và những doanh nghiệp có 50% vốn hoặc cao hơn sẽ trở thành công ty cổ phần.

Bên cạnh việc xác định các ngành trong đó Nhà Nước sẽ nắm quyền kiểm soát những doanh nghiệp Nhà Nước lớn, Tổng công ty là một công cụ khác để Nhà Nước

Một phần của tài liệu quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước, quá trình tiếp nhận phần vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước và kế hoạch niêm yết cổ phiếu.doc (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w