2.2. Nhiệm vụ của SCIC trong việc quản lý nguồn vốn Nhà Nước tại doanh nghiệp doanh nghiệp
Theo quy định của QĐ 151/2005 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nuớc thì SCIC có những nhiệm vụ sau.
Thứ nhất là tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà Nước một thành viên. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần được chuyển đổi từ các công ty Nhà Nước độc lập hoặc mới thành lập.
Thứ 2 là thực hiện việc đầu tư và quản lý vốn đầu tư của SCIC vào các lĩnh vực, ngành kinh tế quốc dân theo nhiệm vụ Nhà Nước giao. Quản lý Nhà Nước đầu tư tại doanh nghiệp tạo ra giá trị và hiệu quả tối đa, tổ chức huy động các nguồn vốn trong nước và quốc tế để bổ sung vốn kinh doanh thông qua việc vay vốn, phát hành trái phiếu công ty, trái phiếu công trình, lập quỹ tín thác đầu tư, để tăng năng lực tài chính của Nhà Nước đầu tư cho nên kinh tế, thay cho phương pháp cấp phát ưu đãi vốn qua ngân sách Nhà Nước.
Thứ ba là thực hiện đầu tư và kinh doanh vốn Nhà Nước vào các ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nước và ngoài nước, hợp tác cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm năng để triển khai các dự án với mục tiêu bảo toàn phát triển vố, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần phát triển tài sản quốc gia và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Việc này thực hiện dưới các hình thức: đầu tư vốn vào những ngành, lĩnh vực quan trọng mà Nhà Nước cần chi phối để thành lập doanh nghiệp mới; đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần với các doanh nghiệp khác; đầu tư mua một phần tài sản hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác; đầu tư trên thị trường vốn, thị
trường chứng khoán thông qua việc mua bán cổ phần, trái phiếu và các công cụ tài chính khác.
2.3 Vai trò của SCIC
Để thực hiện được nhưng mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên SCIC tập trung vào thực hiện vai trò:
Cổ đông năng động, tích cực của doanh nghiệp, không can thiệp trực tiếp vào hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp; chú trọng đến phát triển bền vững và gia tăng giá trị doanh nghiệp thông qua đầu tư linh hoạt, chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo hướng giảm đầu tư với số lượng lớn, phân tán để tập trung, chú trọng vào chất lượng, quy mô và hiệu quả đầu tư;
Nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ, huy động và tập trung nguồn lực để đầu tư vào các lĩnh vực then chốt; tạo giá trị phát triển bền vững động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh, tiến tới tối đa hóa giá trị đầu tư; tập trung vốn đầu tư vào các dự án, lĩnh vực mới có tiềm năng trong và ngoài nước;
Tư vấn tài chính chuyên nghiệp, tin cậy, làm cầu nối giúp nhà đầu tư trong và ngoài nước để tiếp cận với các dự án đầu tư; giúp doanh nghiệp tìm kiếm đối tác chiến lược, tiếp cận thị trường vốn, áp dụng tiêu chí quản trị doanh nghiệp tốt nhất. Với vai trò này, SCIC cũng sẽ đóng góp, tham mưu cho Chính phủ trong việc hoạch định chính sách, phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường vốn và quyết định phương án đầu tư có hiệu quả;
Xây dựng Tổng công ty thành một tập đoàn tài chính chuyên nghiệp được quản trị theo chuẩn mực quốc tế tốt nhất theo thông lệ quốc tế áp dụng chung cho SCIC và thí điểm đối với một số công ty thành viên quan trọng, có đội ngũ lãnh đạo và nhân viên có trình độ chuyên môn sâu, ứng dụng công nghệ tiên tiên trong quản lý điều hành, thực hiện chế độ thông tin công khai, minh bạch.
Các chức năng và nhiệm vụ của SCIC được thể hiện đầy đủ thông qua các lĩnh vực hoạt động theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.1. Lĩnh vực hoạt động của SCIC
Chương 2 Hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước