L: EIU (2005) M: VDR (2006)
3.1. Kế hoạch tiếp nhận và chuyển giao quản lý vốn tại các doanh nghiệp
Nhà Nước và niêm yết trên thị trường
chứng khoán của SCIC
3.1. Kế hoạch tiếp nhận và chuyển giao quản lý vốn tại các doanh nghiệp nghiệp
Tính đến ngày 25/4/2007 SCIC đã tiếp nhận 470 doanh nghiệp tại 25 tỉnh và các Bộ như : Tài chính, Thuỷ sản, Thương mại, Giao thông, Khoa học Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà Nước. Như vậy số lượng doanh nghiệp đã tiếp nhận của SCIC đã tăng lên đáng kể so với năm 2006. Tuy nhiên trong số này có rất ít các doanh nghiệp lớn ngoại trừ, ba doanh nghiệp lớn là Vietcombank, Bảo Việt và Vinamilk có vốn trên 1.600 tỉ đồng, còn lại đa số là các doanh nghiệp nhỏ và thuộc các địa phương. Hai địa bàn lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh gần như chưa tiếp nhận và hai địa phương này cũng là hai địa phương có số doanh nghiệp lớn nhất. Như vậy nhiệm vụ của SCIC trong hai năm tới là hết sức nặng nề, với kế hoạch cổ phần hoá một loạt doanh nghiệp lớn như Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV, Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, các tập đoàn và tổng công ty lớn thì số vốn mà SCIC tiếp nhận là rất lớn vì vây SCIC cần đặt ra cho mình một kế hoạch và lộ trình phù hợp để có thể hoàn tất công việc được giao.
Với kế hoạch cổ phần hoá một loạt doanh nghiệp lớn còn lại trong hai năm 2008-2009 của Chính phủ thì SCIC phải tập trung xây dựng phương án tiếp nhận đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, điều này cần học hỏi thêm ở các nước như Trung Quốc, Malaysia, Singapore để hoàn thiện đề án cho riêng mình nếu không sẽ dẫn tới tình trạng khó kiểm soát đặc biệt là vấn đề nhân sự của SCIC khi mà ngày cổ phần hoá các doanh nghiệp này không còn xa nữa.