Giải pháp thúc đẩy vai trò của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn với sự phát triển của thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước, quá trình tiếp nhận phần vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước và kế hoạch niêm yết cổ phiếu.doc (Trang 72 - 76)

L: EIU (2005) M: VDR (2006)

Hiện tại những doanh nghiệp được chuyển giao đang hoạt động rất tốt và với chiến lược phát triển đúng đắn, sự chuẩn bị cho phương án tiếp nhận

3.3 Giải pháp thúc đẩy vai trò của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn với sự phát triển của thị trường chứng khoán

doanh vốn với sự phát triển của thị trường chứng khoán

3.2.1. Nhanh chóng xây dựng đề án tiếp nhận các doanh nghiệp lớn, đặc biệt

là các doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hoá.

kế hoạch hoàn thành cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn trong năm 2007 đã không đạt kế hoạch, cụ thể mới chỉ tiến hành cổ phần hóa được 2 doanh

nghiệp lớn là Bảo Việt và Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank. Những doanh nghiệp lớn còn lại như Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV, Ngân hàng Công thương Vietinbank, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long hay các tập đoàn điện lực, than khoáng sản Việt Nam... mới chỉ dừng lại ở việc cổ phần hóa các công ty con, công ty trực thuộc. Bản thân các doanh nghiệp lớn còn lại chưa cổ phần hóa đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn xuất phát từ lợi ích của các bên mà cụ thể là giữa Nhà nước và các chủ thể còn lại.

Điều mà SCIC sẽ phải đối mặt trong thời gian tới là hoàn thành cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn còn lại theo đúng kế hoạch nhưng không bán rẻ các doanh nghiệp này. Đây là điều mà SCIC phải lựa chọn sao cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích của Nhà Nước nhưng cũng phải hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa đã được Chính phủ giao.

Vấn đề lớn nhất đặt ra trong giai đoạn hiện nay đó là phương án tiếp nhận cũng như vai trò đại diện phần vốn của Nhà Nước tại các doanh nghiệp. Việc chuyển giao vốn cho SCIC từ các chủ thể khác như các Bộ, UBND các tỉnh... sẽ phải khác, đặc biệt là khi mà mục tiêu quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp có phần vốn của Nhà Nước là làm bảo toàn và phát triển đồng vốn, việc đó là thước đo để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. SCIC là đại diện phần vốn của Nhà Nước tại các doanh nghiệp nhưng không mang tính hình thức cũng như can thiệp thô bạo vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Vấn đề trách nhiệm đặt ra đối với người đại diện phần vốn của Nhà Nước tại các doanh nghiệp phải thay đổi theo hướng tích cực, tránh áp đặt và cần có một cơ chế chính sách đãi ngộ phù hợp với người đại diện tại các doanh nghiệp, có như vậy thì quyền lợi và trách nhiệm đặt lên vai những người đó sẽ hợp lý hơn.

3.2.2. Tham mưu cho Chính phủ cũng như các doanh nghiệp trong vấn đề cổ

Chính phủ giao quyền quản lý tài sản của mình cho SCIC nên SCIC cần phải chủ động xây dựng cho mình phương án cổ phần hoá các doanh nghiệp đồng thời có kế hoạch tiếp nhận và sử dụng đồng thời vốn của các doanh nghiệp sao cho hiệu quả.

Những doanh nghiệp lớn theo lộ trình sẽ bắt đầu được cổ phần hoá mạnh mẽ từ năm 2007 và muộn nhất hoàn thành về cơ bản trong năm 2009, đó là mục tiêu của Chính phủ, nhưng để thực hiện được điều đó cần phải dựa vào “cánh tay phải” SCIC trong vấn đề này. Tham vọng là rất lớn khi Chính phủ muốn các doanh nghiệp lớn sau khi cổ phần hoá sẽ trở thành các tập đoàn lớn đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế của đất nước. Việc chuyển đổi mô hình từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà Nước sang mô hình đa dạng các hình thức sở hữu tại các doanh nghiệp lớn là việc đặc biệt quan trọng vì đây là vấn đề mới và chưa từng xảy ra ở Việt Nam.

Theo thống kê, đến nay đã có trên 3000 doanh nghiệp được cổ phần hoá nhưng chỉ có 30% số doanh nghiệp có vốn trên 5 tỉ đồng, một con số quá nhỏ bé. Điều đó chứng tỏ Nhà Nước còn can thiệp quá sâu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế và vô hình chung không tạo ra được môi trường thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp khác phát triển, dẫn đến thất thoát nguồn lực đầu tư, đầu tư dàn trải không hiệu quả, khó kiểm soát và quản lý dẫn đến thất thoát tài sản Nhà Nước, muốn khắc phục thì cần phải thay đổi. Thực tế trong giai đoạn từ 2007 đến nay SCIC chưa đạt được kế hoạch cổ phần hóa mới chỉ tiếp nhận 2 doanh nghiệp lớn là Bảo Việt vốn 3.600 tỷ và Vietcombank vốn 12.000 tỷ. Vấn đề đặt ra ở đây là phần vốn của các doanh nghiệp này trước đây 100% của Nhà Nước nay cổ phần hóa không phải là triệt thoái vốn mà là giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để bán ra bên ngoài. Mục đích đặt ra ở đây là với những doanh nghiệp lớn có thị phần chi phối đối với nền kinh tế thì SCIC không bán số cổ phần nắm giữ mà phát hành thêm để tăng quy mô doanh nghiệp. Như vậy xét về bản chất hay giá trị tuyệt đối tại doanh nghiệp thì Nhà Nước vẫn giữ nguyên dù là giảm tỷ lệ sở hữu tại Doanh nghiệp những vẫn giữ cổ phiếu chi phối tuyệt đối.

Vietcombank, 3 cá nhân đại diện cho phần vốn Nhà Nước chiếm trên 90% số cổ phần. Vấn đề đặt ra ở đây là đối với doanh nghiệp này mọi quyết định đều do 3 cá nhân này, còn hàng ngàn nhà đầu tư cá nhân và tổ chức khác chiếm < 10% vốn dù có sự đồng thuận cũng không thể thay đổi bất cứ quyết định nào của 3 cá nhân nêu trên.

Như vậy khi nhìn vào hoạt động của doanh nghiệp có thể thấy mặt thực trạng là bình mới rượu cũ tức là về tổ chức và hoạt động thì theo mô hình mới nhưng mọi quyết định đều do một chủ thể quyết định là Nhà Nước vì Nhà Nước nắm cổ phần chi phối tuyệt đối. Doanh nghiệp được tiếng là hoạt động theo mô hình mới nhưng về bản chất chưa có sự thay đổi vì muốn có một sự thay đổi mạnh mẽ thì nhà nước nên tiếp tục bán hoặc phát hành thêm số cổ phần ra bên ngoài để giảm tỷ lệ sở hữu tại các doanh nghiệp.

Cá nhân những người đại diện phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp lớn vừa cổ phần hóa là người của SCIC đưa vào nắm các vị trí chủ chốt làm việc và được trả lương từ doanh nghiệp mà bản chất là từ SCIC vì SCIC là chủ nên rất khó để có một sự thay đổi mang tính đột phá trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản thân SCIC cho rằng không can thiệp vào hoạt động tổ chức của doanh nghiệp mà mình nắm giữ cổ phần chi phối là việc không thể có, cho dù muốn phủ nhận hay không. Đã là doanh nghiệp thì ai nắm giữ cổ phần chi phối chủ thể đó là người sẽ quyết định. Như vậy các doanh nghiệp đã cổ phần hóa rất khó có một sự thay đổi căn bản nào chỉ mang tính hình thức nhiều hơn nếu Nhà Nước vẫn giữ số cổ phần chi phối một cách tuyệt đối như hiện nay. Một khi vấn đề này không được giải quyết kịp thời thì quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động của doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện được về bản chất và điều này sẽ gây khó khăn cho kế hoạch của SCIC trong giai đoạn cổ phần hóa tiếp theo. Chính vì vậy Chính phủ nên có một cơ chế linh hoạt trao cho SCIC, bản chất của vấn đề cổ phần hóa là thay đổi tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp sao cho các doanh nghiệp khi đã cổ phần thì làm ăn hiệu quả.

Một phần của tài liệu quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước, quá trình tiếp nhận phần vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước và kế hoạch niêm yết cổ phiếu.doc (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w