Khi cổ phần hoá Nhà Nước nên giao cho SCIC linh hoạt trong vấn đề nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước, quá trình tiếp nhận phần vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước và kế hoạch niêm yết cổ phiếu.doc (Trang 76 - 85)

L: EIU (2005) M: VDR (2006)

3.2.3.Khi cổ phần hoá Nhà Nước nên giao cho SCIC linh hoạt trong vấn đề nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp

Hiện tại những doanh nghiệp được chuyển giao đang hoạt động rất tốt và với chiến lược phát triển đúng đắn, sự chuẩn bị cho phương án tiếp nhận

3.2.3.Khi cổ phần hoá Nhà Nước nên giao cho SCIC linh hoạt trong vấn đề nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp

nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp

Chỉ có những vấn đề quá lớn như từ bỏ doanh nghiệp hoặc rút phần lớn cổ phần thì mới cần trình Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ cần tạo ra cơ chế linh hoạt cho SCIC nhằm tạo cho SCIC hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là những doanh nghiệp mà Nhà Nước không phải giai đoạn nào cũng cần nắm giữ cổ phần chi phối.

Một bài toán đơn giản trong giai đoạn hiện nay, nếu xem xét những diễn biến của tình hình thị trường chứng khoán vừa qua cả trên thị trường tập trung và phi tập trung, giá cổ phiếu liên tục biến động rất mạnh, nguyên nhân có rất nhiều nhưng quan trọng nhất đó là cơ chế chính sách, điều hành thị trường của các cơ quan chủ quản đặc biệt là quan hệ cung cầu trên TTCK. Việc lên xuống của TTCK là bình thường nhưng đôi khi sự thay đổi đó vượt ra ngoài mọi quy luật thì chúng ta nên xem xét lại chính sách của mình vì giữa sự tồn tại và phát triển của TTCK có mối liên hệ mật thiết đối với tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp. Mà vấn đề cốt lõi ở đây là phải giải quyết hay dung hòa được lợi ích của các bên. Điều quan trọng nhất hiện nay đó là vấn đề định giá doanh nghiệp vì điều này có liên quan trực tiếp đến việc có hoàn thành được cổ phần hóa hay không. Và chính phủ cũng cần giao cho SCIC một cơ chế mở trong vấn đề này. Bản thân SCIC đang đứng trước thách thức hoàn thành kế hoạch đề ra với vấn đề không làm thất thoát nguồn vốn của doanh nghiệp và vấn đề trực tiếp là nên định giá như thế nào.

SCIC là cơ quan được chính phủ thành lập thì cũng nên giao toàn quyền quyết định cho SCIC trong vấn đề định giá doanh nghiệp. Trong mỗi giai đoạn lại có những phát sinh mới trong quá trình thực hiện cổ phần hóa mà chỉ có thực tế mới phát sinh và giải quyết được.

Lấy ví dụ: Nếu như trong những năm đầu cổ phần hóa thì giá bán lần đầu ra công chúng (IPO) tại Vinamilk rất thấp chỉ trên mệnh giá một chút và càng ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của doanh nghiệp và càng nhiều chủ thể khác tham gia vào. Và đỉnh điểm là cuối năm 2006 đầu 2007 giá IPO tại các

doanh nghiệp đã lên rất cao vượt ra ngoài cả mong đợi của nhiều người. Là những người nắm giữ rất nhiều doanh nghiệp SCIC cần phải biết rằn đây hoàn toàn là do yếu tố cung cầu. Một khi cung không tăng mà cầu tăng sẽ đẩy giá cổ phần tăng lên nhanh chóng và vượt giá trị thực của doanh nghiệp. Nếu khi đó chủ động được vấn đề cổ phần hóa SCIC là có thể làm cho thị trường giảm nhiệt không gây ssốc cho các nhà đầu tư.

Thực tiễn đã cho thấy vấn đề định giá doanh nghiệp không đơn giản là để nhà nước thu được thặng dư vốn lớn nhất có thể mà mục đích chính là chuyển đổi mô hình tổ chức, hoạt động sao cho doanh nghiệp thay đổi về chất để hội nhập, để đứng được trên chính đôi chân của mình. Nếu doanh nghiệp được định giá quá cao sẽ gây ra những khó khăn lâu dài cho kế hoạch cổ phần hóa của SCIC. Khi giá trị doanh nghiệp được đẩy lên quá cao sẽ rất khó IPO mà cụ thể lấy ví dụ là VCB. Trong khi nhà đầu tư trong nước đưa ra mức giá > 100.000 VND cổ phần thì nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà lắm với giá này. Theo quy định của Chính phủ nhà đầu tư chiến lược không được mua cổ phần với giá thấp hơn mức đấu giá bình quân của các doanh nghiệp. Chính vì vậy VCB đã gặp khó trong vấn đề lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Cách thức tiến hành IPO VCB được chính phủ cho phép rất linh động là có thể lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trước khi IPO nhưng do định giá doanh nghiệp không sát thực tế nên dẫn đến kết quả là VCB đã liên tục phải tì hoãn IPO. Lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trước khi IPO thì không được do không gặp nhau ở vấn đề định giá nên cuối cùng đành phải IPO trước khi có nhà đầu tư chiến lược và kết quả là đến giờ sau hơn 7 tháng IPO VCB vẫn chưa có nhà đầu tư chiến lược nào.

Một vấn đề nữa được đặt ra là khi nhà nước định giá các doanh nghiệp quá cao dẫn đến khi IPO xong giá giảm liên tục làm niềm tin của nhà đầu tư suy giảm dẫn đến thua lỗ và kết quả được nhìn nhận là kế hoạch IPO của chính phủ đã không đạt được như mong muốn. Chính vì vậy SCIC cũng phải chủ động trong vấn đề cung cầu của TTCK, không thể nói rằng việc thành lập SCIC chỉ để

tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp vì điều này chỉ làm được khi có một TTCK ổn định và phát triển thì mục tiêu của chính phủ mới thực hiện được.

3.2.4. Khi có cơ chế linh hoạt thì SCIC có thể chủ động trong vấn đề đầu tư

như thành lập doanh nghiệp mới, góp vốn liên doanh hoặc thoái đầu tư tại các doanh nghiệp Nhà Nước không cần giữ cổ phần để mở cửa cho các nhà đầu tư khác tham gia.

Một cơ chế linh hoạt đối với SCIC là cực kỳ cần thiết khi biết rằng trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp và việc tiếp nhận vốn của nhà nước phát sinh rất nhiều khó khăn. Có thể kể ra đây những nguyên nhân chính về mối quan hệ bình thông nhau giữa cổ phần hóa với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kế hoạch của chính phủ là cổ phần hóa xong các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, các tổng công ty trước 2010. Có nghĩa chỉ còn chưa đầy 2 năm nữa phải cổ phần tất cả các doanh nghiệp lớn còn lại điều này là không thể thực hiện được trong giai đoạn hiện nay. Với việc thị trường chứng khoán Việt Nam đi xuống rất mạnh trong thời gian qua thì kế hoạch IPO các doanh nghiệp được chính phủ giao cho SCIC là không hiện thực. Nếu tiến hành cổ phần hóa bằng mọi cách sẽ dẫn đến thất thoát tài sản Nhà Nước vì khi đó thị trường sẽ không thể hấp thụ được một lượng hàng quá lớn trong khi nguồn vốn của ta có hạn. Nhưng nếu không cổ phần hóa xong thì coi như đây là một thất bại trong quá trình tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà Nước chuyển đổi mô hình hoạt động từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà Nước sang công ty cổ phần là trọng tâm trong hoạt động cải cách kinh tế của chính phủ. Đến nay việc cổ phần hóa đã đi được một chặng dài nhưng những khó khăn đang còn rất nhiều ở phía trước.

Các doanh nghiệp lớn chưa cổ phần hóa còn rất nhiều, các doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng lượng vốn của Nhà Nước chiếm tỷ trọng quá lớn là rào cản các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình hoạt động cũng như kết quả kinh

vì vậy Chính phủ cần giao cho SCIC tự chủ trong vấn đề tăng hoặc triệt thoái vốn của mình tại các doanh nghiệp đã cổ phần.

Nhiệm vụ của SCIC không chỉ là vấn đề, mua bán, kinh doanh đầu tư mà còn là mang tính cải cách là chìa khóa để mở ra các doanh nghiệp hoạt động theo một cơ chế mới một cơ chế mà ở đó mọi hoạt động của doanh nghiệp phải mang tính tự chủ hoạt động đúng nghĩa theo cơ chế thị trường.

Trong đàm phán, gia nhập WTO Việt Nam cần 12 năm để được công nhận là một nước có nền kinh tế thị trường là một cái giá quá đắt mà nguyên nhân chính, nguyên nhân chủ yếu chính là xuất phát từ cơ chế cũ bao cấp, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả do sự can thiệp của các cơ quan chủ quan. Nếu tiếp tục để các doanh nghiệp này hoạt động theo cơ chế cũ tức là không cổ phần hóa được thì thiệt hại sẽ rất lớn và chúng ta sẽ chịu nhiều khó khăn trong vấn đề bảo hộ do chúng ta chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường. Đối với SCIC là phải chủ động và linh hoạt trong hoạt động, tham mưu cũng như đề xuất các giải pháp cho chính phủ đồng thời phải tiếp nhận và quản lý có hiệu quả các doanh nghiệp đã được chuyển giao.

Vấn đề này sẽ được thực hiện một cách dễ dàng nếu thông qua thị trường chứng khoán. Việc mua hay bán cổ phần Nhà Nước xét về mặt kinh doanh sẽ thuận lợi hơn khi SCIC là chủ doanh nghiệp. Xét về mặt quản lý thì SCIC có thể lựa chọn hình thức quản lý thông qua lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư có vốn, có kỹ thuật và có nhiều kinh nghiệm trên thương trường.

Mở rộng cho các chủ thể tham gia vào nền kinh tế chỉ có lợi cho đát nước, đa dạng hóa hình thức sở hữu sẽ tận dụng được nguồn lực lớn trong xã hội để phát triển kinh tế.

Để xây dựng một nền kinh tế thi trường đúng nghĩa thì chúng ta đã chuẩn bị từ khá sớm nhưng đến nay kết quả đạt được là chưa như mong muốn, quá trình cổ phần hóa chắc chắn sẽ diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn 2007 – 2009. Luật doanh nghiệp

thống nhất được Quốc hội thông qua đặt ra thời hạn hoàn tất chuyển đổi (để chịu sự chi phối của Luật doanh nghiệp thống nhất) đối với doanh nghiệp Nhà Nước là 4 năm. Đây quả là một thác thức bởi lẽ sau 14 năm tiến hành cổ phần hoá chúng ta mới đi được 1/5 quãng đường. Vậy làm thế nào để 3 năm còn lại có thể chạy nốt 4/5 quãng đường còn lại?

Một ví dụ điển hình là trường hợp của Vietcombank. Chính phủ chính thức đưa VCB vào “bệ phóng” cổ phần hoá bằng Quyết định 230/2005 QĐ/CP ngày 21/9/2005, trong đó xác định rõ lộ trình với những mức hết sức cụ thể. Song cũng phải thừa nhận rằng thực tế triển khai không hoàn toàn đơn giản. Với một khối lượng vốn và tài sản lớn như VCB thì ngay cả việc lựa chọn nhà tư vấn và định giá VCB đã rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên thí điểm cổ phần hoá một doanh nghiệp lớn, kinh doanh trong lĩnh vực hết sức nhạy cảm nên bước đi cần phải thận trọng, thêm vào đó cơ chế hiện hành còn nhiều bất cập. Tuy nhiên đến tháng 5/2007 về cơ bản việc cổ phần hoá doanh nghiệp này đã xong chỉ còn trình Chính phủ phê duyệt.

Để có thể thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước và hoàn tất quá trình này vào năm 2010 theo dự kiến có rất nhiều việc phải làm.

Về phía Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cho cổ phần hoá cũng như chỉ đạo mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn nữa đối với các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn của Nhà Nước.

Về phía các doanh nghiệp Nhà Nước cũng cần phải quát triệt nhận thức, nỗ lực quyết tâm trong việc vạch ra và thực thi lộ trình cổ phần hoá, lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà Nước và các bộ, ngành chủ quản cần đứng trên quan điểm phát triển để nhận thức rằng cổ phần hoá là con đường tất yếu để có thể tồn tại trong bối cảnh hội nhập đang đến gần. Những đặc quyền, đặc lợi cá nhân cần phải loại bỏ. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành cổ phần hoá phải luôn quán triệt một điều đó là làm nhanh

không có nghĩa là làm ẩu, tránh cổ phần hoá hình thức hoặc “bán rẻ” tài sản của Nhà Nước.

Đối với các công ty sau cổ phần phải thực sự thay đổi về cơ chế quản lý và tăng cường giám sát để vừa nâng cao hiệu quả hoạt động, vừa đảm bảo quyền lợi cho tất cả các cổ đông. Mặt khác, cần phải mở rộng giới hạn tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào các công ty cổ phần, nhanh chóng niêm yết trên thị trường chứng khoán đối với các công ty đủ tiêu chuẩn.

ở một khía cạnh khác cần hoàn thiện cơ chế của thị trường chứng khoán, tích cực tuyên truyền phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng đầu tư. Tăng cường giám sát đối với hoạt động của trung tâm giao dịch và các công ty chứng khoán cũng như các công ty niêm yết nhằm tạo ra một thị trường chứng khoán “sạch” và hoạt động lành mạnh, tránh đổ vỡ, gây hậu quả xấu đối với nền kinh tế và môi trường đầu tư.

Và cuối cùng một sân chơi với các công ty cạnh tranh bình đẳng và phát triển lành mạnh, một thị trường hoạt động hiệu quả, một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa là những điều mà chúng ta kỳ vọng trong một tương lai không xa. Tất cả những vấn đề trên sẽ được thực thi theo một kế hoạch đã định sẵn, có sự chuẩn bị tương đối dài theo một lộ trình thích hợp và tin tưởng rằng kế hoạch đó sẽ thành công khi mà sự kỳ vọng được đặt lên vai của Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn Nhà Nước SCIC.

Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quá trình cải cách chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước từ kế hoạch hoá tập trung, bao cấp thành công ty TNHH và công ty cổ phần đã, đang và sẽ tiếp tục diên ra ngày càng nhanh, mạnh mẽ hơn. Điều này xuất phát từ sự chỉ đạo của chính phủ mà biểu hiện tập trung nhất là sự ra đời của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước.

Từ chỗ Việt Nam có đến 12.000 doanh nghiệp Nhà Nước, trực tiếp hoạt động trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, sự không thừa nhận một cách rộng rãi vai trò của các thành phần kinh tế khác vô hình chung đã làm lãng phí nguồn lực vô cùng to lớn trong xây dựng và phát triển kinh tế. Đến nay trải qua gần 20 năm đổi mới những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực kinh tế là đáng khích lệ khi biết rằng số doanh nghiệp Nhà Nước đến tháng 8/2006 đã được sắp xếp là 4.447 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá 3.060 doanh nghiệp, và vẫn đang được sự chỉ đạo sát sao của chính phủ tiếp tục đẩy mạnh quá trình này lên một mức cao hơn. Đó là kế hoạch cổ phần hoá tất cả các tổng công ty và các doanh nghiệp lớn phải hoàn thành trước năm 2010.

Chương trình cải cách đổi mới doanh nghiệp của chính phủ là nhằm xây dựng các tổng công ty thành các tập đoàn mạnh hoạt động đa ngành đa lĩnh vực đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của kinh tế đất nước. Khi việc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp thành công sẽ tiến hành cho niêm yết trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước. Muốn thế phải đáp ứng các điều kiện làm thay đổi các tư duy và cung cách hoạt động bây lâu nay của các doanh nghiệp Nhà Nước, làm tăng tính minh bạch hoá hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp giúp chính phủ đánh giá một cách toàn diện về tình hình kinh tế xã hội vì hệ thống các doanh nghiệp và thị trường chứng khoán luôn được coi là “phong vũ biểu” của nền kinh tế.

Với sự chỉ đạo sát sao của chính phủ trong việc đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp đồng thời phải tạo ra một cơ chế chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán phát triển bền vững.

Từ chỗ Nhà Nước can thiệp quá sâu vào lĩnh vực kinh tế, bằng chứng là có quá nhiều doanh nghiệp Nhà Nước (12.000 doanh nghiệp năm 1991) đến chương trình cải cách và chuyển đổi doanh nghiệp, tổ chức sắp xếp lại và kế hoạch là hoàn thành cổ phần hoá tất cả các tổng công ty và doanh nghiệp lớn trước 2010 tiến tới niêm yết trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước là một kế hoạch dài hạn và

Một phần của tài liệu quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước, quá trình tiếp nhận phần vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước và kế hoạch niêm yết cổ phiếu.doc (Trang 76 - 85)