các quốc gia nói trên đối với Việt Nam
Từ kinh nghiệm của các nước và điều kiện thực tế tại Việt Nam cho thấy việc chuyển đổi phương thức quản lý từ cơ chế hành chính sang cơ chế đầu tư vốn thông qua việc thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn của Nhà Nước vào giai đoạn hiện nay là cấp thiết nhằm đạt được các mục tiêu sau :
- Thực hiện quản lý thống nhất các nguồn vốn Nhà Nước đầu tư tại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn với Nhà Nước. - Phân định rõ quản lý Nhà Nước và quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà Nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chuyển từ cơ chế cấp vốn trực tiếp cho doanh nghiệp sang hình thức đầu tư vốn vào doanh nghiệp, tiến tới xoá bỏ việc cấp vốn trực tiếp từ ngân sách Nhà Nước đối với doanh nghiệp Nhà Nước không cần nằm giữa 100% vốn.
- Đẩy nhanh quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà Nước, thúc đẩy thi trường vốn và thị trường chứng khoán phát triển.
Như vậy để tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và làm sao cho các doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Điều này cần xây dựng một mô hình tổ chức mới thay cho cách quản lý cũ đã lỗi thời và lạc hậu, gây thất thoát tài sản Nhà Nước, không tận dụng được hết các nguồn lực trong các doanh nghiệp nhà nươc nói riêng và nguồn lực quốc gia nói chung. Sự ra đời của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà Nước cần có sự tham khảo và học hỏi các nước trong khu vực, đồng thời phải vận dụng vào điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam cho hợp lý.
Mô hình tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà Nước có thể được định hướng như sau:
Về mô hình tổ chức: Tổng công ty được tổ chức theo mô hình Doanh nghiệp
Nhà Nước có Hội đồng quản trị, được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà Nước.
Về nguyên tắc đầu tư: Tổng công ty đầu tư phát triển những ngành, lĩnh vực
then chốt mang tính chiến lược có vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Chú trọng đầu tư vào những ngành và lĩnh vực có hiệu quả cao, có khả năng sinh lời vốn lớn, tập trung đổi mới công nghệ.
Về hình thức đầu tư: Tổng công ty đầu tư trực tiếp hoặc góp vốn với các tổ
chức và cá nhân để thành lập các doanh nghiệp mới, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp Nhà Nước đã chuyển đổi hình thức sở hữu do Nhà Nước bàn giao cho Tổng công ty quản lý, đầu tư gián tiếp bằng hình thức mua bán cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán.
Về phương thức đầu tư: Tổng công ty thực hiện đầu tư thông qua các phương
thức sau:
- Duy trì tỷ lệ vốn sở hữu của Tổng công ty tại các doanh nghiệp
- Mua hoặc bán một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình đối với các công ty, các ngành không có ý nghĩa chiến lược hoặc đánh giá thấy không còn phù hợp để đầu tư hoặc ngược lại.
- Bán cổ phiếu của mình hoặc giải thể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ để hạn chế tới mức thấp nhất sự thiệt hại do nhà đầu tư kém hiệu quả.