TỰ SÁT 1 Định nghĩa

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học docx (Trang 154 - 156)

1. Định nghĩa

Theo Stengel (1958), tự sát là: "bất kỳ sự huỷ hoại nào được gây ra với mục đích huỷ hoại chính mình, dù là rối loạn hay do mâu thuẫn trong tư tưởng, nếu bệnh nhân chết do hậu quả hành động là tự sát (suicide), tự sát không thành công gọi là toan tự sát (attempted suicide)".

2. Dịch tễ học

Tỷ lệ trung bình của tự sát trên toàn thế giới đã tăng lên từ 10 đến 16 người trên 100.000 dân kể từ năm 1950. Mỗi quốc gia khác nhau có tỷ lệ tự sát rất khác nhau, theo thống kê của WHO (1999) tỉ lệ tự sát của một số quốc gia như sau: liên bang Nga 41,5/100.000 dân, Pháp 20,7/100.000 dân, Úc 12,8/100.000 dân, Philippin 2,1/100.000 dân.

Ngoài ra, tự sát có liên quan đến nền văn hoá, tôn giáo, dân tộc: ở Singapor tỉ lệ tự sát là 9,2/100.000 trong đó người gốc Hoa chiếm 88%.

3. Nguyên nhân tự sát và các yếu tố nguy cơ 3.1. Các yếu tố nguy cơ

- Tuổi: nguy cơ tự sát tăng theo lứa tuổi và tăng cao ở lứa tuổi sau 50. - Giới: tỉ lệ tự sát ở nam cao hơn nữ, nữ có tỉ lệ toan tự sát cao hơn nam; - Mùa: tự sát hay gặp vào mùa xuân, vào ngày nghỉ cuối tuần.

- Những người sống xa lánh xã hội, sống cô độc, nam giới lớn tuổi.

- Những người có các bệnh cơ thể nặng, ung thư, giai đoạn đầu xét nghiệm HIV dương tính.

- Người nghiện ma tuý, nghiệp chất độc.

- Tiền sử cá nhân, gia đình có người có hành vi tự sát hoặc có người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực .

- Gia đình gần đây có sự mất mát lớn: vợ hoặc chồng chết, tan vỡ hạnh phúc gia đình, mất công việc.

- Có thể tìm hiểu qua thư từ tuyệt mệnh, chúc thư. 3.2. Các bệnh tâm thần

Trầm cảm nặng, kèm theo hoang tưởng bị tội, bệnh nhân cho rằng mình có phẩm 195 chất xấu hèn kém không đáng sống, hay hoang tưởng bị tội mở rộng: lo lắng cho gia đình mình cũng sẽ bị hình phạt ghê gớm nên giết cả gia đình rồi tự sát. Thường gặp trong rối loạn cảm xúc pha trầm cảm.

Bệnh tâm thần phân liệt:

Do hoang tưởng, ảo giác chi phối: thường do hoang tưởng bị hại, hoang tưởng

chi phối kéo dài làm cho người bệnh đau khổ quá mức hoặc do ảo thanh với nội dung ra lệnh, đe doạ, mạt sát. Có khi hoang tưởng và ảo giác kết hợp thúc đẩy hành vi tự sát. Xung động tự tấn công, tấn công người khác: xung động thường kỳ lạ và không

biết trước, tự sát có khi là khởi đầu của bệnh.

Doạ tự sát dẫn đến tự sát thật: lúc đầu người bệnh doạ tự sát nhằm thoả mãn yêu cầu riêng nhưng gia đình, người xung quanh không giải quyết được đúng, kịp thời dẫn đến tự sát thật.

Nghiện rượu, nghiện ma tuý. Loạn thần thực tổn, động kinh. 4. Xử trí:

Phát hiện sớm hội chứng trầm cảm theo dõi chặt chẽ.

Khi bệnh nhân có ý tưởng bị tội, cho nhập viện, theo dõi sát ngày đêm.

Để bệnh nhân ở phòng riêng, kiểm tra kỹ phòng bệnh và người bệnh nhân, không để những phương tiện có thể dùng để tự sát như: dao, dây, vật nhọn...Tuy nhiên điều cơ bản vẫn là điều trị tích cực và theo dõi sát vì bệnh nhân có rất nhiều cách để tự sát như gục đầu vào chậu nước, dùng quần áo xé ra để làm dây thắt cổ, đập đầu vào tường...

Điều trị:

Tốt nhất và hiệu quả nhất là sốc điện ngày một lần, liệu trình từ 8 - 12 lần cho tới khi hết trầm cảm.

Có thể dùng các thuốc chống trầm cảm như: Melipramin, Tofranil liều trung bình 200 - 300 mg/24 giờ.

Chú ý: các thuốc chống trầm cảm có tác dụng chậm sau 10 - 15 ngày cho nên trong 2 tuần đầu nên theo dõi sát và phối hợp với sốc điện.

Đề phòng bệnh nhân giả vờ khỏi xin ra viện để trốn tránh sự giám sát của thầy

thuốc và thực hiện ý định tự sát dễ dàng hơn. Vì vậy, khi trạng thái tâm thần của bệnh nhân thật tốt mới cho ra viện.

Đối với hoang tưởng, ảo giác dùng Nozinan 400 - 500 mg/24 giờ hoặc Haloperidol 20 - 25mg/24h.

5. Phòng bệnh.

Phát hiện sớm những người có yếu tố nguy cơ bởi gia đình, người thân, các tổ chức xã hội, các bác sỹ gia đình .

Điều trị sớm bệnh nhân trầm cảm, chỉ cho xuất viện khi bệnh nhân không còn ý 196 tưởng tự sát không còn hội chứng trầm cảm, hết các triệu chứng loạn thần.

Sau khi bệnh nhân ra viện cần tiếp tục kê đơn điều trị ngoại trú và theo dõi theo định kỳ.

Tư vấn cho gia đình, người thân trong công tác theo dõi, quản lý và điều trị dự phòng tại gia đình.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm thần học docx (Trang 154 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w