Dựa vào những gợi ý trên, lấy người kể chuyện, kết cấu tự sự, cốt truyện tự sự, ngôn ngữ tự sự, giọng điệu tự sự làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một cách hệ thố
Trang 1Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Tô
Hoài sau 1945 Hoàng Minh Đức
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn: PGS.TS Hà Văn Đức
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Tô Hoài nhằm tìm ra phong
cách tự sự độc đáo của nhà văn cũng như bình diện mới trong nghệ thuật tự sự ở truyện ngắn Tô Hoài sau 1945 Đi sâu nghiên cứu nghệ thuật tự sự ở truyện ngắn Tô Hoài sau 1945 trên các khía cạnh: Người kể chuyện; Cốt truyện - kết cấu tự sự; Ngôn
nói, một lối tự sự vào văn học Việt Nam hiện đại Chính vì thế, nghiên cứu về Nghệ thuật tự
sự trong truyện ngắn của Tô Hoài sau 1945 với một mong muốn sẽ giải mã được phần nào
nghệ thuật tự sự của Tô Hoài và góp thêm một cảm nhận của cá nhân về nhà văn lớn này
2 Lịch sử vấn đề:
Tô Hoài sinh năm 1920, đến nay đã có 80 năm tuổi đời, và 60 năm tuổi viết Ông có nhiều đóng góp đặc sắc cả trước và sau CMT8 Truyện ngắn là mảng sáng tác khá thành công với phong cách riêng Đã có rất nhiều bài viết trên các tạp chí, những tham luận, luận văn, luận án, chuyên khảo, đánh giá, nghiên cứu về mảng sáng tác này Hành trình nghiên cứu truyện ngắn của Tô Hoài có thể chia ra thành ba hướng:
1 Nghiên cứu, thảo luận về phong cách nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của Tô Hoài trong đó có nhắc đến mảng sáng tác truyện ngắn Nguyễn Đăng Mạnh [42] Vân Thanh [35;64]; Phan Cự Đệ [35;78]; Hà Minh Đức [35;110]; Vương Trí Nhàn [35;185]; Nguyễn
Trang 2Văn Lưu [35;208]; Vĩnh Quang Lê [35;578]; Nguyễn Long [35;433] Trong Lời giới thiệu
Tuyển tập Tô Hoài, Hà Minh Đức nhận định “ở mỗi chặng đường, thành tựu có thể khác nhau
nhưng bao giờ Tô Hoài cũng có một tiếng nói, một cách nhìn, một phong cách riêng độc đáo” Một sức viết dồi dào như vậy, đã khiến cho ông trở thành một nhà văn gần gũi, giản dị với những truyện ngắn hết sức đời thường Với mảng đề tài nào, Tô Hoài cũng tự tìm cho mình một chỗ đứng riêng: nhà văn của những câu chuyện trong nhà, trong làng; nhà văn của miền núi, nhà văn của thiếu nhi
2 Nghiên cứu, thảo luận từng tập truyện, từng truyện ngắn sau 1945 với các công trình của: Nguyễn Đình Thi [35;215]; Hoàng Trung Thông [35;222]; Huỳnh Lý [35;230]; Nguyễn Văn Long [35;244]; Đỗ Kim Hồi [35;258]; Nguyễn Quang Trung [35;270]; Nguyên Ngọc [35;309]; Triêu Dương [35;276]; Thiếu Mai [35;392]… Những công trình này nhìn chung đã đánh giá đúng, trúng giá trị của các tập truyện ngắn giúp ích nhiều cho những nghiên cứu khái quát hơn cả về mặt nội dung và hình thức
3 Nghiên cứu, thảo luận đi sâu vào những phương thức, kĩ thuật viết truyện ngắn như
ngôn ngữ, cấu trúc thời gian; kết cấu, bố cục: Ngôn ngữ một vùng quê trong các tác phẩm
đầu tay của Tô Hoài (Võ Xuân Quế) [35;428]; Truyện viết về loài vật của Tô Hoài (GS
Hà Minh Đức)[35;464]; Tô Hoài qua tự truyện (Vân Thanh) [35;398]; Nhà văn và những
con chữ (Định Hải) [34]; Cảm nhận thời gian của Tô Hoài (Nguyễn Long)[39]; Tiểu thuyết của Tô Hoài (Niculin) [63]; Tô Hoài: truyện phong tục, thôn quê và loài vật (Thế
Phong) [49]… Tuy chưa có một bài nghiên cứu nào đi sâu vào nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Tô Hoài song, các bài nghiên cứu đều chỉ ra và có phát hiện về cách kể, cách kết cấu riêng trong truyện ngắn của ông
Dựa vào những gợi ý trên, lấy người kể chuyện, kết cấu tự sự, cốt truyện tự sự, ngôn ngữ tự
sự, giọng điệu tự sự làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một cách hệ thống các tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài sau 1945 để đem lại cái nhìn mới về nghệ thuật tự sự của ông
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Tô Hoài nhằm rút ra phong cách tự sự độc đáo của nhà văn Luận đi sâu nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Tô Hoài sau
1945 trên các khía cạnh: Người kể chuyện; Cốt truyện – kết cấu tự sự; Ngôn ngữ - giọng điệu
tự sự
Phạm vi tư liệu nghiên cứu dùng cho luận văn này là 7 tập truyện ngắn: Núi cứu quốc (1948); Chính phủ tạm vay (1951); Xuống làng (1951); Truyện Tây Bắc (1953); Cứu đất cứu
mường (1954); Tào Lường (1955); Khác trước (1957); Người một mình (1998); phần truyện
ngắn của 2 tập kí (Người ven thành, Vỡ tỉnh)
4 Phương pháp nghiên cứu:
Trang 3Trong luận văn này, phương pháp nghiên cứu chủ yếu vẫn là những phương pháp truyền thống: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích tác phẩm theo thể loại, phương pháp so sánh văn học, qua đó đánh giá bình luận thể hiện quan điểm của bản thân đối với cách thể hiện các yếu tố nghệ thuật, tổ ng hợp lại tạo nên một nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Tô Hoài sau 1945
5 Cấu trúc luận văn:
Chương 1: Người kể chuyển trong truyện ngắn của Tô Hoài sau 1945
Chương 2: Cốt truyện và kết cấu tự sự trong truyện ngắn của Tô Hoài sau 1945 Chương 3: Ngôn ngữ tự sự và giọng điệu tự sự trong truyện ngắn của Tô Hoài sau
1945
Trang 4tố này vì nhờ có mối quan hệ này đã tạo nên một thành phần hữu cơ trong một tổng thể tự sự
Theo Pospelov, người kể chuyện “người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả” [64]; Tzevan Todorov khi viết về Thi pháp học cũng nhấn mạnh “người kể chuyện là nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu Chính người kể chuyện là hiện thân của những khuynh hướng mang tính xét đoán và đánh giá… Không có người kể chuyện thì không có truyện kể” [65]
Theo M H Abrams, trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (A Glossary of Literature
terms) cho rằng “người kể chuyện biết mọi thứ cần biết về nhân vật, sự kiện” Ông phân biệt điểm nhìn của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Ngôi thứ nhất có: Người kể chuyện tự ý thức; Người kể chuyện không đáng tin cậy; Người kể chuyện có khả năng sai lầm Ngôi thứ ba cũng được chia ra làm hai dạng: Điểm nhìn thông suốt (toàn thông) với người kể chuyện thông suốt và người kể chuyện giáo huấn; Điểm nhìn hạn chế, tức người kể chuyện hạn chế bản thân trước những gì đã được trải nghiệm mà sau này các nhà văn đã phát triển kiểu điểm nhìn này thông qua trần thuật dòng ý thức
Trong Figure III lại dùng từ “fosalisation” (tiêu điểm hoá) để chỉ khái niệm và định nghĩa:
tiêu điểm hoá là thu hẹp tầm hiểu biết, tức chọn lọc thông tin để kể lại so với cái mà truyền thống gọi là sự thông suốt (…) Dụng cụ của sự chọn lọc đó, là một tiêu điểm có vị trí, tức một thứ cửa nhỏ chỉ để thoát ra ngoài những tin tức nào đó mà tình hình cho phép…” [53;12] Đề xuất này của Genette nhắc chúng ta cần phải phân biệt giữa Người kể chuyện (narrator) và Người mang tiêu điểm (focalizer) Người mang tiêu điểm và người kể chuyện là hai vấn đề rất khác nhau Người mang tiêu điểm là chủ thể của hành vi được kể lại còn người kể chuyện là chủ thể của lời nói (có thể vắng mặt hay có mặt trong lời nói) Trong một truyện kể còn có thể có nhiều người mang nhiều tiêu điểm tức
là điểm nhìn được di động từ nhân vật này sang nhân vật khác nhưng vẫn là người kể chuyện hàm
ẩn
Như giới nghiên cứu tự sự khẳng định, cho đến nay, hai mô thức phổ biến của tự sự là trần thuật từ ngôi thứ nhất và trần thuật từ ngôi thứ ba Mặc dù đã sử dụng trong không ít các
văn bản trần thuật xuất sắc (Người tình của M.Duras; Linh Sơn của Cao Hành Kiện), nhưng
hình thức trần thuật từ ngôi thứ hai được sử dụng một cách không phổ biến trong tự sự ở Việt Nam, trần thuật từ ngôi thứ ba là hình thức trần thuật cổ điển được sử dụng phổ biến trong tự
sự trung đại Bước vào quá trình hiện đại hóa, cùng với việc biến đổi của trần thuật từ ngôi thứ ba, hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất bắt đầu được các nhà văn sử dụng ở Việt Nam Việc lựa chọn các hình thức trần thuật gắn liền với vấn đề tổ chức điểm nhìn tự sự Tương tự
Trang 5như một bức tranh là sự tái hiện lại một hiện thực từ một góc độ quan sát nhất định, trong tự
sự dòng sự kiện có thể được tái hiện lại từ điểm nhìn bao trùm toàn bộ hiện thực của nhân vật người kể chuyện trung tính (trần thuật từ ngôi thứ ba) hoặc khúc xạ qua ý thức của một nhân vật (trần thuật từ ngôi thứ nhất) Nhân vật này có thể chỉ là người chứng kiến diễn biến câu chuyện hoặc là một người tham gia trực tiếp vào cốt truyện Có thể tìm thấy tất cả những mô thức trần thuật này trong truyện ngắn của Tô Hoài
1.1.1 Điểm nhìn chủ quan:
Trong hệ thống truyện ngắn Tô Hoài viết sau 1945 có 16/33 truyện ngắn kể ở danh xưng
“tôi Nhân vật xưng “tôi” đem truyện mình, truyện của người khác ra kể: Vợ chồng A Phủ; Mùa
hái bông; Chiếc áo “xường xám” màu hoa đào; Người mất trí, Bác Niệm, Hai đứa trẻ đợi đi; Chuyện cũ; Một người bạn; Chuyện để quên; Cô đào thương; Tình buồn; Cối, cối ơ!; Nước mắt, Con ngựa…
Những câu chuyện kể dưới danh xưng “tôi”, có một số truyện mang dáng dấp một thể loại
giao thoa giữa truyện và kí (Vượt Tây Côn Lĩnh; Thào Mỵ kể đời mình; Mùa hái bông) Vẫn có cốt
truyện, có hành động, nhân vật ở ngôi thứ nhất kể về những gì đã qua, được chứng kiến và trải nghiệm nhưng thế giới tồn tại của người kể chuyện và thế giới của nhân vật khác xa nhau về thời gian, không gian, trạng thái, cảm xúc… Người kể chuyện xưng “tôi, em” cố gắng dùng cái tôi hiện tại để cảm nhận, phục hiện lại cái tôi trong quá khứ Điểm nhìn rơi vào những không gian khác nhau, thời gian khác nhau Thế giới tồn tại của nhân vật xưng “tôi” trong truyện thật khác với thế giới bình lặng của người kể chuyện khi bình tâm nghĩ lại và ghi chép lại câu chuyện Câu chuyện thật như vốn nó đã xảy ra
Điểm nhìn ngôi thứ nhất thông suốt, mọi sự kiện, biến cố và cảm nhận mọi thăng trầm biến đổi trong những thời điểm khác nhau, những không gian khác nhau một cách sống động nhất Khoảng cách giữa nhân vật - tác giả - bạn đọc được rút lại Nhân vật “tôi” = người kể chuyện, câu chuyện ít hư cấu, rất thật Điểm nhìn chủ quan mang tính chất tự truyện và hồi kí rất rõ nét
Một số lượng không nhỏ tự sự của Tô Hoài được xây dựng dựa trên mô thức tự sự từ ngôi thứ nhất - kiểu nhân vật người chứng Người kể chuyện không còn đơn giản chỉ đóng vai trò người dẫn truyện, ghi chép lại câu chuyện mà cùng các nhân vật khác thể hiện quan điểm, đánh giá, suy nghĩ, chiêm nghiệm cá nhân, tạo nên một kiểu nhân vật đặc biệt: con người nhạy cảm, giàu cảm xúc và suy tư lặng lẽ quan sát thế giới Ta có thể gặp kiểu nhân vật này trong truyện ngắn Thạch Lam, của Hồ Dzếnh, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu… Người kể chuyện nhạy cảm, giàu cảm xúc, suy tư lặng lẽ quan sát thế giới ta bắt gặp trong một số
truyện ngắn của Tô Hoài: Bác Niệm, Cô đào thương, Chiếc áo xường sám màu hoa đào, Hai
đứa trẻ đợi đi, … Tôi dần hiểu cuộc đời, dần hiểu lòng người, và cũng hiểu hơn những giá trị
của cuộc sống để biết trân trọng và giữ gìn
Trang 6Từ điểm nhìn chủ quan, người kể chuyện dễ dẫn dắt người đọc đi một con đường đơn giản đến từng ngóc ngách của câu chuyện Dường như việc ham tìm hiểu, ham khám phá, gặp
gì viết đấy, ghi chép tỉ mỉ và đúc rút kinh nghiệm đã khiến cho những câu chuyện được nghe
kể; được chứng kiến trở thành một phần của chính tác giả Hồi ức tuổi thơ (Cô đào thương), nỗi dằn vặt khi trưởng thành (Bác Niệm); sự băn khoăn trước cuộc sống (Hai đứa trẻ đợi đi),
sự thương cảm cho số phận (Thào Mỵ kể đời mình); nỗi buồn da diết, bất lực (Cối, cối ơ), những thăng trầm của đời người (Con ngựa)… tất cả như là những mảnh ghép của bức tranh
cuộc đời Truyện hư cấu mà lại rất thật, đó là nhờ vào tính chất hồi kí, tự truyện của điểm nhìn chủ quan
1.1.2 Điểm nhìn khách quan:
Truyện ngắn hiện đại ngoài việc xử lí tốt điểm nhìn chủ quan, còn đa phần vẫn sử dụng điểm nhìn tự sự truyền thống, điểm nhìn khách quan Số lượng truyện kể ở ngôi thứ ba là: 19/33 Truyện kể ở điểm nhìn ngôi thứ ba, có khi người kể chuyện tựa vào điểm nhìn của nhân vật, có khi điểm nhìn là của chính người kể chuyện hàm ẩn Đây là cái nhìn bên ngoài không được nhân vật hoá mà ẩn đằng sau hình bóng của tác giả Chọn điểm nhìn tự sự khách quan giúp Tô Hoài tạo ra một khoảng cách nhất định giữa tác giả - nhân vật (sự kiện), giảm tối đa sự can thiệp của cá nhân vào tác phẩm, điểm nhìn mang tính phức hợp và di chuyển linh hoạt đã tạo ra sự hấp dẫn của câu chuyện
1.1.2.1 Điểm nhìn hàm ẩn lặng lẽ ghi chép
Kiểu điểm nhìn người kể chuyện hàm ẩn đứng nhìn bên ngoài ẩn dưới hình bóng tác giả mà
không xuất hiện khá phổ biến trong truyện của Tô Hoài Mường Giơn, Thảo, Đồng chí Hùng
Vương, Tào Lường, Du kích huyện… ở điểm nhìn này ta không thấy bóng dáng của Người kể
chuyện mà chỉ thấy các sự kiện được kể liên tiếp và thường theo trật tự tuyến tính Khoảng cách giữa nhân vật - độc giả thu ngắn đến mức tối đa Tác giả lùi về phía sau, không chi phối vào hành động, suy nghĩ của nhân vật giúp người đọc hiểu nhân vật hơn Người kể chuyện hàm ẩn kể dưới tiêu điểm hàm ẩn Đôi mắt dõi theo, lặng lẽ ghi chép khiến cho những truyện ngắn này có sự rập rịt về hành động, sự việc, nó bao quát được đời sống không chỉ của một mà còn của rất nhiều nhân vật trong một thời gian dài cũng như chỉ trong một khoảng thời gian ngắn Chính
vì không có tính chủ quan, nên câu chuyện được kể ra dù có dài dòng, dù có thiếu đi sức hấp dẫn những vẫn khiến người đọc theo dõi vì trong đấy có sự đồng hiện của nhiều cảm xúc, nhiều cách nghĩ của các nhân vật
1.1.2.2 Điểm nhìn bên trong đặt vào nhân vật
Với điểm nhìn đặt vào nhân vật, kể dưới ngôi thứ ba, xưng tên, ta dễ dàng nhận thấy sự pha trộn lẫn lộn giữa phát ngôn của nhân vật và phát ngôn của người kể chuyện Đây là kĩ thuật sử dụng
lời gián tiếp tự do trong trần thuật được dùng ở một số tự sự của Tô Hoài (Sầm Sơn, Khiêng máy,
Ngõ phố, Người ven thành, Câu chuyên bờ đầm sen bên đền Đồng Cổ, Hoa bìm biển…) Đây là một
Trang 7giải pháp mang tính thỏa hiệp, vừa muốn khám phá thế giới tâm lí bên trong của nhân vật nhưng chưa vượt qua ngưỡng để sáng tác theo kiểu tự sự dòng ý thức - độc thoại nội tâm mà muốn gần hơn với dạng tự sự truyền thống
1.1.2.3 Di chuyển điểm nhìn:
Di chuyển điểm nhìn là hình thức truyện kể có sự phối hợp nhiều điểm nhìn trần thuật, có sự chuyển đổi điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác Với sự chuyển dịch góc nhìn thường xuyên trong tác phẩm, nhà văn có thể mở rộng tầm khái quát, giúp người đọc tiếp cận sâu hơn hiện thực từ đó nhận biết bản chất của sự việc được trần thuật một cách toàn diện hơn
Với trần thuật ở ngôi thứ ba có sự phối kết của người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm
nhìn của nhân vật và dạng người kể chuyện hàm ẩn toàn năng soi chiếu bên ngoài Đồng chí
Hùng Vương, Thảo, Vỡ tỉnh, Đi dân công, Khiêng máy,… bên cạnh sự quan sát lặng lẽ, khách
quan là rất nhiều các đoạn trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật
Sự đan chéo các điểm nhìn không chỉ dừng trên các lớp văn bản có cùng một ngôi trần thuật mà còn đi xa hơn, tiến đến sự luân chuyển thường xuyên giữa trần thuật ngôi thứ nhất và
trần thuật từ ngôi thứ ba Chiếc áo xường xám màu hoa đào, Hai đứa trẻ đợi đi, Cối, cối ơ,
Bác Niệm, Con ngựa… có sự luân chuyển thường xuyên giữa trần thuật ngôi thứ nhất và ngôi
thứ ba Ranh giới giữa hai kiểu trần thuật này nhiều khi trở nên mờ nhạt và không còn nhiều ý nghĩa Sự luân chuyển điểm nhìn này kéo theo đó là sự đa dạng về giọng điệu, sự pha trộn giữa người trần thuật và nhân vật, đa dạng các loại lời: lời người trần thuật, lời nhân vật và lời gián tiếp tự do Đây là một cách trần thuật mà vượt ra ngoài ranh giới và vùng kiểm soát của người kể chuyện thuần nhất Sự phối kết giữa các cấp độ của điểm nhìn trong từng ngôi kể đã được đẩy đến những giới hạn tận cùng
Với những phối hợp “đa phức”, đa tầng và có nhiều sự luân phiên điểm nhìn về người kể chuyện như vậy, Tô Hoài đã tạo ra những thế giới hiện thực ở những không gian, thời gian khác nhau Sự tương tác và di chuyển điểm nhìn này sẽ tạo ra sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật, phá vỡ sự độc tôn của giọng điệu đơn thanh, tạo ra giọng đa thanh trong các truyện ngắn của Tô Hoài sau 1945
1.2 Vai trò của người kể chuyện
1.2.1 Người kể chuyện kiến tạo lối đi, dẫn dắt người đọc tiếp cận với thế giới truyện
Truyện ngắn của Tô Hoài sáng tác sau 1945 viết trong những khoảng không gian, thời gian và đề tài khác nhau: khoảng thời gian trong kháng chiến (các dân tộc thiểu số), khoảng thời gian trong thời bình (cuộc sống sau chiến tranh), khoảng thời gian quay về quá khứ (cuộc sống trong thời nghĩa binh) Thời gian được nói đến chính là quá khứ đến hiện tại Làm sao để người đọc bắt nhanh được với câu chuyện, hoà mình vào không khí của truyện, để từ đó theo dõi nhân vật? Người kể chuyện phải tạo ra được hoàn cảnh ở thời điểm được giới hạn trong
Trang 8truyện Mỗi một thời điểm, mỗi một hoàn cảnh, người kể chuyện lại chọn những nét khác nhau, những chi tiết khác nhau để tả, để kể sao cho người đọc nhận ra được mình đang đứng trong không gian nào, thời gian nào, và nhân vật được chi phối bởi yếu tố đó ra sao
Trong những năm kháng chiến, chính nhờ vốn sống, sự trải nghiệm đã giúp tác giả xây dựng nhân vật người kể chuyện bắt được những nét thật đặc trưng tạo nên một không khí
kháng chiến hừng hực khí thế: Những truyện ngắn: Vỡ tỉnh; Đi dân công, Đồng chí Hùng
Vương, Tào Lường, Xuống làng; Cứu đất cứu mường; Mường Giơn; Vợ chồng A Phủ; Vượt Tây côn Lĩnh; Khác trước; Vỡ tỉnh; Những ngày đầu; Thảo; Khiêng máy… là những truyện
ngắn sôi sục khí thế Người kể chuyện lân la, nhìn ngó và tìm những đặc điểm thú vị nhất đem
kể lại cho người đọc
Trong thời bình, người ta nghĩ nhiều về quá khứ, sống thật chân thành với hiện tại và đặc biệt là tìm kiếm tình yêu Người kể chuyện say sưa ghi chép, say mê kể Sự bình yên của không gian, thanh bình
và mơ màng đã tạo nên những khung cảnh lí tưởng cuộc sống, nơi đó những mối tình lãng mạn đang e ấp,
rồi nảy nở: Hạ - Chư (Câu chuyện bên bờ đầm sen đền Đồng Cổ) Sạ - ính (Mường Giơn) Chu - Liu Sa (Sầm Sơn) Khung cảnh xung quanh họ là những đêm hội vui tươi, những buổi chiều hoàng hôn vàng nắng
hay buổi đêm với ánh trăng lạnh hiền hoà Mọi thứ đều êm đềm, dịu nhẹ để chắp cánh cho tình yêu được bay lên
Không xây dựng những hoàn cảnh điển hình mà chỉ tập trung vào những gì bình dị, quen
thuộc, người kể chuyện đã tạo nên những cảnh ngộ rất đời thường: cảnh ngộ đơn độc của Bi - Vồ (Hai
đứa trẻ đợi đi); nỗi chua xót câm lặng của ông Vãn (Nước mắt); sự đau đớn tuyệt vọng trong cơn say
của nhân vật “tôi” (Cối, cối ơ); cảnh gà trống nuôi con của bác Niệm (Bác Niệm); buổi họp tổ dân phố
và cuộc sống nhiều thị phi và những chuyện vụn vặt nơi ngõ phố thị thành (Ngõ phố)… tất cả thật gần
gũi để người đọc tự thấy thêm yêu, thêm hiểu đất nước mình, đồng bào mình và đôi khi cả chính mình nữa Việc tạo ra những hoàn cảnh, những không khí hợp với thời điểm mà tác giả định kể với người đọc, đã giúp người đọc hiểu hơn về những suy nghĩ, hành động của nhân vật
1.2.2 Người kể chuyện thay tác giả nói lên những quan điểm sống, quan điểm nghệ thuật của mình
“Cái truyện hay nhất bao giờ cũng là cái truyện ta sẽ viết Người viết phải thấy rõ cái khó ấy, cái đau khổ ấy, niềm hi vọng không cùng ấy trong lúc cầm bút” [19] Tô Hoài quan niệm như vậy về một truyện ngắn hay Chính vì thế đề tài mà Tô Hoài hướng đến không hề hạn chế, từ miền xuôi, đến miền ngược, từ hoà bình đến kháng chiến, từ hiện tại trở về quá khứ Người kể chuyện Tô Hoài hướng đến những tình cảm chân thật mộc mạc: tình yêu dân
tộc, tình yêu quê hương (Tào Lường; Mường Giơn; Người ven thành; Thảo …); tình yêu cuộc sống, khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống đến bất diệt (Vợ chồng A Phủ; Thào Mỵ kể đời
mình; Mùa hái bông…); sự tin yêu vào con người, cảm thông với con người (Hai đứa trẻ đợi
Trang 9đi, Cô đào thương; Hoa bìm biểm; Nước mắt; Tình buồn; Chuyện cũ; …) Ngòi bút của tác
giả run lên khi cùng nhân vật hành trình, đồng cảm cùng với suy nghĩ của họ
Bên cạnh quan niệm về cuộc sống, người kể chuyện còn cho ta thấy rất rõ quan niệm
về văn chương, nghệ thuật của Tô Hoài Tô Hoài cho rằng “Trên thế giới, nền văn học đã phát triển của dân tộc nào cũng có văn xuôi Vì thế, truyện ngắn, truyện dài và các thể loại khác của văn xuôi Việt Nam phải đượm màu sắc, hình ảnh nơi chôn nhau cắt rốn của nó Lẫn lộn sao được? Chân lí đó đã quyết định và bắt buộc nhà văn Việt Nam phải sáng tác thế nào cho thật là Việt Nam” [18;111] Trong tất cả các truyện ngắn không phải chỉ giai đoạn sau 1945
mà còn cả trước đó và về mãi sau này, tất cả đều lôi cuốn bởi không gian trong đó là không gian rất Việt, con người trong đó cũng rất Việt, phong tục, tập quán lại càng Việt Nam
Một cách để biểu đạt âm hưởng Việt trong truyện ngắn của mình, Tô Hoài đã trang bị cho người kể chuyện một nhãn quan phong tục độc đáo, và am hiểu vô cùng về cuộc sống Người kể chuyện cố gắng giấu mình đi, dõi đôi mắt vào hiện thực để ghi lại những phong tục thật thú vị Chính nhờ điều này mà người đọc thích thú hơn khi đọc truyện vì không chỉ tìm hiểu được hiện thực mà qua những truyện ngắn, một nền văn hóa Việt Nam với những truyền thống được hiện ra Đẹp, độc đáo và đặc sắc, đó là những trang tả phong tục, mà khi đó dường như đôi mắt của người kể chuyện cứ dán chặt vào rồi sử dụng hết vốn từ mình có để viết ra sao cho hay nhất, thật nhất
Chương 2: Cốt truyện – Kết cấu tự sự trong truyện ngắn của Tô Hoài sau 1945
2.1 Cốt truyện tự sự
Cốt truyện là chất liệu cơ bản quyết định sự tồn tại của tự sự (không thể có truyện nếu không có chuyện) và bố cục phản ánh lao động nghệ thuật của nghệ sĩ, là sự tái tổ chức cốt truyện trong thực tại ngôn ngữ (giống như cách thức họa sĩ “gói” một phong cảnh hiện thực vào một bức tranh có giới hạn) Cốt truyện từ đơn giản (kể chuyện theo mạch tuyến tính thời gian ở ngôi thứ ba) đến phức tạp (xáo trộn trật tự thời gian nghệ thuật “tiêu cự”, thay đổi điểm nhìn, phản ánh cốt truyện qua ý thức của các nhân vật khác nhau) Nghiên cứu cốt truyện là nghiên cứu cú pháp của truyện kể
Trong hệ thống truyện ngắn của Tô Hoài sáng tác sau 1945 với hai mảng đề tài chính: miền núi và cuộc sống của con người nơi thành thị cũ, có đến 24/ 33 truyện ngắn có cách xây dựng cốt truyện khá đơn giản Không phức tạp, lắt léo, ít có những trình tự đảo thời gian, ít sự kiện quan
trọng Dù câu chuyện bao quát cả một thời kì dài đấu tranh của một cộng đồng như Cứu đất cứu
mường, Mường Giơn, Những ngày đầu, Xuống làng, Tào Lường… hay nói về cuộc sống của một cá
nhân như Lục trong Vỡ tỉnh, Thảo trong Thảo, A Phủ, Mỵ trong Vợ chồng A Phủ; Hải, bác Bảo trong Ngõ phố, … thì diễn biến số phận nhân vật vẫn bám sát theo trình tự thời gian kể Những câu chuyện kể theo dòng hồi kí như Thào Mỵ kể đời mình; Mùa hái bông; Vượt Tây Côn Lĩnh, cũng có
cốt truyện kể theo trật tự thời gian tuyến tính Ta thấy chuỗi sự kiện trong các truyện ngắn là diễn ra
Trang 10theo các giai đoạn: giới thiệu - đầu mối phát triển - thắt nút - giải quyết Các truyện ngắn của Tô Hoài giải quyết khá trọn vẹn cách xây dựng cốt truyện theo cách này
Chính vì sự đơn giản, và hướng vận động rõ ràng nên mạch truyện rất chậm, ít căng thẳng, ít cao trào Tuy đạt được sự dễ hiểu, gần gũi khi đọc truyện, nhưng cốt truyện đơn giản lại bộc lộ rất rõ nhược điểm: chưa làm nổi bật tính cách nhân vật, làm
người đọc cảm thấy lê thê thiếu sức hấp dẫn Đọc Mường Giơn, Đi dân công, Du kích
huyện, ,… mọi tính cách nhân vật đều na ná nhau: bộc trực, thẳng thắn, tốt bụng, và có
một tình yêu quê hương sâu sắc
Một số truyện ngắn khác của Tô Hoài: Vỡ tỉnh, Những ngày đầu; Khiêng máy; Thảo;
Tội làng; Khác trước; Câu chuyện bờ đầm sen đền Đồng Cổ; Ngõ phố… dạng cốt truyện
cũng đơn giản nhưng không phải theo mô hình phát triển của quá trình tịnh tiến, mà theo
mô hình phát triển diễn dịch Từ một sự việc khác thường, mang tính biến cố, đẩy đến những tâm tình và những hành động của nhân vật, xoay quanh biến cố đó Những truyện ngắn này đi sâu vào tâm tình, các nhân vật đã có sự khác biệt về tính cách
Không phủ nhận trong 33 truyện ngắn sau 1945, có những cốt truyện đơn giản nhưng
lại có những cốt truyện xây dựng rất hợp lí, khiến cho chuyện được kể để lại dư ba (Hai đứa
trẻ đợi đi, Cô đào thương, Chiếc áo sườn xám màu hoa đào, Người ven thành, Một người bạn, Câu chuyện bên bờ sen miếu đồng cổ, Nước mắt, Tình buồn…)
Trong số truyện của Tô Hoài có kiểu truyện ngắn biến thể: truyện ngắn - nhật kí
(Vượt Tây Côn Lĩnh); truyện ngắn - hồi ức (Thào Mỵ kể đời mình; Mùa hái bông) Giống như
đang đọc nhật kí chứ không phải là đọc một câu truyện ngắn Cao trào, xung đột hay những khoảnh khắc vui mừng, buồn bã, sợ hãi đều được viết thông qua cảm xúc của nhân vật xưng tôi, chúng tôi trong hồi kí Tính chất hồi kí, nhật kí giúp cho sự sắp xếp các chi tiết được linh
hoạt hơn và tạo độ tin cậy tối đa cho người đọc Bác Niệm, Chuyện cũ, Cối, cối ơ!, Một người
bạn, Con ngựa Có dạng cốt truyện mang tính chất hồi kí, nhật kí
2.2 Kết cấu tự sự
2.2.1 Các kiểu trần thuật trong truyện ngắn Tô Hoài
2.2.1.1 Trần thuật thuần túy
Trần thuật thuần tuý là sự tái hiện một chuỗi các hành động thoáng qua về cuộc đời của con người mà không dừng lại để tái hiện một hành động chủ yếu nào cả Khái niệm cảnh không hề xuất
hiện trong kiểu trần thuật này Ta gặp kiểu trần thuật này trong Thào Mỵ kể đời mình Không có một
hành động nào được tái hiện đặc biệt, mà tất cả các sự kiện trôi đi lặng lẽ Giọng điệu đều đều, dàn
trải Truyện kể mang tính miêu tả và tái hiện rất rõ Mùa hái bông cũng mang dạng thức trần thuật
này
2.2.1.2 Trần thuật kịch hóa
Trang 11Đây là dạng trần thuật phổ biến trong truyện ngắn Tô Hoài Có tới 29 truyện trên tổng
số 33 truyện, chiếm 87% Đối lập với cách trần thuật thuần tuý là sự liệt kê hành động, trần thuật kịch hoá lại được xây dựng dựa trên kết cấu kịch: có nhiều cảnh nối tiếp nhau Có hai
truyện gồm một cảnh: Sầm Sơn, Chiếc áo xường xám màu hoa đào Hai truyện ngắn này toàn
bộ trần thuật được cấu tạo nên một hành động tiếp diễn duy nhất, trong một không gian giới
hạn; một thời gian nhất định Sầm Sơn là cuộc nói chuyện của Chu và Liu Sa trong một đêm trăng sáng trên biển Chiếc áo “xường xám” màu hoa đào, là cuộc trò chuyện của nhân vật
“tôi” với lão Mã Hợp, bà lão Phảy trong căn nhà của ông bà về cuộc đời của hai người vào buổi tối
Đối lập với hai truyện ngắn này là các truyện ngắn có hình thức trần thuật nhiều lớp
cảnh: Đồng chí Hùng Vương; Tào Lường; Du kích huyện; Đi dân công; Xuống làng; Cứu đất
cứu mường; Mường Giơn; Vợ chồng A Phủ; Vượt Tây Côn Lĩnh; Vỡ tỉnh, Những ngày đầu, Khiêng máy, Thảo, Tội làng, Khác trước, Người mất trí, Ngõ phố, Người ven thành, Câu chuyện bờ đầm sen đền Đồng Cổ, Bác Niệm, Hai đứa trẻ đợi đi, Chuyện cũ, Một người bạn, Chuyện để quên, Cô đào thương, Tình buồn, Nước mắt, Con ngựa Các cảnh có mối quan hệ
nhân quả Hiệu ứng của cảnh này sẽ đẩy đến sự xuất hiện và hình thành của cảnh khác
Các truyện ngắn còn lại có mối quan hệ giữa các cảnh là mối quan hệ hỗn hợp Nó vừa là nhân quả, nhưng cũng là mối quan hệ tương đồng, tương liên
2.2.2 Tổ chức hành động trong truyện ngắn Tô Hoài
Vì thế kết cấu của truyện ngắn không thể bỏ qua phương thức phân cảnh Bản chất của thơ ca là những vận động có tính quy hồi thì bản chất của văn xuôi tự sự là sự vận động theo đường thẳng, là sự biến đổi Yếu tố làm nên một trần thuật chính là đường dây sự kiện, những hành động và những biến đổi từ góc nhìn đó, nghiên cứu tự sự không thể bỏ qua phạm trù tình huống
Mở đầu và kết thúc là giới hạn của một văn bản tự sự, nó là một kỹ thuật viết, tùy thuộc vào khả năng, ý đồ của người viết mà sẽ có những mở đầu và kết thúc khác nhau Tình huống lại là yếu tố thuộc bình diện cốt truyện, nó quyết định sự vận động của nội dung cốt truyện Một truyện ngắn hay không thể thiếu tình huống Được hiểu như một trạng thái khởi đầu quyết định
sự vận động của cốt truyện, có thể hình dung ra hai dạng tình huống truyện: Tình huống truyện hàm chứa xung đột, tình huống truyện thiếu vắng xung đột
Truyện ngắn sau 1945 của Tô Hoài rất ít truyện bắt đầu bằng tình huống thiếu vắng
xung đột Trường hợp của truyện ngắn Sầm Sơn là một điển hình Đối lập với dạng tình huống
không hàm chứa xung đột là những tình huống truyện xuất hiện ngay từ đầu đã tích tụ xung đột:
sự bế tắc, sự cùng quẫn, sự khó khăn và tình thế nhân vật phải đương đầu giải quyết Dạng tình huống này xuất hiện hầu hết trong truyện ngắn của Tô Hoài Trong những truyện ngắn về đề tài miền núi, có một dạng tự sự bắt đầu bằng một dạng tình huống giống nhau, đưa nhân vật vào
Trang 12trong cục diện của các trận càn, các nhiệm vụ của kháng chiến, từ đó buộc nhân vật phải bộc lộ tính cách, trí tuệ, sự hiểu biết để giải quyết công việc và nhiệm vụ đề ra Đối với những truyện ngắn viết về cuộc sống vùng ven đô với những người nông dân chân chất, tình huống truyện lại bắt đầu bằng những mâu thuẫn trong cuộc sống: hai đứa trẻ con lai trong chiến tranh đang chờ
đợi sự sắp xếp tương lai (Hai đứa trẻ đợi đi); cuộc gặp gỡ giữa những người xưa cũ (Hoa bìm
biển); những éo le của sự đời, làm biến đổi cuộc sống, tính cách của con người (Một người bạn, Cối, cối ơ; Con ngựa)
Nếu như tình huống là sự khởi đầu của tự sự, quy định sự vận động của cốt truyện thì biến cố là yếu tố mang tính định tính cho sự vận động của cốt truyện Tình huống giống như một tập hợp tính chất hình thành nên một không gian thì biến cố có ý nghĩa là một
sự kiện đặc biệt, một lực tác động vào không gian đó để tạo nên sự thay đổi
Trong số truyện ngắn của Tô Hoài sau 1945, có ba truyện (Bác Niệm, Hai đứa trẻ đợi
đi, Sầm Sơn) là những truyện ngắn được xây dựng trên sự thiếu vắng biến cố Mỗi tình huống
truyện chính là một biến cố Cách tổ chức tình huống chính là biến cố truyện đã khiến cho cả hai truyện ngắn này tuy được tổ chức trần thuật dưới dạng kịch hoá nhưng lại là những truyện ngắn đậm tâm trạng, nhẹ nhàng và để lại dư âm
Thơ là sự xảy lặp của những xúc cảm, những hình ảnh lập đi lặp lại thì văn xuôi là một thứ ngôn ngữ mạch thẳng - ngôn ngữ của sự vận động và thay đổi Số lượng không nhỏ truyện ngắn sau 1945 của Tô Hoài được xây dựng trên cơ sở các biến cố Có 27/33 truyện ngắn xây
dựng trên kiểu biến cố này (Đồng chí Hùng Vương; Tào Lường; Du kích huyện; Đi dân công;
Xuống làng; Cứu đất cứu mường; Mường Giơn; Vợ chồng A Phủ; Vượt Tây Côn Lĩnh; Mùa hái bông; Thào Mỵ kể đời mình; Vỡ tỉnh, Những ngày đầu; Khiêng máy; Thảo, Tội làng; Khác trước; Người mất trí; Ngõ phố; Người ven thành; Câu chuyện bờ đầm sen đền Đồng Cổ; Chuyện cũ; Chuyện để quên; Tình buồn; Nước mắt) Vấn đề là vai trò, chức năng của
biến cố trong tổng thể cấu trúc tự sự Tự sự vốn là quá trình vận động và biến đổi cuộc đời của nhân vật ý nghĩa xa xưa, cổ điển của biến cố là có vai trò tác động vào không gian ngữ nghĩa ban đầu làm biến đổi không gian - khiến cho nhân vật vượt ra khỏi không gian đó đạt
tới một trạng thái tồn tại khác
Hầu hết các truyện ngắn viết về đề tài miền núi, và những ngày đầu khi kháng chiến thành công đều được xây dựng theo dạng biến cố này
Song ở dạng biến cố cổ điển: không phải lúc nào cũng có vai trò tác động, làm thay đổi sự tồn tại, số phận (tồn tại có tính vật chất - xã hội) của nhân vật mà còn có một vai trò khác, tác động vào tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng (tồn tại có tính chất nội cảm - đời sống nội
tâm) Trường hợp truyện ngắn Cô đào thương, Hoa bìm biển cho ta một ví dụ khác về vai trò
của biến cố Cả hai truyện ngắn đều viết về những biến đổi nội tâm tinh tế diễn ra trong tâm hồn của nhân vật Như vậy phạm vi ngữ nghĩa của những thay đổi ở đây không diễn ra trong