Nghiên cứu, tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong ba tác phẩm trên đây không chỉ để thấy được quan niệm nghệ thuật, bút pháp của nhà văn trong quá trình tạp lập văn bản tác phẩm mà qua đó còn
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ HƯƠNG THỦY
Hà Nội - năm 2019
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Khoa học xã hội và làm
luận văn nghiên cứu về đề tài Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa
thép, Luật chơi của Phan Hồn Nhiên em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về
sự giúp đỡ của các thầy, cô giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng của học viện đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô TS Lê Thị Hương Thủy cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho em, giúp em rất nhiều trong quá trình làm luận văn
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và các đồng nghiệp trường thpt Cao Bá Quát – Quốc Oai, cùng với gia đình đã luôn động viên, khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện để em có thể hoàn thành bài luận văn một cách tốt nhất
Hà Nội, Tháng 9 năm 2019
Học viên
Lê Thị Quyên
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong luận văn này là kết quả quá trình nghiên cứu của ban thân tôi dưới sự hướng dẫn của cô tiến sĩ Lê Thị Hương Thủy Những nội dung này không trùng khớp với nghiên cứu của các tác giả khác Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà Nội tháng 9 năm 2019
Học viên
Lê Thị Quyên
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu: 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp của luận văn 7
7 Cấu trúc của luận văn 7
Chương 1NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ SÁNG TÁC CỦA PHAN HỒN NHIÊN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI 9
1.1 Một số vấn đề về nghệ thuật tự sự 9
1.2 Sáng tác của Phan Hồn Nhiên trong đời sống văn học Việt Nam đầu thế kỷ XXI Chương 2 NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG MẮT BÃO, NGỰA THÉP, LUẬT CHƠI 22
2 1 Hệ thống nhân vật trong các tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép và Luật chơi 22
2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Mắt bão, Ngựa thép và Luật chơi 34
Chương 3CỐT TRUYỆN, NGƯỜI KỂ CHUYỆN, ĐIỂM NHÌNVÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT 50
3.1 Các kiểu tổ chức cốt truyện 50
3.2 Người kể chuyện - ngôi kể 61
3.3 Điểm nhìn trần thuật 65
3.4 Ngôn ngữ trần thuật 70 KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Tự sự học là một môn khoa học được nhiều nhà nghiên cứu trong nước
và quốc tế quan tâm Nghiên cứu tác phẩm văn học từ lí thuyết tự sự, từ phương diện nghệ thuật là một cách thức tiếp cận và giải mã tác phẩm, cũng là con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống văn học Việt Nam đương đại
đã có những cách tân mạnh mẽ trên cả hai bình diện nội dung và hình thức Mỗi tác phẩm muốn tồn tại trong lòng độc giả theo thời gian đòi hỏi các nhà văn phải sáng tạo không ngừng Tìm ra những cách tân mới mẻ trong các sáng tác là một đòi hỏi cần thiết trong đời sống văn học và sáng tạo của mỗi người viết bên cạnh ý thức thể hiện những vấn đề của đời sống một cách sâu sắc Trong tiến trình văn học, ở mỗi một giai đoạn phát triển sẽ có một thế hệ các nhà văn với những hướng tiếp cận về đời sống khác nhau Trong đời sống văn học Việt Nam đương đại, sự xuất hiện bộ phận người viết mới đã thổi vào văn chương những ý tưởng sáng tạo táo bạo Phan Hồn Nhiên là một trong số đó Chị đã không ngừng sáng tạo cho các sáng tác của mình không chỉ ở nội dung tác phẩm mà còn cả những đổi mới về mặt nghệ thuật bên cạnh đó tác giả cũng chú
ý đến những đối tượng tiếp cận để sáng tác sao cho nội dung phù hợp với từng tầng lớp độc giả nhất
Trong bối cảnh truyền thông hiện đại với sự bùng nổ thông tin diễn ra hàng ngày, hàng giờ; trong khi văn chương, cụ thể là các nhà văn đang phải cạnh tranh với nhiều loại hình nghệ thuật đương đại thì Phan Hồn Nhiên là nhà văn nổi lên như một hiện tượng độc đáo và có khá nhiều độc giả trẻ yêu thích Nhiều tác phẩm của chị đã được chuyển thể thành phim có sức thu hút với một
bộ phận công chúng đương đại Phan Hồn Nhiên thuộc thế hệ 7X, thế hệ những người viết trưởng thành sau chiến tranh Chị đã không ngừng nỗ lực sáng tạo
Trang 6trên con đường văn chương của mình Là nhà văn đương đại, Phan Hồn Nhiên
đã sớm tạo nên một lối đi riêng và sớm khẳng định vị trí trong dòng văn học viết cho giới trẻ ở Việt Nam, bên cạnh những tên tuổi như Nguyễn Ngọc Tư,
Đỗ Hoàng Diệu, Trang Hạ,
Mắt bão (2008), Ngựa thép (2014), Luật chơi (2016) là ba tác phẩm thể
hiện những đặc sắc trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên ở những giai đoạn khác nhau, cho thấy sự sáng tạo tìm tòi của nhà văn trên nhiều phương diện Ở các tác phẩm này, Phan Hồn Nhiên đã có sự kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau để tạo nên thế giới nghệ thuật mang màu sắc hiện đại nhưng lại rất phù hợp với đông đảo bạn đọc Việt Nam đặc biệt là các bạn trẻ Ngay từ khi mới ra đời, các tác phẩm này đã gây được sự chú ý của dư luận Đây cũng là những tác phẩm thể hiện rõ tư duy nghệ thuật, kĩ thuật tự sự và lối viết của Phan Hồn Nhiên
Lựa chọn nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong các tác phẩm Mắt bão, Ngựa
thép, Luật chơi; luận văn hướng đến nhận diện, tìm hiểu và lý giải ý thức nghệ
thuật, sự thực hành sáng tạo của Phan Hồn Nhiên Chính sự sáng tạo trong sáng tác và những kĩ thuật viết mang tính mới mẻ của Phan Hồn Nhiên đã khiến nhà văn trở thành một cây bút trẻ thu hút được sự quan tâm của người đọc Nghiên
cứu, tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong ba tác phẩm trên đây không chỉ để thấy
được quan niệm nghệ thuật, bút pháp của nhà văn trong quá trình tạp lập văn bản tác phẩm mà qua đó còn có thể thấy được quá trình vận động đổi mới của đời sống văn học qua một tác giả cụ thể Bên cạnh đó, người viết mong muốn tiếp cận với các thế hệ các nhà văn trẻ, bổ sung tri thức sự cảm thụ, phục vụ cho công tác học tập và dạy học văn học Việt Nam đương đại
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Về sự nghiệp sáng tác của Phan Hồn Nhiên
Tính đến nay Phan Hồn Nhiên đã có khoảng thời gian gần 20 năm cầm bút Trên con đường văn chương ấy tác giả đã tạo dấu ấn trong đời sống văn
Trang 7học đương đaị Việt Nam trong đó có những tác phẩm thể hiện được những nỗ lực sáng tạo cho quá trình đổi mới văn học Phan Hồn Nhiên không chỉ được
sự quan tâm đông đảo công chúng bạn đọc mà còn thu hút được sự chú ý của báo giới cũng như trở thành đối tượng của giới nghiên cứu trong một số công trình, bài viết Có khá nhiều bài viết tìm hiểu về Phan Hồn Nhiên ở nhiều khía cạnh, nhiều chiều kích với phạm vi rộng hẹp, mức độ nông sâu khác nhau Ở đó sức hấp dẫn của sáng tác Phan Hồn Nhiên với độc giả, đặc biệt là giới trẻ trong đời sống văn học đại chúng đương đại là một phương diện được ghi nhận
Tuy nhiên những nghiên cứu về Phan Hồn Nhiên đến nay chủ yếu là những bài báo viết về các sáng tác của chị hoặc là những buổi giới thiệu về sách
của tác giả Cụ thể khi đánh giá về Phan Hồn Nhiên đối với tác phẩm Ngựa thép nhà văn Vũ Đình Giang cho rằng: “Phan Hồn Nhiên đã tạo ra Ngựa thép với
cấu trúc lập thể Cấu trúc này chỉ có trong hội họa và cũng chỉ có một số ít nhà văn đưa vào văn chương Tác phẩm đặt ra nhiều dấu hỏi mà càng trưởng thành, người đọc sẽ càng chạm sâu hơn như bản thể, mâu thuẫn nội tại, xung đột trong mối liên kết với đời sống xung quanh” [41]
Các sáng tác Những đôi mắt lạnh, Chuỗi hạt, Xuyên thấm của Phan Hồn
Nhiên từng gây được sự chú ý của đối tượng độc giả là học sinh, sinh viên Phan Hồn Nhiên đã trở thành người tiên phong dấn thân vào dòng văn học đầy mới mẻ này, trên con đường khám phá đó tác giả đã nhận được sự cổ vũ và đón nhận đông đảo của độc giả trẻ Nhà báo Phan Hải Anh đánh giá dòng văn học này của Phan Hồn Nhiên: “Phan Hồn Nhiên luôn có cách rất riêng để biến khung cảnh ấy thành của mình Đôi khi, ở đầu các chương truyện, chị thường dành không gian cho những "cú máy đặc tả" (nói theo thuật ngữ điện ảnh), thỏa sức nghiên cứu, bóc tách những đồ vật, khung cảnh, như thể nhà sưu tập nghiên cứu một mẫu tiêu bản yêu thích Cách viết này mang đến cho người đọc một góc nhìn hoàn toàn mới mẻ về những thứ họ từng biết, khơi gợi cảm giác ma mị
khó chối từ” [43]
Trang 8Đã có những đánh giá cho rằng Phan Hồn Nhiên là một cây bút sớm có được thành tựu và dấu ấn trong đời sống văn học Năm 2009, chị đã được trao
thưởng của Hội Nhà văn Thành Phố Hồ Chí Minh cho tập truyện ngắn Cánh
trái Năm 2011, chị giành giải thưởng Sách quốc gia cho cuốn Xúc cảm nguy hiểm và cũng trong năm đó, chị đã tham gia chương trình viết văn quốc tế tại
như: Hiện thân, Máu hiếm, Chiếc vòng đồng đen, Luật chơi, Dạt vòm, Nằm ở
lưng đồi, Hợp điểm, Chính sự nhập cuộc đối với đời sống văn học và thường
xuyên có tác phẩm xuất bản, nhiều tác phẩm trong số đó được độc giả là giới trẻ yêu thích khiến Phan Hồn Nhiên có một vị trí nhất định trong đời sống văn học đương đại, nhất là những sáng tác dành cho giới trẻ
2.2 Những nhận định, nghiên cứu về ba tác phẩm của Phan Hồn Nhiên
Ba tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép và Luật chơi của Phan Hồn Nhiên được
viết ở ba thời điểm khác nhau và mỗi tác phẩm là một Phan Hồn Nhiên hoàn
toàn khác Cùng với Công ty truyện dài Mắt bão cũng ra đời ngay sau đó Hai
tác phẩm này đã gây được sự chú ý của độc giả từ thời điểm mới ra mắt bạn đọc Trong cả hai tác phẩm, Phan Hồn Nhiên vẫn tập trung miêu tả cuộc sống
của những người trẻ trước ngưỡng cửa cuộc đời nhưng nếu như khi đọc Công ty cho ta cảm thấy thoải mái và thư thái thì Mắt bão lại mang đến một cảm giác khác rất khó đoán định Đúng như tên gọi Mắt bão, bao trùm cả câu chuyện là
những nhân vật phản chiếu những mảng mảng đen trắng của đời sống Tác phẩm mang đến cho người đọc cái nhìn gần gũi về một lớp người trẻ của xã hội
Việt Nam đương đại Khi tiểu thuyết Ngựa thép ra mắt vào tháng 3/2014, Phan
Hồn Nhiên khiến độc giả không khỏi ngỡ ngàng vì độ chín của lối viết và sự
Trang 9sâu sắc của câu chuyện Ngựa thép của Phan Hồn Nhiên được dịch giả Nguyễn
Đình Thành đánh giá là “có thể đứng bình đẳng với những tác phẩm văn học phương Tây” [45] Đọc tác phẩm của chị có thể thấy trong sáng tác có sự hội tụ bởi ba yếu tố đó là: tri thức hiện đại, vốn văn chương nghệ thuật được rèn dũa trong môi trường văn chương và môi trường mỹ thuật Ở đó, chị huy động được tất cả những gì vốn có của mình để tạo ra những đứa con tinh thần mang màu sắc và mang dấu ấn cá nhân Chị tham gia khóa học viết văn của Mỹ trong
chương trình viết văn quốc tế tại trường đại học Iowa Ngựa thép được viết sau
khi chị tham gia chương trình này Văn Thành Lê đã có nhận định về cách viết
của Phan Hồn Nhiên: chị “đã có cú bật với tiểu thuyết "Ngựa thép" và tập truyện Hồi phục" Có thể nói hai đầu sách này mở ra giai đoạn sáng tác thứ ba của chị Hiện "Ngựa thép" đã được nhà phê bình, dịch giả Đoàn Cầm Thi
chuyển ngữ sang tiếng Pháp, nằm trong dự án Tủ sách Văn học Việt Nam đương đại
Nhà văn Vũ Đình Giang cũng có những đánh giá nghiêm túc về các sáng tác của Phan Hồn Nhiên, đặc biệt là những sáng tác thuộc dòng văn học fantasy
mà Luật chơi là một tác phẩm trong số đó: “Được bạn đọc ủng hộ song tôi biết Phan Hồn Nhiên xem bộ ba fantasy vừa qua của cô chỉ là bước khởi đầu Bút lực Phan Hồn Nhiên còn làm được nhiều hơn thế Ở góc độ xuất bản, những cuốn sách mới mẻ khác thường như thế này ghi dấu ấn mạnh trong lòng công chúng, buộc người ta tự hỏi tại sao bấy nay mình giữ thói quen chỉ chào đón ngợi ca với sách ngoại Bộ ba fantasy của Phan Hồn Nhiên gây thu hút khó cưỡng hẳn vì ngoài nội dung lôi cuốn, còn là mối hòa quyện của loạt minh họa đẹp huyền ảo của Phan Vũ Linh Chúng tạo được hiệu ứng thẩm mỹ lên người trẻ Tôi cho rằng đây là cách đầu tư nghiêm túc cho sách hiện đại để hướng đến thành công lâu bền”[44]
Phan Hồn Nhiên có những đóng góp cho dòng văn học giả tưởng đây là một dòng văn học phát triển trên thế giới nhưng ở Việt Nam chủ yếu được biết đến qua những tác phẩm dịch
Trang 10Tác phẩm Luật chơi làm mới chính mình trong phiên bản thực tại tưởng
chừng không có gì mới lạ Một cuộc sống đúng như các chàng trai cô gái hôm nay đang sống Một chương trình truyền hình mọi người vẫn xem mỗi tuần, một ngôi nhà, một căn phòng đã quen thuộc Bỗng, chỉ sau một buổi tối ra khỏi nhà, khi trở về, mọi thứ vây quanh Lâm thay đổi hoàn toàn Những người ngỡ như
có thể tin cậy nhất, các nơi chốn tưởng chừng an toàn nhất, với cậu, lại cất giấu nhiều nguy hiểm nhất Nhân vật Lâm bước vào một cuộc phưu lưu không định trước trải qua nhiều cung bậc cảm xúc ban đầu Lâm vô cùng sợ hãi nhưng khi vào nhập cuộc cậu cậu lại chiến thắng nỗi sợ hãi và trở thành vật chủ động trong hành trình phưu lưu đó Đã có những đánh giá và nghiên cứu về những sáng tác của Phan Hồn Nhiên song các nghiên cứu, bài viết chỉ dừng lại ở một vài phương diện của sự đổi mới trong những sáng tác của chị hoặc đánh giá một
số giá trị căn bản của tác phẩm Chúng tôi lĩnh hội kết quả của những nghiên cứu trước đó và thông qua luận văn của mình muốn được nghiên cứu một cách
có hệ thống đặc điểm sáng tác của Phan Hồn Nhiên từ phương diện nghệ thuật
tự sự
3 Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong ba tác phẩm Mắt bão,
Ngựa thép, Luật chơi để thấy được những giá trị nghệ thuật của tác phẩm, sự
hấp dẫn và những sáng tạo mới mẻ của nhà văn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại, xác định và khẳng định được những đóng góp độc đáo trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu một số phương diện nghệ thuật
tự sự trong ba tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 11Ngoài ba tác phẩm trên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn quan tâm đến các cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn khác của Phan Hồn Nhiên, khảo sát so sánh với một số tác phẩm ở các thể loại khác của Phan Hồn Nhiên để góp phần so sánh và làm sáng rõ các luận điểm của mình
Tìm hiểu nghệ thuật tự sự của ba tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật
chơi của Phan Hồn Nhiên trên một số phương diện như: nghệ thuật xây dựng
nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật
5 Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp tự sự học, thi pháp học: Đây được xem là những
phương pháp tiếp cận quan trọng và được sử dụng chủ yếu nhằm tìm hiểu nghệ
thuật tự sự trong ba tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi của Phan Hồn
Nhiên
5.2 Phương pháp loại hình: Vận dụng những nguyên tắc loại hình học
trong lĩnh vực văn học giúp người đọc nghiên cứu bao quát các tác phẩm ở các dạng thức biểu hiện cụ thể, xét từ phương diện nghệ thuật tự sự
Ngoài ra luận văn còn vận dụng kết hợp các thao tác nghiên cứu khác
như thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp, so sánh trong quá trình giải
quyết các vấn đề đặt ra từ luận văn
6 Đóng góp của luận văn
Từ việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự của ba tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép,
Luật chơi của Phan Hồn Nhiên để thấy được những đóng góp nghệ thuật và
những sáng tạo mới mẻ của một người viết thuộc thế hệ những người viết đương đại trong xu thế đổi mới văn học Việt Nam và tiếp cận với văn học thế giới thế kỷ XXI
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được triển khai thành 3 chương:
Trang 12Chương 1: Nghệ thuật tự sự và sáng tác của Phan Hồn Nhiên trong đời sống văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Chương 2: Nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Mắt bão,
Ngựa thép, Luật chơi
Chương 3: Cốt truyện, người kể chuyện, điểm nhìn và ngôn ngữ trần
thuật trong Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
Trang 13Chương 1 NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ SÁNG TÁC CỦA PHAN HỒN NHIÊN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI
Trong chương đầu tiên này, luận văn sẽ trình bày ngắn gọn một số vấn đề
cơ bản của nghệ thuật tự sự và những nét chung nhất về nhà văn Phan Hồn nhiên và sáng tác của chị
1.1 Một số vấn đề về nghệ thuật tự sự
1.1.1 Khái niệm Nghệ thuật tự sự
Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả do Lê Bá Hán chủ biên cho
rằng: “Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong đời sống con người Trong tác phẩm nhà tự sự nhà văn cũng thể hiện tư tưởng tình cảm của mình Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ nhiều mặt Nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính khách quan đã đặt trần thuật vào vị trí của nhân tố tổ chức
ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm tự sự, đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra hình tượng người trần thuật.”[12,329]
“Tự sự là phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó” về nguyên tắc nó được phân biệt với phương thức trữ tình “phản ánh hiện thực trong cảm nhận chủ quan” Vấn đề cơ bản của phương thức tự sự là kể: “nhà văn kể lại những gì xảy ra bên ngoài mình khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của nhà văn” [12,371]
Do phản phản ánh hiện thực qua các sự kiện biến cố và hành vi của con người làm cho tác phẩm tự sự thường là một câu chuyện về ai đó hay về một cái
gì đó cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện và nhân vật Nét đặc
Trang 14thù của tự sự là vai trò tổ chức của trần thuật: nó thông báo về các biến cố, các tình tiết như thông báo về một cái gì đó xảy ra và đọc nhớ lại, đồng thời mô tả hoàn cảnh hành động, dáng nét các nhân vật, nhiều khi còn thêm cả những lời bàn luận Vì phản ánh hiện thực trong tính khách quan nên về nguyên tắc đã đặt trần thuật vào vị trí của nhân tố tổ chức ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm tự
sự, đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra hình tượng người trần thuật
1.1.2 Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự
1.1.2.1 Nhân vật văn học
Trong cuốn Từ điển văn học (tập 2), các tác giả từ điển định nghĩa về
nhân vật: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong các tác phẩm văn học, tiêu điểm
để bộc lộ chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa Nhân vật, do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học” [22, 86]
Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học nhân vật văn học được định nghĩa
là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật có thể có tên riêng (Tấm, Cám, Chị Dậu, anh Pha) cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào đó trong truyện kiều Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống [12, 202]
Qua những quan niệm cách hiểu về nhân vật văn học có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về nhân vật văn học: Nhân vật văn học vừa là yếu tố nội dung vừa là yếu tố hình thức của một tác phẩm Nhân vật là điều kiện tiên quyết
để khám phá, lí giải, miêu tả mang tính nghệ thuật của nhà văn về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có chiều sâu và sức hấp dẫn riêng đối với người đọc
Trang 15Nhân vật có nhiều chức năng khác nhau trong tác phẩm Đó là các chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, chức năng miêu tả và khái quát loại tính cách con người
Thứ hai, nhân vật là người dẫn dắt bạn đọc vào thế giới khác nhau của đời sống, giúp nhà văn mở cánh cửa hiện thực rộng lớn để tiếp cận đề tài, chủ
đề nào đó theo ý của nhà văn
Thứ ba, nhân vật biểu hiện tập trung tư tưởng, tình cảm, quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thế giới con người
Bên cạnh đó, nhân vật còn đóng vai trò tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm hay vẫn thường gọi là cốt truyện
1.1.2.2 Cốt truyện và kết cấu
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Cốt truyện là hệ thống các sự việc làm nòng
cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ phức tạp của tính cách nhân vật loại tự sự ” [23, 206]
Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm về cốt truyện như sau: “Cốt truyện
là hệ thống các sự kiện được cụ thể được tổ chức theo nhu cầu, tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ thể, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự và kịch” [ 12, 88]
Như vậy qua các khái niệm trên có thể hiểu cốt truyện là cái cốt lõi, cô đọng có liên quan đến nhân vật Cốt truyện trong văn học dân gian thường đơn giản, ở tiểu thuyết hiện đại cốt truyện hết sức phức tạp và thường là cốt truyện
đa tuyến Tóm lại cốt truyện là hệ thống sự kiện (biến cố) xảy ra trong đời sống nhân vật, có tác dụng bộc lộ tính cách, số phận nhân vật
Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh đời sống rộng Thể loại này có thể chứa đựng trong đó sự phong phú về đời sống chính
Trang 16vì vậy cốt truyện trong tiểu thuyết không bị bó hẹp trong khuân khổ như truyện ngắn
Theo Từ điển văn học: “toàn bộ tổ chức phức tạp, bao gồm mọi mối
quan hệ giữa chỉnh thể và bộ phận, giữa bộ phân và bộ phận trong tác phẩm văn học được gọi là kết cấu” [22.345]
Từ điển thuật ngữ văn học kết cấu được định nghĩa như sau: “Kết cấu là
toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm kết cấu thể hiện nội dung rộng rãi phức tạp hơn, tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật, kết cấu đảm nhiệm chức năng đa dạng: bộc lộ chủ đề và tư tưởng của các tác phẩm; triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện: cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ [12,132]
Từ các định nghĩa trên có thể hiểu kết cấu chính là sự tổ chức các phương diện của tác phẩm văn học Có thể hiểu được tầm quan trọng của kết cấu trong tác phẩm Mặt khác nếu tác phẩm không có kết cấu hợp lí thì giá trị của tác phẩm cũng bị giảm sút vì thế “cùng với ngôn ngữ, kết cấu là điều kiện tất yếu
và phương tiện cơ bản của việc sáng tác nghệ thuật” [12,34]
1.1.2.3 Người kể chuyện và ngôi kể
Theo Từ điển thuật ngữ văn học người kể chuyện là: “hình tượng ước lệ
về người trần thuật trong văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm Đó có thể là hình tượng của chính tác giả
(ví dụ “tôi” trong Đôi mắt của Nam Cao) Dĩ nhiên không hoàn toàn giống tác
giả ngoài đời có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra (ví dụ: người
Trang 17điên trong Nhật kí người điên của Lỗ Tấn): có thể là một người biết câu chuyện
nào đó Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện [12,191]
Trong cuốn Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử do GS Trần đình
Sử chủ biên, nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Phương lại cho rằng: “Người kể chuyện là một nhân vật nhưng là một nhân vật đặc biệt, có những điểm khác so với nhân vật tham gia trong tác phẩm Người kể chuyện không chỉ là một nhân vật tham gia trong tác phẩm như các nhân vật khác mà còn có chức năng tổ chức các nhân vật khác, đánh giá về các nhân vật khác vị trí của người kể chuyện trong tác phẩm thay đổi rất linh hoạt ” [31,198]
Khái niệm người kể chuyện luôn gắn với ngôi kể Người kể chuyện có thể được kể theo ngôi thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba nhưng để có thể kể được chuyện thì người kể chuyện cần có sự hóa thân, nhập vai Nếu kể chuyện theo ngôi thứ ba thì người kể chuyện giấu mặt, người kể chuyện đứng ở một vị trí bao quát mọi diễn biến câu chuyện và kể lại Ở ngôi kể này cho phép người kể chuyện kể hết tất cả những gì họ biết
Ngoài hai cách kể chuyện trên thì ngôi kể thứ hai rất ít được sử dụng Kể theo ngôi thứ hai cũng mang cái tôi của người kể song nó mang không gian giãn cách: có một cái tôi khác, một cái tôi được kể ra chứ không phải tự kể như ngôi thứ nhất
Người kể chuyện và ngôi kể là hai khái niệm tuy khác nhau nhưng nó lại gắn bó mật thiết với nhau Nếu người kể chuyện mang lại cái nhìn và sự đánh giá bổ sung về tư tưởng, lập trưởng, thái độ, tình cảm cho cái nhìn của tác giả, thì ngôi kể lại có ý nghĩa trong việc tạo thành giọng điệu văn bản bởi vì giọng điệu bao giờ cũng là giọng của ai đó thể hiện bằng những phương tiện ngôn từ nhất định
Nghệ thuật tự sự là một vấn đề quan trọng của thi pháp tiểu thuyết, là nền tảng giúp người đọc chiếm lĩnh những giá trị đích thực của văn chương Những
Trang 18yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự có thể kể đến là nhân vật văn học, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu, người kể chuyện và ngôi kể Các yếu
tố này giữ vai trò nhất định đồng thời cùng bổ sung cho nhau tạo thành nghệ thuật tự sự
1.1.2.4 Ngôn ngữ nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ có tính
chất nghệ thuật của tác phẩm văn học Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng lớn hơn, nhằm bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các biên bản nhà nước, trên bao chí, trên đài phát thanh, trong văn học và khoa học [12,185]
Giáo trình Lí luận văn học (tập 2) do GS.Trần Đình Sử (chủ biên) định
nghĩa ngôn ngữ văn học là: ““ngôn từ của văn bản văn học, trong tác phẩm văn học, dùng để sáng tạo hình tượng nghệ thuật Văn học là nghệ thuật ngôn từ, xét
về chất liệu, khi sáng tác văn học, nhà văn bắt buộc phải sử dụng ngôn từ như một chất liệu, biện pháp Nhà văn thông qua lăng kính ngôn ngữ mà cảm nhận cảm xúc của mình, thể nghiệm sức sống phong phú đa dạng của muôn loài” [28,48-49]
Trong văn học, ngôn ngữ lại được chia ra làm nhiều loại ngôn ngữ khác nhau Mỗi loại lại có những đặc trưng riêng của nó Trong thơ ngôn ngữ trữ tình gợi cảm và giàu tính nhạc, trong kịch gắn với đối thoại, gần với ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự lại gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ trần thuật
Như chúng ta đã biết văn học ra đời do nhu cầu thưởng thức thẩm mĩ của con người Chính ngôn ngữ nghệ thuật đã đem lại cho văn học những vẻ đẹp riêng theo từng thể loại tạo ra những giá trị thẩm mĩ riêng cho mỗi tác phẩm Nói như M.Gocrki: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” Nếu tác phẩm văn học là tổng hòa của nhiều yếu tố thì ngôn ngữ chính là yếu tố căn cốt, yếu
Trang 19tố kiến tạo ra một tác phẩm văn học Vai trò của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là rất quan trọng
Ngôn ngữ là chất liệu của tác phẩm văn học Khác với loại hình nghệ thuật như hội họa, kiến trúc, điêu khắc, hình tượng nghệ thuật trong văn học được xây dựng bằng ngôn từ mà ngôn từ không tác động trực tiếp vào thị giác hay thính giác mà ngôn ngữ khiến người đọc bị tác động đến trí tưởng tượng, lấy được cảm xúc của người đọc và sau đó lay động tâm hồn người đọc Bên cạnh đó ngôn ngữ còn có tính chất bắc cầu: ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc khai thác và khám phá tác phẩm Nó giúp mở rộng phạm vi, đối tượng phản ánh theo không gian, thời gian, giúp người đọc sống với nhiều cuộc đời, nhiều cảm xúc và sự cả sự vận động với thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai
Ngôn ngữ còn tạo nên những đặc trưng và phong cách, quan điểm sáng tác của mỗi nhà văn và khi nhà văn có dụng ý sử dụng ngôn ngữ ở phương diện nào đi chăng nữa thì ngôn ngữ cũng đã được nhà văn lựa chọn và gọt giũa để nó đảm nhiệm đúng vai trò của mình trong việc bộc lộ ý tưởng của nhà văn Có nhà văn sử dụng ngôn ngữ mực thước, uyên thâm, thanh tao Cũng có nhà văn
sử dụng ngôn ngữ mỉa mai, châm biếm, của người có tư duy trào phúng Có người lại sử dụng ngôn ngữ đau đớn, chua xót, hoài nghi, Nhưng dù sử dụng ngôn ngữ nào đi chăng nữa khi nhà văn đã sử dụng thì ngôn ngữ cũng đã được dùng với một hàm ý sâu sắc
Các tác phẩm đương đại theo thời gian đã có những chuyển biến Trong sự chuyển biến chung đó tiểu thuyết nói riêng và các tác phẩm tự sự nói chung cũng nhanh chóng bắt nhịp và đạt được nhiều thành tựu Phương thức thể hiện cũng đa dạng nhất là sự đổi mới về phương diện nghệ thuật
1.2 Sáng tác của Phan Hồn Nhiên trong đời sống văn học Việt Nam đầu thế kỷ XXI
Trang 20Trước yêu cầu đổi mới văn học, đối mới cách tiếp cận hiện thực, đối mới mối quan hệ giữa nhà văn với độc giả, tình hình đổi mới của đất nước, các nhà văn trẻ đã và đang mang đến cho văn học nước nhà những luồng sinh khí mới với âm hưởng lạ và hiện đại Về thơ có: Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Trần Lê Sơn Ý…; về văn xuôi có: Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Ngọc Thuần, Trần Nhã Thụy, Phan Hồn Nhiên, Di
Li, Nguyễn Đình Tú, Đặng Thiều Quang, Khánh Phương, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Vũ Đình Giang… Các nhà văn trẻ hôm nay đều rất tự tin
và mạnh dạn, đặc biệt họ có thế mạnh về viết truyện ngắn, truyện dài hoặc tiểu thuyết Qua những tên tuổi đó có thể hình dung phần nào diện mạo của nền văn học Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai gần
Trong số những tác giả đáng chú ý phải kể đến tác giả Phan Hồn Nhiên Chị là một cây bút sớm nắm bắt được thị hiếu của độc giả Với các sáng tác của mình, Phan Hồn nhiên đã có được sức ảnh hưởng lớn trong đời sống văn học đại chúng hiện nay Bắt đầu sự nghiệp sáng tác ở tuổi hai mươi và chị đã ghi được những dấu ấn trên con đường đến với văn học đương đại trong đó có những sáng tác được độc giả là những người trẻ đón nhận, nhiều tác phẩm của
chị được xếp vào dòng văn học đại chúng Các sáng tác Dốc mưa, Nằm ở lưng
đồi, Giao mùa, Cú nhảy ban mai, Xúc cảm nguy hiểm, Người mưa từng trở
thành những cuốn sách được những người đọc ở lứa tuổi học trò, sinh vên yêu thích
1.2.1 Phan Hồn Nhiên và dòng tiểu thuyết giả tưởng
Tiểu thuyết giả tưởng là loại tiểu thuyết sử dụng một phần hay toàn bộ những yếu tố do nhà văn tưởng tượng, suy luận tạo nên một thế giới nghệ thuật phi thực nhằm diễn giải một ý tưởng, trình bày một quan niệm, giả thuyết chủ quan nào đó Trong văn học thế giới, văn học giả tưởng có một dòng chảy từ thời cổ đại đến nay Ở mỗi thời kì nó lại có những kiểu loại khác nhau Trong văn học Việt Nam, những truyện truyền kì kiểu Từ Thức gặp tiên là thuộc văn học giả tưởng Các truyện “giấc mộng của Tản Đà, cũng thuộc loại văn học giả
Trang 21tưởng Trong thời đại khoa học, văn học giả tưởng có dạng tiểu thuyết “khoa học viễn tưởng” Các truyện phiêu lưu của Jules Verne được bạn đọc Việt Nam
trước đây vô cùng hâm mộ như Hai vạn dặm dưới biển, qua các bản dịch là
thuộc loại tiểu thuyết khoa học giả tưởng Các vấn đề mà tiểu thuyết giả tưởng quan tâm ngày nay là: tương lai nhân loại, du hành đến các vì sao, những thành tựu khoa học công nghệ tự động hóa, người máy, người ngoài hành tinh, các năng lực siêu nhiên Đặc điểm lớn nhất của tiểu thuyết khoa học giả tưởng là thông qua việc quan sát thực tế, những xu hướng khoa học hiện thời mà dự đoán về tương lai Tư duy tiểu thuyết khoa học giả tưởng là sự kết hợp tư duy khoa học và tư duy hình tượng Đích nhắm là trí tò mò và mơ ước của độc giả Tiểu thuyết khoa học giả tưởng có lượng bạn đọc rất lớn, ở nhiều lứa tuổi, nhất
là tuổi trẻ nhiều mơ ước và thích phiêu lưu Tuy nhiên ở Việt Nam, tiểu thuyết giả tưởng còn ít Tiểu thuyết giả tưởng của Phan Hồn Nhiên vì thế gây được
sự quan tâm
Nhà văn Phan Hồn Nhiên từng đạt nhiều giải thưởng văn học uy tín trong nước, đã tham dự chương trình viết văn Quốc tế tại Iowa (Mỹ) Sáng các của chị cũng được dịch và xuất bản tại Pháp Đến nay chị có khoảng trên 20 tác phẩm đã xuất bản Chị theo đuổi hai dòng sáng tác cơ bản đó là đó là dòng viết cho người trưởng thành và dòng viết cho tuổi trẻ Nhiều cây bút trẻ cho rằng đề tài tình yêu là một đề tài được các bạn trẻ đón nhận nhất trong xã hội hiện nay nhưng với Phan Hồn nhiên chị lại có cái nhìn hoàn toàn khác Chị chọn cho mình một đề tài đầy gai góc và khá khó viết Khi chuyển hướng sang viết dòng văn học kì ảo chị cần nắm bắt được kĩ thuật viết để tạo ra các lớp không gian cũng như nắm bắt các lớp tâm lý văn học fantasy đòi hỏi Ở đó, người viết phải kết hợp nhiều loại hình và bút pháp nghệ thuật để hình thành nên một tác phẩm
Dòng văn họcgiả tưởng đã được thế giới khai thác mạnh nhưng còn lạ lẫm ở Việt Nam Vượt qua đường biên công nghệ và khoa học thuần túy, thể loại này chạm đến vấn đề cốt lõi: khả năng tồn tại và ý nghĩa sự tồn tại của từng
Trang 22cá nhân Khoa học đã và sẽ đưa con người đi rất xa Cấu trúc mới trong nhận thức đang được thiết lập Nhưng, luôn luôn, điểm cuối mỗi cuộc du hành, khám phá lớn nhất của con người vẫn thuộc về nhân tính Đây cũng là phần thưởng lớn lao mỗi chúng ta phải có và giữ được, với bất kỳ giá nào
Luật chơi của Phan Hồn Nhiên là tác phẩm nằm trong bộ ba tác phẩm giả tưởng (Hiện thân, Máu hiếm và Luật chơi) Với Luật chơi, Phan Hồn Nhiên
đã khai mở một con đường đi hoàn toàn mới cho dòng văn học giả tưởng: “lần đầu tiên văn học Việt Nam có một nhân vật là nhân bản vô tính” Để dẫn dắt độc giả, Phan Hồn Nhiên dùng lối viết miêu tả kết hợp với tiết tấu nhanh Từ trang viết, tác giả đặt ra các vấn đề: Ý nghĩa sự tồn tại của con người nằm ở đâu? Đâu là mục tiêu mà khoa học và nghệ thuật hướng đến? Trong cuộc giằng
co giữa giá trị tình cảm và danh vọng, sức mạnh của tình yêu thương, bên nào
sẽ chiến thắng? Dòng văn học này thu hút được sự quan tâm của bạn đọc trẻ
1.2.2 Đặc điểm và dấu ấn của Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
Theo chia sẻ của Phan Hồn Nhiên sau khi hoàn thành truyện dài Công ty năm 2006 thì năm sau chị bắt tay vào viết tác phẩm Mắt bão nhưng phải đến
đầu năm 2008 cả hai tác phẩm này mới được chị cho xuất bản Cả hai tác phẩm đều viết về giới trẻ những sinh viên hoặc giới văn phòng xoay quanh những bước thăng trầm, có khó khăn, có vấp ngã và cũng có thành công trên con
đường sự nghiệp và cuộc sống của những người trẻ tuổi Ở Mắt bão, là một
Thái Vinh thật đáng trách nhưng cũng thật đáng thương Sinh ra trong một gia đình giàu có, cha mẹ có quyền chức nhưng cô lại chọn cho mình một lối sống buông thả Đơn giản vì trong sự giàu có ấy, cô thiếu hẳn tình thương, sự quan tâm chăm sóc của ba mẹ - cái mà cô cần nhất Hay Vĩnh - với lớp vỏ bề ngoài đĩnh đạc, kiên định, hạnh phúc nhưng bên trong anh là sự mất phương hướng của tuổi trẻ, một sự trống rỗng ghê gớm Một nhân vật khác là Hữu, xuất thân trong một gia đình nghèo, chống chọi với cuộc sống nghèo khó Những tưởng khi thành đạt anh sẽ tìm thấy sự đồng cảm với những người xuất thân giống
Trang 23như mình Nhưng không, Hữu luôn tìm mọi cách đi lên bằng những thủ đoạn để loại bỏ đối thủ cũng như thu lợi bất chính về mình Tuy nhiên, trong cái vòng xoáy ấy, vẫn còn tìm được những người trẻ như Hải - một sinh viên luôn tự tin vào chính mình, có khát vọng và mục đích chính đáng, Hải đã từng bước tìm cho mình một công việc bằng chính năng lực của bản thân… Câu chuyện còn
đề cập đến nhiều vấn đề xã hội của những người trẻ như chụp ảnh nude, quan
hệ đồng tính, những tranh chấp giành giật chỗ đứng và vị trí trong xã hội, Nhà văn Đoàn Thạch Biền nhận xét về tác phẩm của Phan Hồn Nhiên: “Mỗi lần đọc truyện của Phan Hồn Nhiên đều khám phá được những bất ngờ thú vị trong từng trang viết Cách viết của Nhiên không quá gay cấn, tạo sự tò mò mà nó từng bước dẫn dắt người đọc vào thế giới của những con người trẻ mà chúng ta luôn bắt gặp xung quanh cuộc sống Trong sự nghiệp viết lách, Nhiên luôn muốn thử nghiệm, và sự thử nghiệm của cô luôn tạo sự hấp dẫn, hứng thú cho bạn đọc…”
Sau những truyện dài được đăng dài kỳ trên báo hoa học trò và xuất bản
thành sách, Ngựa thép là tiểu thuyết đánh dấu những thay đổi trong lối viết của Phan Hồn Nhiên.Ngựa thép là một cuốn tiểu thuyết đầy đặn, sâu sắc của một
người viết trẻ có đam mê và ý thức rõ ràng về việc phải làm gì để hòa nhập với dòng chảy văn chương đương đại trong nước và thế giới Cấu trúc của tác phẩm
Ngựa thép gồm 3 phần tuy rằng ba phần là ba câu chuyện khác nhau nhưng lại
được Phan Hồn Nhiên kể lại một cách sáng tạo và đọc hết ba phần của cuối tiểu thuyết chúng ta mới thấy được sự liên hệ và giá trị của tác phẩm từ kết cấu của tác phẩm mang lại
Tiểu thuyết Ngựa thép dường như là một thử nghiệm về nghệ thuật cấu
trúc tác phẩm của Phan Hồn Nhiên Chị không xây dựng tác phẩm theo một trật
tự tuyến tình thời gian, không gian nào mà là một cách kể có phầm mới lạ Ở phần một, câu chuyện được kể bởi ba nhân vật, để rồi từ đó khắc họa cuộc đời của nhân vật chính - Sơn Còn ở phần ba, trong khi kể câu chuyện của cô gái mất trí, tác giả lồng thêm vào đó một tiểu thuyết khác - câu chuyện trong cuốn
Trang 24sách Pelikan - mà nhân vật chính đọc Ngựa thép có cấu trúc mới, hiện đại Tác
phẩm được đánh giá là "sự hài hòa điêu luyện giữa tính chất trình diễn của một nghệ sĩ và sự khéo léo tỉ mỉ của một nghệ nhân” Đây là một tiểu thuyết đầy đặn, vững chãi và sâu sắc của một người viết có ý thức và nỗ lực làm mới lối viết
Năm 2011, Phan Hồn Nhiên tham gia khóa Viết văn tại Đại học Iowa Về nước, nhà văn khởi sự dự án chuyên sâu vào thể loại văn học văn học giả tưởng Với lợi thế sinh ra trong gia đình làm khoa học, có cơ hội học hỏi từ bạn bè nhà văn các nước, Phan Hồn Nhiên thực hiện dự án liên tục trong 3 năm và sau đó
cho ra đời ba tác phẩm Máu hiếm, Luật chơi và Hiện thân Có thể xem đây là
những tác phẩm văn học giả tưởng của Việt Nam được xây dựng theo hệ thống chặt chẽ của thể loại, được nhà văn đầu tư nghiêm túc cả về nội dung và bút
pháp Tác phẩm Luật chơi, các nhân vật mang theo những âm mưu và bí mật
khoa học buộc độc giả phải không ngừng phân tích, lý giải và khám phá Trong các không gian tồn tại song song, những cá nhân được tạo ra theo nhiều cách khác nhau sẽ phải tranh đấu để loại trừ hay hỗ trợ để cùng nhau tồn tại
Luật chơi cũng là tác phẩm đánh dấu sự hợp tác của Phan Hồn Nhiên và
họa sĩ Trương Huyền Đức Quyển sách này không chỉ hấp dẫn về nội dung, nhất là với những người đọc trẻ mà còn hấp dẫn độc giả bởi những bức tranh minh họa đầy ám ảnh
Tiểu kết
Phan Hồn Nhiên là một cây bút quen thuộc đối với thế hệ bạn đọc trẻ đương đại, đặc biệt là các bạn đọc từng yêu thích tủ sách Hoa Học Trò Là một người viết có nhiều tác phẩm viết cho tuổi teen, tuổi mới lớn; sáng tác của Phan Hồn Nhiên là những câu chuyện có tinh thần nhân bản và thu hút được một số đông người đọc Từ cách xây dựng nhân vật ấn tượng, cốt truyện, giọng văn lôi cuốn, Phan Hồn Nhiên đã tạo ra những dấu ấn rất riêng biệt trong văn học đương đại Chị không lựa chọn cho mình một đề tài cố định mà với chị mỗi giai đoạn sáng tác nhất định là một quá trình khám phá cái mới và đến thời điểm
Trang 25này, chị đã có một vị trí nhất định với một bộ phận độc giả nói riêng và trong đời sống văn học đương đại nói chung
Trang 26Chương 2 NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
MẮT BÃO, NGỰA THÉP, LUẬT CHƠI
Văn học là nhân học Nhân vật văn học là sự thể hiện tập trung quan niệm và cách thể hiện con người của nhà văn Vì thế nhân vật, hệ thống nhân vật là những thành tố nghệ thuật quan trọng của văn bản tiểu thuyết Mỗi nhà
tiểu thuyết đều là những người sáng tạo nhân vật Vũ Trọng Phụng với Xuân
Tóc đỏ, Nam Cao với anh giáo Thứ,… Các tiểu thuyết hiện đại quan tâm đến
con người bên trong, đến hành vi, ý nghĩ, cảm nhận của nhân vật, đến việc mô
tả con người không nguyên khối, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, hình dung của độc giả về nhân vật Có thể nói, trong tiểu thuyết, con người và sự thể hiện con người thông qua các nhân vật là sự tập trung sáng tạo của nhà tiểu thuyết Dưới đây luận văn sẽ tìm hiểu vấn đề nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên
2.1 Hệ thống nhân vật trong các tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép và Luật chơi
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước
lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại
Đó là mâu thuẫn nội tâm của các nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật khác Cho nên nhân vật luôn gắn liền với cốt truyện [12, 263]
Bạn đọc đến với các sáng tác của Phan Hồn Nhiên dễ dàng nhận ra một không gian sinh động trong hầu hết các tác phẩm Nó không bó hẹp ở một phạm
vi nhất định mà tác giả dụng công xây dựng không gian rộng, không gian đó nhà văn đã dụng công xây dựng tìm kiếm một thế giới nhân vật sinh động, đa dạng và phức tạp Đó là những con người bình thường trong cuộc sống hằng ngày xung quanh chúng ta và có thể bắt gặp một phần của mình trong đó Trong không gian tác phẩm, tác giả Phan Hồn Nhiên đã khắc họa một cuộc sống chốn thị thành của giới trẻ, hay một cuộc sống thiếu thốn tình yêu và cả thế giới của
Trang 27công nghệ sinh học đều được nhà văn khéo léo đưa vào tác phẩm Qua đó từng mảng màu của cuộc sống được tái hiện trong một xã hội hiện đại con người luôn phải đối diện với nhưng toan tính, lo lắng, giằng xé để tồn tại và đạt được mục đích của cá nhân mình Hệ thống nhân vật trong các sáng tác của nhà văn
đa dạng về lứa tuổi nhưng giới trẻ hiện đại chiếm số đông Họ có thể là những chàng trai, cô gái vừa bước ra khỏi mái trường phổ thông hay những bạn trẻ là sinh viên đang theo đuổi những đam mê của mình Cũng có những nhân vật trưởng thành Điều này làm nên một thế giới nhân vật đa dạng trong các tác phẩm của Phan Hồn Nhiên Tuy nhiên các nhân vật này đa phần họ cô đơn trước thực tại Có những nhân vật toan tính mưu mô và sẵn sàng đạp đổ, chà đạp thậm chí là lợi dụng người khác để kiếm tìm những thứ mình thích Hoặc những nhân vật giống như bước ra từ một thế giới khác, thế giới của sự phát triển của khoa học Bên cạnh đó là những nhân vật hiện thân của cái thiện, cái chính nghĩa và nghị lực
2.1.1 Nhân vật kiếm tìm, kết nối với thế giới
Kiếm tìm vốn là một hoạt động mang tính chất đặc thù của con người Nhờ kiếm tìm, con người không bằng lòng với những gì mình đang có và luôn
nỗ lực để đạt được những gì mình mong muốn Đó cũng là quy luật phát triển tự nhiên của xã hội Vì thế, con người luôn tìm cách vươn lên trong cuộc sống để đạt được khát vọng và hoài bão của mình Mỗi cá nhân đều có một mục đích sống khác nhau có khi là một tình yêu đẹp, một hành phúc gia đình song cũng
có khi là tiền bạc và danh vọng Trong các tác phẩm của Phan Hồn Nhiên có thể thấy rất nhiều những nhân vật như vậy
Ngựa thép là cuốn tiểu thuyết của Phan Hồn Nhiên xây dựng hệ thống
nhân vật đi tìm kiếm kết nối với thế giới Hầu hết các nhân vật trong các phần của cuốn tiểu thuyết này đều đơn độc và đang loay hoay đi tìm cho mình một thế giới mà họ thấy thiếu hụt Điều này được Phan Hồn Nhiên diễn tả xuyên
suốt mối quan hệ của các nhân vật trong cả ba phần Ở phần Cơ thể, mối quan
Trang 28hệ giữa Sơn và Anna là quan hệ mẹ con Bách và Anna là quan hệ vợ chồng, Anna và Anne là quan hệ chị em vậy nhưng mối quan hệ của họ giống như là người xa lạ Anna luôn tỏ ra độc ác với con trai mình và cho rằng sự có mặt của cậu trên cõi đời này là một sai lầm của người mẹ này Người mẹ thỏa thuận với con yêu cầu con đâm xe vào em gái mình giống như một cuộc tai nạn để trả thù cho việc em gái sống với Bách nếu làm được bà mới tiếp tục cho Sơn tiền chữa bệnh ung thư phổi Câu chuyện về con đường tìm kiếm kết nối của các nhân vật
có cả trong ba câu chuyện, các kiểu nhân vật này còn hấp dẫn hơn khi Phan Hồn Nhiên xây dựng kiểu nhân vật này ở phần 2 và 3 của cuốn tiểu thuyết Đọc
ba câu chuyện trong Ngựa thép người đọc có thể thấy rõ những con người như
Sơn, như Bách, như Anna, như hai anh em sinh đôi, Pelikan, người dạy ngôn ngữ, người mất khả năng ngôn ngữ… Tất cả họ đều là những nhân vật mất kết nối để rồi khốn khổ tìm cách tháo gỡ và tìm cho minh cách để giải tỏa mặc dù
bên ngoài họ luôn tỏ ra là người mạnh mẽ Các nhân vật trong tác phẩm Ngựa
thép cô độc không có sự kết nối với nhau và hành trình của các nhân vật này là
hành trình đi tìm kiếm sự thiếu hụt đó Hành trình tìm kiếm tín hiệu kết nối con người lại với nhau Đó là cuộc sống của người Việt ở nước ngoài, một nhóm người “trống rỗng, hụt hẫng và thất lạc”, mất mát không chỉ vì tha hương hay thiếu tuổi thơ Đó là tình huống khi Sơn nằm viện mẹ cậu đến và với cậu giờ chỉ
có thể khuyên mẹ của mình: “Mẹ sẽ không làm gì dượng và Anne chứ?” Tôi cười khẩy: “Con nghĩ mẹ sẽ làm gì?” “Con không biết Nhưng con hi vọng mẹ
để mọi thứ được yên Bởi cuối cùng dượng và dì đã có chút hạnh phúc ” “Con biết gì về hạnh phúc?” Con trai tôi khi ấy đã mỉm cười: “Là được sống giống như những người đang sống bình thường.” Tôi cũng cười: “Mẹ chỉ e rằng, trong các tình huống bất thường vẫn luôn xảy ra trong đời sống bình thường ấy, người
ta lại nhìn thấy rõ hơn ý nghĩa của sự bất hạnh,” (Tr 81) Một người con trai van nài mẹ mình để cho em gái của chính mẹ được sống một cuộc sống bình yên mặc dù người em gái ấy đang bị liệt nửa người Người chị vẫn vô tâm không mảy may rung động trước yêu cầu của con trai một thanh niên sắp chết
Trang 29vì bệnh ung thư thì quả thật Anna là người người phụ nữ có trái tim lạnh Điều
đó đã đẩy Sơn vào bi kịch của một kẻ cô đơn khi mà xung quanh cậu luôn có người thân yêu bên cạnh nhưng chính những người mà đáng lẽ cần yêu thương bao bọc cậu lại là người nhẫn tâm bỏ mặc thậm chí còn mặc cả đánh cược cuộc đời cậu bằng những thỏa thuận như những kẻ xa lạ với nhau Đây cũng là một trạng thái cô đơn của con người đang xảy ra trong cuộc sống “Ngựa thép có
những con người bình thường, nhưng mối quan hệ giữa họ thật khác thường: một cặp song sinh, tình cảm cha dượng và con riêng, người mất trí nhớ và thầy giáo của cô ấy Điều bất thường ở đây chính là thế giới nội tâm của họ, sự cô đơn, kiếm tìm cách biểu hiện yêu thương, kết nối với những người xung quanh trong một thời đại mà các phương tiện kết nối phát triển Ba câu chuyện trong
ba phần của tiểu thuyết dường như hoàn toàn khác biệt Chúng được kết nối bởi hình ảnh một chú ngựa, khi thì là một món đồ chơi, khi ở trong bức tranh, lúc nằm trong giấc mơ đeo bám nhân vật [38] Phan Hồn Nhiên đã tinh tế nhìn thấy
sự mục ruỗng của trái tim con người trong xã hội hiện đại
Nhân vật Lâm trong Luật chơi cũng vậy Ban đầu cậu chỉ là cầm tấm vé
xem một chương trình truyền hình mà cậu bạn thân tên Thái đã cố tình nhét vào
túi áo cậu để đến xem một chương trình thực tế có tên là “trò chơi sinh tử”
Lâm vô tình bị đẩy vào chỗ phải nhập vai một người chơi trong trò chơi đầy mạo hiểm này do nhân vật tham gia trò chơi trước đó đã bỏ cuộc Tuy nhiên người đọc như ngột thở qua từng chặng hành trình tham gia của Lâm Những sự kiện diễn ra ngay cả với Lâm cũng là một thử thách ngoài sức tưởng tượng của cậu Đơn độc tìm kiếm cậu bạn, cố kết nối với những dữ kiện để tìm ra tung tích của bạn mình, Lâm luôn cố gắng logic mọi thứ để những phán đoán của cậu là
có cơ sở cuối cùng Cậu bạn thân không phải là người mất tích Cậu chỉ hóa
trang để khiến Lâm phải tham gia cuộc chơi này: “Lâm đúng ngây như tượng
khi các kĩ thuật viên âm thanh thoăn thoát luồn dây bên dưới chiếc jacket chó khoang, gắn microphone cho cậu Anh chàng mũ đỏ giày đỏ lẫn người cao lêu khêu đều chẳng bận tâm đến cậu, dù chỉ một cái liếc mắt ” (Tr 47) Hoàn
Trang 30cảnh đặt Lâm một cậu học sinh vừa mới tốt nghiệp cấp 3 vốn là một người nhút nhát, khép kín, sợ hãi và thực sự chưa trưởng thành tham gia một cuộc chơi đầy mạo hiểm mà sau này Lâm còn bị khống chế tiếp tục tham gia trò chơi bằng chính sự an toàn của những người thân trong gia đình mình Không còn cách gì khác cậu chỉ có thể miễn cưỡng dấn thân vào các chặng đường và những quy tắc khó hiểu của luật chơi Cả câu chuyện về hành trình chinh phục các mục tiêu của Lâm trong trò chơi này cậu luôn phải tự mình phân tích đánh giá và dần dần bản lĩnh hơn, trưởng thành hơn trong tư duy Độc giả nhận thấy sau khi đọc xong tác phẩm đó chính là thông điệp mà nhà văn Phan Hồn Nhiên muốn gửi gắm ở nội dung của câu chuyện cũng như muốn nhắn đến những người trẻ tuổi trên con đường tìm kiếm và trưởng thành của mình bạn luôn có sự lựa chọn trở thành người tốt hay một kẻ độc ác tuy nhiên tình yêu đối với những người xung quanh là một giá trị trường tồn Đó chính là mục tiêu mà ngày nay các bạn
trẻ còn rất hạn chế Luật chơi mang đến một thông điệp ngắn mà đầy ý nghĩa đó
là tuổi trẻ, tuổi để dẫn thân, để đối mặt thử thách và vượt qua bằng mọi sự cố
gắng và lòng can đảm dù bạn là con người thật hay là một robot sinh học được
tạo bởi công trình nghiên cứu thì bạn vẫn cần một mục tiêu sống đẹp Đó là cả một quá trình mà các nhân vật giả tưởng đã đi tìm và kết nối với nhau để cùng nhau tìm ra được kết quả thực sự của luật chơi mà mình đang tham gia
Trong tác phẩm Mắt bão Thái Vinh là một nhân vật được tác giả xây
dựng điển hình cho những nhân vật là hiện thân của cô gái khát khao tìm kiếm kết nối Vốn là một du học sinh trở về từ Singapore, Thái Vinh mong muốn được sống trong tình yêu thương của gia đình Cô gái ấy tưởng rằng mình có một bản lĩnh mạnh mẽ nhưng thực ra tâm hồn lại yếu đuối mong manh Thái Vinh không được ai trong gia đình quan tâm hỏi han, mỗi người đều cố gắng theo đuổi mục đích của bản thân bỏ mặc cô bé cô đơn chính trong ngôi nhà của mình Đã hơn một lần Thái Vinh muốn tìm đến cái chết để giải thoát nhưng đều được Vĩnh ngăn lại Hành động ấy của Thái Vinh cho thấy khát khao mong được quan tâm nhưng cuộc sống cứ cuốn các thành viên của gia đình cô bỏ mặc
Trang 31cô đơn côi, lạc lõng và cuối cùng là những vết trượt dài trong đời sống Cái chết
là hành động phản kháng cuối cùng để cô khỏa lấp sự bất lực trên con đường tìm kiếm tình yêu thương của mình với những người thân Cái chết đầy bất ngờ của cô khiên tất cả các thành viên trong gia đình Vĩnh đều phải nhìn lại bản thân và nỗi đau trước cái chết của Thái Vinh sẽ dằn vặt họ đến hết cuộc đời
Những nhân vật trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên thường được xây dựng trong những trạng thái khát khao và nỗ lực kiếm tìm lẽ tồn tại, kiếm tìm những khả năng để mưu sinh, kiếm tìm hạnh phúc, kiếm tìm chân lí, kiếm tìm bản thế Đọc các tác phẩm, qua sự tái hiện của nhà văn, người đọc có thể tìm thấy sự gặp gỡ ở một số cảnh ngộ trong đời sống, như đã gặp ở đâu đó quanh mình Kiểu nhân vật này cũng xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học đương đại, cho thấy sự chuyển biến trong cách thức lựa chọn, xây dựng nhân vật và thể hiện những vấn đề của đời sống
2.1.2 Nhân vật cô độc
Đây là hình ảnh nhân vật phổ biến trong văn chương Việt Nam thời kì đổi mới khi ý thức cá nhân của nhân vật được nâng lên và khi con người thường xuyên phải đối diện với chính mình Có thể nhận thấy những khác biệt trong văn học đương đại với văn học trong thời kì kháng chiến ở phương diện này Ở thời kì kháng chiến người cầm bút thường không hoặc ít khi viết về những nhân vật cô độc và bế tắc bởi yêu cầu của văn học cách mạng nhằm khích lệ tinh thần đấu tranh phục vụ công cuộc giải phóng dân tộc Trongvăn học thời kì đổi mới, con người phải đối diện với rất nhiều các vấn đề khác nhau của cuộc sống thậm chí họ phải đối diện với chính nỗi cô đơn sự đơn độc bế tắc của chính mình Vấn đề này được nhà văn quan tâm, trở thành đối tượng chính được phản ánh trong các sáng tác văn chương Con người được khắc họa chân thực không còn
là con người được lí tưởng hóa mang tầm vóc lớn lao nữa mà là con người nhỏ
bé, con người của đời sống thường nhật trong một xã hội đầy phức tạp khi mà mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn Nhân vật cô đơn ở đây có thể là một trạng thái
Trang 32mang tính bản thể, sự ý thức về nỗi cô đơn và cũng có khi hoàn cảnh khiến họ
bị cô đơn Đây là vấn đề của mỗi cá nhân nhưng lại là trạng thái thường gặp của nhiều người trong đời sống hiện tại của cộng đồng và xã hội Con người thường thấy cô đơn khi thiếu đi sự đồng cảm, thiếu tiếng nói chung khiến họ rơi vào trạng thái trống trải trong tâm hồn
Những nhân vật này mang trong mình nhiều suy tư và có nhiều vấn đề để tác giả phát triển cốt truyện Không phải những con người mang tầm vóc lịch
sử, lớn lao kì vĩ nữa mà đây là những con người đời thường mang trong mình những trăn trở lo âu không tìm được hướng đi và họ rơi vào bế tắc Con người
cô đơn trong văn học đương đại là những con người gần gũi với cuộc đời, những nhân vật luôn nỗ lực hòa nhập với cuộc sống nhưng lại không thể tìm được tiếng nói chung đồng điệu với những người xung quanh Họ không đạt
được mục đích của chính mình Trong tiểu thuyết Ngựa thép, các nhân vật ở câu chuyện thứ nhất (phần Cơ thể) dường như đều gặp bất hạnh trong chính căn
nhà của mình
Ở phần Cơ thể (Ngựa thép), nhà văn xây dựng khá ấn tượng hệ thống
nhân vật cô độc, bế tắc này Người đọc cảm nhận được sự bức bối của các nhân vật không chỉ bằng ngôn ngữ đối thoại và mà còn bằng cả cách xây dựng bối
cảnh của câu chuyện: “Cảm giác khoan khoái lẫn nỗi xúc động kỳ dị khiến tôi
muốn khóc Vì chỉ có một mình, nên tôi để mặc mình trôi theo thứ xúc cảm yếu đuối… Rồi nó (con ngựa) bắt đầu chuyển động, mạnh dần, buộc một phần cơ thể tôi chuyển động theo” (Tr.67) Đọc tác phẩm, có thể nhận thấy nhân vật
Anna là một nhân vật để lại nhiều ác cảm trong lòng độc giả nhất nhưng người đọc cũng có thể chia sẻ với những trạng thái của chính cô Đến gần cuối truyện Anna thú nhận với chồng cũ rằng sự tàn bạo của mình là những khi cô không kiểm soát nổi và nó đã chiếm hữu lấy cô, “trở thành cô” Có thể lí giải cho hành động Anna dùng súng bắn vào con ngựa là hình ảnh cô muốn chống cự lại cái
ác nhưng lại chỉ có một mình, yếu đuối và bất lực Đến đây người đọc có thể đặt ra những câu hỏi về nhân vật Anna, nguyên do dẫn đến hành động của cô
Trang 33cũng như những trạng thái mà nhân vật đã trải trong suốt chặng đường đời
Trong cuốn Lí luận văn học (tập 2), khái niệm “nhân vật” được hiểu: “Nhân vật
văn học là hình thức thể hiện định hướng giá trị đời sống”, “Đọc tác phẩm, cần khám phá các nội dung đời sống và giá trị tư tưởng thể hiện trong nhân vật” [9,125] Vậy xây dựng những nhân vật cô đơn, bế tắc phải chăng Phan Hồn Nhiên đang khắc họa một phương diện trạng thái của đời sống con người hôm nay Con người mong muốn, khát khao được yêu thương, được kết nối nhưng lại là điều khó có thể kiếm tìm trong đời sống Phan Hồn Nhiên khi khắc họa
ngoại hình hai nhân vật Hữu và Nhã Thư trong Mắt bão cũng khiến độc giả
đoán định được suy nghĩ của hai nhân vật này Từ đó bộc lộ tính cách của mỗi nhân vật qua từng giai đoạn cụ thể trên con đường chiếm lĩnh mục tiêu của mình Nhân vật Hữu nhận về mình sự thành công trong sự nghiệp nhưng anh ta lại cô đơn với bản thân và với những gì anh ta có Mọi người quay lưng lại với cách sống đầy toan tính, dẫm đạp lên tất cả để đạt đựơc mục đích của Hữu Thực chất đây cũng chính là biểu hiện của một bộ phận những con người trong
xã hội đang tồn tại xung quanh chúng ta mà Phan Hồn Nhiên đã nắm bắt và khắc họa được
Trong tiểu thuyết Ngựa thép, Phan Hồn Nhiên khắc họa một kiểu dạng
con người cá nhân, ở đó nhân vật cứ quanh quẩn trong mớ bòng bòng do chính mình hoặc đời sống và những con người xung quanh mình tạo ra: “Mẹ từng bảo tôi rằng, mỗi người đều phải tự giải quyết vấn đề của mình”
“Lúc nào” Anh ngờ vực “tôi không nhớ gì về điều ấy!”
“Làm sao anh biết được, khi đó là một bí mật giữa mẹ và tôi!”
“ Bí mật gì ?” Anh tò mò
Em trai anh vẫn cười:
“Có một lần chúng ta đi học nhạc, anh vào lớp tập bài mới còn tôi thì bỏ
về nhà ngủ Hôm ấy, tôi đã nhìn thấy bố mẹ cãi nhau Họ chẳng bao giờ làm điều ấy trước mặt chúng ta Bố nói gì, mẹ làm gì, tôi không nhớ Nhưng tôi nhớ
bố đã nhấc con ngựa chặn giấy trên bàn làm việc, ném mạnh về phía mẹ Mẹ
Trang 34ngã vật xuống, máu chảy rất nhiều từ vết rách thái dương Từ chỗ lẩn trốn tôi lao ra Tôi đã gào thét vì sợ hãi Vì nghĩ ràng mẹ chết rồi Nhưng bố vẫn bỏ đi
tỏ Trước những gì mình thấy, cậu bé đã thực sự hẫng hụt và bất lực
Trong tác phẩm Luật chơi, Phan Hồn Nhiên đã xây dựng các nhân vật
của mình rất đa dạng Điều đáng nói là cũng khắc họa nỗi cô đơn nhưng trạng
thái cô đơn của mỗi nhân vật lại không giống nhau Ở Luật chơi nhân vật Lâm ban đầu có một cuộc sống khép mình “Bộ đồ mặc ở nhà ưa thích bao giờ cũng
vứt ở trên cùng, trong ngăn kéo chật chội Lâm nhặt nó cho vào người Vừa mặc, cậu vừa tự nhủ cú điện thoại là món quà sinh nhật kém vui của một tên bạn quái quỷ nào đó cùng lớp Nếu không, thì cũng chỉ là một màn dựng vốn đầy rẫy trong các bộ phim hình sự, vẳng ra từ chiếc TV tình cờ đặt ngay cạnh điện thoại Từ trước đến nay, với tính cách lơ đễnh đặc trưng cũng như thói quen lảng tránh mọi sự vụ phiền toái, cậu chưa từng dính líu đến bất cứ rắc rối nào nghiêm trọng Một môi trường sống cố định Mối liên hệ bạn bè nhỏ hẹp có thể không thú vị, nhưng lại là rào chắn an toàn, cho phép cậu theo đuổi các sở thích riêng biệt, không đụng chạm và gây hấn với ai” (Tr.13) Lâm là một nhân
vật sống khép mình, anh ta không có nhu cầu chia sẻ nhiều, không muốn giao lưu hay cần có nhu cầu phải giao lưu Nhân vật tưởng như muốn có một cuộc sống tách biệt, ít bị phiền toái và hài long với trạng thái đó của mình Đây cũng lại là một thực tế đời sống, khi những người trẻ bị bao bọc bởi không gian sống bằng công nghệ hiện đại và dần dần họ bị tách rời với đời sống, ít có sự kết nối với những người sống quanh mình Lâm chính là một bản sao của đời sống của lớp trẻ bây giờ
Con người cô đơn trong văn học đương đại là những con người trong cuộc đời, họ vẫn cố gắng hòa nhập với cuộc sống nhưng cái tôi của họ không thể có tiếng nói chung đồng điệu với những người xung quanh Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc và những giá trị của cuộc sống họ không đạt được mục đích, thêm vào đó cuộc sống hiện đại lại tạo ra những hoàn cảnh khiến họ
Trang 35không thể gần gũi với những người xung quanh Phan Hồn Nhiên đã chú ý đến thực trạng đó và khắc họa nó trong các tác phẩm của mình Bằng những nét chấm phá và sự tái hiện nhân vật (hành động và tâm lý, trạng thái đời sống), người viết đã khắc họa sinh động một kiểu dạng nhân vật, qua đó thể hiện quan niệm của nhà văn về con người trong xã hội hiện đại
2.1.3 Nhân vật là nhữngngười trẻ mong muốn được khám phá
Phan Hồn Nhiên đã có sự chuyển dịch ở phương diện khắc họa nhân vật,
sự chuyển dịch phạm vi tồn tại của nhân vật trung tâm từ đời sống xã hội vào đời sống thường ngày tuy nhiên con người là nhân vật kì ảo, viễn tưởng hay lớp trẻ muốn được khám phá, chiếm lĩnh khoa học đã trở thành một thế mạnh riêng trong các sáng tác của Phan Hồn Nhiên
Trong tác phẩm Ngựa thép, Phan Hồn Nhiên vẫn xây dựng những nhân
vật trẻ tuổi Những nhân vật trẻ tuổi vẫn tham gia vào tiến trình phát triển của cốt truyện và đặc biệt chính họ là sợi đây kết nối những nhân vật khác trong chỉnh thể toàn bộ cấu trúc của tác phẩm Đó là nhân vật Sơn, nhân vật hai anh
em sinh đôi và nhân vật cô gái bị mất trí nhớ Các nhân vật này mang trong mình các mục đích khám phá khác nhau song họ đều thể hiện được cái đích của chính họ Người đọc thấy được Sơn một chàng trai quyết đoán nhưng ẩn sâu trong tâm hồn Sơn lại là một người có khí chất yếu ớt làm theo sự chỉ đạo của chính người mẹ của mình với dì Anne bởi cậu chẳng có lựa chọn nào khác và
rồi cậu cũng bị chết bởi chính những gì cậu tạo ra Các nhân vật trong Ngựa
thép đều là những người trẻ tuổi từng có những thành công nhưng họ gặp những
bi kịch riêng và họ mong muốn được khám phá Họ cố gắng để thoát ra khỏi những rắc rối mà họ gặp phải trong cuộc sống và khám phá những điều mình đang cần song họ đều gặp bi kịch
Trong tác phẩm, tác giả chú tâm mô tả, tái hiện lại đời sống xã hội của những con người trẻ tuổi họ theo đuổi đam mê, tác giả cũng tập trung tái hiện
một thế giới đời thường của họ Chẳng hạn, ở Mắt bão nhân vật anh sinh viên
Trang 36tên Hải, Phan Hồn Nhiên đã chú ý khắc họa hình ảnh một người trẻ muốn khám phá, dấn thân nhưng cũng không quên nhiệm vụ của bản thân và xem xét cái gì
là quan trọng nhất Hình ảnh Hải giống số đông sinh viên trẻ tuổi bây giờ vừa
học vừa làm “suốt hai ngày cuối tuần vừa rồi Hải làm việc trên Đà Lạt, chuẩn
bị cho miếng đất cho cái resort sắp dược xây thêm cho ông Quyền Thủ tục giấy
tờ liên quan đến đất đai nhiều và rối bời đến mức amh ta đã thức trắng suốt hai đêm, tận dụng cả những giây phút ngồi xe để xem xét và phân loại Việc tạm xong , anh leo lên xe tốc hành đêm về thành phố dù việc của ressot có nhiều vấn
đề thì với anh, việc học trên trường vẫn là quan trọng nhất” (Tr 290) Độc giả
cảm thấy bất ngờ bởi cái kết của cuộc đời nhân vật Thái Vinh nhưng cũng lại là một hệ quả hiển nhiên Ngoại hình và tính cách của em chính là hình mẫu điển hình của các nhân vật nữ chính của nhà văn, một cô gái gầy kheo khư với đôi vai nhọn, mái tóc bù xù, ánh mắt hoang dại và cá tính đến mức hơi “quái tính”, nhưng là một cô gái dám yêu dám ghét Chỉ có điều, Thái Vinh đã vượt quá giới hạn cho phép quá xa, xa đến mức không thể quay đầu lại và cuối cùng chọn một giải pháp đau đớn nhất, nhưng cũng là thanh thản nhất đối với em Cái kết cho cuộc đời của Thái Vinh đem lại nỗi đau lớn, nhưng nhờ có nó, những người còn lại, gia đình người thân của em, có lẽ sẽ nhận ra một điều rằng cái vỏ bọc đẹp
đẽ mà họ vẫn hằng nhìn thấy, thực chất đã mục ruỗng từ lâu lắm rồi Một cái kết theo kiểu người tốt hưởng hạnh phúc, mọi ghen ghét đố kị và thủ đoạn cuối cùng cũng chẳng thắng được sự chính trực và thẳng thắn Con đường phía trước còn rất dài, những người thành công nhất là những con người bản lĩnh, dám làm dám chịu và họ giữ vững được những phẩm chất quý giá của mình Những nhân vật như thế này có thể bắt gặp nhiều trong bộ ba tác phẩm viết theo dòng
fantasy của chị (Hiện thân, Máu Hiếm và Luật chơi), mỗi nhân vật như dẫn dắt
người đọc cùng đồng hành với những khám phám mang tính giả tưởng của các nhân vật trẻ tuổi Có khi là một cuộc chơi trên sóng truyền hình, có lúc lại là một cuộc kiếm tìm như một câu chuyện trinh thám mà ở đấy nếu người đọc chỉ cần sao nhãng không đồng hành cùng các nhân vật là hành trình khám phá sẽ bị
Trang 37gián đoạn và khó hiểu: “Người ấy chỉ có thể là ai, nếu không phải cậu bạn thân
nhất hiện đã mất tích?
Cậu bị những người của fatal Blow theo dõi, đương nhiên Nhưng cậu không mong thể mường tượng, mình bị theo dõi theo cách này Bất giác, máu dưới da Lâm đông lại trong tích tắc Cậu nhớ chính xác thời điểm lần đầu tiên lưu ý con bọ xanh biếc Cách đây chưa lâu Là buổi sáng dậy muộn, của ngày sinh nhật
Loài côn trùng mang công nghệ bí mật này đã ở đây, bên ngoài phòng Lâm Rồi nó bay vào, ở lại trong không gian phòng cậu Trước khi cậu bật TV Trước khi cậu nhận ra thôi thúc mãnh liệt rời khỏi nhà, một mình tìm đến đài truyền hình, tìm cách lọt vào trường quay.” (Tr 172)
Có thể khẳng định rằng, nhân vật trẻ tuổi mong muốn được khám phá hay những nhân vật chứa đựng sự kỳ ảo, viễn tưởng phải diễn ra trong một môi trường có tính hiện thực ở đó sự tưởng tượng được phép phát triển và đi cùng với điều đó thì tính chất mơ hồlà một đặc trưng của thể loại Nhân vật chứa đựng sự kỳ ảo, viễn tưởng chỉ tồn tại khi đối diện với nó, người ta luôn có ý thức về một sự đối lập giữa những cái siêu nhiên hư huyễn với thế giới thực tại
Từ góc độ này, có thể thấy rằng, nhân vật chứa đựng sự kỳ ảo, viễn tưởng
có mầm mống từ trong văn học dân gian với những truyện cổ tích, thần thoại Người viết đã kế thừa và phát triển việc xây dựng nhân vật theo cách thức này Khi thoát khỏi tư duy thần thoại, sáng tác nên những câu chuyện thời hiện đại thì cũng là lúc con người bắt đầu có ý thức về tính hiện thực và ít nhiều đối lập những hư cấu trong truyện với tính hiện thực Do vậy, ở những câu chuyện đó, thế giới ma quái hư ảo được tạo ra không hoàn toàn nhằm mục đích cuối cùng
là hiệu ứng hoang mang trước sự rạn nứt của hiện thực mà chủ yếu chỉ là phương tiện để chuyển tải tư tưởng, bài học nhân sinh, đạo lí của cuộc đời Cái cốt lõi khi khắc họa các nhân vật trong các sáng tác mang tính giả tưởng của Phan Hồn Nhiên là ở chỗ tác giả thực sự muốn đi vào thế giới sống thực của giới trẻ bây giờ Họ thích khám phá, thích phiêu lưu và tìm tòi Tuy nhiên để
Trang 38tìm được những cốt truyện độc đáo truyền tải nội dung của câu chuyện không phải là chuyện dễ song Phan Hồn Nhiên đã thực sự chiếm được sự quan tâm của bạn đọc trẻ tuổi ở mảng đề tài tài này Người trẻ họ thấy một phần của mình trong đó Những giả tưởng mà Phan Hồn Nhiên lựa chọn cho các câu chuyện của mình người trẻ họ thấy khá gần gũi Nó khác với những cuộc phiêu lưu mang tính kì ảo Ở đây vấn đề nhân bản vô tính, con người được nghiên cứu để tạo ra những con người hoàn thiện và cả những công nghệ cao được Phan Hồn Nhiên tìm tòi để tạo ra những tác phẩm không quá xa vời với người đọc Điều đặc biệt đó là những nhân vật trong các sáng tác của nhà văn có những đặc điểm và lối sống sở thích của giới trẻ ngày nay Vì thế dòng văn học giả tưởng cũng chính là dòng văn học mà Phan Hồn Nhiên thu hút được số đông độc giả
là những người trẻ
2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Mắt bão, Ngựa thép và Luật chơi
2.2.1 Khắc họa nhân vật qua yếu tố ngoại hình
Phan Hồn Nhiên đã rất thành công ở nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật, những nét ngoại hình được miêu tả thậm chí đã gợi cảm hứng cho hội hoạ
và điện ảnh (qua các hình ảnh minh họa tác phẩm và việc chuyển thể sang tác
phẩm điện ảnh) Đọc những tác phẩm của Phan Hồn Nhiên trong hai tập Ngựa
thép và Mắt bão, một điểm có thể nhận thấy là nhà văn đều miêu tả ngoại hình
nhân vật không nhiều nhưng mỗi chi tiết phắc họa yếu tố ngoại hình của nhân
vật đều độc đáo, theo cách thức lấy điểm để tả diện Nghĩa là chỉ chọn một vài
chi tiết độc đáo ở ngoại hình sau đó người đọc sẽ cảm nhận được các yếu tố khác toát lên từ chi tiết này như tính cách, nội tâm Tác phẩm của Phan Hồn Nhiên gây ấn tượng về nhân vật bằng nghệ thuật xây dựng, khắc họa nhân vật, bao gồm cả nghệ thuậtkhắc họa diện mạo bên ngoài và khắc họa tâm lý nhân vật Phan Hồn Nhiên cũng dành một dung lượng và bút lực cần thiết để diễn tả tâm trạng nhân vật bên cạnh việc khắc hoạ diện mạo Ngoại hình, diện mạo là cái bề ngoài giúp người đọc nhận ra nhân vật, bước đầu có những khám phá về tính cách, thế giới nội tâm… Nhà văn miêu tả nhân vật, chú ý đến sự ý tại ngôn
Trang 39ngoại của ngôn ngữ, dụng công trong từng chi tiết, để nó có sức biểu đạt lớn Phan Hồn Nhiên có ý thức đặc tả ngoại hình để khắc họa chân dung nhân vật có sức sống và sức gợi Trong những trang viết của mình, Phan Hồn Nhiên lựa chọn được những chi tiết điển hình đắt giá Mỗi nhân vật nhà văn khắc hoạ đều được nhận diện chỉ qua một vài chi tiết sống động Những chi tiết ấy được sắp xếp hợp lí, phát huy sức mạnh trong toàn tác phẩm, tạo nên một bức chân dung hoàn chỉnh về nhân vật
Phan Hồn Nhiên chú ý đến lớp từ vựng miêu tả ngoại hình nhân vật từ những miêu tả khái quát đến những chi tiết cụ thể Cái mà Phan Hồn Nhiên hướng đến là sự khắc họa những con người bình thường trong xã hội Lớp từ ngữ gợi nên vẻ tươi sáng, đẹp đẽ, giàu sức sống và đáng yêu của các nhân vật
có nhiều Phan Hồn Nhiên dùng bút pháp phác tả và đặc tả để khắc hoạ nhân vật bế tắc từ sắc mặt đến những biểu hiện cụ thể Đôi mắt được đặc tả để bộc lộ
sự lo âu của con người trong đời sống, nhất là những biểu hiện của đời sống tinh thần Miêu tả những nhân vật đại diện cho giới trẻ mong muốn được khám phá, tác giả miêu tả chân dung, ngoại hình nhân vật không chỉ giúp ta nhận dạng về con người mà nhà văn coi đó như một phương tiện phản ánh hiện thực
Cụ thể trong tác phẩm Mắt bão: “Nhã Thư là cô gái nổi bật nhất, lần đầu tiên
anh nhận thấy một điều thực ra mọi trang phục, dù sang trọng và lộng lẫy tới đâu cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều nếu khoác lên một kẻ tầm thường Nhã Thư bước lên sân khấu trong bộ váy thoạt nhìn rất giản dị nhưng thật ra được cắt may bằng kĩ thuật tuyệt hảo Mái tóc chải thẳng không cầu kỳ Đôi mắt đen nổi bật trên gương mặt xinh đẹp luôn nhìn thẳng về phía trước ” (Tr 61) Có
thể nói, nhân vật được hiện lên qua lớp từ vựng miêu tả, chúng ta cũng đã có thể khái quát nhiều vấn đề thuộc về cách nhìn, phong cách nhà văn: dùng bút pháp tả thực chứ không phải bút pháp lãng mạn, thi vị hoá khi xây dựng nhân vật của mình Bút pháp tả thực chi phối, xuyên suốt trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên trong mọi khía cạnh nhưng riêng ở miêu tả ngoại hình, nó cũng đã
rất đậm nét, rất sâu sắc và phát huy tác dụng triệt để Trong Luật chơi khi khắc
Trang 40họa cô gái tên Lim hỏng thị giác Phan Hồn Nhiên đã khắc họa vẻ ngoại hình của cô rất ít nhưng từng chi tiết đều khiến người đọc cảm nhận được đều hết
sức đặc sắc: “Vẫn trong dáng vẻ thanh nhã của người chống cằm, cô gái gần
như bất động Duy nhất một vệt co giật nhẹ nơi gò má, bên dưới làn da, thoáng qua nhanh Nhưng đôi mắt Lâm đủ tỉnh nhạy để ghi nhận nó để cậu nhận biết
có nỗi cay đắng bí mật mà người đối diện không muốn ai khác chạm vào”
(Tr.154)
Nhà văn không miêu tả ngoại hình nhân vật một cách tĩnh tại, mà thấy sự biến đổi của nó theo tác động của hoàn cảnh, của cuộc sống Đó là một điểm chung như hệ quả của bút pháp tả thực Hầu như chân dung nhân vật nào cũng được Phan Hồn Nhiên chú ý vấn đề này, minh chứng cho sự trưởng thành trong nhận thức nghệ thuật và nhận thức về thực tại xã hội Phan Hồn Nhiên thường miêu tả sự thay đổi ngoại hình nhân vật theo những cảm nhận khách quan Phan
Hồn Nhiên miêu tả sự biến đổi của ngoại hình nhân vật trong Mắt bão không
chỉ là sự nhìn nhận cho riêng một người mà chúng ta có thể nhận ra sự thay đổi
đó đã khái quát trở thành quy luật: “qua lớp kính xe, cảnh tượng hiện rõ mồn
một nhưng rồi Vĩnh nhận ra anh không sao nhấc nổi bàn tay Anh rơi vào trạng thái đờ đẫn, tê liệt toàn thể Chỉ có chuỗi hình ảnh in ngược trên võng mạc, rõ nét như được khắc bằng mũi dao tàn nhẫn, là vẫn tiếp diễn Thay cho lời chào tạm biệt, gã trung niên gần như quỳ xuống, đột ngột hôn mạnh vào vào khoảng đùi để trần của Thái Vinh cô nhóc co đầu gối, thúc nhẹ vào vai khiến ông ta gần như bật ngửa ra sau Khoái trá với trò đùa càn rỡ, cô nhóc lại ngoẹo cổ cười” (Tr.218) Có thể nhận thấy cách miêu tả ngoại hình nhân vật
của Phan Hồn Nhiên mang nét đặc trưng chung là Phan Hồn Nhiên luôn miêu tả ngoại hình gắn với diễn biến tâm lý “chú ý đến những nét ngoại hình thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật” Đây cũng là một nét đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực tâm lý mà Phan Hồn Nhiên là tác giả có thể nói đã đạt được những thành công ban đầu Phan Hồn Nhiên ngoài những chi tiết miêu tả diện mạo trực tiếp như một cách giới thiệu nhân vật thường miêu tả ngoại hình nhân vật khi buồn