1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết 1q84 của haruki murakami

66 1,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 263,48 KB

Nội dung

Lời Cảm Ơn Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại học Khoa học, đặc biệt là các thầy cô khoa Ngữ Văn đã nhiệt tâm dạy bảo, truyền đạt kiến thức trong suốt 4 năm học vừa qua. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hà Văn Lưỡng đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện khóa luận, cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Thầy, Cô. Em xin chân thành cảm ơn. Huế, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Nga 1 MỤC LỤC 2 NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN 3 NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN 4 5 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, lý do chọn đề tài Đến nay nền văn học cận đại - hiện đại Nhật Bản phát triển mạnh mẽ với nhiều chiều hướng khác nhau chỉ trong vòng ba mươi năm hai giải thưởng Nobel văn học của Yasunari Kawabata (1968), và Oe kenzaburo (1994). Bước vào thiên niên kỉ mới với cuộc sống đô thị công nghiệp xô bồ, con người lao vào cuộc sống kinh tế đầy những bon chen vật chất, với những cạm bẫy, người ta dần dần quên đi những giá trị xưa, quên đi chính cái tôi của mình. Phổ biến nhất ở đây là tầng lớp trẻ, những chủ nhân của tương lai. Họ trở nên mất phương hướng, lạc lỏng cô đơn ngay giữa cuộc sống tấp nập, đó là những con người luôn phải đeo mặt nạ để rồi phải chạy đua với thời gian để đi tìm cái gọi là bản thể của chính mình. Tất cả những điều đó được những nhà văn hiện đại Nhật Bản thể hiện sâu sắc mà sinh động, lôi cuốn đầy hấp dẫn qua nhiều tác phẩm. Nổi bật trong số đó phải kể đến Haruki Murakami. Haruki Murakami sáng tác ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết với nhiều tác phẩm: Lắng nghe gió hát (1979), Cuộc săn cừu hoang (1982), Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới (1985), Rừng Nauy (1987), Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời (1992), Sau nửa đêm (2004), Biên niên ký chim vặn dây cót (2006), 1Q84 (2012) 1Q84 của Harumi Murakami là tiểu thuyết lãng mạn kỳ ảo với lối viết đơn giản, nhẹ nhàng giàu cảm xúc kết hợp nhiều phong cách khác nhau. Nội dung của tác phẩm là những vấn đề chung trong cuộc sống hiện đại, là hành trình của mỗi con người đi tìm kiếm bản ngã đích thực của mình. Thế giới nghệ thuật của tác phẩm 1Q84 rất đa dạng phong phú. Trước tiên, nó là một cuốn tiểu thuyết trinh thám hội tụ các yếu tố li kỳ, hồi hộp. Kế đó, nó là một tiểu thuyết khá gay cấn với những tình tiết có phần siêu thực. Ngoài ra nó còn 5 6 là một cuốn tiểu thuyết lịch sử xuất sắc (thông qua sự kiện vụ tấn công hệ thống tàu điện ngầm Tokyo bằng khí gas do giáo phái của Aum Shinrikyo thực hiện năm 1995), một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đề cập những thế giới song hành, hay về câu chuyện tình yêu vừa ngọt ngào vừa xót xa. Bằng cách dùng ngôi thứ ba để kể chuyện, Haruki Murakami có thể đào sâu không chỉ ở tâm lý của các nhân vật chính, mà cả những mối quan hệ của họ với xã hội. Với 1Q84, Haruki Murakami tìm cách nắm bắt sự hiện diện của nỗi bất hạnh vô hình đang kiểm soát và làm biến dạng đi suy nghĩ và ý thức của con người mà họ không hề biết. Làm thế nào để nhận ra nỗi bất hạnh đang tiến gần đến chúng ta, dưới một vẻ ngoài rất quyến rũ để đương đầu với nó? Đây là câu hỏi lớn mà Haruki Murakami đặt ra trong tác phẩm để cho độc giả tự cảm nhận qua trường thiên tiểu thuyết này. Từng câu chuyện được lồng ghép, liên kết với nhau và được bao trùm bởi không gian vừa hư vừa thực do bút pháp sắc sảo, điêu luyện của Haruki Murakami tạo nên. Mỗi thông điệp trong truyện tuy không trùng lặp nhưng lại chẳng hề dễ dàng tách rời để cảm nhận một cách thấu đáo. Suy cho cùng, đó cũng là điểm hấp dẫn khác biệt của ngòi bút thiên tài, đầy hấp lực này, đó chính là lý do giải thích tại sao 1Q84 cũng như các tác phẩm khác của Haruki Murakami luôn có sức hút kỳ lạ đến thế. Vì lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết 1Q84 của Haruki Murakami” cho khóa luận của mình. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm, thông điệp của nhà văn. 2. Lịch sử vấn đề Hiện tượng Haruki Murakami không chỉ là làn sóng ở Nhật Bản mà nó phát triển mạnh mẽ trên thế giới cũng như ở Việt Nam những năm gần đây. Sở dĩ, văn chương của ông nhận được nhiều sự ái mộ như thế là vì đề tài mà H.Murakami đề cập đến gần gũi với đời sống đặc biệt là thế hệ trẻ, nó có tính 6 7 thời sự cao, hơn nữa với cách kể chuyện hấp dẫn lôi cuốn, nhất là bạn đọc nhìn thấy được bóng dáng của mình ở trong tác phẩm. Cùng với sự lan tỏa mạnh mẽ đến nền văn học thế giới, cho nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết gia nổi tiếng này: Nhằm khẳng định vị trí của H.Murakami cũng như sức hút của văn chương đối với độc giả của ông, nhà nghiên cứu Đào Thị Thu Hằng đã có bài viết: Murakami một hiện tượng văn học tại Việt Nam in trên tạp chí Đông Bắc Á. Trong bài nghiên cứu này, Đào Thị Thu Hằng đã chỉ ra được nguyên nhân chính khiến văn chương Murakami có sức hút đối với đông đảo bạn đọc. Đó là do lối kể chuyện vô cùng hấp dẫn, và chủ đề ông nói đến phù hợp với đời sống của tuổi trẻ. Đi sâu vào tìm hiểu tiểu thuyết của H.Murakami ở phương diện nghệ thuật, nhà nghiên cứu Hà Văn Lưỡng đã có bài viết với nhan đề: Dấu ấn nghệ thuật hiện đại trong một số sáng tác của Haruki Murakami. Bài viết đã nêu lên một số biểu hiện tiêu biểu của nghệ thuật hậu hiện đại trong văn chương của H.Murakami. Bên cạnh đó còn rất nhiều bài nghiên cứu khác như: “Tìm kiếm bản thể đích thực và giải phẩu tinh thần”, “Nhật Bản hậu hiện đại trong tác phẩm Haruki Murakami”, “Kiểu con người đa ngã trong tiểu thuyết người tình “Sputnik” của Haruki Murakami” (Trần Thị Tố Loan), “Tác phẩm của Murakami nhìn từ phương diện dịch thuật và nghiên cứu” (Hà Văn Lưỡng). Năm 2007 trong hội thảo về Haruki Murakami tác giả Nhật Chiêu nhận định: “Giấc mơ và tưởng tượng lôi cuốn chúng ta khi đọc H.Murakami”, trong khi đó nhà nghiên cứu Cao Việt Dũng chỉ ra “Bí ẩn như thủ pháp kể chuyện của Murakami”. “Một số yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn của H.Murakami” (Hà Văn Lưỡng), ngoài ra rất nhiều bài viết được đăng trên các báo như: Báo văn nghệ, tuổi trẻ, các tạp chí văn học, hay trên các trang web http: evan.com. Http:// tiki.vn 7 8 1Q84 ra mắt tại Nhật năm 2012, ngay lập tức lọt vào “căn nhà 1 triệu bản in” - giấc mơ của mọi cây viết trên thế giới, số lượng bản in đã lên tới con số kỷ lục là 3,32 triệu bản. Kỷ lục hơn nữa đây là tác phẩm văn học đầu tiên kể từ năm 1990 giành được danh hiệu “Cuốn sách bán chạy nhất trong năm” ở Nhật. Theo lời nhà văn Haruki Murakami, cuốn 1Q84 có thể coi là câu trả lời độc đáo đối với cuốn “1984”- cuốn tiểu thuyết được coi là kinh điển của văn hào Anh George Orwell. Ở Việt Nam, tác giả Thu Giang đã có bài viết “Từ 1Q84 nghĩ gì về văn chương sex” qua đó tác giả cho rằng “Sex trong tác phẩm của Murakami không phải là sự mô tả trần trụi các hành vi tình dục do các nhà văn tự huyễn hoặc ra mà là sự khám phá trãi nghiệm về các khía cạnh tinh thần của nhân vật, làm cho những ai khi đọc 1Q84 khó có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của nó”. Cũng phải kể đến “1Q84- Sách làm bùng nổ cơn sốt” của tác giả Nhã Nam, Hay bài viết “Haruki Murakami:1Q84 - sức khỏe của tinh thần” của Nhị Linh Tuy nhiên vì đây là cuốn tiểu thuyết mới ra đời nên các bài viết công trình nghiên cứu còn chưa nhiều phần lớn là những bài viết đánh giá đưa ra những nhận xét chung về tác phẩm. Có thể nói cho đến nay việc nghiên cứu về nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết 1Q84 chưa nhiều, và còn có nhiều khía cạnh chưa được đề cập đến. Vì vậy chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết 1Q84 của Haruki Murakami. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tiểu thuyết “1Q84” của tác giả Haruki Murakami được Lục Hương dịch gồm 3 tập (NXB Hội Nhà văn, 2012 và 2013). - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết “1Q84” của Haruki Murakami. 8 9 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận, chúng tôi đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp tổng hợp, thống kê - Phương pháp phân tích, chứng minh - Phương pháp so sánh diễn dịch quy nạp 5. Bố cục đề tài Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được chia thành ba chương với nội dung chủ yếu như sau: Chương 1: Nghệ thuật kết cấu cốt truyện 1Q84 của Haruki Murakami. Chương 2: Nghệ thuật kết cấu nhân vật 1Q84 của Haruki Murakami. Chương 3: Kết cấu không gian, thời gian trong tiểu thuyết 1Q84 của Haruki Murakami. 9 10 NỘI DUNG Chương 1 NGHỆ THUẬT KẾT CẤU CỐT TRUYỆN TIỂU THUYẾT 1Q84 CỦA HARUKI MURAKAMI Kết cấu là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của một tiểu thuyết, là tiêu chí không thể không nhắc đến khi đánh giá, phê bình về “chất” của một tác phẩm”. Tiểu thuyết có nhiều dạng thức kết cấu tùy theo yêu cầu của đề tài, chủ đề hoặc theo sở trường của người viết. Thậm chí người ta còn cho rằng, về nguyên tắc, tiểu thuyết không có một hình thức thể loại hoàn kết, bởi vì nó là "sử thi của thời đại chúng ta", tức là sử thi của cái hiện tại, cái đang hàng ngày hàng giờ đổi thay, bởi vì điều quan trọng đối với nó là sự tiếp xúc tối đa với cái thực tại dang dở "chưa xong xuôi", cái thực tại đang thành hình, cái thực tại luôn bị đánh giá lại, tư duy lại. Tuy thường gặp những kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lý, kết cấu luận đề, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến v.v. tiểu thuyết vẫn không chịu được những chế định chặt chẽ, nó không có quy phạm cố định và người viết thậm chí có thể phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các hình thức kết cấu khác nhau. Muốn thấy rõ vai trò của kết cấu đối với một tác phẩm tiểu thuyết, trước hết cần nắm bắt những khái niệm cụ thể chi tiết nhất về kết cấu mà vốn từ trước đến nay đã được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau: Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học” của tác giả Lại Nguyên Ân viết: “Kết cấu là sự sắp xếp, phân bố các thành phần, hình thức nghệ thuật, tức là sự cấu tạo tác phẩm tùy theo nội dung và đề tài. Kết cấu gắn kết với các yếu tố của hình thức, và phối thuộc chúng với tư tưởng”. 10 [...]... người đọc Một tác phẩm tự sự không thể thiếu kết cấu cốt truyện, và tác phẩm 1Q84 cũng không ngoại lệ, Haruki Murakami với tài năng của mình đã phá bỏ lối kết cấu cốt truyện truyền thống, xây dựng nên những kết cấu cốt truyện mới lạ hấp dẫn như kết cấu cốt truyện mảnh vỡ lắp ghép, kết cấu cốt truyện hiện thực huyền ảo, kết cấu cốt truyện mở 1.1 Kết cấu cốt truyện mảnh vỡ, lắp ghép Cốt truyện phân mảnh... sự phân mảnh trong cảm xúc tâm lí của chính người đọc, khiến cho tác phẩm càng trở nên hấp dẫn, lôi cuốn đến lạ lùng Kết cấu phân mảnh trong cốt truyện cũng đã cho thấy phần nào tài năng nghệ thuật bậc thầy của Murakami Kết cấu mảnh vỡ của 1Q84 không dừng lại ở đó, tác phẩm không đơn thuần chỉ là những mảnh ghép của cuộc sống đã vỡ vụn, những mảnh vỡ ấy còn được gắn kết với nhau bằng những sợi dây vô... nhân vật Đồng thời tạo ra những mảng màu nghệ thuật linh động, tạo nên bức tranh cuộc sống đa cảm giác và nhiều chiều 25 26 Chương 2 NGHỆ THUẬT KẾT CẤU NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT 1Q84 CỦA HARUKI MURAKAMI “Văn học không thể thiếu nhân vật vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một... đó kết cấu tác phẩm là yếu tố đầu tiên tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc Với 1Q84, Haruki Murakami đã khéo léo xây dựng kiểu kết cấu cốt truyện mở Theo Umberto Eco viết: “Mọi tác phẩm nghệ thuật ngay cả khi nó là một hình thức đã được hoàn tất về tổ chức, đã được định cở một cách chính xác đều là mở” Nói cách khác kết cấu cốt truyện mở được hiểu là câu chuyện khép lại, những số phận của. .. quại dưới sức nặng của thời đại và số phận từng cá nhân Đây cũng là nét sáng tạo độc đáo, để lại ấn tượng mới lạ trong lòng độc giả, không chỉ về nội dung mà còn về thi pháp nghệ thuật của nhà văn Haruki Murakami 1.2 Kết cấu cốt truyện mở Tác phẩm văn học, nơi chứa đựng những suy nghĩ, tư tưởng tình cảm của nhà văn Để mang lại sức sống cho “con đẻ” của mình thì nhà văn phải hội tụ và kết hợp giữa các... kịch tính của câu chuyện Kết cấu cốt truyện mở không có nghĩa tác giả áp đặt cho bất cứ ai, mục đích cuối cùng chính là đem đến sự thăng hoa trí tưởng tượng cho người đọc, đồng thời tạo nên sức sống lâu dài cho tác phẩm Nói tóm lại, bằng cá tính sáng tạo rất riêng với những hướng kết cấu mới lạ, Haruki Murakami đã nâng giá trị của 1Q84 lên một tầm cao mới và với cách viết độc đáo đầy thú vị này, 1Q84 trở... lý mà vô vàn điều hợp lý 1Q84 là tiểu thuyết như thế Haruki Murakami đã tìm cho mình một phương thức phản ánh mới: dùng ảo để nói thực, dùng huyền ảo để giải quyết huyền ảo Đây là thủ pháp nghệ thuật để phản ánh thực tại của con người Trộn lẫn hiện thực và huyền ảo, xóa bỏ đường biên giới thời gian, sử dụng những biểu tượng như thôi miên làm cho việc lột tả tính phi thực trong cấu trúc tác phẩm có hiệu... dựng trong tác phẩm của mình một kết cấu cốt truyện hiện thực huyền ảo đầy hấp dẫn, là sự pha trộn giữa hai thế giới thực và ảo, với những câu chuyện đầy bất ngờ, mang đậm yếu tố trinh thám, siêu hình nhưng cũng rất cảm động và đầy tính nhân văn Đây là kiểu kết cấu mang tính siêu thực, là sản phẩm của trí tưởng tượng đầy khác lạ, hoang tưởng được lý giải bằng các nguyên tắc nghệ thuật riêng biệt chứ...11 Kết cấu có nhiệm vụ góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm Trong lao động sáng tạo văn học, có thể coi chủ đề tư tưởng là mục tiêu nhằm hướng tới của nhà văn trong quá trình phát hiện và xây dựng kết cấu Một tác phẩm văn học muốn thực hiện chủ đề, tư tưởng một cách khái quát, rộng lớn và thuyết phục thì phải thể hiện sinh động cốt truyện Cốt truyện là một yếu tố thuộc nội dung của tác... muốn tìm hiểu 21 22 1.3 Kết cấu cốt truyện hiện thực và huyền ảo Một tác phẩm văn học giàu giá trị là nơi mà nhà văn biết vận dụng các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc Tiêu biểu trong đó phải kể đến khả năng vận dụng yếu tố hiện thực và huyền ảo Đây là một thuộc tính của văn học trong mối liên hệ với hiện thực, khẳng định sự phụ thuộc của văn học, vào hiện thực khách quan Haruki Murakami, với khả năng kể . Murakami. Chương 2: Nghệ thuật kết cấu nhân vật 1Q84 của Haruki Murakami. Chương 3: Kết cấu không gian, thời gian trong tiểu thuyết 1Q84 của Haruki Murakami. 9 10 NỘI DUNG Chương 1 NGHỆ THUẬT KẾT CẤU CỐT. về nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết 1Q84 chưa nhiều, và còn có nhiều khía cạnh chưa được đề cập đến. Vì vậy chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết 1Q84 của. Nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết 1Q84 của Haruki Murakami cho khóa luận của mình. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm, thông điệp của

Ngày đăng: 10/11/2014, 09:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Giáo Dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2004
2. Lê Huy Bắc (2006), “Cái kỳ ảo và văn học huyền ảo”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái kỳ ảo và văn học huyền ảo”
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 2006
3. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1995
4. Hà Minh Đức (1999), Lý luận văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1999
5. Vũ Thị Thu Hà (2008), “Phản ứng của giới trẻ về yếu tố sex trong “Rừng Nauy”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phản ứng của giới trẻ về yếu tố sex trong “Rừng Nauy”
Tác giả: Vũ Thị Thu Hà
Năm: 2008
6. Lê Bá Hán- Nguyễn Khắc Phi- Trần Đình Sử (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán- Nguyễn Khắc Phi- Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2004
7. H. Murakami (1987), Rừng Nauy, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng Nauy
Tác giả: H. Murakami
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1987
8. H. Murakami (2006), Biên niên ký chim vặn dây cót, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên niên ký chim vặn dây cót
Tác giả: H. Murakami
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2006
9. H. Murakami (2012), 1Q84 (Lục Hương dịch), tập 1, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1Q84
Tác giả: H. Murakami
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2012
10. H. Murakami (2012), 1Q84 (Lục Hương dịch), tập 2, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1Q84
Tác giả: H. Murakami
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2012
11. H. Murakami (2013), 1Q84 (Lục Hương dịch), tập 3, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1Q84
Tác giả: H. Murakami
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2013
12. Đào Thị Thu Hằng (2009), “Murakami một hiện tượng văn học tại Việt Nam” Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Murakami một hiện tượng văn học tại Việt Nam
Tác giả: Đào Thị Thu Hằng
Năm: 2009
13. Trần Văn Kinh (1998), “Tìm hiểu về đặc điểm của văn học Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về đặc điểm của văn học Nhật Bản”
Tác giả: Trần Văn Kinh
Năm: 1998
14. Trần Thị Tố Loan (2010), “Kiểu con người đa ngã trong tiểu thuyết người tình Sputnik”, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểu con người đa ngã trong tiểu thuyết người tình Sputnik”
Tác giả: Trần Thị Tố Loan
Năm: 2010
15. Hà Văn Lưỡng, (2011), “Dấu ấn hiện đại phương Tây trong một số sáng tác của H. Murakami”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc, số 121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Dấu ấn hiện đại phương Tây trong một số sáng tác của H. Murakami”
Tác giả: Hà Văn Lưỡng
Năm: 2011
16. Hà Văn Lưỡng (2011), “Một số yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn của H. Murakami”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Trường Đại Học lần thứ XIX Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn của H. "Murakami”
Tác giả: Hà Văn Lưỡng
Năm: 2011
17. Phương Lựu (2001), Lý luận và phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
18. Phương Lựu (2009), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2009
19. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư), Trường viết văn Nguyễn Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1992
20. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dẫn luận thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w