Bài viết của tác giả Mai Anh Tuấn “Tiểu thuyết như một tham khảo Phật giáo” đã đưa ra nhận định: Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh “là cuốn tiểu thuyết ngay từ tiêu đề đã tiết lộ m
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN QUỐC BẢO
NGHỆ THUẬT KẾT CẤU TRONG
TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng, năm 2014
Trang 2Công trình được hoàn thành tại
Có thể tìm luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong những năm gần đây, người ta thường nhắc đến hiện
tượng Nguyễn Xuân Khánh với bộ ba tiểu thuyết khá đồ sộ về số trang và đều có điểm giống nhau là kiến giải về những vấn đề văn
hóa lịch sử, tôn giáo, tâm linh Đó là các tác phẩm: Hồ Quý Ly (2001), Mẫu Thượng Ngàn (2005), Đội gạo lên chùa (2011) Trong
đó, Đội gạo lên chùa là cuốn sách gây ấn tượng nhất được nhận giải
thưởng Tác phẩm, dày gần 900 trang, nằm trong bộ ba tiểu thuyết
kiến giải lịch sử, văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh, cùng Hồ Quý Ly
và Mẫu Thượng Ngàn Tác phẩm viết về ảnh hưởng của văn hóa Phật
giáo trong đời sống người dân Bắc Bộ thế kỷ 20
1.2 Đội gạo lên chùa tiếp tục mạch tự sự văn hóa- lịch sử trong
Hồ Qúy Ly và Mẫu Thượng Ngàn Tác phẩm viết về ảnh hưởng của
văn hóa Phật giáo trong đời sống người nông dân đồng bằng Bắc Bộ, qua những biến thiên của lịch sử Việt Nam gần như trải dài suốt thế
kỷ XX, từ công cuộc xây dựng và khai hóa của thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống Pháp, đến cải cách ruộng đất, kháng chiến chống
đế quốc Mỹ, những ngày đầu thống nhất đất nước
1.3 Kết cấu có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ tổ chức cốt
truyện Một trong những thành công trong việc cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh chính là kết cấu Vì những lý do
trên, chúng tôi chọn đề tài: Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết Đội
gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh để nghiên cứu
2 Lịch sử vấn đề
Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng văn học khá nổi bật trong những năm gần đây Mặc dù đã xuất hiện trong làng văn từ rất sớm khoảng những năm 50 của thế kỷ XX, nhưng đến đầu thế kỷ
Trang 4XXI, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh mới thực sự nhận được sự đánh giá cao của giới nghiên cứu phê bình văn học
Bài viết của tác giả Mai Anh Tuấn “Tiểu thuyết như một tham
khảo Phật giáo” đã đưa ra nhận định: Đội gạo lên chùa của Nguyễn
Xuân Khánh “là cuốn tiểu thuyết ngay từ tiêu đề đã tiết lộ một dấu chỉ Phật giáo và bởi thế, liền sau đó, vẫy gọi những cảm xúc cũng như tri thức tiếp nhận thuộc chốn cửa thiền” Cũng trong bài viết này tác giả đã chỉ ra thể loại của tác phẩm: “Vẫn miệt mài với lối viết tiểu
thuyết trường thiên, Đội gạo lên chùa ngót một ngàn trang có lẽ
không quá xa lạ với cây bút từng tạo điều tương tự với hai tiểu thuyết trước đó Nhưng vẫn đầy bất ngờ với thời tiểu thuyết ngắn mà văn
đàn thì tranh nhau hoài nghi đại tự sự Đội gạo lên chùa ở khía cạnh
này, lại trở thành tham khảo thể loại trường thiên tiểu thuyết và chắc rằng, chưa dễ đã mất đi vị thế cho những nỗ lực phục hưng dung lượng tiểu thuyết của một nhóm người, chí ít là cao tuổi”
Nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương với “Nguyễn Xuân Khánh và
tiểu thuyết văn hóa- lịch sử” đã khẳng định Đội gạo lên chùa sáng tác
theo “mạch tự sự văn hóa- lịch sử” Và Đội gạo lên chùa “Phải chăng đấy cũng là một kiến giải của nhà văn về dân tộc, tương lai dân tộc?” Nhà phê bình La Khắc Hòa cho rằng: đổi mới nguyên tắc truyện
kể theo xu hướng tiểu thuyết hóa là nhân tố cách tân cơ bản trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh Đó cũng là bước tiến bộ nghệ thuật quan trọng bậc nhất của văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 Tức
là phải kể một câu chuyện mới, một câu chuyện của mình mà không phải là thuật lại một câu chuyện cả người đọc và người nghe đều đã biết Ông đánh giá cao những cách tân trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh: “Nguyễn Xuân Khánh đã có sự đổi mới nguyên tắc tự
sự theo hướng tiểu thuyết hóa, đổi mới ngôn ngữ kết cấu, cấu trúc
Trang 5truyện kể tạo thành cuộc đối thoại giữa các lớp văn hóa”, “ Những hình thức xung đột: sử thi, tự sự, thế sự đều có trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh và tạo ra một mã riêng, đó là lối sống âm tính
và lối sống dương tính” Các ý kiến, tham luận của GS Trần Đình
Sử, PGS.TS Nguyễn Thị Bình, nhà văn Lại Nguyên Ân đều có chung nhận định: Lịch sử và nghệ thuật có một sự gắn bó hữu cơ, nhà sử học và nhà văn không có ranh giới tuyệt đối, lịch sử thuộc về con người
Như vậy, qua các bài viết và các công trình nghiên cứu các nhà
nghiên cứu, phê bình đều khẳng định sự thành công của Đội gạo lên
chùa và tài năng của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh khi tiếp tục đề tài
văn hóa- lịch sử
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về nghệ thuật kết cấu trong tiểu
thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh Đối tượng khảo sát của luận văn là tiểu thuyết Đội gạo lên chùa
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm các bình diện: nghệ thuật tổ chức hệ thống nhân vật, tổ chức cốt truyện và tổ chức không gian, thời gian nghệ thuật
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê - phân tích
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp lịch sử - văn hóa
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Cơ sở lý thuyết của đề tài là thi pháp học hiện đại
5 Cấu trúc luận văn
Trang 6Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1 Nghệ thuật tổ chức hệ thống nhân vật
Chương 2 Nghệ thuật tổ chức kết cấu cốt truyện
Chương 3 Nghệ thuật tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật
Trang 7CHƯƠNG 1 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC HỆ THỐNG NHÂN VẬT
Đội gạo lên chùa xét từ cấu trúc là thuộc tư duy truyền thống,
cho nên, để thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm một cách đắc lực nhất, hệ thống nhân vật được chia làm hai tuyến rõ ràng đối lập nhau: tuyến nhân vật chính diện và tuyến nhân vật phản diện Chính việc đặt các nhân vật trong những xung đột mang tính đối lập này mà hiện thực cuộc sống được thể hiện vô cùng sinh động và kết cấu tác phẩm được tổ chức một cách chặt chẽ logic nhất
1.1 TUYẾN NHÂN VẬT CHÍNH DIỆN
Trong Đội gạo lên chùa, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã xây
dựng được một hệ thống nhân vật đặc sắc, rất sinh động Qua mỗi nhân vật nhà văn đưa người đọc cùng tham gia đối thoại để từ đó đưa
ra những kiến giải riêng của mình về vấn đề lịch sử, con người, văn hóa tôn giáo Mỗi nhân vật trong tác phẩm hiện lên đều có tính cách,
số phận riêng Chính vì thế khi đọc tác phẩm độc giả có thể lưu giữ những ấn tượng riêng về mỗi nhân vật mà không hề bị nhầm lẫn giữa các nhân vật với nhau
Với chủ đề tư tưởng Phật giáo, có thể nói Đội gạo lên chùa đã có
một hệ thống nhân vật với tính cách độc đáo, mới mẻ Trong đó tính cách của sư Vô Úy, An, sư Khoan Độ hiện ra với những nét tiêu biểu cho biện pháp xây dựng tính cách nhân vật Nguyễn Xuân Khánh đã
sử dụng thành công hành động và lời nói của nhân vật để thể hiện nhiều mặt của một tính cách cũng như biểu hiện nhiều tính cách khác nhau làm cho tính cách của nhân vật mang tính đa dạng, phong phú, nhân vật trở thành điển hình tiêu biểu
Trang 8Nguyễn Xuân Khánh đã thành công trong việc xây dựng một tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình Tác giả đã tạo nhiều hoàn cảnh khác nhau, đặt nhân vật vào trong những hoàn cảnh ấy, từ
đó, tính đa dạng, phong phú nhiều mặt của tính cách nhân vật được thể hiện rõ nét Tính cách nhân vật chỉ được bộc lộ trong những hoàn cảnh tương ứng và khi hoàn cảnh thay đổi kéo theo sự thay đổi của tính cách
Ngoài Vô Úy, Khoan Độ, An, Vô Trần, Đội gạo lên chùa còn
khắc hoạ tính cách các nhân vật khác cũng rất nổi bật và thành công như Trắm, Xuân, Hạ Nhân vật nào cũng sống động, mỗi người một
vẻ
Xây dựng nhân vật tư tưởng, nhà văn cho thấy mối quan hệ của
nó đối với thế giới nhân vật trong truyện, mặt khác, qua đó bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, đồng thời, định hướng cho cốt truyện phát triển
Để dựng lên kết cấu hoàn chỉnh của tác phẩm, tác giả đã tổ chức các mối quan hệ cụ thể của nhân vật, làm nổi bật những mối quan hệ
ấy, tác giả phải đặt nhân vật vào trong những tình huống có tính mâu thuẫn xung đột cùng những biểu hiện của hành động và lời nói của nhân vật, để từ đó tính cách của chúng sáng rõ Nó gắn liền sự đối lập của nhân vật trên các phương diện thiện- ác, thật-giả, dũng cảm-hèn nhát, mạnh dạn- yếu đuối, quyết đoán –nhu nhược
Như vậy, với một hệ thống nhân vật đồ sộ trong Đội gạo lên
chùa, đòi hỏi tác giả có kỳ tài trong việc tổ chức, sắp xếp chúng một
cách hợp lý theo logic phát triển chủ đề, tư tưởng Điều ấy, tạo nên sự
đa dạng, sống động muôn mặt của nhân vật Mỗi nhân vật chính là một mắt xích trong hệ thống kết cấu truyện
Trang 9Hình thức kết cấu theo hai tuyến nhân vật như vậy, có tác dụng làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm Khi sự tập hợp hai tuyến là xuất phát từ cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt trong đời sống hiện thực khi bản thân từng nhân vật được gắn bó sâu sắc với những vấn đề đặt ra
Từ đó, những tư tưởng về cái thiện và cái ác, về kết quả của cuộc đấu tranh đó được thể hiện rõ nét
Như vậy, qua việc khảo sát nghệ thuật tổ chức hệ thống nhân vật cho thấy số lượng nhân vật rất đông đảo, phong phú, đa dạng, nhiều loại người, tác giả đã cho thấy ngòi bút kỳ tài, vô cùng biến hoá của mình Các nhân vật được nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, được đặt vào nhiều tình huống khác nhau nhưng đều thể hiện được tính cách
cá biệt, độc đáo Có được điều đó là nhờ sự tổ chức nhân vật thành nhóm từng tuyến liên kết với nhau trong một tổng thể thống nhất, hài hoà, cân đối
1.2 TUYẾN NHÂN VẬT PHẢN DIỆN
Hệ thống các nhân vật phản diện xét ở chức năng xã hội - là công cụ để thực hiện những âm mưu đen tối, những tham vọng chính trị điên rồ Xét ở chức năng văn học, chúng đóng vai trò phản đề: nhân vật phản diện đại diện cho cái ác; là phản đề của nhân vật chính diện
Hệ thống nhân vật thuộc tuyến phản diện, dưới ngòi bút tổ chức, sắp xếp khéo léo của tác giả, những nhân vật ấy xuất hiện tuy ít, nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong kết cấu tổ chức hệ
thống nhân vật của Đội gạo lên chùa
Bởi thế, việc khắc hoạ những nhân vật thuộc tuyến phản diện như một màng lưới liên kết, đan xen với số phận các nhân vật chính diện tạo vai trò làm nền nâng đỡ để tuyến nhân vật chính diện nổi
Trang 10bật Đó chính là tài năng không thể phủ nhận của Nguyễn Xuân Khánh
Để đưa các nhân vật vào trong tác phẩm dưới chủ đề tư tưởng
“Phật giáo -Từ, bi, hỉ, xả” là việc làm vô cùng khó khăn Nguyễn Xuân Khánh với bút pháp linh hoạt, di chuyển điểm nhìn liên tục, đã
mở ra nhiều tuyến nhân vật trong khoảng thời gian ngót ba mươi năm Và đời sống lịch sử qua lăng kính tôn giáo, được phục chế một cách sinh động Nguyễn Xuân Khánh quan niệm Phật giáo, mà cụ thể
là từ bi hỉ xả là một lối sống Con người sống với nhau phải có tình thương yêu, bao dung và tha thứ Nguyễn Xuân Khánh khai thác triết
lý này ở mặt tích cực, mặt mạnh của nó Cuộc sống cho thấy tình yêu thương đã kéo con người xích lại gần nhau, xóa bỏ bớt hận thù, định kiến và thuốc thang cho những tâm hồn bị thương tổn Tình yêu thương ấy, xét ở góc độ mỹ học, là cái đẹp, mà “cái đẹp cứu rỗi thế giới” Tinh thần từ bi hỉ xả là một tư tưởng xuyên suốt trong tác phẩm
Miêu tả con người vào thời điểm mà cuộc đấu tranh giai cấp đang là điểm nóng, việc Nguyễn Xuân Khánh đã nhìn và giải quyết vấn đề này qua lăng kính của mâu thuẫn thiện-ác có thể xem là một sáng tạo
Nguyễn Xuân Khánh đã để những va vấp, những hạnh ngộ trong cuộc đời An, và xung quanh An là Huệ, là Nguyệt, là Rêu, là Trắm, những hạnh phúc muộn mằn hoặc những éo le, trắc trở mang tính đời thường, trong vòng quay của số phận và chịu ảnh hưởng của từ trường những sự kiện xã hội
Như vậy, qua việc khảo sát nghệ thuật hệ thống nhân vật cho thấy số lượng nhân vật rất đông đảo, phong phú, đa dạng, nhiều loại người Với tuyến chính diện là việc miêu tả các nhân vật nhà sư như
Trang 11Vô Úy, Vô Trần, Khoan Độ, An, Nguyệt, Hải v.v Với tuyến nhân vật phản diện có Bernard, Quản Mật, Đội Khoát v.v tác giả đã cho thấy ngòi bút kỳ tài vô cùng biến hóa của mình Các nhân vật được đặt ở nhiều góc độ khác nhau, được đặt vào nhiều tình huống khác
nhau thể hiện được tính cách cá biệt, độc đáo Với Đội gạo lên chùa,
ngôi chùa Sọ - Phật giáo luôn hiện hữu và song hành cùng các nhân
vật ở khắp mọi nơi Có thể thấy rõ nét nhất, tiểu thuyết Đội gạo lên
chùa mang tư tưởng Phật giáo rõ nét, Phật giáo là của chúng sinh,
của dân tộc, Phật khuyến thiện, nhưng vì bảo vệ cái thiện nên Phật phải đấu tranh với cái ác Đương đầu với các thế lực đe dọa đến vận mệnh dân tộc là một hình thức hành thiện Sư cụ Vô Úy bị địch tra tấn, nhưng lúc nào cũng tụng kinh, lòng luôn hướng thiện, tránh điều
ác, An thấu hiểu cuộc sống tu trì nên tâm dần dần tự tại, tha chết cho
kẻ thù v.v điều đó cho thấy Phật giáo luôn ngự trị mọi nơi, lấn át cái
ác đang hoành hành, mong muốn hạnh phúc cho chúng sinh, giải phóng chúng sinh khỏi bạo tàn
Qua hai tuyến chính diện - phản diện, để soi chiếu vào số phận của tôn giáo, để suy ngẫm cách ứng xử đối với những vấn đề hôm nay đó là trong xã hội ngày càng phức tạp, cái thiện luôn phải chịu nhiều thiệt thòi khi đối mặt với vô số cái ác, tuy nhiên, con người hãy luôn hướng thiện, hãy ý thức đè nén cái ác, về với tính thiện là về với tính người, mất đi tính thiện là mất đi ý nghĩa làm người
Trang 12CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU CỐT TRUYỆN
Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh được xây
dựng trên hai chủ đề lớn: chủ đề Phật giáo như một nét văn hóa lớn của người Việt từ quá khứ đến hiện tại và chủ đề chiến tranh và cách mạng Vì thế trong tác phẩm nhà văn đã sắp xếp các sự kiện lịch sử nổi bật của thế kỷ XX: kháng chiến chống Pháp, cải cách ruộng đất, kháng chiến chống Mỹ và những ngày đầu đất nước thống nhất trong tương quan với sự tồn tại của Phật giáo - gắn với chùa Sọ
2.1 KẾT CẤU TƯƠNG PHẢN
Trong Đội gạo lên chùa, kết cấu tương phản được Nguyễn Xuân
Khánh sử dụng rất thành công Trong tác phẩm tràn ngập sự tương phản đối lập ở mức độ khác nhau: đối lập trên quy mô toàn dân tộc, tương phản đối lập giữa các lực lượng xã hội, các luồng tư tưởng, đôi khi là sự đối lập trong chính bản thân một con người
Để tái hiện được không khí của những ngày đầu kháng chiến chống Pháp Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng thành công các tuyến nhân vật và đặt trong thế tương phản đối lập nhau
Sự tương phản cũng tồn tại trong cuộc sống của người dân làng
Sọ, đó là sự tiếp tay của những nhân vật bù nhìn làm tay sai cho thực dân Pháp, đánh đổi tình làng nghĩa xóm mà điển hình là Quản Mật Cũng như Quản Mật, anh Đội Khoát trong cuộc cải cách ruộng đất là người không biết từ đâu được “phái” đã làm thay đổi và xáo trộn cuộc sống của người dân làng Sọ So với những việc Quản Mật làm thì việc Đội trưởng Khoát là sự tương phản trong cách nghĩ, cách làm
từ hành động cho đến việc chỉ đạo đấu tố cải cách ruộng đất, sắp xếp nói xấu người khác, bắt người vô tội, ép buộc người khác phải làm
Trang 13những việc trái với lương tâm, đi ngược với thuần phong, đạo đức của người Việt là một điều không chấp nhận Việc làm mang tính cá nhân nhưng sức ảnh hưởng đã lan truyền đến những cá nhân vốn là những con người hiền lành, chất phác ở làng Sọ
Trong chính bản thân một số nhân vật cũng tồn tại các mặt tương phản đối lập như nhân vật An, nhân vật sư Khoan Độ
Các nhân vật Bernad và Thalan là hai thái cực của sự tương phản
rõ nét: một bên đại diện cho văn minh phương Tây thuần phát, bên còn lại chính là nền văn minh ấy nhưng đã bị lai tạp cho âm mưu bình định thuộc địa
Ở một số nhân vật khác như Thầy giáo Hải cũng là người mang trong mình nhiều mâu thuẫn Thầy giáo Hải là mâu thuẫn trong nội tâm Hay sự giằng xé nội tâm của bà Thêu khi bé Rêu tự tử Hay như Gustave- viên sĩ quan Pháp
Trong Đội gạo lên chùa còn có sự đối lập giữa sự sống và cái
chết, đó là khi sư cụ Vô Úy bị bắt vào trại giam phải uống nước canh thịt mỡ để tồn tại Đó thực sự là cuộc giành giật của con người với bệnh tật để giữ lấy sự sống cho mình Cuối cùng, sức mạnh ý chí của con người đã thắng Trong cuộc đấu tranh sinh tồn ấy, sống và chết là hai mặt đối lập tượng trưng cho sự tồn tại và mất đi của một đời người
Cũng trong cuộc chiến ấy, chúng ta thấy còn có sự tương phản giữa một bên là kẻ địch và ta khi An sơ suất để kẻ thù lọt lưới để rồi chính kẻ thù lại tha mạng sống cho anh, sự đối lập trong tư tưởng, quan điểm sống của An và Đức- một lính ngụy Sài Gòn
Ngoài những tương phản đối lập trên còn là sự tương phản đối lập ngay trong bản thân các nhân vật từ hình thức đến nội tâm Đó là