1. Lí do chọn đề tài 1.1 Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng của tiểu thuyết Việt Nam trong khoảng 15 năm trở lại đây. Góp một phần lớn trong việc làm nên giá trị của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là đề tài Tôn giáo. Cùng với đạo Mẫu trong cuốn “Mẫu Thượng ngàn”, gần đây là đạo Phật trong cuốn tiểu thuyết “Đội gạo lên chùa”. 1.2 Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác Nguyễn Xuân Khánh cũng như về từng cuốn sách riêng của ông. Nhưng “Đội gạo lên chùa” và nhất là vấn đề Phật giáo trong tác phẩm này vẫn chưa có một công trình nào đặt ra nghiên cứu trực diện và toàn diện. Đây là vấn đề còn để ngỏ. 1.3 Cá nhân người viết có nhiều hứng thú với Phật giáo trong đời sống thế tục nói chung trong văn học nói riêng. Vì thế, vấn đề Phật giáo trong tác phẩm “Đội gạo lên chùa” đã có một sức hút đặc biệt đối với người viết. Trên đây là những lí do căn bản để người viết chọn: Vấn đề Phật giáo trong tiểu thuyết “Đội gạo lên chùa” của Nguyễn Xuân Khánh là đề tài cho luận văn này.
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng của tiểu thuyết Việt Namtrong khoảng 15 năm trở lại đây Góp một phần lớn trong việc làm nên giá trịcủa tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là đề tài Tôn giáo Cùng với đạo Mẫu
trong cuốn “Mẫu Thượng ngàn”, gần đây là đạo Phật trong cuốn tiểu thuyết
“Đội gạo lên chùa”.
1.2 Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Xuân Khánh cũng như về từng cuốn sách riêng của ông Nhưng “Đội gạo lên chùa” và nhất là vấn đề Phật giáo trong tác phẩm này vẫn chưa có
một công trình nào đặt ra nghiên cứu trực diện và toàn diện Đây là vấn đềcòn để ngỏ
1.3 Cá nhân người viết có nhiều hứng thú với Phật giáo trong đời sốngthế tục nói chung trong văn học nói riêng Vì thế, vấn đề Phật giáo trong tác
phẩm “Đội gạo lên chùa” đã có một sức hút đặc biệt đối với người viết.
Trên đây là những lí do căn bản để người viết chọn: Vấn đề Phật giáo trong tiểu thuyết “Đội gạo lên chùa” của Nguyễn Xuân Khánh là đề tài cho
luận văn này
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
2.1 Những nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
Nguyễn Xuân Khánh thuộc thế hệ nhà văn lão thành Ông viết chậm và
sáng tác không nhiều Có thể nói, trước “Hồ Quý Ly” và “Mẫu Thượng Ngàn”, Nguyễn Xuân Khánh là cái tên ít được biết tới.
Nguyễn Xuân Khánh từng là sinh viên Đại học Y khoa, rồi tham giaquân ngũ Sau thời gian quân ngũ, ông về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quânđội Sau đó, vì bị coi là "có vấn đề tư tưởng", Nguyễn Xuân Khánh khôngđược làm công tác văn hoá, tư tưởng trong Quân đội Giải ngũ, ông về làm
Trang 2việc ở Báo Thiếu Niên tiền phong Rồi "tai nạn nghề nghiệp" ông phải về hưunon Ông sống cùng vợ con tại căn nhà nhỏ, trong ngõ phố Trần Khát Chân vànếm trải đủ mọi khó khăn thiếu thốn của cuộc sống: Ông làm thợ may, nuôilợn, bảo vệ, … có lúc còn làm nghề bán máu.
Cuộc đời ông có quá nhiều ngã rẽ và không ít những gian nan, nhưngnghiệp viết văn thì dai dẳng Nguyễn Xuân Khánh viết đều đặn, không bao
giờ nghỉ Trong những năm nuôi lợn ông đã viết cuốn tiểu thuyết “Trư cuồng” nhưng cho đến nay nó vẫn chưa được xuất bản.
Song song với “Trư Cuồng”, Nguyễn Xuân Khánh còn viết “Suối Đen” nói về cái cống nước trước cửa nhà ông ở xóm Thanh Nhàn chảy từ
Nhà máy rượu Hà Nội ra sông Lừ đã thành một con suối
Cũng trong những năm gian nan đó, Nguyễn Xuân Khánh viết tiểu
thuyết “Miền Hoang tưởng” kể chuyện về những con người đời thường,
những vấn đề xám xịt trong hiện thực cuộc đời
Thời gian trên Nguyễn Xuân Khánh lặng lẽ sáng tác và tên tuổi của ôngcũng ít được chú ý Năm 2000, Nguyễn Xuân Khánh cho ra đời tiểu thuyết
“Hồ Quý Ly” - một tác phẩm bề thế, sâu sắc, hấp dẫn viết về một giai đoạn
lịch sử phức tạp của dân tộc - giai đoạn mục ruỗng của nhà Trần (Thế kỷ XIV
- XV) và sự lên ngôi của triều Hồ, một trong những triều đại ngắn ngủi nhấttrong lịch sử Việt Nam nhưng cũng là triều đại thi hành những chính sách cảicách táo bạo nhất gây ra những biến đổi quan trọng trong xã hội Việt Nam.Cuốn sách trên tám trăm trang đã giành một lúc hai giải thưởng của Hội Nhàvăn Trung ương và Hội Nhà văn Hà Nội năm 2000
Sáu năm sau, vào 2006, Nguyễn Xuân Khánh lại cho ra mắt “Mẫu Thượng Ngàn” - một tiểu thuyết bề thế hơn cả “Hồ Quý Ly”, với gần nghìn
trang sách và cũng giành giải thưởng của hội nhà văn Hà Nội
Và mới đây, năm 2011, Nguyễn Xuân Khánh tiếp tục tạo ra một sự bất
ngờ với cái tên “Đội gạo lên chùa” - tác phẩm tiếp tục xu hướng đào sâu để
Trang 3tìm về sức mạnh cội nguồn văn hóa truyền thống dân tộc như hai tác phẩmtrước đó.
Trên văn đàn hiện nay, Nguyễn Xuân Khánh được nhiều người chú ý,nhiều bài viết trên các trang điện tử và cả những luận văn thạc sĩ lấy đề tài,đối tượng nghiên cứu là những vấn đề xoay quanh những tiểu thuyết của ông.Thật khó có thể liệt kê hết những bài viết nói về ông đăng tải trên các trangbáo viết, báo mạng, báo nói và cả những trang báo hình Đặc biệt, tác phẩmcủa ông còn xuất hiện trên cả nhưng trang web về đạo Phật
Đã có nhiều những cuộc hội thảo, tọa đàm, nhiều luận văn nói về 2
cuốn tiểu thuyết ra đời trước đó là “Hồ Quý Ly” và “Mẫu Thượng Ngàn”.
Các công trình đều khái quát đề cập đến cái nhìn lịch sử văn hóa, thế giớinhân vật, đến kết cấu và đến lối viết tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.Đáng chú ý là cách xây dựng nhân vật mà nổi lên là nhân vật nữ
Bài viết: “Về những cách tân nghệ thuật trong Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh” của nhà
nghiên cứu Lã Nguyên và luận văn thạc sĩ của Tống Thị Thanh (2010) trường
đại học Sư Phạm Thái Nguyên với đề tài “Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại” đã
phần nào khái quát được những đóng góp quan trọng của Nguyễn XuânKhánh trong quá trình cách tân tiểu thuyết hiện đại
Bên cạnh đó, nhiều bài viết cũng đã chỉ ra những hạn chế của NguyễnXuân Khánh trong cách xây dựng nhân vật và nhất là lối kể chuyện dài dòng
2.2 Những nghiên cứu về yếu tố tôn giáo trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
Chọn con đường khai thác những giá trị văn hóa truyền thống giữa lúc
xã hội đang tiến mạnh trên con đường hội nhập, văn hóa nước ngoài lan trànmột cách mạnh mẽ, nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp đang bị mai một, NguyễnXuân Khánh đã chấp nhận đương đầu với những khó khăn, bởi sẽ không
Trang 4nhiều độc giả quan tâm đến lĩnh vực này Nhưng đây lại là một hướng đi thểhiện được giá trị nhân văn và tấm lòng của nhà văn với đời, với người.Nguyễn Xuân Khánh đã chọn cho mình đề tài Tôn giáo để dựng lại văn hóadân tộc và cũng là một cách kiến giải về sức sống của dân tộc Việt Cũng dễhiểu thôi bởi Tôn giáo gắn với đời sống tâm linh, mà đời sống tâm linh thìchưa bao giờ vắng mặt trong sinh hoạt cộng đồng Hai Tôn giáo được chọnlàm đề tài chính trong hai tác phẩm “đình đám” trong thời gian gần đây là đạo
mẫu trong “Mẫu Thượng Ngàn” và đạo Phật trong “ Đội gạo lên chùa”.
2.2.1 Đạo Mẫu trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
Tiếp nối “Hồ Quý Ly”, với “Mẫu Thượng Ngàn” Nguyễn Xuân
Khánh tiếp tục đưa ra một cách kiến giải khác về lịch sử văn hóa dân tộc Có
thể nói, “Mẫu Thượng Ngàn” là một bản tình ca về sự trường tồn của dân
tộc Việt nói chung và văn hoá Việt nói riêng Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết lànhững cuộc trò chuyện, tâm sự, bàn bạc, trao đổi và tranh luận xung quanhchuyện làng Cổ Đình, một làng quê bán sơn địa khá nên thơ, nhưng quanhnăm nghèo khó như bao làng quê Việt khác Thế nhưng, ngay cả bà Cô tổ,người canh giữ đền Thánh Mẫu cho đến cụ cử Khiêm, ông chánh Thi, cụ đồTiết, ông tú Cao, tiên chỉ Nhậm hay ông hộ Hiếu, người được Thánh giao chosuốt đời trông giữ ngôi chùa đổ nát của làng cũng không biết làng Cổ Đình
có tự bao giờ và tại sao trước bao thăng trầm của thời cuộc, lịch sử mà nó lại
có thể trường tồn đến như vậy
Có thể nói, tư tưởng xuyên suốt của “Mẫu thượng ngàn” chính
là ĐẠO MẪU Nó vừa thánh thiện, vừa gần gũi thân quen, mộc mạc, dân dã,
vừa long lanh, dễ vỡ Mẫu theo quan niệm dân gian là mẹ Âu Cơ – người mẹsinh ra con người Việt.Thờ Mẫu là thờ mẹ, là tưởng nhớ cội nguồn, thể hiệnlòng biết ơn
Đạo Mẫu là nét sinh hoạt văn hóa tâm linh truyền thống của ngườiViệt Vì vậy mà Nguyễn Xuân Khánh đã rất khôn ngoan khi khai thác đề tài
Trang 5này để dựng lại nét văn hóa dân tộc Đã có nhiều bài viết và luận văn nghiên
cứu về đạo Mẫu trong “Mẫu Thượng Ngàn” Đáng chú ý là các bài viết
“Màu sắc huyền thoại trong “Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh” của Lê Thị Bích Thủy; “Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết “Mẫu thượng ngàn” của Trần Thị An và “ “Mẫu thượng ngàn” – con đường tìm về cội nguồn văn hóa và sức sống dân tộc” trích luận văn
thạc sĩ Ngữ văn của Lê Thị Thủy được trích dẫn trong cuốn “Lịch sử văn hóa, cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh” do Nguyễn Đăng Điệp chủ
mẹ Không chỉ có vậy, với “Mẫu Thượng Ngàn” Nguyễn Xuân Khánh còn
“bao quát được nhiều vấn đề, vừa động đến lịch sử xã hội, vừa chạm tới
những khía cạnh về nhân sinh, thế sự Và trên hết là cái nhìn văn hóa phong tục Việt Nam thể hiện qua cuộc sống của người dân quê ở một làng cổ thuần chất” [5.385].
2.2.2 Đạo Phật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
Trong lời giới thiệu cuốn “ Đội gạo lên chùa” có đoạn: “Đội Gạo Lên
Chùa được viết theo lối cổ điển, mang tính luận đề về ảnh hưởng và vai trò quan trọng của đạo Phật trong đời sống tâm linh người Việt Tiểu thuyết khắc họa sâu sắc nét đẹp của văn hóa Phật giáo trong mạch nguồn văn hóa dân tộc và được xem như một sự gợi mở về lối sống Phật giáo trong xã hội hiện đại hôm nay”.
Viết về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống, Nguyễn Xuân Khánh
đã mượn những câu chuyện có thật để xây dựng nên cốt truyện “Đội gạo lên chùa” Nhà văn có lần kể, khoảng năm 1976, khi đang điều trị ở viện E, nằm
Trang 6cùng một sư cụ, đệ tử chăm sóc cụ là một anh bộ đội Anh bộ đội này vốn làmột nhà sư, đến tuổi vào quân đội nên có những kiến thức rất sâu về đạo Phật.Cái duyên đưa Nguyễn Xuân Khánh gặp hai con người này,cùng với niềmđam mê từ trước nhà văn đã ấp ủ ý tưởng viết truyện về chủ đề Phật giáo.
“Đội gạo lên chùa” là cuốn tiểu thuyết mới nhất và cũng là duy nhất
nhà văn trực tiếp viết về đạo Phật như một lối sống Do thời gian ra đời chưalâu nên các công trình, bài viết về đạo Phật trong tiểu thuyết Nguyễn XuânKhánh chưa nhiều, chỉ tập trung ở những bài viết lẻ gần đây mà người viết sẽ
Viết sớm nhưng thành công muộn, chính vì vậy những bài viết về sựnghiệp sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh chỉ xuất hiện từ khi ông tạo ra “cơn
sốt” “Hồ Quý Ly” Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Huyền (Đại học
Sư phạm Hà Nội) với đề tài: Nguyễn Xuân Khánh từ tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” đến “Mẫu Thượng Ngàn” năm 2007 đã phần nào khái quát được chặng
đường sáng tác của nhà văn
Ngoài ra còn phải kể đến nhiều bài viết ngắn đăng trên các tạp chí, cáctrang web văn học Để độc giả có cái nhìn toàn diện về văn cũng như conngười Nguyễn Xuân Khánh, gần đây nhà xuất bản Phụ nữ phối hợp với viện
Trang 7Văn học đã cho ra mắt cuốn : “Lịch sử và văn hóa cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh” do PGS TS Nguyễn Đăng Điệp chủ biên Công trình
nghiên cứu này đã tập hợp tuyển trọn những bài tham luận có chất lượng vàđầy tâm huyết của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà giáo có tên tuổi trongbuổi tọa đàm về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Càng ý nghĩa hơn khi sựkiện này diễn ra đúng dịp sinh nhật lần thứ 80 của nhà văn
Hai bài viết mở đầu cuốn sách là “Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh một diễn ngôn về lịch sử và văn hóa” của PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp và
“Từ trung tâm ra ngoại biên, từ ngoại biên vào trung tâm” của nhà nghiên
cứu Lại Nguyên Ân đều đồng quan điểm khi chia sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Xuân Khánh làm 3 chặng Chặng thứ nhất với lối viết nằm trong
phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, Nguyễn Xuân Khánh vẫn ở vị thế
“trung tâm” tuy nhiên những sáng tác của ông giai đoạn này chưa có gì đặc
biệt Sang chặng thứ hai, Nguyễn Xuân Khánh “dạt biên” với hai tác phẩm
gây sóng gió cho ông là “Miền hoang tưởng”(1973) và “Trư cuồng” (1981
– 1982) Ở chặng thứ ba, lựa chọn lối viết “tùy duyên” Nguyễn Xuân Khánh
đã được chào đón với “Hồ Quý Ly” và tiếp sau đó là “Mẫu Thượng Ngàn”
và “Đội gạo lên chùa”, chỗ đứng của ông lại từ “ngoại biên” chuyển vào
“trung tâm” Các tác giả đã giúp người đọc có được cái nhìn bao quát về sựnghiệp sáng tác, những quan điểm, cái nhìn của nhà văn về lịch sử, văn hóa
và sự lựa chọn cách viết
Với 25 tham luận được lựa chọn thì có 5 bài dành riêng cho “Đội gạo lên chùa”, người viết xin dừng lại lâu hơn ở 5 bài tham luận này Cả 5 bài
viết đều xoay quanh yếu tố Phật giáo trong cuốn tiểu thuyết Trước tiên phải
kể đến bài viết: “Đội gạo lên chùa – một cách hiểu về Phật tính” của PGS.
TS Nguyễn Thị Bình, tác giả đã có những kiến giải về nghiệp duyên trongcách lựa trọn hướng đi của các nhân vật, về “phật tính” trong con người của
cả ta và “kẻ khác” Nhìn nhận về Phật tính, tác giả viết “Hầu như không nhân
Trang 8vật nào trong cuốn tiểu thuyết này được xây dựng theo lối lý tưởng hóa, nghĩa là chẳng ai thật sự hoàn hảo cả … thế giới nhân vật ấy dù khác nhau chính kiến, thành phần xã hội, lối sống nhưng họ đều được đo bởi một bảng giá trị mà tiêu chí là tình thương yêu con người” [5 405].
PGS TS Tôn Phương Lan với bài “Khi tâm thức Phật giáo hòa vào tâm thức Việt” lại có một cái nhìn riêng về yếu tố Phật giáo trong “Đội gạo lên chùa” đó là “đằng sau màu sắc Phật giáo là đạo sống, là tâm thức Việt –
nguồn sâu của lòng yêu nước, của sức mạnh khiến cho dân tộc ta dù phải oằn mình trước những biến động của lịch sử vẫn tồn tại, phát triển” [5 415]
Đáng chú ý trong bài viết “Tâm thức Phật giáo trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh” Phan Trần Thanh Tú đã đưa ra nhận định
“trong Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện sự ảnh hưởng sâu
sắc tư tưởng Phật giáo Thiền tông” [5 442] và sau đó đã chỉ ba đặc trưng nổi
bật của Thiền Việt Nam trong “Đội gạo lên chùa” Thứ nhất, “Thiền Việt
Nam mang tính phá chấp nhưng đậm tính ôn hòa và mềm dẻo hơn” [5 444];
thứ hai, “Sự dung hòa với tín ngưỡng niệm Phật chính là điểm làm nên đặc
sắc của Thiền học Việt Nam” [444]; thứ ba, “Thiền học nước ta mang đậm tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước sâu sắc” [5 446].
Về “Đội gạo lên chùa” đã có riêng một buổi toạ đàm diễn ra ngày 20
-6 - 2012 tại trụ sở Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội Còn nhiều bài viết nữa
mà người viết chưa có điều kiện tiếp cận, cũng không tiện kể hết ra đây
Nhưng có thể khẳng định “Đội gạo lên chùa” đang và sẽ tạo được sự chú ý
của nhiều đối tượng Những bài tham luận mà người viết trích ra trên đây đã
có những kiến giải hết sức thấu đáo Người viết xem đó là những gợi dẫn quýbáu để triển khai đề tài cho luận văn tốt nghiệp
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là yếu tố Phật giáo trong tiểu thuyết “Đội gạo lên chùa”.
Trang 9Phạm vi nghiên cứu tập trung vào cuốn tiểu thuyết “Đội gạo lên chùa”.
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
5 Những đóng góp của luận văn
- Lần đầu tiên yếu tố Phật giáo trong “Đội gạo lên chùa” được đặt ra
nghiên cứu một cách trực diện và toàn diện
- Góp phần xác lập chỗ đứng của Nguyễn Xuân Khánh trong văn xuôiTôn giáo ở Việt Nam nói chung và trong hành trình của tiểu thuyết đương đạinói riêng
6.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn gồm ba chương:Chương 1: Phật giáo trong văn học và quan niệm về Phật giáo củaNguyễn Xuân Khánh
Chương 2: Phật giáo trong “Đội gạo lên chùa”, nhìn từ thế giới hình tượngChương 3: Phật giáo trong “Đội gạo lên chùa”, nhìn từ nghệ thuật trầnthuật
Trang 10B PHẦN NỘI DUNGChương 1: PHẬT GIÁO TRONG VĂN HỌC VÀ QUAN NIỆM VỀ
PHẬT GIÁO CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
1 Phật giáo trong văn học
Từ bao đời nay giáo lý đạo Phật đi sâu vào trong tiềm thức người dânViệt Với mục đích hướng thượng, hướng thiện, Tôn giáo nói chung, đạo Phậtnói riêng ra đời và phát triển vì cuộc sống của con người Khi cuộc sống càngphát triển theo hướng hiện đại thì kéo theo nó những hệ lụy không nhỏ đó là
sự xuống cấp về mặt đạo đức, con người sống trong lo âu, căng thẳng, áp lực,chiến tranh và khủng bố đang diễn ra hàng ngày trên thế giới Điều con ngườicần tìm kiếm là sự bình an, những phút giây thảnh thơi trong tâm hồn, thế giớiđược sống trong hòa bình an vui Điều này sẽ là không tưởng nếu như conngười không đánh thức lòng từ bi và không có niềm tin Tôn giáo Và khôngphải ngẫu nhiên mà người ta gọi văn học là nhân học – khoa học vì conngười, cho con người Những tác phẩm văn học luôn hướng đến lẽ sống caođẹp ở đời Do vậy, Tôn giáo và văn học có sự gặp gỡ nhau ở nhiều phươngdiện, nhưng phương diện quan trọng nhất là đều cùng tác động đến con ngườibằng con đường tình cảm, hướng đời sống tinh thần của con người ngày càngthánh thiện hơn
Đã từ lâu, sự ảnh hưởng qua lại giữa văn học và Tôn giáo là một việcrất tự nhiên Tôn giáo xem văn học như một con đường, một phương tiện vôcùng hữu hiệu để kí thác những tâm tư tôn giáo và để truyền tải tinh thần tôngiáo, thông điệp tôn giáo đến cho con người Văn học thì xem tôn giáo là mộtnguồn cảm hứng vô tận Cho nên tôn giáo xâm nhập vào văn học vừa như một
đề tài lớn, vừa như một cách nhìn nhận những giá trị của cuộc sống nhân sinh,vừa như một kiểu tư duy nghệ thuật để sáng tạo nên các thế giới nghệ thuật
Trang 11ngôn từ của mình Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử thì sự ảnhhưởng của hai loại hình này có những tính chất khác nhau.
1.1 Phật giáo trong văn học Trung đại.
Ở Việt Nam, một đất nước với rất nhiều nét văn hóa đặc trưng, một đấtnước nông nghiệp vốn rất coi trọng đời sống tình cảm, con người vốn hồnhậu, thương yêu nhau, gần gũi với thiên nhiên nên dễ dàng tiếp nhận giáo lýđạo Phật và dần dần biến đổi cho phù hợp với văn hóa người Việt Khôngphải chỉ ở những địa phương có truyền thống Phật giáo mới có hiện tượng tíngưỡng đạo Phật, mà đây đó khắp đất nước đều có xu hướng tin Phật mạnh mẽ.Chùa được tu sửa mới hơn, đẹp hơn, ngày lễ thì trong và ngoài chùa chậtních, việc may, việc rủi của mọi nhà đều nghĩ đến Phật
Và sự ảnh hưởng, tác động giữa văn học với Phật giáo cũng đã diễn ra
từ rất lâu rồi Ngay từ văn học dân gian đã thấy ảnh hưởng của Phật giáo.Tiếp theo đó đến văn học viết Trung đại, văn học Phật giáo vẫn được duy trì
và phát triển đến đỉnh cao dưới thời Lý – Trần Thậm chí, PGS TS NguyễnCông Lý trong một bài viết của mình còn đưa ra nhiều dẫn chứng và cuối
cùng đi đến kết luận: “Văn học viết Việt Nam trước thời Lý Trần có rất ít tác
phẩm là của các nhà Nho, quan chức, số còn lại, đại bộ phận là những tác phẩm thuộc văn học Phật giáo” [21].
Tuy nhiên chỉ đến thời Lý – Trần khi Phật giáo trở thành Quốc giáo thìvăn học Phật giáo mới trở thành một bộ phận quan trọng của văn học Biểuhiện rõ nhất là đội ngũ sáng tác có nhiều vị thiền sư như: Không Lộ thiền sư,Khuông Việt đại sư, Đỗ Thuận thiền sư, Huyền Quang tôn sư,…những bàithơ, bài kệ trực tiếp hay gián tiếp nói đến giáo lý nhà Phật Viết về con người
thì cũng là những con người: “ngộ đạo với tinh thần vô úy,vô tâm, vô ngôn,
con người hòa hợp với vũ trụ, con người tự do đạt đạo…có khi đó còn là con người phóng nhiệm, thẳng tay vào chợ, buông xả, vượt thoát với sự cởi mở cá
Trang 12tính Nói chung đó là con người Tôn giáo, con người thiền với cách sống thiền” [23 119].
Trong sáng tác của các nhà nho thế kỉ XV như Nguyễn Trãi, LươngThế Vinh và nhất là Lê Thánh Tôn có ảnh hưởng giáo lý cơ bản nhà Phật LêThánh Tôn là một ông vua nổi tiếng nhân từ, thương dân như con Tác phẩm:
“Thập giới cô hồn quốc ngữ văn” của ông đã phản ánh tấm lòng nhân từ của
nhà vua dành cho mọi giới trong xã hội
Dưới triều Nguyễn, phần lớn các nhà thơ có tên tuổi đều là nhà Nho.Tuy nhiên, sáng tác của họ lại lấy cảm hứng chủ yếu từ Phật giáo chứ không
phải Nho giáo, tiêu biểu là Nguyễn Du với “Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh”
“Truyện Kiều” – tác phẩm được xem là một kiệt tác văn học đã thấm
đẫm màu sắc Phật giáo khi Nguyễn Du lý giải số phận truân chuyên của nàngKiều bằng giáo lý nghiệp – duyên của nhà Phật
1.2 Phật giáo trong văn học hiện đại
Bước sang thời kỳ hiện đại, văn học phát triển trong bối cảnh đất nướcđang oằn mình dưới gót giày ngoại xâm mà lần này là thực dân, đế quốcphương Tây Văn học tiếp thu những yếu tố mới trong sáng tác từ nội dungcho đến hình thức Về mặt nội dung vẫn không tránh được ảnh hưởng của đạoPhật trong nhiều sáng tác bởi đạo Phật đã trở thành bản sắc, là một thành tốquan trọng làm nên văn hóa Việt
1.2.1 Giai đoạn trước 1975
Trong thời kỳ chống Pháp, sau này là chống Mỹ, vấn đề chống giặcngoại xâm được đặt lên hàng đầu Quan niệm về Tôn giáo nói chung, Phậtgiáo nói riêng còn chưa được đúng đắn và cởi mở ở phương diện người quản
lí, phần lớn xem tôn giáo như là đối lập với chính trị, thậm chí đồng nhất giảnđơn hoạt động tôn giáo với những hoạt động mê tín dị đoan, hoặc xem tôngiáo là một thứ thuốc phiện chỉ làm u mê con người
Trang 13Chính cái nhìn về Phật giáo không thân thiện như trên cho nên văn họcgiai đoạn này ít viết về Phật giáo Có chăng là ở một số tác phẩm của “Tự lựcvăn đoàn” (“Hồn bướm mơ tiên”), ở “Tắt lửa lòng” của Nguyễn CôngHoan… Nhưng chỉ dừng lại ở một vài chi tiết mang màu sắc Phật giáo như:cảnh chùa thanh vắng, buồn tình đi tu,…Đáng kể hơn cả là văn học chínhthống ở miền Nam Việt Nam giai đoạn chống Mỹ Đời sống văn học khá pháttriển, trong đó đáng chú ý là đội ngũ tác giả có những vị sư như Nhất Hạnh,với những bài thơ ca ngợi tình thương, lòng nhân ái mà tiêu biểu là tập thơ
“Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện” Song do quan điểm chính trị
thời đó mà người ta lên tiếng chỉ trích nặng nề: “Hơi vàng của đồng đô-la đã
cám dỗ tâm hồn Nhất Hạnh để cho quỷ xứ ma vương của Ngũ giác đài và Bạch Cung mua trọn vẹn thể xác y, đẩy vào hỏa ngục” [4 293] Nguyên nhân
là do quan niệm: “Đó là thứ văn nghệ lũng đoạn tâm hồn độc giả, mê hoặc lý
trí độc giả để bắt quần chúng cúi đầu trước bạo lực phi nghĩa, để thúc đẩy quần chúng mù quáng phản bội dân tộc [4 292,29].
Có thể nói văn học giai đoạn này e dè khi đưa yếu tố Phật giáo vàosáng tác, nếu có thì cũng không được đón nhận, thậm chí còn bị coi như mộtdạng “yêu ngôn yêu thư”
1.2.2 Giai đoạn sau 1975
Do nhu cầu tâm linh của con người qua việc hướng đến những “lĩnhvực siêu nhiên”, lại phát triển trong bối cảnh đất nước hoàn toàn độc lập Vănhọc được “cởi trói” Văn chương được trở về đúng nghĩa của nó – nghĩa làquan tâm đến những gì nhân bản nhất, người nhất
Trong văn học, yếu tố Phật giáo xuất hiện nhiều, dày đặc chi tiết, hìnhảnh, ngôn ngữ và Phật giáo được khai thác ở phương diện “nhập thế” Đáng
kể gần đây là những tác phẩm như: “Đức Phật, nàng savitri và tôi” (Hồ Anh Thái); “Giàn thiêu” (Võ Thị Hảo); “Chuyện nhà chùa 1” (Thái Bá Tân)… ở
nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và trong rất nhiều tập thơ rải ráctrong Nam ngoài Bắc
Trang 142 Quan niệm về Phật giáo của Nguyễn Xuân Khánh
Nguyễn Xuân Khánh từng tâm sự rằng mình “mê” Phật giáo và cũng tựnhận mình không phải đệ tử Phật Ông càng không phải là một nhà nghiên cứuPhật giáo, nhưng với vốn sống, kinh nghiệm nhiều năm đi rất nhiều chùa và
đọc nhiều sách về Phật giáo nên khi viết “Đội gạo lên chùa” yếu tố Phật giáo
đã ngấm vào từng câu chữ, từng chi tiết,… Điều đáng nói là trong hai tiểuthuyết gần đây nhà văn này đã bộc lộ rõ quan niệm riêng của mình về Phậtgiáo Người viết xin được gọi tên sự khác biệt đó bằng ba luận điểm như sau:
2.1 Chú trọng tính nhập thế của Phật giáo
Đạo Phật bản chất không phải là “lánh khổ tìm vui” mà là đạo “cứu khổtìm vui” Đức Phật xưa kia vì nhìn thấy cảnh nhân sinh thống khổ, cuộc đời
vô thường nên đã quyết chí xuất gia tu hành tìm đường giải thoát cho mình và
cho người Sau khi đắc đạo Người đã “dãi dầm sương nắng ngót bốn mươi
chín năm, đem tinh thần bình đẳng thay cho giai cấp bất bình, lấy từ bi thay cho sân hận oán thù, dùng trí tuệ thay cho si mê mù mịt” [33 34].
Nối gót chân Phật, sau này bao nhiêu đệ tử đắc đạo của Người cũng tìmđến con đường giáo hóa chúng sinh Phật giáo Việt Nam gắn chặt chẽ với đời,
mang tính chất nhập thể rất rõ “Các cao tăng thường được triều đình mời
tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng” [37 466] Chẳng hạn,
thời Đinh, Khuông Việt đại sư được phong làm tăng thống; thời Tiền Lê, đại
sư Khuông Việt và pháp sư Đỗ Thuận được giao tiếp sứ thần nhà Tống; Thời
Lý, thiền sư Vạn Hạnh là cố vấn cho vua Lý Thái Tổ;…
Điều đặc biệt là ở thời Lý – Trần không chỉ có các nhà sư tham giachính sự mà nhiều vua quan quý tộc đi tu Con cháu ngàn đời mãi mãi nhớ ơnPhật Hoàng Trần Nhân Tông – ông vua Phật ở thời nhà Trần Sau khi lãnhđạo nhân dân đánh thắng giặc ngoại xâm, Trần Nhân Tông nhường ngôi chocon, vào núi sâu Yên Tử để tìm đường giải thoát giác ngộ Ngài là vị tổ đầutiên của thiền phái Trúc Lâm Và mới đầu năm 2013 này, Trúc Lâm Yên Tử
Trang 15đã vinh dự đón nhận Bằng di tích Quốc gia đặc biệt trong niềm tự hào củangười dân Việt.
Sau này trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Phật tử Việt Nam cũng
tích cực đấu tranh “ Đầu thế kỉ XX, Phật tử là lực lượng tích cực trong cuộc
vận động đòi ân xá Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh” [37.
467 ] Đến thời Diệm – Thiệu, một sự kiện gây chấn động Sài Gòn là việchòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu
Có lẽ nhà văn Nguyễn Xuân Khánh hơi khiêm tốn khi nói rằng mình
“mê” Phật giáo, theo người viết thì, trên cả cái “mê”, cái thích, nhà văn này
đã dùng một trí tuệ sắc bén để hiểu đạo Phật và có khát vọng để Phật giáo đivào trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Ông đã nhìn thấy và khaithác bản chất của đạo Phật Việt Nam đó là tính nhập thế
Nhân dân ta xưa có câu: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba
tu chùa” Nguyễn Xuân Khánh khi trả lời phỏng vấn một tờ báo điện tử có
nói: “Tôi cổ xúy để Phật giáo trở thành một lối sống Mà đã là lối sống thì ở
đâu cũng tu được” [ 1] Và trong một bài phỏng vấn khác ông nói thêm: “Xã hội hiện đại bây giờ không chỉ Việt Nam mà thế giới, người ta rất chú ý đến Phật giáo, đó là những giá trị nội tại tốt đẹp của con người Càng hiện đại, càng sống gấp, càng bị stress bao nhiêu thì càng cần Phật giáo để tự cân bằng mình Nếu nó trở thành lối sống thì rất tốt, nó không làm hại ai cả, mà chỉ giúp con người cao thượng hơn thôi Đó là những giá trị Đông phương không phải đã lỗi thời mà còn có lợi với hiện đại, khi đời sống đang có những tan rã, con người mất niềm tin, thì đạo Phật là một cách hướng con người đến niềm tin Tôi nghĩ, đạo Phật đã được Việt hóa, và tôi chú trọng tính nhập thế của nó” [20] Tu theo đạo Phật không phải chỉ dành cho những vị xuất gia
và xuất gia rồi không có nghĩa là lánh xa cõi đời Đạo Phật cần cho cuộc đờinày, đạo Phật cần được nhìn như một lối sống cần phải có trong cuộc sốnghiện đại
Trang 16Trả lời câu hỏi của đội Khoát rằng: “Phật giáo dùng để làm gì?” , Sư Vô
Úy nói lên quan điểm của mình: “Từ bao đời nay dân ta đều biết Phật giáo
dùng để cứu đời Hàng ngàn đời nay, Phật giáo ở nước ta chỉ làm lợi lạc cho đất nước, cho nhân quần Ân đức của Đức Phật giáo hóa cho dân thật vô lượng Vì thế nên làng nào, xã nào trên đất nước ta cũng có chùa Từ lý lẽ thâm sâu cho tới hành động của nhà chùa đều chỉ vì mục đích tạo điều lành, diệt điều ác…Chính quyền lo sự an dân Nhà chùa lo dạy dân hướng thiện, tránh ác” [14 560] Qua vài trích dẫn trên có thể khẳng định: Khai thác tính
nhập thế của đạo Phật chính là kim chỉ nam trong việc xây dựng các nhân vật
trong “Đội gạo lên chùa” Ngôi chùa làng và vị sư già đã trải qua biết bao biến
thiên trong lịch sử, đã gắn bó và xoa dịu những đau khổ trong kiếp nhân sinh.Vấn đề này người viết xin được làm sáng tỏ thêm ở phần sau của luận văn
2.2 Quan niệm Phật giáo là phần âm tính, là quốc hồn quốc túy của dân tộc
Hòa thượng Thích Thiện Hoa trong giáo trình “Phật học phổ thông”
có nhận xét: “Nếu có ai đi sâu vào lịch sử Phật giáo Việt Nam, theo dõi từng
bước đi của sự truyền giáo qua các thời đại… sẽ thấy Phật giáo giữ một địa
vị quan trọng vô cùng trong văn hóa Việt Nam Có thể nói một cách không quá rằng:Văn hóa Việt Nam một phần lớn là văn hóa Phật giáo Rút cái tánh chất Phật giáo trong văn hóa Việt Nam ra thì văn hóa ấy thật là nghèo nàn, nông cạn” [10 51] Như trên đã nói, đạo Phật khi du nhập vào Việt Nam đã
thay đổi cho phù hợp với tập quán, văn hóa và đạo lý của người Việt nên dễdàng ăn sâu vào gốc rễ tâm hồn người dân Việt Văn hóa Việt Nam là văn hóaPhật giáo Chính vì vậy nên dù không chính thức nhưng mỗi người dân ViệtNam đã là một đệ tử Phật, không ngôi làng nào là không có chùa, ai trong đời
đã từng ít nhất một lần tới chùa, trẻ con từ bé đã theo bà, theo mẹ lên chùa.Trong nhiều giai đoạn, Phật giáo đã trở thành Tôn giáo chính (thời Lý, Trần)
Trang 17Nguyễn Xuân Khánh đã nhìn thấy ở đạo Phật một giá trị vô cùng quan trọng
đó là hình thành nên nhân cách, sức mạnh của người Việt Nam
Tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” (2001), không nói nhiều đến yếu tố Phật
giáo nhưng người viết lại cảm thấy Phật giáo trong cuốn tiểu thuyết này cóphần sâu sắc hơn khi nhà văn mượn lời cụ Phạm nói với Hồ Nguyên Trừng:
“Đạo Phật như giếng trời, còn Khổng và Lão chỉ như hang và khe Đạo Phật
như mặt trời, còn Khổng và Lão chỉ như bó đuốc…”
Nguyễn Xuân Khánh quan niệm Phật giáo là phần âm tính – phần làm
nên sức mạnh lâu bền của dân tộc: “Núi sông cũng có âm có dương, một đất
nước cũng có âm có dương: Phật giáo và Nho giáo Phật giáo là phần âm của hồn dân Việt Đạo Phật giữ phần linh thiêng, phần chìm, phần lặng lẽ và thâm thúy của núi sông Đã bao đời nay nó vẫn ngân nga trong tiếng chuông chùa làng, lẫn khuất đầu ngọn tre, dưới mái rạ để xoa dịu, nâng đỡ hồn người dân quê Việt trong những lúc nhiễu nhương loạn lạc Trong những năm lụt lội đói khát đem lại cho người dân sức chịu đựng dẻo dai để chờ đến buổi bình minh sẽ tới… Cái phần tĩnh lặng, u uẩn, linh thiêng sẽ giúp ta trở nên cân nhất, biết cắn răng mà chịu, biết nuốt nước mắt vào lòng, biết chấp nhận nhục nhã, để chờ một ngày nào đấy, có thể lại đứng dậy, lại lau sạch khuôn mặt, làm cho đất nước trở nên rạng rỡ” [15 514,515] Thật vậy, phần
âm là phần chìm nhưng là phần quan trọng nhất, nó tạo nên sức mạnh nội lựcđưa con người ta vượt qua mọi khó khăn.Với quan niệm này, có lẽ NguyễnXuân Khánh muốn lý giải sự thất bại của Hồ Quý Ly Ai cũng biết ông vua họ
Hồ này không ưa đạo Phật, ông coi trọng phần dương, phần nổi, Hồ Quý Ly:
“sống như một cơn lốc” [15 570], ông thậm chí không có thời gian để ốm.
Chính cách sống và cách làm việc như vậy Hồ Quý Ly sớm chuốc lấy thất bạimặc dù được đánh giá là người có nhiều cách tân đổi mới Dù rằng luôn phảikết hợp hai yếu tố âm dương nhưng không thể phủ nhận một điều rằng: làm
Trang 18nên sức mạnh sâu bền của một con người, một quốc gia là phần âm tính –phần chìm khuất.
Đến đây, người viết muốn đưa thêm một ý kiến của nhà sử học TrầnQuốc Vượng về một nhân vật lịch sử, đó là người anh hùng Nguyễn Huệ để
thấy vai trò, sức mạnh của phần âm tính “Ngài (Quang Trung) không biết lùi
như Trần Hưng Đạo đã biết lùi; và việc Ngài xưng đế ở Phú Xuân công khai sánh ngang Hoàng đế Nguyễn Nhạc… chưa hẳn đã là điều hay” [41 909].
Người viết không dám bàn luận thêm gì về vấn đề này Nhưng rõ ràng, vuaQuang Trung đã để lại một sự nghiệp dở dang, giáo sư Trần Quốc Vượng có ý
so sánh vua Quang Trung với Trần Hưng Đạo Phải chăng người anh hùng áovải đáng kính của chúng ta đã sai lầm khi không biết phát huy phần âm tính,
“Ngài đã theo cái học của Chu Tử tức là theo Tống Nho” [41 910].
Trong “Đội gạo lên chùa”, chính sức mạnh nội tại - phần âm tính này
đã giúp cho các nhân vật trong truyện vượt qua mọi kiếp nạn Do đâu vị sưgià, cơ thể chỉ còn da bọc xương vượt qua được đòn roi tra tấn của kẻ thù? Dođâu những người phụ nữ như bà Nấm, cô Nguyệt, Huệ,… có được bản lĩnh đểđứng dậy đi tiếp sau rất nhiều những mất mát đau thương…? Câu trả lời chỉ
có thể là trong dòng máu của họ Phật tính đã được phát huy
Trong bài Đội gạo lên chùa – một cách hiểu về “Phật tính”, PGS.TS
Nguyễn Thị Bình có đưa ra nhận định: “tác giả đã tạo ra cơ hội “ném” các
nhân vật vào cuộc biến thiên chóng mặt, từ đó mà luận về Phật giáo và truy tìm “Phật tính” trong con người” [5 399] Mỗi người dân Việt sẽ tìm thấy
mình trong tính cách của các nhân vật chính diện trong truyện, do vậy Phậttính đã trở thành Việt tính và cũng chính là nhân tính Xin được tạm khái quátmối quan hệ đó như sau: Nhân tính = Phật tính = Việt tính
2.3 Khai thác tính chất từ, bi, hỷ, xả của đạo Phật
Quan niệm Phật giáo là một lối sống – sống từ, bi, hỷ, xả, tác giả “Đội
gạo lên chùa” đã nhiều lần bày tỏ tâm niệm của mình: “Cứ sống hết mình với
Trang 19cuộc đời này bằng bốn chữ của nhà Phật từ - bi – hỷ - xả thì tôi nghĩ cũng đã
là hạnh phúc rồi, và những người xung quanh cũng cảm thấy dễ chịu rất nhiều”[35].
Đạo Phật là đạo Từ bi và Trí tuệ, tuy nhiên trong “Đội gạo lên chùa”
Nguyễn Xuân Khánh thiên về khai thác tính chất Từ bi của đạo Phật Có thể
nói “Đội gạo lên chùa” là câu chuyện về lòng Từ bi, sự hóa giải đau khổ, hận
thù bằng lòng Từ bi
PGS.TS Tôn Phương Lan trong một bài viết của mình có nói: “Trong
“Đội gạo lên chùa” tác giả đã gắn lòng thương yêu con người như một bản
tính Việt vào tinh thần từ bi hỷ xả ở đạo Phật và coi đây như một tư tưởng chủ đạo xuyên suốt tác phẩm” [5 416].
Dựa trên tinh thần từ bi hỷ xả, Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng một thế
giới nhân vật đa dạng, cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Bình thì: “không nhân
vật nào của cuốn tiểu thuyết này được xây dựng theo lối lý tưởng hóa, nghĩa là chẳng ai thật sự hoàn hảo cả Vẫn có người tốt nhiều, kẻ tốt ít, kẻ xấu nhiều, người xấu ít theo lẽ thông thường Điều đáng nói là thế giới nhân vật ấy dù khác nhau chính kiến, thành phần xã hội, lối sống nhưng họ đều được đo bởi một bảng giá trị mà tiêu chí là tình thương yêu con người” [5 405].
Vâng, chỉ có lòng thương yêu và thương yêu vô bờ bến mới có khảnăng hóa giải mọi hận thù Bằng lòng Từ bi bao la của nhà Phật, sư cụ Vô Úy
đã cảm hóa được hổ dữ, đã biến một người từ “lục lâm thảo khấu” thành mộtnhà sư trọn đời bảo vệ chính nghĩa, hộ trì chánh pháp, đã lan truyền lòng Từ
bi sang ông cán bộ trại giam…Vị sư già đã đem đạo lý Từ bi dạy cho người
đệ tử nhỏ: “Hai chữ từ bi dù sao cũng được nhiều người mang giữ mặc dù
mang giữ nó có khi thiệt vào thân Nhưng nếu hai chữ ấy mà bị mất đi hoàn toàn chắc chắn con người sẽ bị rơi lại vào thời mông muội Thiếu nó, con người sẽ chẳng còn là người” [14 384].
Trang 20Người viết khi chuẩn bị cho luận văn này có tham khảo ý kiến một sốPhật tử và nhà nghiên cứu, trong số đó có một ý kiến mà người viết thấy đáng
phải suy ngẫm, đó là: Đạo Phật trong “Đội gạo lên chùa” tuy chưa sâu nhưng
lại phù hợp với người Việt bởi vì đã nó đã chạm đến vết thương và đề xuấtgiải pháp làm lành vết thương bao nhiêu năm nay Việt Nam là một nước giàulòng nhân ái nhưng trải qua nhiều chiến tranh mất mát, hận thù cũng giăngđầy, đau khổ cho đến ngày nay vẫn chưa nguôi, thì lối sống Từ bi trongtruyện đáng được nhân rộng thành lối sống phổ biến Chỉ có lòng Từ bi mớigiúp con người thoát khỏi đau khổ và hóa giải mọi hận thù Phải chăng đâycũng chính là thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc? Để thế giớinày biết yêu thương nhau, yêu thương muôn loài thì cần phát huy được thuyết
tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả) của nhà Phật Điều này sẽ giúp chuyển hóa nộitâm con người, đi đến giải quyết được mọi tranh chấp, bất đồng đang diễn rangày càng căng thẳng giữa các nước trên thế giới
Nguyễn Xuân Khánh đã từng đi qua những thăng trầm trong cuộc đời,với tình yêu đời, yêu người, bằng niềm say mê với đạo Phật và những kiếnthức có được do dày công tìm hiểu, nghiên cứu nên đã có được cái nhìn đúngđắn về một đạo Phật chân chính Trên đây chỉ là những nhận xét mang tínhkhái quát, người viết xin được tiếp tục làm rõ quan niệm của nhà văn về Phật
giáo qua “Đội gạo lên chùa” ở chương 2 và 3 của luận văn.
Trang 21Chương 2: PHẬT GIÁO TRONG “ĐỘI GẠO LÊN CHÙA” NHÌN TỪ
THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG
1 Hình tượng tác giả: Người mộ Phật
Ở đây cần phân biệt hình tượng tác giả với hình tượng nhân vật Theo
nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Hình tượng tác giả cũng là một hình tượng
được sáng tạo ra trong tác phẩm, như hình tượng nhân vật, nhưng theo một nguyên tắc khác Nếu hình tượng nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo một quan niệm nghệ thuật về con người và theo tính cách nhân vật, thì hình tượng tác giả được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện sự cảm nhận và thái độ thẩm mỹ đối với thế giới xung quanh” [29 127].
Thi hào Goethe từng nói: “Mỗi nhà văn dù muốn hay không đều miêu
tả chính mình trong các tác phẩm một cách đặc biệt” Tác giả là trung tâm
làm nên nội dung và hình thức tác phẩm, tác giả hiện lên trong thế giới củatác phẩm chính là hình tượng tác giả Trong văn xuôi, hình tượng tác giả thểhiện gián tiếp qua nhân vật
Theo lý thuyết trên thì trong “Đội gạo lên chùa” nhân vật trung tâm và
quan trọng chính là bản thân nhà văn Đó là một con người am hiểu giáo lýđạo Phật, say sưa truyền giảng những kiến thức Phật giáo cơ bản nhất
Bằng niềm say mê và khả năng sáng tạo, Nguyễn Xuân Khánh đã hóathan vào các nhân vật như: Vô Úy, Vô Trần, Khoan Hòa, Chánh Long,… đểgián tiếp bày tỏ quan điểm của mình về giá trị và sức mạnh của giáo lý đạophật trong đời sống “Đội gạo lên chùa” không đơn thuần chỉ là một cuốn tiểu
thuyết, ông đã chia sẽ với báo giới “ Trong “Đội gạo lên chùa” tôi đã sử
dụng vốn của cả cuộc đời tôi vào đấy Đó là những kiến thức qua sách vở, qua bạn bè và những trải nghiệm của tôi trong gần 80 năm qua”.
Trang 22Có thể nói không ngoa rằng nhà văn giống như một người truyền đạo.
Để sáng tỏ hơn hình tượng tác giả, luận văn xin được khảo sát trên nhữngphương diện sau:
1.1 Cái nhìn nghệ thuật
1.1.1 Khái quát về cái nhìn nghệ thuật
Cái nhìn nghệ thuật hiểu nôm na là cách cảm nhận, cách đánh giá mangđậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ khi phản ánh hiện thực Theo nhà
nghiên cứu Trần Đình Sử “ Cái nhìn là một năng lực tinh thần dặc biệt của
con người, nó có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật… nghệ thuật không thể thiếu cái nhìn” [29.130] Cái nhìn
gắn với một cá thể và mang tình cảm yêu, ghét riêng Mỗi nhà văn, phụ thuộcvào tuổi tác, môi trường sống, vốn sống,…có một cái nhìn riêng độc đáo Sựđộc đáo ấy là yếu tố riêng làm nên phong cách của mỗi nhà văn
Sự sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với một tư tưởng nhấtđịnh, và tư tưởng đó tập trung thể hiện qua cái nhìn của tác giả Trong giáo
trình này nhà nghiên cứu có dẫn lại lời của nhà văn Pháp M.Proust : “Đối với
nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ Phong cách không phải là vấn dề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn” [29 130].
Cũng trong “Dẫn luận thi pháp học” Trần Đình Sử viết: “Cái nhìn là
một biểu hiện của tác giả Cái nhìn thể hiện trong tri giác, cảm giác, quan sát, do đó có thể phát hiện cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi… Cái nhìn bao quát không gian, bắt đầu từ điểm nhìn trong không gian và thời gian và bị không gian, thời gian chi phối” [29 130].
1.1.2 Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh trong “Đội gạo lên chùa”
Khái thác một đề tài không mới nhưng không hề dễ dàng, NguyễnXuân Khánh hướng cái nhìn đến những vấn đề của cuộc sống đời thường từ
yếu tố tâm linh Cái nhìn của tác giả trong “Đội gạo lên chùa” nổi bật ở một
số nét chính sau:
Trang 231.1.2.1 Cảm nhận về không gian mang đậm dấu ấn Tôn giáo
Trong “Đội gạo lên chùa”, tác gải đã nhìn nhận, mô tả các loại không
gian như: nhà, chùa, hang, động, am, rừng, vườn, ruộng, sông, trại giam,chiến trường theo trục tôn giáo Các loại không gian này lại được chia ra làmhai dạng Dạng thứ nhất là không gian tĩnh, lành, thuận với Phật tính: chùa,hang, hầm, am, rừng; dạng thứ hai là không gian động, dữ, nghịch với Phậttính: trại giam, chiến trường
Có thể dễ dàng nhận thấy không gian xuất hiện nhiều nhất trong truyện
là ngôi chùa làng Chùa Sọ gắn liền với cuộc đời, số phận của nhiều nhân vậtchính trong truyện Do vậy người viết cũng xin được tìm hiểu sâu hơn về hìnhảnh ngôi chùa làng
Không chỉ ở phần 2 của chương I mới nói về “Chùa Sọ” mà ở khắp cácchương truyện đều ít nhiều nhắc lại hình ảnh ngôi chùa Dù không có đoạnvăn nào miêu tả cụ thể cấu trúc của chùa Sọ nhưng qua một số chi tiết ngườiđọc có thể hình dung chùa Sọ có cấu trúc quen thuộc Ngoài chánh điện là nơi
thờ Phật còn có: “ngôi nhà tổ của chùa Sọ là ngôi nhà 5 gian, ba gian giữa
để thờ và hai buồng ngói hai đầu Buồng của thầy nằm bên trái Tôi và sư Khoan Độ nằm bên phải” [14 249] (kiểu cấu trúc năm gian hai chái) Đây là
cấu trúc quen thuộc, dễ thấy ở rất nhiều ngôi chùa ở Việt Nam “ngôi chùa
Việt Nam được thiết kế theo phong cách ngôi nhà Việt Nam cổ truyền với hình thức mái cong, có ba gian hai chái, năm gian hai chái” [10 471].
Chùa Sọ không đơn thuần chỉ là nơi thờ Phật mà nó còn có những sinhhoạt như một gia đình Ngoài phần chính để sinh hoạt là chánh điện, nhà tổcòn có khu vườn với khoảng đất trống khá rộng để nhà chùa trồng rau, câythuốc Hình ảnh này gợi nhắc tới một nét rất riêng của Phật giáo Việt Nam đó
là: “Nhận thấy quan niệm của xã hội Việt Nam một trăm năm trước đã không
chấp nhận việc nhà sư đi khất thực, cho nên Tổ đã thực hiện tinh thần tùy
Trang 24duyên bằng cách cho khẩn đất hoang, dạy đại chúng làm việc để có thực phẩm tự túc và cũng vừa làm thuốc để cứu người” [28 460].
Chi tiết có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện cái nhìn của nhà văn.Khi nhà văn trình bày cái họ thấy cho ta cùng chiêm ngưỡng thì ta đã tiếp thucái nhìn của họ và cùng bước vào phạm vi ý thức của họ
Hình ảnh “con chó vàng nằm ở thềm nhà tổ” [14 9] xuất hiện nhiều lần
trong truyện tạo cảm giác gần gũi thân quen Nó như là một hình ảnh màNguyễn Xuân Khánh cố ý thêm vào để tạo nên một ngôi chùa “rất Việt Nam”
Có gia đình nào ở nông thôn lại không có ít nhất một con chó trong nhà Conchó vàng như người nhà chùa và cũng gắn bó khá khăng khít với những biến cố
nơi đây Ngày đầu tiên chị em An đến chùa “con chó lại sủa rộ”[14.9] Khi sư
Vô Trần lén ra gặp cô Nấm, hình ảnh con chó cứ trở đi trở lại Lần đầu tiên khi
sư Vô Trần ra khỏi cổng chùa: “con chó lững thững bước theo, nhưng tới cổng
nó dừng lại vẫy đuôi, sủa dồn lên như muốn gọi” [14.97] nhưng mọi sự cố gắng
của nó không ngăn được bước chân vị sư trẻ nó đành “nằm rên ư ử thất vọng”
[14.97] Lần nào Vô Trần ra gặp cô Nấm con chó cũng sủa vang như muốn gọilại, và rồi lần cuối cùng, khi vị sư trẻ quyết định hoàn tục, con chó chỉ còn biết:
“sủa cho đến lúc hai bóng người lẫn hẳn vào sương đêm” [14.115].
Ngôi chùa là nơi linh thiêng nhưng sao gần gũi và chẳng khác một ngôi
nhà là mấy Chính nhà văn đã viết trong truyện: “Ngôi chùa làng ta chính là
gia đình, là tổ ấm” [14.645] Không gian nhà chùa tạo cho con người có được
cảm giác yên tâm hơn vì: “Đây là đất Phật …đất Phật nên trên đầu chúng ta
luôn có tàn lọng của đức Phật che chở Dù có hiểm nguy nào, núp dưới bóng râm của người, thì cũng qua khỏi Chẳng có ma chướng nào, chẳng có loài ngạ quỷ, súc sinh nào đụng chạm được tới con” [14.28] chính vì vậy mà khi
đau khổ, tuyệt vọng, lúc khó khăn nhất con người lại tìm đến với chùa để tìmkiếm sự bình an Đây cũng là môi trường thuận lợi cho Phật tính được nuôidưỡng và phát triển
Trang 25Ngôi chùa trở thành nơi cưu mang những con người bất hạnh Lúc đaukhổ nhất chị em An tìm đến ngôi chùa, cụ Thầm gia cảnh khó khăn cũng được
nhà chùa giúp đỡ: “Vãi Thầm chỉ có một cô con gái tên là Thì lấy chồng đẻ
sòn sòn Chưa đầy ba mươi tuổi mà đã năm con Nhà chồng cũng nghèo như nhà vợ Sư cụ Vô Úy thấy tình cảnh như vậy liền cho vợ chồng Thì cấy rẽ ba sào Tô ruộng chỉ bằng già nửa người ta Lại cho bà Thầm làm việc vặt cho nhà chùa, và cho trú ngụ tại gian nhà lá ngoài vườn”[14.21] Sư Vô Úy
chẳng ngại bụi trần mà còn cho đào hầm bí mật trong chùa, rồi dấu mẹ conHuệ trong chùa khi đang bị truy bắt
Nhà chùa ngoài những sinh hoạt đặc trưng riêng như : đêm đêm “đọc
kinh sám hối”, lễ Phật, tọa thiền… nói chung là các nghi thức Phật giáo thì:
“chùa chiền còn là nơi bảo lưu văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc với
nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gian” [23.63] Có thể nói ngày giỗ tổ là
một lễ hội của người dân Mọi người chuẩn bị bánh trái, hoa quả để dâng Phật,dâng tổ, tưởng nhớ tổ như tưởng nhớ một người cha Chị Thì đêm nằm mơ thấy
mẹ về báo mộng nhắc ngày mai là giỗ sư tổ ngoài chùa nên nữa đêm dậy giãgạo nếp để sáng mai còn đội gạo lên chùa sớm cùng chị Nguyệt chuẩn bị cỗchay Sáng sớm tinh mơ chị đã cùng cô con dâu chuẩn bị lễ để đưa vào chùa,nào là: gạo, chuối, hương chị Thì lại còn mặc chiếc áo dài màu nâu – chiếc áo
mà chị chỉ mặc vào những ngày trọng đại trong năm Thế mới biết sinh hoạtvăn hóa ở chùa có ý nghĩa quan trọng như thế nào với người dân quê
Có thể nói, từ cấu trúc tổng thể đến những sinh hoạt trong chùa, ngôi
chùa làng trong “Đội gạo lên chùa” đã mang đậm nét văn hóa, phong tục
của người Việt Nam, cụ thể là người miền Bắc Tác giả tỏ ra là người amhiểu tường tận về sinh hoạt ở chùa, điều này không có gì lạ bởi ông đã có
lần chia sẽ với báo giới: “tôi đã đi bằng hết các ngôi chùa miền Bắc, bởi
tôi có cảm tình với Phật giáo từ những năm 60, và đọc rất nhiều sách về Phật giáo” [20].
Trang 26Ngoài chùa, còn có hầm, am, rừng là nơi che chở cho con người Căn
hầm bí mật ở rừng Cò – nơi đã giải thoát cho Nguyệt khỏi cuộc truy bắt củaBernard; căn hầm ở bờ ao nhà chùa, hầm dưới pho tượng hộ pháp - nơi bà Nấm
và Huệ đã trú ẩn ở đó hai ngày trong sự cưu mang che chở của nhà chùa Đó lànhững không gian an toàn, giúp con người thoát khỏi nanh vuốt của cái ác
Nói đến không gian rừng, T.S Hoàng Thu Huế có đưa ra con số thống
kê “ Nếu trong Mẫu thượng ngàn, rừng xuất hiện 229 lần thì trong Đội gạo
lên chùa từ “rừng” được sử dụng 123 lần”[11] Rừng là nơi cưu mang
Nguyệt và sư Khoan Độ trong cuộc càn quét của giặc Pháp; rừng bao bọc amTịch Mịch sau lưng Yên Tử và hang con hổ Côi; rừng rộng vòng tay baodung chở che cho vợ chồng Mai – Tiến, nâng niu, ươm mầm cho khát vọngcủa đôi vợ chồng trẻ
Trên đây là những không gian thuận lợi cho việc tu hành, nhiếp tâmtrong thiền định Chẳng thế mà trong lịch sử Tôn giáo nhiều vị đã tìm đếnnhững nơi như thế để mở đầu con đường tìm đạo Trần Thái Tông do nhiềunỗi khổ và lòng ray rứt bất an, đã bỏ ngai vàng trốn lên núi Yên Tử đi tu Saunày Trần Nhân Tông cũng tìm đến núi Yên Tử mà bắt đầu cuộc đời tu hành
Không chỉ giới hạn trong không gian tĩnh, an lành thuận lợi cho việc tuhành, nhân vật còn bị đẩy vào các kiểu không gian khác như: ruộng, vườn,sông, trại giam, chiến trường Những không gian này là nơi thử thách đạotâm của con người, nơi con người bị đặt vào những nghịch cảnh bắt buộc phảilựa chọn, là nơi nhân vật cảm thấy bất an
Bối cảnh mở đầu câu chuyện xảy ra ở cái miếu hoang ngoài ruộng lúa.Nơi đây An – sau này là sư Khoan Hòa chứng kiến tội ác tày trời của kẻ thù
và cái chết thảm khố của người dân quê Chính cảnh tưởng đó đã theo An vàanh không thể nào quên được mối thù đó Nhiều lúc anh tự hỏi lòng Từ bitrong anh Trong suốt cộc đời, các nhân vật được thử thách qua nhiều khônggian khác nhau Cả sử Vô Úy và An đều bị đặt vào những không gian nghịch
Trang 27với Phật tính của con người Đó là trại giam phòng nhì, là trại cải tạo củađoàn ủy, là chiến trường, nơi cái ác mặc sức lộng hành, nơi người tu phải lựachọn giữa từ bi và bạo lực.
Dù ở không gian nào, thuận hay nghịch thì Phật tính trong con ngườivẫn được phát huy Người tu không chỉ tìm đến nơi tĩnh mà phải biết tu cảchỗ động Vì lẽ đó là sư Vô Úy sau khi ở chùa được ba năm đã xin thầy cho
đi đây đó theo hạnh đầu đà, với quan niệm: “ Người mới tu tìm chỗ tĩnh mà
tu Sau đó lại phải tìm chỗ động mà tu”[14.268] Vua Thái Tông bỏ ngai
vàng, trốn lên núi Yên Tử gặp thiền sư Đạo Viên, Ngài khuyên: “trong núi
vốn không có phật, Phật ở trong tâm ta Nếu tâm lắng lặng trí tuệ xuất hiện,
đó chính là Phật”.
Dưới cái nhìn của Nguyễn Xuân Khánh, không gian nào cũng mangđậm dấu ấn Tôn giáo Với nhiều kiểu không gian như thế này có lẽ nhà văntập trung thể hiện quan niệm Phật giáo là một lối sống – tu ở đâu cũng được.Con người được trưởng thành hơn, đạo tâm được giữ vững khi phải trải quanhiều không gian sống khác nhau Đây tiếp tục là một câu trả lời cho tínhnhập thế của đạo Phật
1.1.2.2 Cảm nhận về thời gian mang đậm dấu ấn tôn giáo
Với cái nhìn mang đậm màu sắc Phật giáo trong toàn bộ cuốn tiểuthuyết thì cảm nhận về thời gian của tác giả cũng mang những nét riêng
Trong văn học Trung đại thì thời gian được nhìn như một chu kì:
“Xuân qua trăm hoa rụng, xuân tới trăm hoa cười” (Mãn Giác Thiền Sư).
Đến văn học hiện đại lại nhìn thời gian như một trục thẳng, tuyến tính một đikhông trở lại Tuy nhiên, dù quan niệm về thời gian như thế nào người ta vẫnnhìn cuộc đời, kiếp người chỉ một lần được sinh ra mà thôi Đó là cách nhìnthời gian của con người thế tục
Bằng nhãn quan Phật giáo, Nguyễn Xuân Khánh quan niệm thời gian
mà cụ thể là thời gian kiếp người cũng là một chu kì Có nghĩa là con người
Trang 28được sinh ra, mất đi rồi phụ thuộc vào những việc đã làm trong kiếp này, conngười lại tiếp tục được đầu thai vào một kiếp sống khác Khoảng thời giancon người có mặt trong kiếp này thật vô cùng ngắn ngủi, nó đúng là “cõi tạm”theo cách nói của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Và theo cách nói của Nguyễn
Xuân Khánh thì: “Kiếp người chẳng qua như những con đom đóm Vầng
trăng kia là ánh sáng của Phật, tỏa chiếu khắp nhân gian Kiếp nhân sinh là con đom đóm”[14.866].
Vâng, kiếp sống của con người cũng như của những con đom đóm thậtngắn ngủi và mong manh Ánh sáng của những con đom đóm cũng thật nhỏnhoi, yếu ớt Chỉ có ánh sáng của Phật- giáo lý Phật dạy mới đủ tỏa sáng khắpnhân gian Trong kiếp này nếu con người biết sống bằng giáo lý đạo Phật thì
đã tạo một nhân lành cho kiếp sau Quan niệm này của đạo Phật mang ý nghĩanhân văn cao cả Định hướng con người sống tốt trong đời này để tránh quảbáo xấu đời sau Cuộc đời sư Vô Úy, Vô Trần, An…là bản hùng ca trênchặng đường hành thiện Chẳng nói gì đến lý tưởng giải thoát cao siêu,ngayowr đời này họ đã sống tốt đời đẹp đạo
Ở nhiều nhân vật trong truyện, nhà văn nhắc đến sự việc đầu thai, táisinh Chẳng hạn như khi nhận xét về cậu bé Sinh – thông minh nhenh nhẹn:
“kiếp trước thằng bé này đã làu thông kinh sử rồi Vì thế đến kiếp này nó đọc
qua là nhớ ngay” [14.251]
Hay đoạn nói về em gái Sinh – cô bé mới sinh được ít ngày đã từ giã
cõi đời: “Những hồn bé bỏng thường được đầu thai sang kiếp khác ngay Bởi
vì các em bé chưa gây nghiệp chướng” [14.333].
Ở đây cần nói thêm, theo giáo lý nhà Phật thì tùy theo nghiệp ta đã gieokiếp này sẽ quyết định ta có được tái sinh hay không Có trường hợp phải đọađịa ngục hoặc vất vưỡng bởi tạo quá nhiều nghiệp ác Còn những ai tạo đượcnhiều công đức lành thì được siêu thoát, không còn phải tái sinh trong luânhồi sinh tử nữa Giống như trường hợp thầy giáo Hải, khi thầy chết, sư cụ đã
Trang 29ngày đêm tụng kinh, gõ mõ để “giải oan cho thầy, để hồn thầy chóng vãng
sinh vào cõi Tây phương cực lạc” [11.429].
Với quan niệm về kiếp người như trên, Nguyễn Xuân Khánh góp phần xác lập một lối sống: nỗ lực tỏa sáng trong kiếp này – như những con đom đóm và nương vào giáo lý đạo Phật để tỏa sáng trong kiếp này và cả kiếp sau.
1.1.2.3 Lý giải số phận nhân vật bằng những giáo lý đạo Phật.
a Cuộc đời con người chịu sự chi phối bởi nghiệp và duyên.
Nghiệp là một khái niệm cơ bản trong giáo lý đạo Phật, theo từ điển
Phật học thì nghiệp là khái niệm dùng để chỉ “quy luật chung nhất về nguyên
nhân kết quả… mỗi tác động dưới một điều kiện nhất định sẽ tạo thành một quả”[10.388] Theo đó những hành động, ý nghĩ của ta ngày nay là quả của
quá khứ và là nhân dẫn đến quả của tương lai Đạo Phật phủ nhận việc có một
vị thần linh tạo ra con người và chi phối kiếp sống của con người Theo giáo
lý nghiệp thì những gì xảy ra trong cuộc đời con người đều do nghiệp
Và theo thầy Thích Chân Quang trong cuốn “Luận về nhân quả” thì
luật nhân quả nghiệp báo là một “nguyên lý mà con người phải chịu lấy trách
nhiệm hành động của mình Không phải thần linh nào khác đã qui định kiếp sống thưởng phạt kiếp sống của con người, chính con người thật sự là thượng
đế tối cao của họ”[27.9] Luật nhân quả không trừ bất kỳ ai Trong “Đội gạo
lên chùa” nhà văn có nhắc lại câu chuyện về ông già chồn đã được truyền
mãi trong nhà thiền ở trang 252, 253 Một vị tăng vì trả lời rằng bậc đại tuhành thì không bị luật nhân quả chi phối mà bị đọa làm thân chồn năm trămđời Tuy nhiên con đường đi của luật nhân quả không đơn giản, nó chi phốiqua nhiều kiếp sống quá khứ đến đời sống hiện đại và kéo dài đến sau này Cónhững việc xảy ra với ta đời này là kết quả của những hành động đã gieo từ
đời trước mà những người bình thường không thể nào biết được Chỉ có “bậc
đại tu hành thì hiểu rõ luật nhân quả, không bị mê lầm… vô ngại đối với
Trang 30nghiệp và cả với phi nghiệp, được như thế sẽ tự do tự tại ở bất cứ hoàn cảnh nào”[14.253].
Theo thống kê của người viết thì trong “Đội gạo lên chùa” nhà văn có tới
19 lần trực tiếp nhắc đến chữ “nghiệp” (ở các trang 65,81,107,115,157,190, 204,
247, 253, 322, 333, 371, 399,547, 557, 572, 598, 780, 785), trong những hoàncảnh khác nhau và từ nhiều nhân vật mà nhiều nhất là sư cụ Vô Úy – người đã tutập và thấm nhuần giáo lý đạo Phật
Nếu nghiệp là sức mạnh của quá khứ thúc đẩy ta phải đi theo, bắt buộc,đặt chúng ta vào một hoàn cảnh mà ta không thể thoát ra được Trái lại duyênthì do sự tự do lựa chọn, lựa chọn bởi lý tưởng sống
Cũng cần nói thêm, duyên có nhiều nghĩa Duyên trong nhân quả cónghĩa là có liên quan đến nhau Ví dụ, hai người gặp và mến nhau liền là dokiếp trước họ đã có mối quan hệ tốt nên kiếp này gặp lại rất dễ thân thiết.Duyên trong 12 nhân duyên là gây nên sự hoạt động của cái sau, gây nên sự
hiện hữu “mọi hiện tượng tâm lý và vật lý tạo nên đời sống đều nằm trong
một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác”[10.372].
Cuộc đời của các nhân vật chính trong tiểu thuyết đều được quyết địnhbởi nghiệp và duyên
Sư cụ Vô Úy là người nhắc nhiều nhất đến nghiệp, bởi cụ là người hiểu
và thấm thía hơn ai hết giáo lý nghiệp Cuộc đời sư Vô Úy trải qua cả biệtnghiệp(nghiệp riêng của mình) và cộng nghiệp(nghiệp chung với chúng sinh)
Cụ sinh ra trong một gia đình dòng dõi Nho gia nhưng gặp thời loạn Cha bịbắt đày ra Côn Đảo, Sinh (tên tục của sư Vô Úy) ở với bà nội và được bà dạy
dỗ Mặc dù không được đến lớp nhưng do sáng dạ nên cậu học rất nhanh
“học một biết mười”[14.251] Một nhân duyên để đưa Sinh đến với cuộc đời
tu hành là ảnh hưởng từ bà nội:“Bà nội lại là người sùng đạo Phật Rằm,
mùng một, cụ thường đến lễ Phật ở chùa Ổi”[14.252], hơn nữa, trong bồ sách
Trang 31của ông cả Mậu (bố Sinh) lại có cả sách Phật học Do đó từ bé, Sinh đã: “đọc
sách Phật thấy nghĩa lý rất uyên bác” [252], và lại thường: “theo bà nội đến chùa Ổi để nghe Hòa thượng Vô Chấp giảng kinh” [14.252] Khi nhân duyên
thích hợp, trong nhà đã tạm yên ổn, Sinh mới xin cha cho xuất gia tu hành để
tròn chí nguyện bởi: “Nếu con chậm trễ, sợ rằng cái phước lớn được làm đệ
tử của thầy con sẽ không còn kịp nữa”[14.259] Truyền thống gia đình từ
người bà, người cha đã tạo điều kiện để Sinh tiếp xúc với đạo Phật từ bé, rồiquyết tâm xuất gia cũng do lý tưởng tu hành Tất cả những điều đã nói trên là
do chữ duyên Tuy nhiên, ẩn đằng sau nó là sự chi phối của nghiệp Một lời
nhận xét của các cụ đồ trong làng “chắc kiếp trước thằng bé này đã phải làu
thông kinh sử rồi” [14.251] không phải là lời nhận xét bâng quơ Cũng không
phải đơn giản mà người cha vốn theo dòng Nho học, không mặn mà với đạoPhật lại dễ dàng chấp nhận cho đứa con trai thông minh mà mình rất tự hào và
yêu quý xuất gia cầu đạo Vì hơn ai hết, ông biết: “con vốn là người của Phật.
Nay con trở về với nhà chùa Đó là lẽ phải”.[14.259] Người cha đã không
ngăn cản và cũng không thể ngăn cản, vì sự lựa chọn của người con là donghiệp lực từ kiếp trước chi phối, không thể cưỡng lại được
Trong truyện, sư Vô Úy là người nhắc nhiều nhất tới chữ nghiệp, gặp
bất cứ một nghịch cảnh khó khăn, đau khổ nào cụ đều vượt qua và động viên
đệ tử của mình rằng đó là do nghiệp: “Khi ta rơi vào một hoàn cảnh trớ trêu
nào đó Hãy gắng chịu đựng Đó là cái nghiệp mà ta phải trả Không ai trốn chạy được nó Không trả không xong”[14.785] Trả cho hết nghiệp và không
tạo nghiệp xấu mới mong tìm đường giải thoát Nghiệp của ai người ấy trả,đức Phật cũng không thể can thiệp vào nghiệp của chúng sinh, chính Ngài cònphải trả nghiệp, bị kẻ xấu lăn đá, thả voi say để hại chết
Cuộc đời tu hành của sư Vô Úy không thoát khỏi hai chữ nghiệp và duyên Khi bị nhốt ở nhà giam phòng nhì rồi cả khi bị đưa đi giáo dục ở trại
Trang 32cải tạo cụ vẫn điềm tĩnh và giải thích đó chẳng qua là do nghiệp mình cònnặng nên không sinh lòng oán ghét, hận thù người khác.
Sau sư Vô Úy, cuộc đời của sư thúc Vô Trần cũng là minh chứng chonghiệp và duyên
Cậu ấm Trần là con của một bà phật tử khá giả Mẹ là một người:
“sùng mộ đạo Phật Ngày rằm, mùng một bà thường đem cậu con trai nhỏ đi
theo xuống chùa Ổi”[14.88] Và dường như cũng do có duyên với chùa từ
kiếp nào nên mặc dù mới lên mười mà cậu có thể: “ngồi hàng giờ trong mùi
hương ngào ngạt để nghe sư cụ đọc kinh”[14.88], cậu có ấn tượng mạnh
trước:“khung cảnh hiền hòa, thanh bình của chùa Ổi” [14.88] Một cậu bé ở
tuổi thiếu niên mà có được những cảm giác như thế với nhà chùa chắc chắn là
do duyên nợ từ kiếp trước Với lòng nhiệt tình của tuổi trẻ và cái tâm mến đạonên cậu ấm Trần đã trốn nhà đến chùa, và khi không thể trốn được nữa thì cậu
thẳng thắn thưa: “Con xin phép mẹ được cắt tóc đi tu Lòng con đã nhuốm
mùi thiền, chỉ có vào chùa con mới thấy lòng mình thanh thản” [14.90].
Việc sư Vô Trần quyết định hoàn tục không hoàn toàn do ý muốn nôngnổi mà do nghiệp chi phối Đúng vào lúc sư cụ Vô Chấp đi vắng, Vô Trần gặp
cô Nấm, nghe và hiểu những bất hạnh của cô Nấm Đây là do duyên Nhưngrồi Vô Trần bị một sức mạnh nào đó chi phối mà không thể cưỡng lại được
Vị tăng trẻ lúc đầu cố cưỡng lại, khi thấy lòng: “bồi hồi khó tả”[14.101] có lẽ
do nhớ người con gái kia, Vô Trần đã tìm một việc gì đó để làm mong diệtnhững “vọng động, tà niệm” trong lúc này Nhưng tất cả mọi cố gắng đều vô
hiệu: “Cứ tưởng tiếng chổi đưa có thể làm cho con người trấn tĩnh hơn Nào
ngờ càng quét lòng càng rối bời”[4.101]; Vứt chổi, vào điện thắp hương, gõ
mõ, những mong tiếng mõ sẽ làm tâm lắng lại, nhưng hôm nay lại khác:
“Càng gõ, mặt hồ tâm hồn càng gợn sóng Ngồi thiền cũng chẳng
xong[14.101] Không phải do sự bồng bột của tuổi trẻ, cũng chẳng phải do bị
“sét đánh” gì mà sự thúc đẩy của nghiệp, Vô Trần tự nhủ: “Ta trốn cũng
Trang 33không được nữa rồi”[14.102] Và thế là đêm hôm đó vị tăng trẻ đã phá giới
và sau này là hoàn tục Ngày dời chùa, người đệ tử chỉ còn biết nói những lời
như sau để tạ lỗi với thầy mình:”Con đã phạm giới…Tội lỗi nặng nề Chắc
nghiệp trần gian con chưa trả hết”[14.114] Sức mạnh của nghiệp đã đưa
cuộc đời Vô Trần sang một hướng khác – một cán bộ cách mạng chứ khôngphải một nhà sư như cha mẹ và thầy tổ đã kì vọng
Sau khi cùng cô Nấm đi khỏi làng Sọ, cái duyên lại đưa đẩy đôi vợchồng trẻ đến ở trọ nhà cụ Tập, cũng là một người dân làng Sọ lại có người
con trai là anh Trí đang làm “hội kín” Thế là rất tự nhiên, Vô Trần trở thành người cách mạng, khi nghe gợi ý của anh Trí: “Anh làm nghề cắt tóc, đi chỗ
này chỗ nọ là chuyện thường tình Chẳng ai nghi ngờ Dùng cái lợi thế đi mà giúp dân giúp nước là việc rất tốt”[14.139] Sự lựa chọn này cũng phù hợp
với tâm nguyện và lời hứa trước thầy tổ: “Con xin hứa dù trở lại thế gian,
cũng sẽ không bao giờ quên những điều thầy dạy” Người Sư phụ đã dạy anh:
“Con chưa đủ duyên lành để hoàn toàn rũ bỏ trần ai…chỉ có điều, dù tăng hay tục, con cũng không bao giờ được quên lời đức Thế Tôn đã dạy”
[14.144] Phật luôn dạy chúng sinh dù tại gia hay xuất gia thì cũng phải sốngcho tốt đẹp, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người, cho cuộc đời
b Cuộc đời là vô thường
Theo từ điển Phật học thì Vô thường là: “không chắc chắn, thay đổi…
Vô thường là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức là thành, trụ, hoại diệt”[10.761] Như vậy thì tất cả những gì trong thế gian đều biến
đổi hư hoại Đây không phải là quan điểm riêng của nhà Phật mà là quy luật
của tự nhiên Triết gia Hy Lạp nổi tiếng Heraclite đã nói: “Không ai có thể
tắm hai lần trên một dòng sông” chẳng phải đã nói đến sự thay đổi, bất định
của vạn vật trong cuộc đời đó sao
Thực tế cuộc sống ta đã chứng kiến bao nhiêu dâu bể của cuộc đời, baođược mất, hợp tan, …không ai có thể chắc chắn về điều gì Cuộc đời các nhân
Trang 34vật trong truyện đều không thể thoát khỏi lý vô thường, bởi vậy sư Vô Úy
luôn nhắc mình và đệ tử: “chẳng ai biết rõ, ngày mai rồi sẽ ra sao” [14.448].
Nhưng nói về giáo lý vô thường không có nghĩa là đạo Phật gieo vào lòng con
người quan niệm chán đời, thối chí mà: “giữ được bình tỉnh thản nhiên trước
cảnh đổi thay bất ngờ và có thể lạnh lùng trước cảnh ân ái chia ly… dám hy sinh tài sản, tính mạng để làm việc nghĩa”[10.256] Sư Vô Úy luôn giữ được
tâm bình thản, tự tại bởi cụ biết: “Thời loạn thế này, khó đoán định được
ngày mai ra sao,con người không thể dương dương tự đắc Hôm nay lên voi, ngày mai xuống chó Ai lường trước được”[14.247 ] nên khi gặp nghịch cảnh,
vui hay buồn với cụ cũng chỉ là “Vô thường” mà thôi
Cụ Chánh Long – một đệ tử tại gia của sư Vô Chấp và là huynh đệ với
sư Vô Úy Là người có thiện căn, cụ cũng là người hiểu được lẽ vô thường
của cuộc đời, cụ từng nói với người con của mình: “Thời buổi này ai có thể
biết trước được việc về sau Có nhà ai cứ đỏ như miếng vông, đông như miếng tiết mãi” [14.151] Có lẽ vì vậy mà sau này cụ đón nhận cái chết một
cách rất bình thản Cụ Chánh thông minh rất mực, lại được thừa hưởng mộtgia tài kếch xù trên trăm mẫu ruộng từ cha ông để lại Ông có tới sáu bà vợ
mà bà nào cũng là những người con gái đẹp nhất vùng Hai người con trai cóvai vế trong xã hội, một lý Phượng và một là Quản Mật – quản lý bốt Đình
Sọ Tiếng là địa chủ nhưng không ác độc, không dựa vào thế của các con, ôngđối đãi tử tế với người ăn kẻ ở trong nhà Những tưởng cuộc sống của cụChánh cứ êm đẹp như thế mãi cho đến kết thúc cuộc đời Nhưng cụ lại có mộtcái kết đau đớn, nhục nhã Cách mạng thành công rồi ngay sau đó là cải cáchruộng đất, địa chủ bị đem ra đấu tố Bỗng chốc Chánh Long trở thành kẻ tội đồ.Mặc dù đã đề phòng trước những việc có thể xảy ra nhưng có lẽ cụ cũng khônglường hết được cả vợ (Bà Thêu) và người con dâu (bà Bệu) là những người cụ
đã yêu thương và cưu mang lại là con bài chủ trốt trong âm mưu của đội Khoátđứng ra kể tội mình Trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời cụ Chánh
Trang 35Long nhận bao nhiêu lời xỉ vả, căm hờn của dân làng, bị treo ngược lên cành
cây và cuối cùng còn lại là “cái xác thảm hại, rũ rượi”[14.542] Cái kết cục
của cụ Chánh Long âu cũng nằm trong sự chi phối của nghiệp mà thôi
Cuộc đời của sư Vô Trần: “Một nhà sư trẻ tuổi, Mặt sáng như trăng
rằm, ăn nói mềm dẻo, làu thông kinh kệ, giỏi chữ Hán, là niềm tự hào của sư
cụ Vô Chấp”[14.92] Tất cả dường như rất thuận lợi trên đường tu của sư Vô
Trần “con đường đã vạch sẵn, rõ ràng, môi trường tu tập thuận lợi”[14.93],
trò thì tinh tấn tu hành, thầy thì yêu quý đem hết sở đắc của mình truyền trao
cho đệ tử và còn: “để cho Vô Trần một mình quản lý ngôi chùa”[14.94] Ý
thầy đã định, thầy sẽ giao lại việc trụ trì cho Vô Trần để đi vân du Nhưng
đúng như lời sư Vô Úy:”khó đoán định được ngày mai ra sao”[14.247] Vô
Trần đã không đi hết con đường mình đã lựa chọn ban đầu mà lại rẽ sang mộthướng khác là lập gia đình và trở thành một cán bộ cách mạng
Chú tiểu An, chứng kiến tất cả những việc xảy ra với người thân, nhìnlại cuộc đời của sư tổ Vô Chấp, sư phụ Vô Úy, sư huynh Khoan Độ và sư
thúc Vô Trần, An đã thấu hiểu lẽ vô thường: “Thế gian này vồn lắm truân
chuyên, vốn vô thường”[14.317] Trước kiếp nạn của Chánh Long, An một
lần nữa rút ra: “Những chuyện dâu bể ở thế gian này là chuyện thường hằng,
chúng xảy ra như những đợt sóng” [14.547]
Lẽ vô thường không trừ ai “những người ở chùa như thầy trò tôi, đã xa
lánh tục lụy, nhưng sóng ở thế gian cũng đâu có buông tha” [14.578] Sau bi
kịch gia đình, An vào chùa, được sư Vô Úy cho xuất gia Những tưởng người
đệ tử nhỏ này sẽ kế nghiệp của Thầy Nhưng rồi, bất ngờ chú tiểu được gọixuất ngũ rồi hoàn tục và lập gia đình Mọi việc diễn ra khiến sư Khoan Độ
cũng không thể ngờ bởi lẽ đời vốn vô thường: “Tôi xuất thân giang hồ Từ võ
biền thành người xuất gia Còn chú xuất thân tu hành, nay thành một chiến binh Thế mới biết lẽ đời là vô thường không đoán trước được điều gì”[14.653].
Trang 36Càng trải qua những thăng trầm, những đổi thay trong cuộc đời An càng
có cơ hội suy ngẫm triết lý vô thường mà Phật đã dạy: “Luật vô thường chẳng
trừ một ai Kể cả lúc ta đang ở ngôi cao chức trọng”[14.785] Và hiểu rõ lý vô
thường An càng vững vàng hơn trước nghịch cảnh, trước mất mát đau thương
Cũng như các nhân vật trong truyện, tất cả chúng ta cũng không thoát được lẽ vô thường, biết rõ điều này con người sẽ sống tốt hơn trong hiện tại, trân trọng những gì đang có và không quá tham đắm vào những được mất ở đời.
c Cuộc đời là đau khổ
Cái gốc cơ bản của giáo pháp đạo Phật là Tứ diệu đế hay còn gọi là
Bốn chân lý cao cả gồm: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế Đây là bài giáo phápđầu tiên mà Phật đã thuyết cho năm anh em ngài Kiều Trần Như ở vườn Nai
trên con đường giáo hóa “Đội gạo lên chùa” nói nhiều đến chân lý đầu tiên:
Khổ đế: cuộc đời là đau khổ
Có người đã nghi ngờ về chân lý đầu tiên này trong đạo Phật, bởi họcho rằng ngoài những lúc khổ ra cuộc đời còn bao nhiêu niềm vui và suốt cảcuộc đời họ say sưa đi tìm lạc thú cho mình để rồi gây đau khổ cho người
Nhưng có ai ngờ: “những khoái lạc ấy đều là giả dối, lừa phỉnh, chẳng khác
nào cái khoái lạc mong manh của người khát mà uống nước mặn, càng uống lại càng khát”[10.405].
Nỗi khổ của con người do hoàn cảnh hiện tại chi phối, cũng do nghiệp củabản thân từ quá khứ gây ra Trong truyện, nhà văn đã lý giải mọi đau khổ củanhân vật là do chiến tranh, do những sai lầm, quan lưu trong cải cách ruộng đất,
do người mà cũng do mình gây ra Đấy là hoàn cảnh chung Mỗi người lại phảigánh chịu nỗi khổ riêng không ai giống ai, đó là do nghiệp quá khứ
Trong cuộc đấu tố đầy oan sai, người chết, kẻ bị tù đày, máu và nướcmắt thấm đẫm cả làng quê, không ai thoát khỏi những mất mát khổ đau
Trang 37Cuộc đời của các nhân vật trong truyện đều chứng tỏ một chân lý: con
người ta sinh ra ở đời là chịu đau khổ, như lời của An: “Thế gian mênh mông
đau khổ, trái ngang”[14.649] Theo quan niệm của đạo Phật thì khổ là: “tất
cả mọi hiện tượng vật chất và tâm thức, chịu quy luật của sự thay đổi và biến hoại Như thế tất cả những điều an lạc đang có cũng là khổ vì chúng sẽ hoại diệt”[10.191]
Hơn ai hết, sư cụ Vô Úy là người thấu hiểu bản chất đau khổ của cuộc
đời: “ở dưới gầm trời này, chẳng đâu là không có sóng gió” [14.449].
Dù ở chùa, ở làng hay khi vào chiến trường An đều gặp những cảnhđau khổ trái ngang Khi vào đơn vị, biết được hoàn cảnh của hai người đồngđội là Tiến và Cường, mỗi người mỗi hoàn cảnh Tiến mang tiếng là con địachủ nhưng số phận ngang trái, cha đẻ mình là ai cũng chẳng rõ Nhập ngũ,Tiến rơi vào trường hợp không rõ lí lịch Cường lại là thành phần tư sản, giađình có đất có xưởng nhưng khi cách mạng thành công thì cái lí lịch tư sản cónguy cơ kéo cả gia đình Cường xuống hố sâu, dưới anh còn có năm đứa em,anh phải lĩnh trách nhiệm trở thành trụ cột gia đình Gánh nặng gia đình đènặng lên vai nên cũng chẳng có được cái hồn nhiên của tuổi trẻ Trước đó đãchứng kiến biết bao số phận, bao cay đắng, An nói như để an ủi hai người
đồng đội: “Con người sinh ra là thế Ai cũng khổ” [14.661], câu nói nghe có
vẻ chẳng ăn nhập vào đâu nhưng lại chứa đựng sức nặng của giáo lý
Không chỉ chứng minh cuộc đời là đau khổ, nhà văn còn lý giải nguyênnhân của đau khổ Trong “Tứ diệu đế” đức Phật dành phần hai để bàn về
nguyên nhân của đau khổ gọi là Tập đế Theo đó nguyên nhân chính của mọi
đau khổ là do tham ái, vô minh và ích kỉ
Vì tham quyền lực chính trị mà thực dân Pháp đã xâm lấn thuộc địa,dùng mọi chính sách cai trị thâm độc để bình định, họ đã kéo những ngườidân lương thiện của họ vào cuộc tàn sát máu đổ xương tan
Trang 38Vì bị mua chuộc nên mới có cảnh vu oan, vu khống trong vụ cải cách
ruộng đất “Bị cơn bão tố cuồng nộ chưa từng có của cuộc sống xô đẩy, con
người có thể trở thành ti tiện, độc ác, thậm chí tàn bạo với đồng loại”
[14.490] Vợ anh Hạ đấu tố gia đình ân nhân, bà Thêu vu oan cho chồng, bàBệu vu khống bố chồng Vì tiền, vì lợi con người sẳn sàng bán rẻ nhân cách,
vu khống người trước kia đã là ân nhân, đã giúp họ
Cuộc đời đau khổ của ông trại trưởng đã khiến ông mang đầy hận thù,ông đem luôn cả mối hận thù to lớn đó vào cách mạng Đúng như lời đức Phật
đã dạy:”sân hận là một trong những nguyên nhân tạo thành đau khổ thế gian.
Hận thù nối tiếp hận thù sẽ muôn đời muôn kiếp không tan”[14.615].
Mượn sự kiện là những oan sai trong cải cách ruộng đất có lẽ nhà vănmuốn truyền tới bạn đọc một thông điệp rằng: chính con người do vô minh,tham ái, ích kỉ mà đã gây đau khổ cho mình và cho người Vậy đâu là giảipháp cho tình trạng này? Con đường duy nhất có lẽ là tu và sống theo giáo lýđạo Phật Biết khoan dung tha thứ để yêu thương mọi người thì chúng ta sẽtìm thấy niết bàn ngay giữa cuộc đời này
d Ngoài ra còn đề cập đến một số vấn đề tâm linh khác như: luân hồi, sự sống sau khi chết…
Thông qua những câu chuyện, suy nghĩ của các nhân vật trong truyện,nhà văn còn đề cập đến thuyết luân hồi tái sinh trong nhà Phật Theo đó thìcon người không chỉ bắt đầu từ lúc sinh ra và kết thúc ở lúc chết mà trước khisinh ra ta đã tồn tại và sau khi chết đi con người vẫn tồn tại đó gọi là luân hồi
Giấc mơ của bà vãi Thầm về người chồng tương lai của chị Nguyệt :
Thầy giáo Hải – vị quan đô sát “ngài có công to trên trần nên được ban kiếm
báu tiền trảm hậu tấu Lũ yêu ma ác quỷ chỉ nghe đến tên bảo kiếm đã run như cầy sấy” [14.156] Giấc mơ của bà vãi phù hợp với việc thầy Hải sang ăn
hỏi chị Nguyệt và báo trước quả báo lành sau khi thầy Hải hy sinh
Trang 39Chị Nguyệt xinh đẹp mặc dù đã làm lễ ăn hỏi với thầy giáo Hải làngười có học nho nhã nhưng do dyên nợ từ kiếp trước Nguyệt đã không đếnđược với thầy Hải mà cuối cùng lấy anh Hạ - một người thô lỗ, cục cằn nhưngtâm tốt Gần cuối truyện nhà văn mới hé mở để người đọc đoán định được cặpđôi Hạ - Nguyệt nhưng ngay ở phần một nhà văn đã mượn lời thầy tướng số
để dự báo cuộc đời Nguyệt Theo ông thầy tướng này thì kiếp trước Nguyệt làthư sinh nho nhã, được người vợ xấu xí nôi cho ăn học đến khi thành tài thìphụ bạc mà cưới vợ giàu sang Người vợ cũ oán hận mà tự tử Cái nợ vớingười vợ cũ chưa hết nên kiếp này Nguyệt phải gặp mà trả Theo lời ngườithầy tướng thì chồng Nguyệt sẽ là một người có tướng mạo xấu xí, hung dữ.Khi Nguyệt gặp và lấy Hạ thì hẳn người đọc phải suy nghĩ về lời ông thầytướng số
Hiện tượng luân hồi tái sinh như thế này ta gặp nhiều trong các câuchuyện Phật giáo, trong đời sống hàng ngày mà báo chí vẫn đưa và nhiều
trường hợp các vị Đạt lai lạt ma tái sinh Trong cuốn “ Thoát vòng tục lụy”
đại sư Tinh Vân có kể câu chuyện về Quốc sư Ngọc Lâm đời Thuận TrịHoàng đế - nhà Thanh Khi ở chùa Sùng Ân, sư Ngọc Lâm bị con gái tể tướngđương triều là Vương tiểu thư đem lòng yêu mến Nghe lời Sư phụ Ngọc Lâmxuất gia để lấy Vương tiểu thư và sau này độ cho cô này xuất gia Có nhânduyên này là do kiếp trước Ngọc Lâm là nhà sư xấu xí, còn Vương tiểu thư làcon gái của một gia đình hào phú Nàng hay lên chùa, một lần nhìn thấy nétchữ đẹp và đem lòng say mê và muốn gặp chủ nhân của nét chữ đó Nhưngkhông ngờ chủ nhân là là một nhà sư có gương mặt xấu xí khiến nàng kinh
sợ Vì chuyện này khiến Ngọc Lâm đau khổ và định tự tử Sang kiếp sau ôngtrở thành nhà sư có dung mạo đẹp đẽ là Ngọc Lâm và gặp lại cô gái năm xưa
là Vương tiểu thư Vương tiểu thư kiếp trước mắc nợ Ngọc Lâm, vì nàng màsuýt nữa ông bỏ thân mạng nên nàng mắc nợ nhà sư Câu chuyện về kiếptrước của Nguyệt có nhiều điểm giống với chuyện về nhà sư Ngọc Lâm
Trang 401.1.2.4 Đề xuất lối sống Phật giáo
a Tùy duyên
Tùy duyên là “bị xoay chuyển bởi hoàn cảnh – tùy thuận theo hoàn
cảnh”[10.706] nghĩa là tùy theo hoàn cảnh, nhân duyên mà tu vì “Ta bà lúc nào cũng muôn mặt Có trí tuệ phải quan sát từng hoàn cảnh mà ứng xử tương ứng, tùy theo cái muôn mặt đó mà hành đạo” [28.461].
Phật hoàng Trần Nhân Tông khi còn là Thái thượng hoàng, ở ngôi Thái
thượng hướng dẫn cho con là Anh Tông trị vì đã làm bài “Cư trần lạc đạo phú” tức là bài phú ở cõi trần gian vui với đạo Tuy ở ngôi vị vua chúa, ở
giữa cõi trần gian mà vẫn vui với đạo, không quên lãng hay bi chi phối bởiviệc đời Cuối bài phú có bài kệ:
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc xan hề khốn tắc niên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Tác giả “Đội gạo lên chùa” đã mượn câu mở đầu của bài kệ “cư trần
lạc đạo thả tùy duyên” để giải thích cho mọi hành động của các nhân vật
trong truyện Các nhân vật chính tuy sống trong cảnh trần tục, bụi bặm màvẫn vui với đạo nhờ biết sống “Tùy duyên”
Người tu hành ăn chay niệm Phật để không phạm giới sát sinh, đây làmột trong năm giới cấm mà người đệ tử Phật phải thực hiện Việc này thểhiện sự bình đẳng và tôn trọng mạng sống của tất cả chúng sinh Nhưng nếu
vì cuộc sống của con người thì người tu đạo cũng không nên chấp trước, miễn